동해에 면한 포항 호미곶에는 한반도에서 가장 먼저 해가 뜬다. 새해 첫날이면 타지에서 모여든 많은 사람들이 이곳에서 해맞이를 하고 바다를 바라보며 호미반도를 걷는다.
Mặt trời mọc đầu tiên trên bán đảo Hàn tại một làng chài hướng ra biển Đông có tên gọi Homigot ở vùng Pohang. Vào ngày đầu tiên của năm mới, rất nhiều người từ những nơi khác tập trung về đây để đón mặt trời mọc và vừa đi bộ tới bán đảo Homi, vừa ngắm biển.
동해로 가는 길에 해가 떠오른다. Mặt trời mọc trên con đường tới Biển Đông
가끔 사람들이 묻는다. 살아오는 동안 가장 기뻤던 일은 무엇인가? 질문을 받는 순간 기억 속의 파일들이 한 장씩 넘어간다. 크고 작은 기쁜 일들. 나는 쉬 그 중 어느 하나를 골라 말하지 못한다. 기억하기도 힘든 어떤 찰나의 순간들은 영혼을 흔드는 힘이 있기 때문이다. 그럴 때 나는 거꾸로 묻는다. 세상에서 가장 슬픈 일은 무엇인가? 사람들이 슬픔이라 얘기하는 그 순간들이 내겐 아름다움으로 다가온다. 그 많은 아픔들 속에서 가장 슬픈 일이 무엇이라고 나는 역시 말하지 못한다. 그래서 이렇게 답한다. 아침에 해가 뜨지 않는 것. 경험하지 않았지만 우리 모두에게 이보다 더 슬픈 일은 없을 것 같다. 삶과 죽음, 신비함과 아름다움, 영혼과 운명. 인간은 해가 뜨고 지는 그 시간 속에 자신의 모든 추억을 새긴다.
Thi thoảng mọi người thường hỏi rằng. Trong suốt quãng thời gian mà bạn sống, điều gì là vui nhất? Vào khoảnh khắc nhận được câu hỏi, tôi lật giở từng trang từng trang trong ký ức của mình. Những niềm vui lớn lao, những niềm vui nhỏ bé, tôi không thể nào chọn được một trong số chúng để trả lời. Bởi vì có một giây phút nào đó thoáng qua quá nhanh khiến người ta hầu như không thể nghĩ tới, nhưng lại có sức mạnh làm lay động cả linh hồn.
Những lúc như vậy, tôi lại đặt câu hỏi ngược lại. Trên đời này có điều gì là buồn nhất? Những giây phút của nỗi buồn mang tới cho tôi những điều đẹp đẽ. Trong số những nỗi buồn vô kể đó, tôi cũng lại không thể nào nói được việc nào là buồn nhất.Vì thế tôi đã trả lời thế này. Đó chính là mặt trời không mọc vào buổi sáng. Dù chưa được trải nghiệm nó, nhưng có lẽ với tất cả chúng ta, sẽ không có việc gì là buồn hơn điều đó. Sự sống và cái chết, sự thần bí và cái đẹp, linh hồn và số mệnh. Vào thời khắc mặt trời ló rạng, con người bắt đầu viết tất cả ký ức của chính mình.
암각화 앞의 경배 Cúi lạy trước tấm điêu khắc bằng đá
동해로 가는 길에 의식처럼 내가 들르는 곳이 있다. 포항시 흥해읍 칠포리의 암각화. 7번 국도에서 동해로 빠져나가는 한적한 농로 곁에 자리한 이 암각화는 3천 년 전 청동기 시대에 새겨진 것이다. 처음 이 암각화를 보았을 때 마음 안이 환해졌다. 은하수 속에 특정한 별들이 반짝이는 느낌이 들었다. 선사시대 사람들이 밤하늘을 보며 꾼 꿈. 암각화가 새겨진 바위 주위를 몇 바퀴 돌았다. 그리고 다시 암각화를 보았을 때 내 눈에 커다란 꽃병 하나가 보였다. 꽃이 가득 꽂힌 꽃병이다. 3천 년 전 한 바위에 꽃병과 꽃을 새긴 인간이 있었다. 나는 그것이 그가 본 우주의 형상이며 그가 우주에 바친 찬미의 노래라는 생각을 했다. 그때 구름 속에서 태양이 나왔다. 햇살이 암각화의 표면을 조용히 어루만졌다. 나는 고개를 끄덕였다. 두 손을 모으고 암각화를 향해 경배를 드렸다.
Trên đường tới Biển Đông có một số nơi mà tôi ghé vào như một nghi lễ. Là tấm điêu khắc đá Chilpo-ri ở ấp Honghae, thành phố Pohang. Tấm điêu khắc bằng đá có vị trí bên cạnh một con đường nông trại yên bình, ra khỏi đường quốc lộ số 7, và được chạm khắc vào thời đại đồ đồng khoảng 3.000 năm trước đây. Thoạt đầu khi tôi mới nhìn thấy tấm điêu khắc đá này, trong lòng bỗng trở nên hoan hỉ, mừng rỡ. Cảm giác như có những vì sao đặc biệt trong dải ngân hà đang lấp lánh lấp lánh. Đó là những giấc mơ mà người tiền sử mơ ước mỗi khi họ nhìn lên bầu trời đêm. Tôi đi lại mấy vòng quanh tấm đá được khắc. Và khi tôi nhìn lại tấm điêu khắc đá, trước mắt tôi nhìn thấy có một bình hoa rất lớn. Nó được cắm đầy những bông hoa. Ba ngàn năm trước đã có ai đó chạm khắc bình hoa và những bông hoa lên tấm đá này. Tôi nghĩ rằng cái đó giống như là một hình tượng vũ trụ mà người nào tạo nên và là bài hát ca ngợi vũ trụ này. Vào lúc đó, mặt trời ló rạng trong đám mây. Ánh sáng mặt trời vuốt ve nhẹ nhàng lên bề mặt của tấm điêu khắc đá. Tôi cúi đầu. Hai tay chắp vào nhau và bái lạy về phía tấm đá.
인도의 코나라크에 태양사원(Sun Temple)이 있다. 유네스코 세계유산인 이 사원은 태양신이 타고 다닌 마차를 형상화한 것이다. 24개의 마차 바퀴는 24절기를 나타내고 있으며 바퀴 하나의 지름이 3m를 넘는다. 2010년 1월 1일 태양사원을 찾았다. 원래 50m 높이에 이르렀다는 마차에 새겨진 신들과 왕의 부조가 신비하고 아름다웠다. 사원은 인도 각지에서 온 순례객으로 북적였는데 그들이 입고 온 주황색의 사리가 햇살 속에서 환하게 빛났다. 몇 천, 몇 만 명인지 모를 주황색의 사람들이 사원을 가득 메웠을 때 그 모습이 일렁이는 거대한 태양 같았다. 사람들 속에 섞여 함께 걷노라면 마음 안에 태양의 에너지가 솟아오르는 걸 느꼈다.
Ở vùng Konark, Ấn Độ có một ngôi đền Mặt trời (Sun Temple). Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, ngôi đền là hình tượng hóa của cỗ xe ngựa mà Thần Mặt Trời đã sử dụng để đi lại. Hai mươi bốn bánh xe của cỗ xe này biểu thị cho 24 tiết khí, với đường kính của mỗi bánh xe khoảng chừng hơn 3 mét. Tôi tìm đến ngôi đền Mặt Trời vào ngày 1 tháng 1 năm 2010. Trên cỗ xe đạt tới độ cao 50 mét, những bức chạm khắc của các vị thần và vua thật kỳ bí và đẹp huyền ảo. Ngôi đền này tấp nập những người khách hành hương từ mọi nơi ở Ấn Độ, những bộ trang phục sari màu cam họ mặc trên người tỏa sáng rực rỡ dưới ánh mặt trời. Hàng ngàn, có thể là hàng vạn người với trang phục màu vàng lấp đầy ngôi đền, hình ảnh đó giống như mặt trời đồ sộ đang trôi bồng bềnh. Đi bộ hòa vào dòng người khiến tôi có cảm giác như mình cũng đang ngùn ngụt năng lượng mặt trời.
그 해의 우기에 다시 태양사원으로 향했다. 푸리(Puri)에 이르렀을 때 홍수가 나 코나라크로 가는 길이 끊겼다. 기사들 모두 고개를 저었다. 그때 주황색 사리를 입은 한 사내가 걸어왔다. “왜 코나라크에 가려는가?” “태양사원에 가고 싶다.” “길이 물에 잠겼고 가더라도 사원 문은 닫혀 있을 거다.” “밖에서라도 볼 것이다.” 왜 그런 억지를 부렸는지 모르겠다. 사내는 오토릭샤의 기사였다. 낡은 삼륜 오토릭샤가 물에 잠긴 도로 위를 달렸다. 가는 길에 비가 멈췄다. 도로에 물이 빠지기 시작했으며 세 시간 뒤 태양사원에 이르렀을 때 햇살이 나오기 시작했다. 그날 나는 소수의 순례자와 태양사원을 순례하는 기쁨을 얻었다. 마음이 어두워질 때 나는 그때 생각을 한다, 누군가 인생에서 잘한 일을 물으면 이때의 이야기를 할 것 같다. 암각화 순례를 마친 나는 호미곶으로 향한다.
Mùa mưa của năm đó tôi lại tới ngôi đền Mặt Trời một lần nữa. Khi tôi tới Puri, trận lụt đã chặn mất con đường đi lên Konark. Tất cả các lái xe đều lắc đầu. Chỉ có một người đàn ông mặc chiếc sari màu vàng tiến lại phía tôi. “Tại sao anh lại muốn đến Konark?”. “Tôi muốn đến ngôi đền Mặt Trời”. “Đường xá đã bị nước ngập hết rồi, mà nếu có đi thì cửa đền cũng đóng rồi”. “Tôi vẫn muốn nhìn thấy nó, dù chỉ là từ bên ngoài thôi”. Tôi không hiểu nổi vì sao lúc đó mình lại ngoan cố như vậy. Người đàn ông đó chính là người lái xe rickshaw. Chiếc xe rickshaw cũ rích ba bánh chạy trên con đường ngập nước. Trên đường đi thì mưa tạnh. Nước bắt đầu rút, và sau ba giờ đồng hồ khi chúng tôi tới ngôi đền Mặt Trời thì ánh sáng mặt trời bắt đầu xuất hiện. Ngày hôm đó, tôi cùng với một số ít người hành hương đã có được niềm vui trong cuộc hành trình tới ngôi đền Mặt Trời. Mỗi khi trong lòng thấy u tối, tôi lại nghĩ đến thời khắc đó. Nếu có ai hỏi tôi về việc tốt nhất tôi đã làm trong đời, thì có lẽ tôi sẽ nói về ngày hôm đó. Tôi kết thúc cuộc hành hương tới bức điêu khắc đá và hướng về Homigot.
호미곶의 해맞이 Đón mặt trời ở Homigot
호미곶이라는 이름은 호랑이 꼬리 형상의 작은 반도를 의미한다. 20세기 초 한국의 대표적인 작가이며 지성이었던 최남선은 한반도의 형상을 앞발로 만주 땅을 끌어안는 호랑이의 모습으로 묘사했는데 그 꼬리에 해당되는 부분이 호미곶이다. 이곳은 한반도에서 가장 먼저 해가 뜬다. 나라를 일본에 빼앗긴 시절 많은 한국인들이 이곳을 찾아 해가 떠오르는 모습을 보며 조국의 해방을 기원했다. 호미곶의 일출은 한국인들에게 단순한 해맞이가 아닌 것이다, 사람들은 호미곶의 일출을 조선십경의 백미로 꼽았다.
Cái tên Homigot có nghĩa là một bán đảo nhỏ có hình dạng của chiếc đuôi con hổ. Đầu thế kỷ 20, nhà văn, học giả Choe Nam-seon đã miêu tả hình dáng của bán đảo Hàn giống như một con hổ đang dùng chân trước của nó ôm vùng đất Mãn Châu, và phần đuôi của con hổ này chính là Homigot. Đây là nơi mặt trời xuất hiện đầu tiên trên khắp bán đảo Hàn. Vào thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Hàn Quốc, rất nhiều người Hàn đã tìm đến nơi này, ngắm nhìn hình ảnh mặt trời mọc và cầu nguyện Tổ quốc được giải phóng. Mặt trời mọc ở Homigot, đối với người Hàn Quốc, không chỉ đơn giản là mặt trời lên, mọi người đã xếp nó vào một trong mười kỳ quan đẹp nhất của Joseon.
겨울날 한국을 여행하는 당신이 외국인이라면 호미곶의 일출을 감상하는 것은 뜻 깊은 추억이 될 것이다. 이날이 새해 첫날이라면 당신은 특별한 행운을 만날 수 있다. 한국의 설 전통 음식인 떡국이 모든 사람들에게 무료로 제공된다. 이곳 바다에 모여든 모든 사람들이 함께 아침식사를 하며 새해 첫날의 해를 맞이하는 것이다. 바다 속에서 붉은 해가 솟아오르는 것을 바라보는 한국인의 마음은 똑 같다. 더 좋은 세상이 오기를! 덜 아파하고 서로 깊게 사랑하기를! 붉은 태양을 보며 두 손 모은 사람들의 모습을 보며 나 또한 기도를 한다. 아름답고 따스한 통일의 시간들이 우리 세대에 펼쳐지기를!
Nếu các bạn là một du khách người nước ngoài du lịch tới Hàn Quốc vào mùa đông thì việc được chiêm ngưỡng mặt trời mọc ở Homigot sẽ trở thành một ký ức sâu sắc. Và nếu đó là ngày đầu tiên của năm mới thì bạn càng gặp nhiều may mắn hơn nữa. Bạn cũng như tất cả mọi người sẽ được phục vụ miễn phí món ăn truyền thống vào năm mới của Hàn Quốc là món canh bánh gạo. Tất cả mọi người cùng tập trung bên bờ biển, vừa cùng nhau ăn bữa sáng vừa đón mặt trời ngày đầu tiên của năm mới. Tâm trạng của những người Hàn Quốc ngắm nhìn mặt trời đỏ rực nhô lên từ dưới mặt biển đều giống nhau. Mong một cuộc sống tốt đẹp hơn sẽ đến! Ít bệnh tật và mọi người yêu thương lẫn nhau! Khi nhìn hình ảnh mọi người hai tay chắp lại trước mặt trời đỏ rực, tôi cũng muốn cầu nguyện. Tôi ước những thời gian đẹp đẽ và ấm áp sẽ mở ra với thế hệ chúng ta!
‘상생의 손’은 호미곶에 세워진 청동 조형물이다. 바다에 하나, 육지에 하나. 두 개의 손이 서로 바라보고 있다. 사람들의 마음은 바다 쪽의 손에 더 있는 듯하다. 동해의 파도를 뚫고 불쑥 솟구친 손의 모습에서 더 강인한 생명력을 느끼기 때문이다.
바다에 솟은 손 위에 태양이 잠시 머무는 순간이 있다. 사람들이 그 모습을 카메라에 담는다. 자신의 삶 안에 태양의 에너지를 간직하고 싶은 욕망이 있는 것이다.
호미곶의 호젓한 선창길을 따라 걷다 보면 이육사(李陸史)의 시비를 만날 수 있다. 비에는 시 <청포도>가 새겨져 있다.
“Bàn tay cộng sinh” là một tác phẩm điêu khắc tạo hình bằng đồng được xây dựng ở Homigot. Một tay là Biển, một tay là Đất liền. Hai bàn tay đó nhìn đối diện vào nhau. Có vẻ như tâm hồn của con người đồng cảm với bàn tay phía biển hơn. Bởi vì họ cảm thấy sức sống kiên cường hơn trong hình ảnh của bàn tay nhô lên từ những con sóng biển Đông phun trào dữ dội. Có một khoảnh khắc mặt trời nằm ngay phía trên của cánh tay nhô lên khỏi mặt biển. Mọi người đều nắm trong tay chiếc máy chụp hình. Ai cũng có nguyện vọng được lưu giữ lại năng lượng mặt trời trong cuộc sống của riêng mình.
Nếu đi bộ theo con đường hiu quạnh của Homigot, sẽ gặp bài thơ của Lee Yuk-sa. Bài thơ tên là “Quả Nho xanh” (Cheongpodo) được khắc trên đá.
내 고장 칠월은
청포도가 익어 가는 시절
이 마을 전설이 주저리주저리 열리고
먼 데 하늘이 꿈꾸며 알알이 들어와 박혀,
하늘 밑 푸른 바다가 가슴을 열고
흰 돛단배가 곱게 밀려서 오면,
내가 바라는 손님은 고달픈 몸으로
청포를 입고 찾아온다고 했으니,
내 그를 맞아 이 포도를 따 먹으면
두 손은 함뿍 적셔도 좋으련
아이야, 우리 식탁엔 은쟁반에
하이얀 모시 수건을 마련해 두렴
Quê tôi vào tháng bảy
Là mùa nho xanh đang chín
Truyền thuyết của ngôi làng nở thành từng chùm từng chùm
Và giấc mơ trên bầu trời xa xôi khắc vào từng hạt từng hạt nho
Mặt biển xanh dưới bầu trời mở ra cả tâm hồn
Và khi cánh buồm trắng đẹp được đẩy tới
Người khách tôi đã mong chờ bấy lâu
Đã tìm đến với một cơ thể mệt mỏi trong chiếc áo gai xanh
Tôi đi hái những trái nho này để mời người khách của mình
Hai bàn tay dù ướt tôi vẫn thấy vui
Các con ơi, mau lại đây chuẩn bị bàn ăn
Với chiếc khăn ăn màu trắng đặt trên chiếc mâm bạc.
일제 강점기 독립운동을 하다 체포된 그는 1944년 1월 감옥에서 세상을 떠났다. 투옥된 지 1년도 안 된 시기였으니 그가 당했을 고초를 짐작하기란 어렵지 않다. 이육사가 세상을 떠난 1년 뒤 또 한 명의 청년시인이 일본의 감옥에서 숨을 거뒀다. 28세의 윤동주(尹東柱). 한 시절에 한국을 대표하는 두 시인을 잃었으니 이는 한국 문학사에 큰 손실이 아닐 수 없다. 당신이 해 뜨는 동해를 찾아갈 때 가방 안에 책을 넣어 가고 싶다면 이육사와 윤동주의 시집을 넣으면 될 것이다. 새해의 첫 일출을 바라보는 한국인의 마음이 이들 시집 속에 들어있다 할 것이다.
Trong thời kỳ Nhật trị, nhà thơ Lee đã bị bắt giữ vì những hoạt động đòi độc lập của mình, và ông đã qua đời trong nhà ngục vào tháng 1 năm 1944. Bị bắt giam chưa được một năm, vì vậy cũng không khó khi suy ngẫm về những gian khổ mà ông phải chịu đựng. Khoảng một năm sau khi Lee Yuk-sa rời bỏ trần thế, cũng có một nhà thơ trẻ trút hơi thở cuối cùng trong nhà ngục của Nhật Bản. Đó là nhà thơ 28 tuổi Yun Dong-ju. Mất đi hai nhà thơ tiêu biểu gần như cùng một thời điểm thực sự là một tổn thất lớn với nền văn học Hàn Quốc. Khi bạn tìm đến xem mặt trời mọc trên biển Đông, nếu muốn mang trong túi một cuốn sách thì hãy bỏ vào đó tập thơ của Lee Yuk-sa và Yun Dong-ju. Tâm trạng của người Hàn Quốc khi ngắm nhìn mặt trời mọc vào năm mới đều nằm cả trong tập thơ này mà thôi.
포구마을들을 지나며 Đi qua ngôi làng bên bến cảng
호미곶을 감싼 925번 지방도로를 사람들은 ‘호미반도 둘레길’이라 부른다. 이 길에서 한국인들의 삶의 체취가 배인 묵은 포구마을들을 만날 수 있다. 구룡포(九龍浦)는 아홉 마리의 용이 날아오르는 형상을 지닌 포구다. 해벽에 거세게 부딪치며 솟아오르는 파도. 파도를 뚫고 물보라를 일으키는 찬란한 햇살들. 아홉 마리 용의 형상으로 비칠 수 있지 않겠는가? 눈 날리는 선창을 터벅터벅 걸으며 마음 안에 지난 날 잃어버린 한 마리 용의 형상을 새기는 것만으로 이 포구를 찾은 의미가 있을 것이다. 구룡포에 들른 여행자들이 꼭 찾는 먹거리가 있다. 과메기라 불리는 건어물이다. 동해에서 잡은 꽁치를 해풍에 건조한 것인데 영하의 날씨에 얼었다 풀렸다를 반복하는 과정에서 기름이 빠져나가며 부드럽게 마른 과메기에서는 깊은 바다 향의 풍미가 난다. 구룡포의 뱃사람들이 선창 주위에서 과메기를 구워 소주를 마시는 모습은 우직하고 조금은 신비하다. 그들 모두 지난한 한 세상을 견뎌낸, 마음 안에 용의 기운을 간직한 삶의 주인들이라 생각하면 더욱 그렇다. “어디서 왔소?” “한잔 하시오.” 껄껄 웃으며 용들이 소주잔을 내밀기도 한다.
Mọi người vẫn gọi con đường địa phương số 925 bao quanh Homigot là “Đường vòng quanh bán đảo Homi”. Trên con đường này bạn có thể bắt gặp những ngôi làng bên bến cảng cũ kỹ đậm mùi cuộc sống của người Hàn Quốc. Guryongpo là một bến cảng mang hình dáng của một con rồng chín đầu đang bay lên trời cao. Những con sóng dữ dội va đập vào đê biển. Ánh sáng mặt trời rực rỡ xuyên qua những con sóng và tạo ra những tia nước. Lẽ nào không thể chiếu sáng lên hình dáng của con rồng chín đầu? Đi bộ thong thả trên cầu tàu có tuyết bay, hình ảnh một con rồng đã mất của ngày hôm qua khắc ghi trong tâm hồn bạn, có lẽ như vậy đã đủ ý nghĩa cho một lần tìm đến Guryongpo rồi. Có một món ăn mà những người khách du lịch ghé vào Guryongpo nhất định phải thưởng thức. Đó là một loại cá khô có tên là gwamegi. Cá thu được bắt ở biển Đông, rồi làm khô nhờ gió biển, sau đó từ quá trình lặp đi lặp lại của việc làm đông ở nhiệt độ dưới 0 độ, rồi giã đông, dầu cá sẽ dần mất đi và trong con cá khô gwamegi sẽ còn giữ nguyên lại được hương vị đậm đà của biển. Hình ảnh những người thủy thủ của vùng Guryongpo ngồi xung quanh cầu tàu vừa nướng cá vừa uống rượu soju nhìn thật giản dị và cũng có chút kỳ bí. Còn hơn thế nữa, tôi nghĩ tất cả họ đã trải qua một cuộc sống mà ở đó, họ chính là chủ nhân lưu giữ sinh khí của những con rồng trong chính tâm hồn của mình. “Anh từ đâu tới”, “Làm một chén nào”. Những con rồng ấy cười khà khà và dùng lưỡi liếm chén rượu soju.
밤의 호미반도 둘레길에서 보는 포스코(POSCO)의 공장 불빛은 장관이다. 영일만 한 가운데 자리한 이 제철공장은 단일 사업장 규모로는 세계 2위로서 자동차와 가전제품의 바탕이 되는 강판을 생산한다. 포스코의 강판은 오늘날 한국이 세계 11위의 경제대국이 되는 기초가 되었으니 포항 사람들이 이 공장에 대해 갖는 자부심은 크다.
Vào ban đêm, từ con đường bao quanh bán đảo Homi có thể nhìn thấy một cảnh quan ánh sáng tuyệt vời của nhà máy POSCO. Nhà máy sản xuất thép này nằm ngay giữa vịnh Yeongil, chỉ riêng nhà máy này đã có quy mô sản xuất thứ hai trên thế giới, với những sản phẩm thép dùng trong công nghiệp ô tô và thiết bị điện tử. Thép POSCO đóng một vai trò thiết yếu cho sự trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ 11 thế giới của Hàn Quốc, và người Pohang luôn mang trong mình niềm tự hào về nhà máy này.
포스코의 불빛이 끝나는 곳에 포항 사람들이 자랑하는 낭만적인 관광 명소가 생겼다. 2014년 1월에 완성된 포항운하다. 포항시 송도동과 죽도동 일대를 흐르는 이 운하의 길이는 1.3km. 원래 이 일대는 낡고 비위생적인 주택들과 공장에서 나오는 오폐수와 악취로 이름난 지역이었는데 그 자리에 새 물길을 인공으로 뚫은 것이다. 운하 주위의 전시장과 놀이터, 공원, 카페들 사이를 천천히 걷는 즐거움이 있다. 가을날 이곳에서 열리는 운하 축제는 포항을 찾은 여행자들에게 어린 날의 향수를 느끼게 한다, 운하 축제의 하이라이트는 ‘방티 타기’ 대회다. 방티는 고무 대야의 포항 사투리로 지름 1m가 채 되지 않는 방티 안에 한 사람이 타고 두 손으로 물길을 저어 나가는 것이다. 도심의 운하를 가르며 진행되는 이 축제는 향수와 낭만을 불러일으킨다.
Tại điểm kết thúc ánh sáng đèn của nhà máy POSCO là một điểm tham quan lãng mạn mà người Pohang rất tự hào. Đó là kênh đào Pohang, được hoàn thành vào tháng 1 năm 2014. Kênh đào này dài 1,3 km, kéo dài toàn bộ khu vực Songdo-dong và Jukdo-dong của thành phố Pohang. Trước đây khu vực này nổi tiếng với nguồn nước ô nhiễm và sự hôi thối của những hộ dân sinh sống và nhà xưởng cũ kỹ, mất vệ sinh.
Thế nhưng, với công sức của con người, chính tại nơi này đã có một dòng nước mới được hồi sinh. Bây giờ mọi người có thể đi bộ thảnh thơi và thưởng thức những không gian xung quanh kênh đào, như phòng triển lãm, khu vui chơi, công viên, quán café… Vào mùa thu, tại lễ hội kênh đào được tổ chức tại đây, du khách tham quan đến với Pohang có thể tìm thấy một cảm giác của những ngày thơ ấu. Điểm nhấn của lễ hội kênh đào chính là cuộc thi “Đua bangti”. Bangti là một từ địa phương của Pohang, có nghĩa là chậu rửa lớn bằng cao su. Một người sẽ ngồi trong bangti, với đường kính gần 1 mét, sau đó dùng hai tay trèo trên dòng nước để đẩy bangti đi tới đích. Lễ hội lướt giữa dòng kênh này gợi lên sự lãng mạn và nỗi nhớ quê da diết.
어시장의 추억 Ký ức của chợ cá
운하 끝에 자리한 죽도시장을 만나는 것은 여행자에게 큰 기쁨이다. 동해안 최대의 이 어시장에는 활어와 건어 농산물을 파는 2,500여 개의 점포가 있고 200 여 곳의 횟집이 있다. 형형색색의 생선들과 조개들, 문어와 새우, 낙지를 파는 가게들 사이를 걷는 동안 어시장의 소음과 생선 비린내가 몸에 배어든다. 여독을 푸는 데 어시장의 소음과 생선 비린내만한 것도 없을 것이다. 문득 지난날 어시장 풍경이 생각난다.
Một trong những niềm vui thú lớn lao đối với người du khách đó là gặp chợ cá Jukdo nằm ở phía cuối con kênh. Ở chợ cá lớn nhất bờ biển Đông này, có khoảng hơn 2.500 cửa hàng kinh doanh cá tươi và cá khô, và hơn 200 nhà hàng chuyên bán các món gỏi cá sống. Đi bộ giữa những gian hàng bán các loại cá, ngao, bạch tuộc, tôm, mực muôn hình muôn vẻ, bạn cảm thấy như những tiếng ồn ào và mùi tanh của chợ cá cũng ngấm vào cơ thể của mình. Âm thanh và mùi vị này có thể làm giải tỏa mọi căng thẳng và mệt mỏi. Bất thình lình, hình ảnh của một chợ cá cũ xuất hiện trong đầu tôi.
하와이 섬의 푸네에 들른 적이 있다. 이 도시 소개를 위한 글을 쓰기 위해서였다. 그곳 관광청이 알선한 잠수정을 타고 바다 속으로 들어갔다. 색색의 물고기들과 산호초들을 보았다. 물고기들이 해초 사이를 유영하는 것을 보며 다음 생에 물고기로 태어나 이곳 바다에서 사는 것도 좋을 것이라는 생각을 했다. 다음날 짜인 스케줄에 따라 새벽 어시장을 찾았다. 싱싱한 물고기들이 가판대 위에 놓여 있었고 상인들의 목소리는 굵고 힘찼다. 활달하고 싱싱한 이 어시장의 분위기가 나는 처음으로 불편했는데 어제 본 물고기들 때문이었다.
Tôi đã có dịp ghé qua vùng Puna của hòn đảo Hawaii. Tôi tới đấy để viết một bài giới thiệu về thành phố. Với sự giúp đỡ của sở du lịch địa phương, tôi đi tàu ngầm và được khám phá phía dưới đáy biển. Tôi được nhìn thấy các loài cá và những rặng san hô nhiều màu sắc sặc sỡ. Ngắm nhìn những con cá bơi lội trong đám rong biển, tôi nghĩ rằng thật là một ý kiến tuyệt vời nếu kiếp sau được sinh ra là cá, và sống ở nơi này. Theo lịch trình được sắp xếp, tôi tìm đến chợ cá vào buổi sáng sớm hôm sau. Những con cá tươi sống được bày trên sạp bán hàng, giọng nói của ông bà chủ khàn khàn và đầy sức mạnh. Ban đầu không khí tươi mới và đầy sức sống ấy của chợ cá khiến tôi cảm thấy khó chịu. Có lẽ bởi vì hôm qua tôi đã được chứng kiến sự sống của lũ cá dưới đáy biển.
구소련이 붕괴된 직후 모스크바에 갔을 때도 한국인 유학생 가족을 찾아가는 길에 어시장에 들렀다. 한겨울 이 어시장에는 대게와 대구들이 산처럼 쌓여 있었다. 선물을 궁리하던 나는 대게와 대구를 샀다. 네 식구가 충분히 먹을 수 있을 만큼 사는 데 10달러를 지불했다. 섭씨 영하 20도. 아파트에 난방이 되지 않았지만 게와 대구 요리를 먹는 저녁시간은 춥지 않았다.
포항의 바닷가 길을 걷는 동안 나는 조금씩 싱싱해진다. 어김없이 떠오르는 해가 내 삶의 가난한 이야기들을 따뜻이 감싸 안아주기 때문이다.
Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, tôi cũng đã một lần đến Mátxcova. Khi đó trên đường tới nhà của một du học sinh người Hàn Quốc, tôi có ghé qua chợ cá. Vào chính giữa mùa đông, ở chợ cá này, cua hoàng đế và cá tuyết được chất đống nhiều như núi. Tôi suy nghĩ để mua một món quà, và đã chọn mua cua hoàng đế cùng với cá tuyết. Tôi mua để cho bốn người trong gia đình có thể ăn đủ, nhưng chỉ phải trả 10 đô-la. Nhiệt độ khi ấy là âm 20 độ. Trong chung cư không có hệ thống lò sưởi nhưng bữa ăn tối với cua và cá tuyết không có cảm giác giá lạnh chút nào.
Trong lúc đi bộ trên đường bờ biển Pohang, tôi cảm thấy mình dần dần tươi tắn hơn lên. Chắc chắn rằng mặt trời ló dạng đang ôm lấy cho những câu chuyện nghèo nàn trong cuộc sống của tôi và ban cho nó những hơi ấm.
곽재구 (Gwak Jae-gu, 郭在九) 시인
Ảnh: Ahn Hong-beom
Dịch: Trần Phương Anh