동대문 DDP, 밤낮 없는 라이프 스타일 실험장 – Dongdaemun DDP, Nơi thử nghiệm phong cách sống không ngủ

0
1680

서울의 구시가는 600년 역사를 간직한 조선왕조의 도성 한양이다. 그 정동쪽에 세운 동대문은 극동의 관문으로, 14세기 말 이래 사람들의 출입과 물자의 흐름이 끊이지 않았다. 사람과 물산과 길이 이곳에 모였다가 세상으로 흘러나갔다.
Thành cổ Seoul là bức tường pháo đài bảo vệ vương triều Joseon suốt 600 năm lịch sử. Cổng Dongdeamun (Đông Đại Môn) được xây dựng phía chính đông của pháo đài như một ngưỡng cửa bên Đông, là nơi dòng người thông thương tấp nập không dừng từ cuối thế kỷ 14 tới nay. Con người và hàng hóa tập trung tại đây và lan tỏa ra khắp thế giới.

19세기 말엽 이래 수십 년간 동대문은 서울의 도심을 횡단하는 전차 종점이었다. 그 주변에는 남대문 시장과 더불어 서울에서 가장 큰 재래시장인 동대문시장이 자리잡았다. 여기에 20세기 말에 지하철의 중요한 환승역인 동대문역사문화공원역을 중심으로 거대한 패션상권 밀집지역이 형성되었다. 깊은 지하와 지표와 지상의 높은 빌딩들에 옷과 신발과 모자가 널리고 쌓여 세상 사람들을 부른다.
Kể từ cuối thế kỷ 19, Dongdaemun đã là nhà ga cuối cùng của tuyến xe điện đi xuyên trung tâm thành phố Seoul trong vài thập kỷ. Chợ Dongdaemun cùng với chợ Namdaemun (Nam Đại Môn) ở gần đó trở thành những chợ truyền thống lớn nhất thành phố. Sau đó đến cuối thế kỷ 20, một khu trung tâm thương mại thời trang khổng lồ và sầm uất đã hình thành ngay trung tâm của ga tàu điện ngầm trung chuyển, với tên gọi nhà ga Công viên Văn hóa Lịch sử Dongdaemun. Quần áo, giày dép, mũ nón nhiều vô kể tại các cửa hàng dưới tầng hầm sâu thẳm, trên những con phố và trong các tòa nhà chọc trời, cuốn hút rất đông khách hàng trên khắp thế giới.

Bài viết liên quan  한국, 세계보건기구 집행이사국 재진출 - Hàn Quốc được bầu vào Ban điều hành WHO nhiệm kỳ 2024 - 2027

1925년 동대문 바로 옆에 이 나라 최초의 서양식 종합경기장인 동대문운동장이 준공되었다. 이후 80여 년 동안 선수들은 이 경기장을 누볐고 스탠드에서는 수만 관중의 함성이 울려 퍼졌다. 서울의 동쪽 지역은 지난 수백 년에 걸쳐 이처럼 성문, 시장, 도로, 경기장, 지하철 등이 차례로 들어서며 대도시의 생태계가 살아 숨쉬어온 역동적인 플랫폼이었다.
Năm 1925, sân vận động liên hợp Dongdaemun – sân vận động kiểu phương Tây đầu tiên – được xây dựng ngay bên cạnh cánh cổng phía đông. Trong suốt hơn 80 năm sau đó, những vận động viên đã chạy quanh sân vận động này, và trên khán đài hàng vạn cổ động viên đã reo hò vang dội. Từ đó, khu thương mại phía đông thành phố, trải qua vài trăm năm, với sự hình thành dần dần từng cổng thành, chợ, đường xá, sân vận động, và tàu điện ngầm, có vai trò như là sân ga cho hơi thở năng động của hệ sinh thái đại đô thị.

Bài viết liên quan  서원: 알려지지 않은 한국의 경이로움 - Thư viện: Điều kì thú của Hàn Quốc chưa được biết tới

2007년 수도 서울의 팽창과 더불어 종합경기장이 폐장되었고 2014년 그 자리에 들어선 것이 서울의 랜드마크 중 하나가 된 동대문 디자인 플라자 즉 DDP다. 옛 한양 성곽의 고고학적 자취가 켜켜이 쌓인 자리에 등장한 이 신비스런 공간은 패션 상점들이 들어찬 주변 고층 건물군에 감싸여 젊은이들이 선호하는 거리로 변했다. 이라크 태생인 여성 건축가 자하 하디드의 창조정신이 여실히 발휘된 이 비정형 곡선과 곡면의 새로운 건축물은 동서양의 문화적 기호를 결합하면서 종래에 보지 못한 새로운 풍경을 창조해 놓았다. 이 지역에 몰려드는 유동인구만 하루 100만 명 이상이다. 건축공간의 내부와 외부, 위와 아래가 물과 바람의 미로처럼 흐르는 이 거대한 고래뱃속에서는 24시간 연속 라이프스타일의 실험이 전개된다. 이 개방성, 소통, 참여, 만남은 과연 어떤 미래를 향하여 흐르는 것일까?
Năm 2007, sân vận động Dongdaemun bị tháo dỡ nhường đường cho sự mở rộng của thủ đô, và năm 2014 Dongdaemun Design Plaza (DDP) được mở tại vị trí này, như một trong số các biểu tượng của thành phố Seoul. Một không gian kỳ vĩ được xây dựng trên nền móng là vết tích cổ đại của pháo đài cổ, bao bọc khu vực những tòa nhà cao tầng chật kín các cửa tiệm thời trang xung quanh, đã biến thành con đường được giới trẻ yêu thích.
Những tòa nhà mới của đường cong và đường thẳng vô định, phát huy một cách chân thực sáng tạo tinh thần của nữ kiến trúc người Iraq Zaha Hadid, kết hợp ký hiệu có tính văn hóa của phương Đông và phương Tây đã tạo nên một cảnh quan vô cùng mới mẻ chưa từng có từ trước tới nay. DPP đón hơn một triệu lượt khách di chuyển tới đây mỗi ngày. Dòng người này giống như sự giao thoa của nước và gió, trên và dưới, trong và ngoài, chảy trong bụng con cá heo khổng lồ, như một phòng thí nghiệm của phong cách sống liên tục suốt 24 giờ. Tính mở cửa, giao thoa, tham gia và gặp gỡ này liệu rằng sẽ là dòng chảy hướng tới một tương lai ra sao?

Bài viết liên quan  조태열 장관, G7서 “북러 군사협력 중단 국제사회 공조” 촉구 - Ngoại trưởng Hàn Quốc kêu gọi nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn hợp tác quân sự Nga - Triều

김화영 (金華榮) 문학평론가, 대한민국예술원 회원
Kim Hwa-young Nhà phê bình văn học, Hội viên Viện Nghệ thuật Quốc gia Hàn Quốc
Dịch: Trần Phương Anh

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here