경주, 천년 수도의 아름다운 파동 Sóng âm tráng lệ của thủ đô ngàn năm (경주)

0
1126

오랜 역사와 문화의 아름다움을 잘 간직하고 있는 도시, 땅을 파면 문화재가 나오는 바람에 공사가 중단된다는 고대 왕국의 수도. 경주는 남아있는 유적과 유물들을 통해 찬란했던 문명을 상상할 수 있는 곳이다.

Một thành phố gìn giữ mọi vẻ đẹp của văn hóa và lịch sử lâu đời, một kinh đô của vương quốc cổ đại, nơi cứ hễ đào đất lên là phát hiện di sản văn hóa khiến những công trình phải dừng thi công. Gyeongju là nơi có thể tưởng tượng về một nền văn minh rực rỡ qua những di tích và di sản để lại.

경주시 양북면 용당리에 자리한 국보 제112호 감은사지 동서 삼층석탑은 높이가 13.4m로 통일신라시대 석탑 중 가장 규모가 크다. 감은사는 신라 30대 문무왕이 삼국 통일을 완성한 후 짓기 시작한 절로 지금은 지상에 이 탑들만 남아 경주의 동쪽 바다를 지키고 있다. Tòa tháp đá ba tầng Đông Tây ở di chỉ chùa Gameun (Gameunsaji – Cảm Ân tự chỉ) tại làng Yongdang, huyện Yangbuk, thành phố Gyeongju là Bảo vật Quốc gia số 112, có chiều cao 13,4m và là tòa tháp đá lớn nhất trong số các tòa tháp đá thời Silla Thống nhất. Chùa Gameun được xây dựng sau khi vị vua thứ 30 của Silla, vua Munmu, thống nhất ba vương quốc. Hiện nay trên mặt đất chỉ còn lại những ngọn tháp này để bảo vệ vùng biển phía đông Gyeongju.

비트 세대 대표작가 잭 케루악(Jack Kerouac 1922~1969)— 그가 말년에 불교에 깊이 빠져들었던 걸 상기하며, 한때 불교문화의 심장이었던 경주로 향하는 길에 두근거리는 맥동을 느꼈다. 그가 쓴 소설의 제목이 바로 이 칼럼의 이름 “On the Road” 였다.
Khi nhớ đến nhà văn dẫn đầu thế hệ Beat (The Beat Generation) Jack Kerouac (1922-1969) và việc ông đắm chìm vào thế giới Phật giáo vào những năm cuối đời, tôi thấy lòng rộn ràng khi tiến về Gyeongju – trái tim của văn hóa Phật giáo một thời. Chuyên mục này được đặt tên theo tựa đề của một tiểu thuyết do ông sáng tác, “Trên mọi nẻo đường” (On the Road).

경주를 요약하는 단어는 ‘천년 수도’다. 정확하게는 992년 동안 수도였으니 천년에서 8년 모자라지만 아름다운 도시니까 그냥 넘어가자. 기원 전 57년부터 936년까지 하나의 나라로 살았던 사람들, 그 나라의 이름은 신라였다. 천년간 지속된 국가는 몇 개 떠오르지 않는다. 비잔티움과 신성로마제국을 포함하며 오랜 역사성 부문에서 기록을 보유하고 있는 로마제국 정도만 생각날 뿐. 아, 파라오 왕조도 상당했었지. 그런데 아시아 동쪽 끄트머리의 작은 땅에도 천 년 동안 지속하며 찬란한 문화를 남긴 국가가 있었던 것이다.

Cụm từ tóm tắt về Gyeongju là “thủ đô ngàn năm”. Nói một cách chính xác thì Gyeongju là thủ đô trong 992 năm, còn thiếu tám năm nữa mới đủ ngàn năm nhưng thành phố này đẹp nên ta cứ xem như là vậy. Những con người cùng sinh sống, tạo dựng nên một đất nước từ năm 57 trước Công nguyên đến năm 936, đất nước đó có tên Silla (Tân La). Tôi chỉ nghĩ ra được vài quốc gia có lịch sử ngàn năm. Trong đầu tôi hiện giờ chỉ có đế quốc La Mã, bao gồm cả thành phố Byzantium và Thánh chế La Mã còn lưu giữ ghi chép có giá trị sử liệu lâu đời. À, các vương triều của Pharaoh cũng tồn tại khá lâu. Tuy nhiên, trong vùng đất nhỏ bé ở bờ rìa khu vực Đông Á này cũng từng có một nhà nước để lại nền văn hóa rực rỡ kéo dài suốt cả ngàn năm.

말하자면 경주는 당시 콘스탄티노플(이스탄불)이나 장안(시안), 바그다드 같은 화려하고 유명한 대도시와 같은 리그에서 뛴 선수였다고 볼 수 있다. 경주는 고대 실크로드를 통해 아라비아를 너머 유럽과 교류하던 중국과도 활발한 교류를 해서 신라인의 무덤에서 로만 글라스가 출토되기도 한다. 시야가 좁지 않고, 경기장을 넓게 쓰며 세계시민으로 존재감을 가진 나라였던 것이다. 근대에 이르러 제국주의의 행패와 전쟁으로, 웬만한 건 다 무너졌던 이 나라에 아직도 신라 문명의 흔적이 남아있다는 건 참 고마운 일이다.

Tóm lại, ta có thể xem Gyeongju là một vận động viên của liên minh các “đại đô thị văn minh lộng lẫy” cùng thời như Constantinople (Istanbul), Trường An (Tây An) và Bagdad. Gyeongju giao lưu mạnh mẽ với Trung Quốc – đất nước đã từng vượt qua Ả Rập, mở rộng giao thương đến tận Châu Âu qua Con đường Tơ lụa thời cổ đại nên người ta tìm thấy cả thủy tinh La Mã trong những ngôi mộ của người Silla. Đất nước này đã không thu mình trong tầm nhìn hạn hẹp mà biết tận dụng môi trường giao lưu rộng lớn với tâm thế công dân toàn cầu. Bước sang thời cận đại, sự tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc và các cuộc chiến tranh có lẽ đã tàn phá hầu như mọi thứ, nhưng may thay đất nước Hàn Quốc vẫn còn giữ được dấu tích của nền văn minh Silla. Thật biết ơn!

비도를 지나면 궁륭천장으로 짜인 원형공간의 주실이 나온다. 연꽃 모양의 돔으로 이루어진 천장과 본존불을 둘러싸고 있는 여러 부처와 보살, 수호신들이 고대의 건축술과 조형미를 보여준다. 현재는 보존 문제로 관람객이 주실 안으로 들어갈 수는 없으며 유리 차단막이 설치된 통로 밖에서 지나가며 볼 수 있다. ⓒ 국립문화재연구소, 한석홍. Đi qua điện giữa Bido, ta sẽ thấy điện chính Jusil (Chủ thất) có không gian hình tròn với trần hang động là mái vòm hình hoa sen, bên trong có nhiều tượng Phật, Bồ tát và các vị thần hộ mệnh bao quanh tượng Phật ở trung tâm, thể hiện vẻ đẹp điêu khắc và kỹ thuật kiến trúc cổ điển. Hiện nay, để bảo tồn di tích, du khách không thể vào bên trong điện chính thất, nhưng có thể chiêm ngưỡng bằng cách nhìn qua vách ngăn kính được lắp đặt trên lối tham quan. © Han Seok Hong, Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa Quốc gia

비밀스러운 아름다움 VẺ ĐẸP BÍ ẨN
나는 배를 타고 온 이방인 탐험가처럼 동쪽 바다에서부터 경주로 들어가 문무 대왕(~681 文武大王)을 기리는 첫 유적지, 감은사지(感恩寺址)를 만났다. 이 절의 네이밍은 죽어서도 용이 되어 나라를 지키겠다는 의지를 피력한 왕의 은혜를 팔로우하고 틈만 나면 ‘좋아요’를 계속 누르겠다는 뜻이다.
Tiến vào Gyeongju từ biển Đông bằng thuyền giống như một nhà thám hiểm nước ngoài, tôi bắt gặp di chỉ chùa Gameun (Gameunsaji – Cảm Ân tự chỉ), di tích lịch sử đầu tiên tưởng nhớ nhà vua Munmu (Văn Vũ Đại vương) (? – 681). Việc đặt tên cho ngôi chùa này mang ý nghĩa người dân sẽ luôn “Theo dõi” (Follow) công ơn của vị vua từng thổ lộ ý chí có chết đi cũng quyết trở thành rồng để giữ gìn đất nước và bấm “Thích” (Like) liên tục mỗi khi có điều kiện.

Bài viết liên quan  제철 음식 장만하기 Mùa nào thức đấy

감은사지의 느낌은 조금 특별하다. 관광명소 특유의 과도한 포장이 되어 있지 않아서 자칫 버려진 듯 보일 지경이다. 입장료도 없고 관리인도 보이지 않았다. 낡아버린 쌍탑만 달랑 남은 절터에 불과할지 모르겠지만, 이 쌍탑은 아주 오랫동안 이 자리에 우뚝 서 있다. 고대의 감은사 아래는 바닷물이 닿는 곳이었고, 절 아래로 용이 드나들 수 있는 수로가 설계되어 있었다. 두 개의 탑이 용이 된 왕을 지키는 중인지 용이 두 개의 탑을 지키고 있는 건지는 모르겠지만 탑의 수수한 아름다움이 눈길을 오래 잡아끌어 시선을 돌리기 싫을 정도다.

Cảm nhận về Gameunsaji có chút đặc biệt. Nơi này không được chăm chút kỹ lưỡng như một danh lam nổi tiếng nên thoạt trông có vẻ như bị bỏ rơi. Ngôi chùa không tốn phí vào cổng và cũng không thấy người quản lý. Nơi đây chỉ còn sót lại mỗi tòa tháp đôi cũ kỹ trên nền đất, nhưng đã luôn đứng sừng sững ở đây từ rất lâu đời. Thời cổ đại, khu vực dưới chùa Gameun tiếp xúc với nước biển, có cả kênh dẫn nước để rồng có thể ra vào. Tôi không rõ ngọn tháp đôi đang bảo vệ vị vua hóa rồng, hay là rồng đang canh giữ ngọn tháp đó, nhưng vẻ đẹp bình dị của ngọn tháp thu hút đến độ tôi không muốn rời mắt khỏi nó.

이 탑을 해체하고 복원할 때 탑 안에서 발견된 사리장엄구(舍利具)에는 신라의 정교한 금속 공예술이 가득 담겨 있다. 이 보물은 서울의 국립중앙박물관에 보관되어 있는데, 아주 그냥 미친듯이 예쁘다. 탑의 겉모습인 수수한 아름다움과의 대비가 선명하다. 보이지도 않는 탑 속에 숨겨진 이 보물이 신라의 찬란한 문명을 만든 기본기였다는 생각이 들었다. 화려하되 겉으로 드러내지 않는 겸손함. 아름다움은 굳이 포장하지 않아도 스스로 빛난다는 걸 가르치는 것인가.

Trong hộp đựng xá lợi (Sarijangeomgu – Xá lợi Trang nghiêm cụ) tìm thấy trong tháp khi tháo rời tháp này để phục chế thể hiện nghệ thuật thủ công kim loại tinh xảo của Silla. Bảo vật này được giữ ở Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc tại Seoul, đẹp đến điên cuồng. Nó tương phản rất rõ nét với vẻ đẹp bình dị bên ngoài của tháp. Tôi cho rằng bảo vật ẩn mình trong tòa tháp này chính là kỹ thuật nền tảng gầy dựng nên nền văn minh rực rỡ của Silla. Rực rỡ nhưng khiêm tốn, không phô trương. Phải chăng điều này dạy ta rằng nét đẹp thực thụ thì không nhất thiết cần vỏ bọc mà vẫn tự tỏa sáng?

신라의 비밀스러운 아름다움을 더 보고 싶어 경주 속으로 빨리 파고들었다. 곧 경주로 향하는 바닷바람을 막는 토함산이 나타났고, 산 깊은 곳에 있는 석굴암(石窟庵)이 등장했다. 경주의 아름다움을 담당하는 최전방 국가대표선수는 누가 뭐래도 불국사(佛國寺)와 석굴암 투톱이다. 불국사의 부속암자인 석굴암은 로마에 있는 판테온과 비슷한 구조로 설계되었는데 고대에 그런 상당한 건축 기술의 교류가 있었다는 놀라움도 있지만, 나는 당장 눈앞의 아름다움을 감상하는 데도 충분히 바빴다.

Vì muốn ngắm rõ hơn vẻ đẹp bí ẩn của Silla nên tôi nhắm thẳng đường vào trung tâm Gyeongju. Đi không lâu là đến dãy núi Toham chắn gió biển thổi vào Gyeongju, tôi thấy động Seokguram (Thạch Quật am) xuất hiện từ sâu trong núi. Nói gì thì nói, hai tuyển thủ quốc gia hàng đầu ở tiền tuyến đảm trách vẻ đẹp của Gyeongju là chùa Bulguk (Bulguksa – Phật Quốc tự) và Seokguram. Seokguram là một am động thuộc chùa Bulguk, có kết cấu được thiết kế tương tự ngôi đền Pantheon ở La Mã. Tuy việc nước này đã có sự giao lưu đáng kể về kỹ thuật kiến trúc như thế từ thời cổ đại thật đáng kinh ngạc, nhưng việc thưởng lãm vẻ đẹp trước mắt ngay lúc này đây thôi cũng đủ làm tôi bận rộn rồi.

석굴암은 불교국가였던 신라의 깊은 불심으로 만든 아름다운 인조 돌 동굴 속 불교미술이자 건축미의 절정이다. 빗물도 스며들지 않고 안에 이끼도 끼지 않는다고 한다. 돌을 뚫어 석굴을 만들자니 화강암이 너무 단단해서 조립식 건축 기법으로 이 인조 석굴을 만들었다고 하는데, 그 점이 중국이나 인도의 불교 석굴과 다른 점이고, 그래선지 상당히 유니크한 매력을 뿜어낸다. 내가 찾아간 날 석굴암으로 올라가는 길과 내려오는 길 내내 짙은 안개가 끼어 있었다. 석굴암의 내부 역시 문화재 보호를 위해 많이 가려져 있고, 줄 서서 지나가야 해서 자세히 볼 방법은 없어 보였다. 그런데 긴 시간 빤히 들여다볼 필요는 없다는 생각이 들었다. 그 아름다움은 가슴에 와락 안기는 종류였다. 조각 예술의 강렬한 미학이 파동처럼 번지고 있었기 때문일 것 같은데, 잠깐 스쳐봤으나 망막에 본존불상의 표정이 배어버린 느낌이었다.

Động Seokguram là công trình tuyệt đỉnh cả về nét đẹp kiến trúc lẫn mỹ thuật Phật giáo ẩn mình trong lòng hang đá nhân tạo tuyệt đẹp, được xây dựng bằng Phật tâm sâu sắc của Silla vốn là một quốc gia Phật giáo. Tương truyền là nước mưa không thể thấm từ bên ngoài vào và ở bên trong, rêu cũng không thể bám được. Nghe kể lại rằng ban đầu người ta định đục đá để tạo hang, nhưng tầng đá hoa cương quá cứng nên họ đành lắp ghép hàng trăm phiến đá và hình thành nên hang động kỳ vĩ này. Kỹ thuật này khiến động Seokguram trở nên khác biệt so với các công trình am động Phật giáo ở Trung Quốc hay Ấn Độ, có lẽ vì thế mà nó toát lên vẻ quyến rũ rất độc đáo. Ngày tôi tìm đến, con đường dẫn đến Seokguram, cả lên và xuống, sương mù giăng dày đặc. Bên trong Seokguram cũng được che chắn khá kỹ để bảo tồn các di sản, và tôi không có cách nào ngắm kỹ hơn vì phải xếp hàng và chỉ được tham quan trong lúc hàng người đang di chuyển. Nhưng tôi nghĩ không cần phải nhìn vào sâu trong ấy quá lâu. Đó là vẻ đẹp ôm trọn trong tim. Hình như vẻ đẹp mãnh liệt của nghệ thuật điêu khắc lan truyền như sóng âm, nên tuy chỉ lướt nhẹ qua chốc lát, tôi có cảm giác biểu cảm trên gương mặt tượng Phật đã kịp thấm sâu vào trong mắt tôi.

Bài viết liên quan  [Đọc - Dịch tiếng Hàn] Trong lòng con dâu, Trong lòng mẹ chồng 며느리의 속마음, 시어머니의 속마음
경주시 진현동 토함산 중턱에 있는 석굴암의 석가여래좌상은 불교미술사에서 두드러진 걸작으로 평가받는다. 전실과 원실 사이, 비도에서 바라본 모습이다. 석굴암은 8세기 중엽 통일신라시대에 20여 년에 걸쳐 축조되었으며 고대 실크로드를 통해 유입된 그리스 로마 건축양식에 불교미술이 접목된 화강암 석굴이다. ⓒ 국립문화재연구소, 한석홍. Tượng Phật ngồi trong động Seokguram (tọa lạc trên sườn núi Toham tại phường Jinhyeon thành phố Gyeongju) được đánh giá là một kiệt tác nổi bật trong lịch sử mỹ thuật Phật giáo. Đây là hình ảnh nhìn từ điện giữa Bido (Phi đạo). Động Seokguram được xây dựng hơn 20 năm trong thời kỳ Silla Thống nhất khoảng giữa thế kỷ thứ VIII, là hang động bằng đá hoa cương đạt được sự hài hòa giữa mỹ thuật Phật giáo với phong cách kiến trúc La Mã cổ đại du nhập theo Con đường Tơ lụa cổ đại. © Han Seok Hong, Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa Quốc gia

빈티지 미학 NỀN MỸ HỌC CỔ ĐIỂN
탄력을 받은 나는 다음 차례의 아름다움을 찾아 불국사로 향했다. 대웅전(大雄殿) 앞 쌍탑을 보며 한 자리에 오래 남아있는 것의 빈티지 미학을 느꼈다. 신라가 멸망한 뒤, 다음 왕조들에서도 주요한 지방 거점의 역할을 하며 존재해 온 경주를 관통하는 키워드는 바로 빈티지일 것이다. 한때의 찬연했던 광휘와 오래 견뎌온 것의 아름다움을 동시에 느끼는 것이었다. 이 두 개의 탑이 얼마나 오래 이곳에서 시공간을 봐왔겠는가. 왕조의 흥망성쇠를 보았고, 그들의 삶이 이곳을 스쳐 지나가는 세월의 굴곡도 보았을 것이고 지금은 수많은 관광객들을 내려다보고 있다.

Khi đã được tiếp thêm sức bền, tôi tiến đến ngôi chùa Bulguk để tìm kiếm vẻ đẹp tiếp theo. Ngắm đôi tháp trước chính điện mang tên điện Daeung (Đại Hùng điện), tôi cảm nhận được vẻ đẹp cổ điển của thứ ở yên một chỗ lâu năm. Dường như từ khóa xuất hiện xuyên suốt về Gyeongju – liên tục đóng vai trò là cứ điểm địa phương trọng yếu cho các đời vua sau khi Silla diệt vong – là “cổ điển” (vintage). Đó là sự cảm nhận về vẻ đẹp hòa trộn giữa cái huy hoàng chói lọi một thời và cả sự cam chịu lâu dài. Đôi tháp này đã chứng kiến không gian và thời gian ở nơi này bao lâu rồi nhỉ? Chắc chắn là chúng đã nhìn thấy quá trình hưng thịnh và suy vong của các vương triều, có lẽ cũng chứng kiến được những thăng trầm cuộc sống trải qua ở nơi này, và giờ đây thì đang nhìn xuống vô số lượt khách đến thăm.

쌍탑을 비롯해 불국사의 구조는 놀랄 만큼 아름다운 균형미를 갖고 있다. 불국사의 보물인 다보탑(多寶塔)에 조각된 네 마리 사자상 중 세 개는 유실되었다. 석가탑(釋迦塔)은 보수 공사 중에 떨어뜨리고, 탑 속의 사리함이 깨지는 등의 난리와 풍파도 겪었다. 산전수전 다 겪은 유물들은 번뇌를 초월한 듯 무덤덤해 보였다. 뭐든 견뎌낸 것들은 참 고혹적이다. 침략을 받고, 땅을 빼앗기고, 지진이 나고, 도굴당하고, 유물이 사라지거나 훼손될 위기에 처했을 때도 문화재를 지키려 노력해 온 이들의 마음이 찬란하게 느껴지기도 했다. 석가탑 안에선 당시의 목판 인쇄술을 보여주는 다라니경(陀羅尼經)도 발견되었다. 이 또한 신라의 자랑스러운 보물이다. 인쇄술이 인류문명 발전에 얼마나 큰 속도감을 부여했는지 굳이 설명할 필요도 없으니까.

Cấu trúc của ngôi chùa Bulguk tính từ đôi tháp có được vẻ đẹp của sự cân đối đáng ngạc nhiên. Ba trong số bốn bức tượng sư tử được tạc trong tòa tháp Dabo (Đa Bảo tháp) – báu vật của chùa Bulguksa đã bị thất lạc. Công trình này đã từng trải qua nhiều phong ba: tháp Seokga (Thích Ca tháp) bị rơi khi trùng tu, còn hộp xá lợi bên trong tháp thì bị vỡ. Những di tích vốn đã trải qua muôn vạn khó khăn ấy nay trông vẫn điềm tĩnh như thể đã vượt lên trên mọi phiền não. Sự bền bỉ vượt khó nào cũng đều hết sức quyến rũ. Tôi cảm nhận được những tấm lòng tha thiết luôn gắng sức giữ gìn mọi di sản văn hóa qua bao tai ương xâm lược, cướp đất, động đất, nạn đào trộm di tích, di vật bị thất lạc hoặc hư hại… Bản kinh Đà La Ni (Đà La Ni kinh) cũng được tìm thấy trong tháp Seokga. Bộ kinh này minh chứng cho sự xuất hiện của kỹ thuật in mộc bản thời bấy giờ. Đây cũng là một báu vật đáng tự hào của Silla, bởi vì không cần giải thích gì thêm về việc kỹ thuật in đã đóng góp cho sự phát triển nhanh chóng của văn minh nhân loại đến mức nào.

빈티지 유물들이 보여주는 시공간의 크기와 깊이에 압도되다 불국사를 빠져나오니 문학관이 하나 보였다. 경주 출신인 김동리(1913~1995 金東里), 박목월(1915~1978 朴木月)두 작가를 함께 기념하는 시설이었다. 이들은 꽤 아름다운 글들을 썼다. 신라 문화와 한국 근대문학은 상관이 없어 보이지만 나는 하나의 연결점을 떠올렸다. 신라시대에 만든 성덕대왕신종(聖德大王神鐘)이라는 거대한 범종의 금석문에 이런 글귀가 새겨져 있다. “당시 사람들은 재물을 싫어하고 글재주를 사랑했다.”

Bị choáng ngợp trước độ sâu và rộng của thời gian và không gian các di sản mang lại, ra khỏi chùa Bulguksa, tôi thấy một bảo tàng văn học, nơi tưởng niệm nhà văn Kim Dong-ri (1913-1995) và nhà thơ Park Mog-wol (1915-1978). Họ viết rất nhiều những áng văn tuyệt vời. Văn hóa Silla và văn học cận đại Hàn Quốc có vẻ như không liên quan đến nhau nhưng tôi chợt nghĩ ra được một tiếp điểm. Trong những dòng chữ khắc trên chiếc chuông khổng lồ mang tên vua Seongdeok (Thánh Đức Đại vương Thần chung) thuộc thời đại Silla, có câu: “Con người thời bấy giờ yêu tài năng văn chương và ghét của cải”.

내겐 이 글귀가 신라 사람들이 돈이나 탐하는 대신 문학을 사랑했다는 얘기로 해석됐다. 이렇게 아름다운 생각을 했던 나라였으니, 이토록 아름다운 것들을 잔뜩 남긴 것 아닐까? 어릴 때부터 경주의 문물을 보고 자랐을 작가들이 부러웠다. 이곳에서 나고 자란 덕에 그들은 아름다움에 대해서라면 풍부한 시야를 자동으로 가졌을 것 같다.

Tôi lý giải câu văn này là người Silla rất yêu văn chương thay vì tham lam tiền bạc. Một đất nước có những suy nghĩ đẹp đẽ như thế này thì chẳng có lý do gì họ không để lại nhiều điều tốt đẹp. Tôi thật ghen tị với những nhà văn ngay từ bé đã được chiêm ngưỡng nền văn minh Gyeongju mà trưởng thành. Có lẽ nhờ được sinh ra và lớn lên ở nơi đây nên họ có được tầm nhìn phong phú về cái đẹp.

그들을 상상하며 걷다 보니 문득 박목월 시인의 기념관에 흐르던 육성 시 낭독이 들려왔다. 영국 시인 윌리엄 워즈워드 (William Wordsworth 1770~1850)처럼 광의의 낭만주의 시를 써온 시인의 서정에는 인생과 자연에 대한 통찰이 압축되어 있었다. 경주의 보물은 유물만이 아니었다. 그들의 작품 또한 오래도록 남아 계속 빛나고 있다. 나의 문학기행은 문학관에서 짧게 마무리했지만 더 깊은 탐구를 위해 두 작가의 생가와 주요 작품의 배경지들을 둘러보는 코스도 잘 마련되어 있다.

Tôi đang tưởng tượng đến họ khi dạo bước thì từ trong nhà lưu niệm nhà thơ Park Mog-wol bỗng nhiên cất lên giọng ai đó ngâm thơ. Giống như nhà thơ Anh William Wordsworth (1770-1850), trong sự trữ tình của Park Mog-wol theo trường phái lãng mạn luôn chất chứa sự thông thái về cuộc đời và thiên nhiên. Báu vật ở Gyeongju không chỉ là di tích. Những kiệt tác của họ trường tồn để liên tục tỏa sáng. Cuộc du ký văn chương của tôi kết thúc ngắn ngủi ở bảo tàng văn học này, nhưng vẫn có các chương trình đi thăm nơi sinh và bối cảnh sáng tác của các tác phẩm tiêu biểu của hai nhà thơ để khách tham quan có thể khám phá sâu hơn.

토함산 서쪽 중턱의 불국사는 석굴암과 함께 신라 불교 미술의 정수를 보여주고 있다. 정교한 석축으로 조성된 터에 대웅전, 극락전 등 전각과 석가탑과 다보탑, 백운교와 연화교 등을 품고 있다. 석굴암과 더불어 1995년 유네스코 세계문화유산으로 지정됐다. Chùa Bulguk nằm ở sườn núi phía tây của dãy núi Toham, cùng với động Seokguram thể hiện sự tinh túy của mỹ thuật Phật giáo Silla. Trên nền kiến trúc đá tinh xảo, chùa này có những khu điện như điện Daeung (Đại Hùng điện), điện Geuknak (Cực Lạc điện), các tòa tháp như Seokga (Thích Ca tháp) và Dabo (Đa Bảo tháp), các cây cầu như cầu Beakun (Bạch Vân kiều) và cầu Yeonhwa (Liên Hoa kiều). Cùng với Seokguram, chùa Bulguk được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1995.
약 3만 8,000평의 평지에 23기의 원형 분묘가 솟아 있는 대릉원은 경주에서 가장 큰 고분군이다. 경주 시내 한가운데 황남동에 자리해 시간과 공간을 초월한 신비감을 느낄 수 있는 장소다. Daereungwon (Đại Lăng uyển) với 23 ngôi mộ hình tròn trên khu đất phẳng khoảng 38.000 pyeong (khoảng 125.400 m2) là quần thể lăng mộ cổ lớn nhất ở Gyeongju. Tọa lạc tại phố Hwangnam trong trung tâm thành phố Gyeongju, đây là nơi ta có thể cảm nhận được sự bí ẩn siêu việt vượt cả thời gian và không gian.

죽음의 한복판에 삶의 한복판이 있다니. 삶과 죽음의 관계는 조화일까 부조화일까. 현대와 고대의 간극은 또 어떻게 받아들일까. 경주란 여러가지 선명한 대비만으로도 독특한 존재성을 아낌없이 드러내는 곳이다. Có sự sống hiện diện giữa cái chết ư? Mối tương quan giữa sự sống và cái chết có hài hòa với nhau chăng? Làm thế nào để chấp nhận được khoảng cách giữa cổ đại và hiện đại? Duy chỉ với sự tương phản rõ nét, Gyeongju thỏa sức phô bày những tồn tại độc đáo.

통일신라시대년에 주조된 성덕대왕신종은 높이 3.66m, 입지름 2.27m, 두께 11~25cm, 무게 18.9톤에 이르는 범종으로 현존하는 국내 최대 규모의 종이다. 종의 맨 위에서 소리의 울림을 도와주는 음통은 한국 동종에서만 볼 수 있는 독특한 구조이며, 깊고 그윽한 여운이 오래 지속되는 신비한 소리를 만들어낸다. Thánh Đức Đại vương Thần chung được đúc vào thời Silla Thống nhất, cao 3,66 m, đường kính 2,27 m, dày từ 11 đến 25 cm và nặng 18,9 tấn, là quả chuông lớn nhất còn tồn tại ở Hàn Quốc. Trên đỉnh của quả chuông khổng lồ này có một ống âm thanh giúp tạo âm vang. Đây là cấu trúc độc đáo chỉ có thể tìm thấy ở những chiếc chuông đồng Hàn Quốc, giúp tạo ra âm thanh huyền bí với dư âm sâu lắng kéo dài rất lâu.
동리목월문학관은 경주 출신 소설가 김동리(1913-1995)와 시인 박목월(1915-1978)을 기리기 위해 2006년 토함산 자락에 건립되었다. 한국 현대문학에 큰 자취를 남긴 두 문인의 원고, 작품집, 동영상 등을 전시하고, 각기 생가와 작품의 배경이 되는 장소로 연결되는 투어도 제공한다. Bảo tàng Văn học Dong-ri và Mog-wol được xây dựng ở dưới chân núi Toham vào năm 2006 để tưởng nhớ nhà văn Kim Dong-ri (1913~1995) và nhà thơ Park Mog-wol (1915~1978) vốn xuất thân từ vùng đất Gyeongju này. Nơi đây trưng bày các bản thảo, bộ sưu tập tác phẩm và những đoạn phim của hai văn nhân đã để lại dấu ấn nổi bật trong nền văn học hiện đại Hàn Quốc, đồng thời cũng tổ chức các chuyến tham quan đến thăm nơi họ sinh ra và bối cảnh sáng tác các tác phẩm của họ.
동리문학관 안에 복원된 소설가 김동리의 창작실이다. 동리목월문학관은 동리문학관과 목월문학관으로 나뉘어져 각 작가의 유품, 동상을 전시하고 있다. Đây là phòng sáng tác của tiểu thuyết gia Kim Dong-ri được phục dựng bên trong Bảo tàng Văn học Dong-ri. Bảo tàng Văn học Dong-ri và Mog-wol được chia thành 2 khu là Bảo tàng Văn học Dong-ri và Bảo tàng Văn học Mog-wol, nơi đây trưng bày các kỉ vật và các bức tượng của từng tác giả.
소설가 김동리의 육필 원고이다. 복원된 그의 창작실에는 생전에 사용하던 만년필, 안경, 책장, 집필노트 등 다양한 유품이 전시되어 있다. Đây là một bản thảo viết tay của tiểu thuyết gia Kim Dong-ri. Trong phòng sáng tác được phục dựng lại có trưng bày nhiều kỷ vật mà sinh thời ông dùng như: bút máy, mắt kính, kệ sách và các mảnh ghi chú.

찬란한 종소리 TIẾNG CHUÔNG RỘN RÀNG
문학관을 떠나 대릉원(大陵苑)에 다다른 나는 거대한 무덤들이 그리는 스카이라인의 그로테스크함에 감탄하다 시공간에서 내 좌표를 잃어버릴 것만 같아 한 무덤 속으로 피신했다. 실내를 관람할 수 있게 만들어 놓은 천마총 내부였다. 발끝이 서늘했다. 경주 기행 내내 비가 많이 왔는데 발이 젖는 줄도 모르도록 경주는 계속 신선한 볼거리를 선사하는 곳이었다.

Rời khỏi bảo tàng văn học, tìm đến khu lăng mộ Daereungwon (Đại Lăng uyển), tôi thán phục trước vẻ kỳ dị (grotesque) của đường chân trời được vẽ nên bởi những ngôi mộ khổng lồ. E ngại sẽ lạc mất tọa độ trong không gian và thời gian này nên tôi đành lánh thân mình vào trong một ngôi mộ cổ gọi là Cheonmachong (Thiên Mã trủng) được tạo ra để có thể quan sát bên trong. Chân tôi lành lạnh. Trong suốt hành trình du ký Gyeongju, trời mưa triền miên, nhưng Gyeongju không ngừng dành tặng những điều mới mẻ, khiến tôi mải chiêm ngưỡng quên mất bàn chân mình bị ướt mưa.

무덤 속은 무섭거나, 신비하거나, 칙칙하거나 할 것 같았지만, 아름다웠다. 사람이 죽어서 누워있던 자리는 몰락의 느낌 없이 편안해 보였고 그 정성 들인 장례에 동원된 품을 생각하니 옛날 사람들의 부지런함도 경이로웠다. 내 게으름을 반성하며 무덤에서 나오자 경주 시내 황남동 번화가가 나왔다. 나는 현대에 조성된 번화가와 고대 무덤가의 간극에 살짝 황당해졌다. 죽음의 한복판에 삶의 한복판이 있다니. 삶과 죽음의 관계는 조화일까 부조화일까. 현대와 고대의 간극은 또 어떻게 받아들일까. 경주란 여러가지 선명한 대비만으로도 독특한 존재성을 아낌없이 드러내는 곳이다.

Bên trong lăng mộ có vẻ đáng sợ, hoặc là thần bí, hoặc là u ám, nhưng đẹp. Nơi con người nằm xuống lúc chết đi trông có vẻ bình an, không có chút cảm giác gì về sự sụp đổ. Khi nghĩ đến những tấm lòng tận tình lo liệu cho lễ tang, tôi cảm thấy sự cần mẫn của người xưa thật đáng kinh ngạc. Tự kiểm điểm lại tính lười biếng của mình và ra khỏi ngôi mộ, tôi bắt gặp một khu phố phồn vinh có tên Hwangnam-dong ở trung tâm Gyeongju. Tôi hơi cảm thấy kỳ dị trước khoảng cách giữa khu phố phồn hoa của thời hiện đại và chân ngôi mộ cổ đại. Có sự sống hiện diện giữa cái chết ư? Mối quan hệ giữa sự sống và cái chết có hài hòa với nhau chăng? Làm thế nào để chấp nhận được khoảng cách giữa cổ đại và hiện đại? Duy chỉ với sự tương phản rõ nét này, Gyeongju thỏa sức phô bày những tồn tại độc đáo.

짧은 여정을 마무리하기 위해 찾아간 곳은 앞서 언급했던 성덕대왕 신종 앞이었다. 아주 오랜만에 경주를 찾은 내가 가장 다시 만나고 싶었던 신비였다. 이 종의 표면에 새겨진 반쯤 뭉개진 글자들, 그러니까 재물을 싫어하고 글재주를 사랑했다는, 그 아름다운 문장을 내 눈앞에 생생히 홀로그램으로 띄워주는 듯했다. 그리고 이 종의 독특한 공명을 가진 소리를 떠올렸다. 독자에게 종소리를 직접 들려줄 수 없어 아쉽지만, 이 거대한 범종이 퍼트리는 맥놀이 현상은 현대의 파동 역학을 잘 알고 만든 것 같은 소리라 소름이 돋는다. 이 글을 읽고 있는 독자가 경주에 오면 이 웅혼한 종소리를 꼭 한 번 듣고 가면 좋겠다. 이 종소리가 지닌 파동은 경주의 빈티지 미학을 잘 보여주는 유물들과, 문학에 대한 이해의 경건함과, 세계와 교류하던 고대의 대도시를 지키는 용이 스스로의 찬란함에 감탄하며 내지르는 포효 세리머니와 같을지도 모른다. 간접적으로라도 그 파동을 부디 전달받을 수 있길 바라며. 아름다움에 경도되는 파동이 영원하기를.

Tôi tiến đến trước chiếc chuông Thánh Đức Đại vương đã đề cập ở trên để kết thúc hành trình ngắn ngủi này. Đó là điều bí ẩn mà tôi muốn gặp lại nhất sau một thời gian dài quay lại thăm Gyeongju. Dòng chữ “Yêu văn chương và ghét của cải” khắc trên bề mặt chiếc chuông đã bị bào mòn bởi thời gian bỗng như nổi lên sống động tựa ảnh nổi ba chiều (hologram) trước mắt. Và tôi đã hình dung ra được thứ âm thanh cộng hưởng độc đáo của chiếc chuông này. Thật tiếc vì tôi không thể cho độc giả nghe trực tiếp tiếng chuông ấy, nhưng hiện tượng giao thoa âm thanh để truyền tiếng vang đi xa từ chiếc chuông khổng lồ này giống như âm thanh được tạo ra khi đã hiểu biết rõ nguyên lý cơ học về sóng của thời hiện đại làm tôi “nổi gai ốc”. Tôi mong những độc giả đọc bài này nếu có đến thăm Gyeongju, thì ít nhất một lần nghe được tiếng chuông hùng tráng nơi đây. Sóng âm từ chiếc chuông này giống như những di chỉ khảo cổ chứng minh cho vẻ đẹp cổ điển của Gyeongju, giống như sự kính cẩn đối với tri thức về văn chương, giống với một nghi lễ mà trong đó con rồng giữ gìn một thành phố lớn thời cổ đại giao lưu với thế giới đang tự thán phục mình và gầm rú lên, biết đâu rằng như thế! Dù gián tiếp, tôi hy vọng sóng âm này được truyền đi xa và mong sóng âm đang kính cẩn với cái đẹp như thế này sẽ trường tồn mãi mãi.

박상(Park Sang 朴祥) 소설가
Park Sang Nhà văn
Dịch. Bùi Phan Anh Thư
Ảnh. Ahn Hong-beom

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here