군것질 중에서도 나는 유난히 곶감을 좋아한다. 농촌에서 자란 나의 어린 시절이 그 속에서 추억의 단맛을 되살려내기 때문이 아닐까 싶다. 요즘도 저녁에 간혹 속이 출출해질 때면 문득 생각나는 것이 곶감이다.
Trong số các món ăn vặt, tôi đặc biệt yêu thích quả hồng khô. Có thể do nó làm sống dậy ký ức tuổi thơ ngọt ngào ở vùng nông thôn, nơi tôi lớn lên. Dạo gần đây cứ mỗi khi trời tối, cảm giác hơi đói bụng là tôi lại chợt nhớ đến quả hồng khô.
감나무는 본래 극동 지역인 중국, 한국, 일본에서만 자란다고 한다. 어린 시절, 내 고향집에는 감나무가 많았다. 6월이면 환하게 피었다가 나무 아래 자욱이 떨어지는 그 연한 베이지색 꽃잎들을 실에 꿰어 목걸이를 만들며 놀았다. 반드러운 감나무 잎으로는 가을 햇곡식으로 만드는 맛난 떡을 쌌다. 감나무가 주는 최고의 선물은 그 탐스러운 열매다. 무르익은 홍시도 달고 부드러워 맛난 과일이지만, 역시 껍질을 깎아 말려 저장하는 곶감을 따르지는 못한다.
Hồng vốn là giống cây chỉ mọc ở các nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Khi còn bé, trong vườn nhà tôi có rất nhiều cây hồng. Vào tháng 6, hoa nở rực rỡ và rơi đầy dưới gốc cây, chúng tôi kết những cánh hoa màu be nhạt thành vòng cổ để chơi đùa. Chiếc bánh gạo thơm ngon làm từ hạt ngũ cốc mùa thu được gói trong lá hồng bóng mượt. Món quà thích nhất mà cây hồng trao tặng là những quả hồng hấp dẫn. Quả hồng chín mọng có vị ngọt và mềm nên người ta bóc vỏ và sấy khô chúng.
볕이 좋은 가을날, 온 집안 어른들이 들마루에 둘러 앉아 수북이 따다 쌓아 놓은 떫은 생감의 껍질을 얇고 예쁘게 깎는 일은 축제다. 그렇게 깎은 감은 마당의 시렁에 넓게 편 발 위에 줄 맞추어 널어 말린다. 윗부분이 물기가 마르고 색이 거무스레해지면 뒤집어서 또 말린다. 어느 정도 마르면 그 말랑말랑한 육질의 촉감이 절로 입에 침이 고이게 한다. 정성스레 말린 곶감은 항아리 속에 보관했다가, 호두를 안에 싸서 곶감쌈을 만들거나 수정과를 만들기도 하지만, 대개는 곶감 그대로 제사상에 올리고, 긴긴 겨울밤을 넘기는 야식으로 즐긴다. 단것이 귀했던 그 옛날, 발 위에 널린 것들 중 한두 개를 슬쩍하고 싶은 유혹과 그 빈자리의 두려움 사이에서 애태우던 내 어린 시절에 대한 그리움이 고향 마을 가을볕 속에 서성인다.
Dịp lễ hội trong những ngày thu nắng đẹp, người lớn trong nhà ngồi quây quần, gọt thật mỏng và đẹp lớp vỏ đắng chát của những quả hồng mới hái chất đầy trên phản gỗ. Hồng được gọt vỏ sẽ được phơi thành dây, cách khoảng thưa rộng rãi, trên cái giá treo ngoài sân để hong khô. Khi phần trên khô, màu sẫm lại thì sẽ được lật lại và tiếp tục phơi khô. Khi chúng đã khô một phần đi, chỉ cần nghĩ đến phần thịt quả mềm mại thôi đã thấy thòm thèm. Quả hồng phơi được bảo quản cẩn thận trong chum, sau đó có thể bọc quả óc chó bên trong làm thành mứt hồng dẻo ăn với nước gừng trộn quế. Phần lớn hồng khô sẽ được bày cúng trên bàn thờ, nó cũng được thưởng thức như là món ăn nhẹ ban đêm để vượt qua đêm đông dài giá lạnh.
Nỗi nhớ về một thời niên thiếu, về cảm giác vừa nôn nóng vừa lo sợ khi muốn trộm một hai miếng đồ ngọt đang nằm vương trên chân, chơi vơi trong ánh nắng thu vàng của làng quê cũ, vào cái thời mà các món đồ ngọt còn khan hiếm.
오늘날에는 기술이 발달하여 자동 기계로 감을 깎는다. 그러고는 플라스틱 집게 같은 건조 도구에 꼭지를 끼워 덕장에서 대량으로 건조시킨다. 이렇게 햇빛과 바람에 노출되어 60일 이상 말리면 고운 갈색 과육이 하얀 분에 감싸인 달콤하고 쫀득한 상품이 된다. 그 곶감 속에는 우리 모두가 어릴 적에 들었던 재미난 옛 이야기가 깃들어 있다.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển, hồng được gọt bằng máy tự động. Sau đó, cuống quả hồng được kẹp bằng cái kẹp nhựa để làm khô hàng loạt ở khu sân phơi. Hồng được phơi ngoài nơi gió và nắng hơn 60 ngày thì phần thịt màu nâu trở nên ngọt và dẻo, được bọc trong một lớp phấn màu trắng. Bên trong quả hồng là một câu chuyện cổ tích thú vị mà ai trong chúng ta cũng đều đã từng nghe khi còn nhỏ.
옛날 옛적, 어느 깊은 밤, 호랑이가 산에서 내려와 어떤 집 뒤뜰을 서성이다가 방 안에서 어머니가 우는 아이 달래는 소리를 듣는다. “호랑이가 왔다. 울지 마라.” 그래도 아이가 계속 울자 어머니가 “아가, 여기 곶감 봐라, 울지 마라.” 하자 아이가 울음을 뚝 그친다. 호랑이는 곶감이 자기보다 더 무서운 존재라 여기고 겁이 나서 도망갔다. 호랑이가 사라진 오늘에도 곶감은 남아 있다. 얼마나 다행스러운 일인가.
Ngày xửa ngày xưa, trong một đêm khuya, có một con hổ từ trên núi xuống, đang lang thang ở sân sau một ngôi nhà thì nghe tiếng người mẹ dỗ dành đứa bé đang khóc trong phòng: “Con hổ đang đến đây đó. Con đừng khóc nữa”. Tuy nhiên, đứa trẻ vẫn cứ khóc, người mẹ lại nói: “Con ơi, có quả hồng khô này, nín đi nào”, vừa dứt lời đứa bé bỗng dưng ngừng khóc. Con hổ cho rằng quả hồng còn đáng sợ hơn mình nên nó đâm sợ hãi và bỏ chạy. Cho đến nay, quả hồng khô vẫn còn trong khi con hổ biến mất. Quả thật là may mắn.
김화영(Kim Hwa-young 金華榮) 문학평론가, 대한민국예술원 회원
Huỳnh Thị Minh Tú Dịch