섞인 시간의 단맛 – Vị ngọt thanh của những lớp thời gian trộn lẫn (전라북도 군산)

0
855

전라북도 군산은 주변에 드넓은 평야가 펼쳐 있어 전국에서 가장 많은 곡식을 실어 나르던 곳이다. 부흥과 약탈의 허브가 됐던 이 항구 도시에는 역사의 흔적들이 많이 남아있다. 수많은 사연들이 지금도 유효한 듯한 군산의 생경한 이미지는 쉽게 변하고 달라지는 현대 도시의 속도감에 뭉근하게 저항하고 있었다.

Thành phố Gunsan thuộc tỉnh Jeonllabuk là trung tâm vận chuyển lương thực lớn nhất Hàn Quốc với những dải đồng bằng rộng lớn trải dài xung quanh. Từng là trung tâm của đổi mới cũng là nơi chứng kiến nạn vơ vét đến tận cùng của thực dân, nơi đây vẫn còn mang trong lòng nhiều dấu tích lịch sử. Với rất nhiều câu chuyện vẫn còn vẹn nguyên nhịp thở, Gunsan đã và đang kiên cường chống lại tốc độ thay đổi nhanh chóng và sự chuyển mình của một thành phố hiện đại.

1900년대 개항초기 일본을 비롯한 여러 나라의 문물이 군산항을 통해 한반도에 유입됐다. 때문에 군산에는 지금도 생동감 넘치는 역사의 흔적이 곳곳에 남아있다. 한편으로는 아픈 역사가 서려 있는 도시지만, 요즘은 인기 높은 관광 명소로 많은 사람들이 찾아 든다. Vào đầu những năm 1900, văn hóa ngoại lai, đặc biệt là văn hóa của Nhật Bản đã du nhập vào Hàn Quốc qua thành phố Gunsan nằm ngay thượng nguồn Biển Tây (Hoàng Hải). Sự tiếp xúc đã để lại những vết tích vẹn nguyên, một số còn gợi lại kí ức đau thương của dân tộc. Nhưng chính điều đó mang lại sức quyến rũ độc đáo của Gunsan, khiến thành phố trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của Hàn Quốc.

우리는 뭔가 섞여 있는 걸 보면 흔히‘짬뽕 같다’라고 표현한다. 채소와 해산물, 육류 등을 잘 섞으며 볶다 육수와 함께 끓여낸 빨간 짬뽕 한 그릇에는 중국, 일본, 한국이 어우러져 있다. 짬뽕으로 유명한 군산에는 과거와 현재의 시간도 짬뽕처럼 잘 어울려 섞여 있다. 군산으로 떠나는 길에 뜨끈한 짬뽕이 생각난 것은 어쩌면 당연했다.

Ta thường bảo cái gì đó ‘giống món jjamppong’ khi thấy chúng được trộn lẫn vào nhau. Bát mì jjamppong đỏ tươi được làm bằng cách xào đều hỗn hợp rau, hải sản và thịt; sau đó, đun với nước dùng là sự pha trộn của ẩm thực Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ở Gunsan, quá khứ và hiện tại cũng trộn lẫn như món đặc sản của thành phố này. Không có gì lạ khi tôi nghĩ đến bát jjamppong nóng hổi trên hành trình tìm đến Gunsan.

고속열차를 타고 익산역에 내려 다시 군산행 완행열차로 갈아탔을 때 나는 묘한 냄새를 맡았다. 외관 도장이 벗겨질 만큼 오래된 기차였는데 마치 시간이 섞인 냄새라고 해야 할까. 삐걱거리고 덜컹거리며 달리는 객차 내부에선 상상했던 타임머신을 실제로 마주한 기분이었다.

Đi tàu cao tốc đến Iksan, tôi ngửi thấy mùi khá lạ khi chuyển sang tàu thường để về Gunsan. Có lẽ đó là mùi của thời gian bị trộn lẫn khi trước mắt tôi là con tàu cũ với lớp sơn đã bị bong tróc đôi phần. Ngồi trên con tàu đang lăn bánh ken két, ì ạch tiến về phía trước, tôi có cảm giác như đang thực sự đối mặt với cỗ máy thời gian tưởng tượng trong đầu.

년 일본인 승려가 창건한 동국사는 현재 한국에 남아 있는 유일한 일본식 불교 사찰이다. 당시 일본에서 건축자재를 가져다 지었는데, 현재까지 대웅전을 비롯해 건물마다 그 원형이 잘 보존되어 남아 있다. 전체적으로 외관이 화려하지 않고 소박하다. Được xây dựng bởi một nhà sư Nhật Bản vào năm 1909, chùa Dongguk là ngôi đền theo phong cách Nhật Bản duy nhất còn sót lại ở Hàn Quốc. Vật liệu xây dựng được mang đến từ Nhật Bản, diện mạo ban đầu của mỗi điện, bao gồm cả chính điện, vẫn được bảo tồn tốt với vẻ ngoài bình dị không trang trí công phu
1908년부터 1993년까지 85년간 군산세관 본관으로 사용됐던 이 건물은 지금은 전시관으로 사용되고 있다. 규모는 작지만 국내 서양 고전주의 3대 건축물 중 하나로 꼽히는 국가 지정 ‘근대문화유산’이다. => Tòa nhà này từng là tòa chính của Cơ quan Hải quan Gunsan từ năm 1908 đến năm 1993, xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển. Hiện tại nơi này được sử dụng làm bảo tàng. Đây là một trong ba ví dụ tiêu biểu của dấu ấn kiến trúc cổ điển phương Tây ở Hàn Quốc. Nơi này đã được công nhận là Di sản Văn hóa Hiện đại.

시간여행 Du hành thời gian
그래선지 군산에서는 경암동 철길마을에 가장 먼저 들르고 싶었다. 이젠 기차가 다니지 않는 기찻길 주변으로 시간이 박제된 곳이다. 마을 한복판을 오가던 기차는 군산역에서 어느 제지공장까지 나무와 종이를 천천히 싣고 다녔다. 오래 전 운행이 멈추며 마을 곳곳엔 당시의 시간도 멈춰 있었다. 60~70년대식 학교 교복이며 과거의 군것질거리와 잡화들까지 여전히 남아있었다. 현재는 코로나19로 관광객의 발길이 뜸해져 한적한 분위기지만, 나는 과거 속으로 이토록 쉽게 빨려 들어가는 것이 신기해 철길을 따라 한참을 걸으며 시간을 보냈다. 휘발되는 시간의 냄새가 코끝을 찡하게 했다. 그것은 녹슨 철길에 남은 목재나 종이 냄새와 비슷했다.

Chắc vì vậy mà tôi muốn ghé qua làng cheolgil (làng đường sắt), ở phường Gyeongam, Gunsan trước tiên. Đây là nơi thời gian bị nhét quanh các đường ray hiện không còn được sử dụng. Đã từng có tuyến tàu vào tận trung tâm, đều đặn chuyển gỗ và giấy giữa ga Gunsan và nhà máy giấy trong làng. Nhưng cách đây rất lâu, đường tàu này đã ngừng hoạt động. Thời gian cũng đứng yên lắng đọng tại nhiều nơi trong thành phố. Đồng phục học sinh những năm 60-70, những món ăn vặt và đồ tạp hóa thời đó vẫn còn hiện hữu vẹn nguyên. Hiện tại, nơi này khá yên tĩnh vì thiếu bước chân du khách do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nhưng thật ngạc nhiên khi tôi dễ dàng bị cuốn vào quá khứ rồi dành một lúc lâu đi bộ dọc đường ray để tận hưởng cảm xúc kì lạ này. Mùi thời gian bay lên, xộc thẳng vào mũi. Nó giống với mùi của gỗ hoặc giấy còn bám lại trên đường ray đã bị hoen gỉ.

Bài viết liên quan  [Đọc- Dịch] Khi mối quan hệ giữa vợ và mẹ chồng không tốt do bất đồng ý kiến thì người chồng nên xử sự thế nào cho tốt?

철길마을에서 빠져나온 나는 본격적인 군산 탐닉에 앞서 짬뽕부터 먹으러 나섰다. 군산에는 전국적으로 유명한 짬뽕집이 여럿 있다. 내가 찾아간 짬뽕 가게는 ‘빈해원’이었다. 건물이 문화유산으로 지정될 만큼 칠십 년 전통을 가진 이곳의 ‘청탕면’은 매운 음식을 못 먹는 사람에게도 부담 없는 짬뽕이다. 한입 맛을 보자 신선한 해물이 진득하게 우러난 국물 안에서 일종의 위로가 느껴졌다. 시간이 농축된 맛이란 이런 것이구나. 장소가 주는 예스러움이 분위기를 더하고 음식은 깊은 위로가 된다. 군산에서 느낀 켜켜이 쌓인 첫 시간의 냄새가 종이었다면, 두 번째는 짬뽕이다.

Ra khỏi làng đường sắt, tôi đi ăn món jjamppong trước khi chính thức đắm mình thưởng ngoạn Gunsan. Nhiều nhà hàng jjamppong trứ danh cả nước vốn xuất phát ở Gunsan. Nhà hàng jjamppong mà tôi đến có tên ‘Binhaewon’. Món ‘cheongtangmyeon’ ở đây có truyền thống 70 năm như tuổi đời của tòa nhà mà nó tọa lạc vốn được công nhận là di sản văn hóa. Đây là món jjamppong dễ ăn ngay cả đối với người không ăn được cay. Cảm giác thư thái lan tỏa chỉ sau một thìa nhờ bát nước dùng đậm đà vị hải sản tươi sống. Quả là hương vị đã được cô đọng theo thời gian. Sự cổ kính của không gian như làm tăng thêm bầu không khí hoài cổ và thức ăn là món quà hoài niệm sâu sắc. Mùi của những giờ đầu khi tôi mới đặt chân Gunsan là mùi giấy chất chồng nơi đường ray, thì mùi thứ hai chính là mùi của món jjamppong.

군산은 오래 전부터 전국에서 곡식이 가장 많이 생산되며 에너지가 넘치는 도시였다. 배가 든든해진 나는 근대 건축물들을 한동네에서 만날 수 있는 근대화 거리를 찾아가 그 에너지의 과거 버전을 체험해보기로 했다. Gunsan từ lâu đã là thành phố sản xuất nhiều lương thực và sầm uất nhất Hàn Quốc. Lót dạ xong, tôi quyết định tìm đến khu phố cận đại, nơi có thể chiêm ngưỡng những tòa nhà xây vào thời cận đại và trải nghiệm nguồn năng lượng phiên bản quá khứ của thành phố.

근대 건축관과 근대 미술관, 근대 역사박물관을 하나씩 둘러보며 나는 그 생기가 아직도 여전한 게 신기했고 역사와 세월이 남긴 것에는 고유한 작품성까지 깃들어 있는 것을 알았다. 시간에 닳고 퇴색된 것들이 아직 아름다운 이유는 무엇일까? 근대 풍경을 현재가 공유하는 광경은 여러 개의 차원과 시간이 섞인 시공간의 모형과 같았다. 시간을 견딘 이 거리의 빈티지한 변화에선 일말의 건축미까지 읽을 수 있었다. 기능만을 중시하지 않고 미를 추구했던 흔적을 아스라이 엿보았다.

Tham quan một lượt Bảo tàng Kiến trúc cận đại, Bảo tàng Mỹ thuật cận đại và Bảo tàng Lịch sử cận đại, tôi ngạc nhiên trước những nhịp thở vẫn còn vẹn nguyên và nhận ra lịch sử và thời gian còn in dấu trên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Vì sao những thứ đã cũ nát, phai màu theo thời gian đến giờ vẫn đẹp? Khung cảnh cận đại của khu phố giờ đây giống như mô hình không gian và thời gian với vô số góc độ và khoảnh khắc trộn lẫn. Tôi có thể cảm nhận được vẻ đẹp kiến trúc nhỏ nhất trong quá trình thay đổi mang tính hoài cổ của khu phố trường tồn theo thời gian này. Từ xa cũng có thể nhận ra nền kiến trúc thời đó đã biết theo đuổi cái đẹp chứ không đơn thuần tập trung vào công năng của các công trình.

가장 아담한 건축미를 보이는 건 옛 군산세관 건물이었다. 군산에는 바다와 연결되는 금강이 흐르는데, 주변에는 배로 실어나를 곡식을 모아두던 ‘조창’이 있었다. 고려시대부터 시작된 조창은 식민지 시대에 들어서 그야말로 세곡 납부용 물류센터로 이용됐다. 당시 일제의 곡물 선적 전용 창구였을 이 건물 앞에 서자 마음이 복잡했다. 독일인이 설계하고 일본인이 건축했으며 벨기에산 붉은 벽돌을 썼고 창은 로마네스크식, 현관은 영국식인데 지붕은 일본식으로 덮었다. 과연 군산의 대표적인 짬뽕 스타일 건축물이다.

Tòa nhà mang đậm vẻ đẹp tao nhã chính là trụ sở cơ quan thuế Gunsan. Gunsan có sông Geum chảy qua và đổ ra biển, xung quanh còn có ‘Jochang’là kho dự trữ thóc lúa, lương thực được vận chuyển bằng tàu thuyền. ‘Jochang’ có từ thời Goryeo nhưng khi thực dân Nhật đô hộ bán đảo Triều Tiên, nơi này được dùng làm trung tâm vận chuyển lương thực cống nạp cho chính quốc. Tâm trạng tôi có chút phức tạp khi đứng trước tòa nhà vốn là cửa ngõ chuyên dụng để chất dỡ lương thực vào thời thực dân đô hộ. Người Đức thiết kế, người Nhật xây dựng với tường xây bằng gạch đỏ của Bỉ, cửa sổ lắp theo phong cách Romanesque , lối vào xây theo kiến trúc Anh và phần mái mô phỏng theo kiểu Nhật. Đây thực sự là tòa nhà phong cách jjamppong tiêu biểu ở Gunsan.

군산지역에서 포목점을 경영해 큰돈을 벌어들인 뒤 부의회 의원을 지낸 일본인 히로쓰 게이사부로가 살았던 집이다. 1920년대에 지은 전형적 일본식 무가의 가옥으로 비교적 원형이 잘 남아 있다. 커다란 정원과 웅장한 외관이 당시 부유한 일본 상류층의 생활상을 짐작하게 한다. Đây là ngôi nhà cổ của Keisaburo Hirotu, một thương nhân Nhật Bản. Ông trở nên giàu có nhờ kinh doanh cửa hàng đồ khô ở Gunsan. Kiến trúc đậm nét samurai điển hình của Nhật Bản những năm 1920, vẫn giữ nguyên diện mạo ban đầu. Khu vườn rộng và ngoại thất xa hoa mang đến phong cách sống của tầng lớp thượng lưu Nhật Bản thời bấy giờ.

이질적 조화로움 Sự hài hòa khác lạ
근대화 거리에서 멀지 않은 곳에 있는 동국사는 일제 강점기에 지어진 일본식 절인데 현재는 한국 사찰로 사용된다. 한눈에 봐도 무척 일본풍인 이 조그만 절은 느낌이 낯설었다. 일본식 미니멀리즘이 반영된 듯 액세서리 없이 댄디한 대웅전의 옷차림에, 월명산 자락의 백 년 된 대나무숲 헤어스타일이 잘 어울려 패션 감각이 있어 보였다. 동시에 자연과 조화를 잘 이루며 큰 반감을 불러일으키지도 않았다. 절의 뜰에는 일제가 한국인 여성들을 강제로 끌고 갔던 만행을 기억하기 위한 ‘소녀상’이 서 있었다. 당시 일본인 지주들은 쌀을 더 많이 가져가기 위해 군산의 소작농들을 착취했었다. 핍박당한 소작농들은 견딜 수 없는 고통에 항거하며 거세게 봉기했었다. 그러나 거친 역사를 통과해 온 종교시설의 호젓한 경내에서 시간을 보내는 동안 나는 아이러니하게도 묘한 해방감을 느꼈다. 과거의 원한마저 부질없이 휘발되고 해탈에 이른 느낌이랄까. 그래서인지 이 절에 고스란히 남아있는 것들이 어색하지 않고 오히려 조화롭다는 생각마저 들었다.

Bài viết liên quan  내년 외국인 관광객 2000만 명 유치 - Hàn Quốc đặt mục tiêu thu hút 20 triệu khách du lịch vào năm 2024

Nằm không xa khu phố cận đại là Dongguk tự – ngôi đền theo phong cách Nhật Bản được xây dựng từ thời Nhật chiếm đóng, hiện được sử dụng như một ngôi chùa của Hàn Quốc. Cảm giác thật lạ lẫm khi tôi đứng trước ngôi đền nhỏ nhìn ngay đã thấy đậm chất Nhật Bản này. Như đang phản ánh chủ nghĩa tối giản của Nhật Bản, chính điện với trang phục duyên dáng không phụ kiện và tóc lấy từ rừng tre 100 tuổi dưới chân núi Wolmyeong tạo nên tổng thể với gu thời trang khá ổn. Trông rất hài hòa với thiên nhiên và không tạo cảm giác chói mắt. Sân chùa có bức tượng cô gái trẻ được dựng lên để tưởng nhớ những hành động tàn bạo mà thực dân Nhật đã gây ra đối với phụ nữ trên bán đảo Triều Tiên. Thời đó, địa chủ Nhật Bản đã bóc lột nông dân Gunsan để vơ vét thêm lúa gạo. Những người nông dân bị áp bức đã phản kháng và vùng lên mạnh mẽ do không thể chịu đựng nỗi thống khổ triền miên. Suốt thời gian lưu lại trong khuôn viên tĩnh mịch của một công trình tôn giáo mang trong mình một giai đoạn lịch sử khó khăn, nhưng kì lạ thay, tôi lại có cảm giác giải thoát kỳ lạ. Cảm giác như những hận thù quá khứ đã bay hơi hoàn toàn và đạt đến sự giải thoát. Có lẽ vì vậy mà tôi nghĩ rằng những thứ còn lại trong ngôi đền này không phải là sự gượng gạo, mà là sự hài hòa.

더 이상 기차가 지나다니지 않는 경암동 철길마을 주변에는 옛 추억에 잠길 수 있는 재미있는 먹거리와 놀거리가 많다. 요즘엔 넷플릭스 오리지널 드라마 <오징어 게임>에 나온 달고나의 인기가 군산에서도 폭발적이다. Thị trấn đường sắt Gyeongam với vô số món ăn và trò chơi thịnh hành trong quá khứ gợi nhớ những kỷ niệm ngọt ngào. Dạo gần đây nhờ bom tấn “Squid Game” công chiếu trên Netflix, món kẹo đường đang rất được ưa chuộng.

신흥동 일본식 가옥에서도 비슷한 느낌을 마주했다. 부유한 일본인이 살던 가정집일 뿐이지만, 시간의 풍파를 견딘 매력적인 장소다. 아기자기하게 꾸민 정원과 넓은 창을 가진 안채들이 아름다움을 좇는 인간의 심리를 잘 반영하고 있었다. 근처 월명동 골목의 오래된 벽들, 좁은 골목들, 녹슨 철제 대문들이 주는 느낌도 아스라했다. 역사의 격동기를 지나온 채 아직도 존재하는 흔적들을 보며 오랫동안 그대로 남는 것의 의미를 생각했다. 우주가 빛의 속도보다 빨리 팽창하며 변해가고 있는데 변하지 않는 것들의 묵묵함을 보는 건 참 안심되는 일이다.

Tôi cũng có cảm giác tương tự khi đến ngôi nhà được xây theo phong cách Nhật Bản ở phường Sinheung. Chỉ là ngôi nhà của gia đình Nhật Bản giàu có từng sinh sống, nhưng đây lại là nơi đầy quyến rũ với những vết tích oằn mình chống chọi với cơn bão thời gian. Tâm lý theo đuổi cái đẹp thời đó vẫn còn in dấu qua khu vườn trang trí xinh xắn và các gian chính với cửa sổ. Những bức tường cũ kỹ, những con hẻm nhỏ hẹp và những cánh cổng sắt hoen gỉ tại phường Wolmyeong gần đó mang đến cho tôi một cảm giác khá mơ hồ. Nhìn những dấu tích còn lưu lại sau khi đã trải qua giai đoạn đầy biến động của lịch sử, tôi nghĩ về ý nghĩa của việc giữ chúng trong suốt thời gian dài như vậy. Thật an lòng khi chứng kiến sự trầm mặc của những điều luôn vẹn nguyên khi vũ trụ đang giãn nở và biến đổi nhanh hơn tốc độ ánh sáng.

시간여행의 현란함에 취한 채 한국에서 가장 오래된 빵집 이성당으로 향했다. 이 곳은 서구의 빵 맛을 먼저 본 일본인을 상대로 영업하던 빵집이었는데, 일제의 패망 이후 한국인이 명맥을 이어받아 현재의 빵집으로 운영 중이다. 이 가게에서 유명한 단팥빵과 야채빵을 직접 먹어보니 과거의 맛과 현재의 맛이 혓바닥 위에서 짬뽕되었다. 흔한 빵마저 시간여행의 매개물이 되는 곳이 군산이다. 빵을 즐기지 않는 나도 그 자리에서 몇 개나 먹어버렸다.

Vẫn đang say với những nét quyến rũ của chuyến du hành thời gian, tôi hướng đến tiệm bánh lâu đời nhất Hàn Quốc có tên Yiseongdang. Đây là tiệm bánh được mở để bán cho người Nhật, những người đã tiếp xúc với hương vị bánh mì phương Tây trước người Hàn. Sau thất bại của chế độ thực dân, người Hàn Quốc đã tiếp quản và kinh doanh đến tận bây giờ. Nếm thử bánh mì đậu đỏ và bánh mì rau nổi tiếng của cửa hàng, hương vị quá khứ và hiện tại hòa quyện trên đầu lưỡi tôi. Gunsan quả là nơi mà bánh mì cũng trở thành phương tiện du hành thời gian. Ngay cả người không thích bánh mì như tôi cũng đã ăn vài cái ngay tại chỗ.

Bài viết liên quan  베트남의 숨겨진 양심 Lòng tốt của người Việt Nam

군산 구석구석에는 여러 층위의 시간이 섞여 있었다. 망해버린 나라와, 일제 식민지였던 시절과 독립 후의 근대, 그리고 산업화로 바빴던 현대. 그 시간의 흔적들이 오래된 옛 도시에 고스란히 섞여 있는 모습이 독특한 감명을 주고 있었다.

Nhiều lớp thời gian trộn lẫn trong mọi ngóc ngách của Gunsan. Thời xa xưa của đất nước đã sụp đổ, những ngày Nhật Bản chiếm đóng, thời kì cận đại sau khi giành được độc lập và giai đoạn thành phố tất bật trong công cuộc công nghiệp hóa. Một thành phố lâu đời với những lớp thời gian trộn lẫn đan xen còn lưu lại nhiều dấu tích cho tôi một cảm giác rất đặc biệt.

문학의 기록 Những vết tích trong văn học
“나라는 무슨 말라비틀어진 거야? 나라가 내게 뭘 해준 게 있다고, 일본인이 내놓고 가는 내 땅을 쟤들이 왜 팔아먹으려고 해? 이게 나라냐?” “Đất nước gì mà ngày càng tàn lụi thế này? Nhà nước làm gì cho tôi mà sao bọn chúng dám bán đất của chúng ta cho bọn Nhật khốn kiếp kia? Này mà là đất nước à? ”

“기다리면 나라에서 억울하지 않게 처리하겠죠.” “Chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi, nhà nước sẽ xử lý để các anh không thấy uất ức.”

“됐고, 난 오늘부터 도로 나라 없는 백성이야. 제길. 나라가 백성한테 고마운 짓을 해 줘야 백성도 믿고 마음을 붙이며 살지, 독립됐다면서 고작 백성의 땅 뺏어 팔아먹는 게 나라냐?” “Được rồi, từ hôm nay ta là người sống không chính quyền. Chết tiệt. Nhà nước cũng phải làm gì để người dân thấy biết ơn thì người ta mới tin và theo chứ. Bảo độc lập rồi giờ lấy đất bán cho bọn kia thì phải nhà nước không?”

채만식(蔡萬植 1902 ~ 1950)의 소설 <논 이야기>(1946)의 마지막 장면을 현대어로 바꾼 것이다. 채만식 문학관 앞에서 작가의 많은 작품 중 이 구절이 문득 떠오른 것은 도착부터 나를 따라다닌 군산이 가진 특별한 역사성 때문이었다.

Đây là đoạn cuối trong tiểu thuyết “Chuyện cánh đồng lúa” (1946) của nhà văn Chae Man-sik (1902-1950). Lịch sử đặc biệt của Gunsan theo tôi từ lúc đặt chân đến thành phố khiến tôi nhớ ngay đến đoạn này trong số rất nhiều tác phẩm của nhà văn khi đứng trước Bảo tàng Văn học Chae Man-sik.

채만식 문학관에는 30여년 동안 소설, 희곡, 평론, 수필 등 그가 집필한 200여편의 많은 작품을 모아둬 작가의 작품세계를 진하게 느낄 수 있다. 군산 출신인 채만식 작가는 해방 전후 세태를 풍자적으로 보여주는 좋은 스킬을 가졌다. 그의 대표작 중 하나인 <논 이야기>는 한반도가 조선 땅이었던 시절, 행정기관에서 주인공 집안에 동학운동(東學運動 1894)에 가담했다는 혐의를 씌워 ‘처벌 받을래? 아니면 논을 내놓을래?’ 했던 이야기로 시작한다. 선대의 피땀 흘린 노력으로 조금씩 사서 모은 자기 논을 절반 이상 빼앗긴 주인공은 상심이 컸다. 일제가 한반도를 점령했을 때 소작농 생활로 어렵게 살다 지쳐 일본인에게 남은 땅을 팔게 된다. 어차피 일제가 망하면 다시 자기 땅이 될 거라는 생각이었다. 그러나 해방 이후 일제의 재산을 환수한 독립 정부가 땅을 다시 빼앗아 가 팔아치우면서 다시는 찾을 수 없었다는 이야기이다.

Bảo tàng Văn học Chae Man-sik giúp người xem cảm nhận sâu sắc thế giới tác phẩm của nhà văn với bộ sưu tập hơn 200 tác phẩm mà ông đã sáng tác bao gồm tiểu thuyết, kịch, bài phê bình và tùy bút trong suốt 30 năm. Sinh ra ở Gunsan, nhà văn Chae Man-sik có ngòi bút châm biếm sắc sảo hiện thực xã hội trước và sau giải phóng. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông mang tên “Chuyện cánh đồng lúa” bắt đầu bằng cảnh gia đình nhân vật chính bị chính quyền buộc tội tham gia phong trào nông dân Donghak(1894) với câu tra vấn: “Ông muốn bị phạt hay muốn nạp ruộng?”. Nhân vật chính đau đớn tột cùng khi bị cướp mất hơn nửa số ruộng tích cóp được nhờ mồ hôi xương máu của tổ tiên. Khi quân Nhật chiếm đóng Joseon, kiệt quệ vì không còn sức làm nông, ông đành bán phần đất còn lại cho người Nhật. Ông nghĩ rằng nếu Đế quốc Nhật Bản sụp đổ, đất của mình sẽ trở về tay mình. Tuy nhiên, sau giải phóng, chính quyền tiếp quản tài sản của Đế quốc Nhật đã lấy đất và bán lại cho người khác khiến ông không thể giành lại.

생애 내내 자기 것을 빼앗기기만 했던 운명으로 살아간 소설 속 주인공에게 독립의 기쁨은 없었다. 나라다운 나라를 가져본 적이 없는 이 인물을 통해 한 국가가 멸망할 무렵 과도기적 혼돈과 그 속에서 사는 사람이 느꼈을 억울함과 회의감을 잘 표현한 작품이다. 채만식 작가가 남긴 작품들이 군산의 또 다른 문화유산으로 남을 수 있는 점도 이처럼 뛰어난 작품성 때문이다.

Nhân vật chính được xây dựng là người suốt đời luôn bị kẻ khác chiếm đoạt của cải và với ông không có niềm vui mang tên độc lập. Tác phẩm thể hiện rõ nét sự hỗn loạn của thời kì quá độ và sự uất ức, hoài nghi của những con người đang sống trong thời kì chính quyền gần như sụp đổ qua nhân vật chưa từng sống trong một đất nước có nhà nước đúng nghĩa. Chính giá trị nghệ thuật xuất sắc trên đã khiến các tác phẩm của nhà văn Chae Man-sik được xem là một di sản văn hóa của thành phố Gunsan.

또한 채만식 작가는 일제의 힘에 동조했던 문학가 중에서 제대로 ‘반성’을 한 드문 작가이기도 하다. 그는 해방 후에 소설 <민족의 죄인> (民族-罪人 1948~1949)을 발표하며 반성의 의지를 작품으로 극명히 보여줬다. 그런 일단락 때문에 그의 문학 작품은 군산의 근대유산들과 함께 버려지지 않고 아직까지 살아있는 것일 수도 있다.

Nhà văn Chae Man-sik thuộc số ít nhà văn ‘tự kiểm điểm’ nghiêm túc trong số những cây bút có cảm tình với Đế quốc Nhật. Sau giải phóng, ông xuất bản tiểu thuyết “Kẻ tội đồ của nhân dân” (1948-1949), thể hiện rõ tư tưởng này của mình. Vì lí do đó mà các tác phẩm của ông vẫn được lưu giữ cùng với các di sản thời cận đại của Gunsan mà không bị phá hủy.

군산 구석구석에는 여러 층위의 시간이 섞여 있었다. 망해버린 나라와, 일제 식민지였던 시절과 독립 후의 근대, 그리고 산업화로 바빴던 현대. 그 시간의 흔적들이 오래된 옛 도시에 고스란히 섞여 있는 모습이 독특한 감명을 주고 있었다.

Nhiều lớp thời gian trộn lẫn trong mọi ngóc ngách của Gunsan. Thời xa xưa của đất nước đã sụp đổ, những ngày Nhật Bản chiếm đóng, thời kì cận đại sau khi giành được độc lập và giai đoạn thành phố tất bật trong công cuộc công nghiệp hóa. Một thành phố lâu đời với những lớp thời gian trộn lẫn đan xen còn lưu lại nhiều dấu tích cho tôi một cảm giác rất đặc biệt.

군산역으로 돌아가기 전 무려 칠십 년 동안 호떡을 팔고 있다는 중동호떡에 들렀다. 청나라에서 넘어온 호떡은 얇은 밀반죽 빵 속에 시럽을 넣어 구은 음식이다. 보통은 기름에 굽지만 여긴 화덕에 구운 것을 팔았다. 나는 호떡의 느끼하지 않은 단맛에 기분 좋게 취하며 다시 현실로 돌아오기 위해 철길이 있는 쪽으로 발길을 돌렸다. 역사 속에 남겨진 깔끔한 단맛. 그 맛이 꼭 군산 같았다.

Trước khi quay lại ga Gunsan, tôi dừng chân ở cửa hàng bánh hotteok có tên Jungdong, nơi nổi tiếng với món bánh này suốt 70 năm. Hotteok là loại bánh làm từ bột mì với lớp vỏ mỏng và nhân đường. Tương truyền đây là món được truyền bá sang Hàn Quốc từ thời nhà Thanh. Hotteok thường được bôi dầu và nướng nhưng hotteok ở đây là món nướng lò. Thoáng chếnh choáng trong vị ngọt mà không ngậy của hottek, tôi chuyển hướng về phía đường ray để quay về với thực tại. Vị ngọt thanh được lịch sử gửi gắm. Đúng như vị của Gunsan.

과거와 현재가 철길을 따라 이어지는 광경은 쉽사리 현실감을 아련하게 흐려버린다. 약 2.5km의 철길 양쪽으로 낡은 집들과 옛 모습의 가게들이 즐비하다. 관광객들은 이곳에서 예전 학창 시절의 교복을 빌려 입고 철길을 따라 걸으며 추억을 되새긴다. Đường tàu không còn hoạt động dài 2,5 km ở Thị trấn đường sắt Gyeongam. Khách du lịch mặc đồng phục học sinh thời xưa đi dọc con đường mòn cạnh những ngôi nhà và cửa hàng cổ kính, hồi tưởng lại thời học sinh.
도시를 구경하다 보면 아름다운 색감의 서정적인 벽화와 종종 마주친다. 유명 관광지에 화려한 포토존을 이루고 있기도 하지만 좁은 골목길의 소박한 벽화도 많다. Dạo quanh thành phố, du khách sẽ bắt gặp tranh bích họa tô điểm cho những con hẻm ngoằn ngoèo. Các khu chụp ảnh lạ mắt được bố trí tại những điểm du lịch nổi tiếng, nhiều tranh bích họa đơn giản lại mang đến cảm giác ấm áp.
20세기 전반 한국문학을 대표했던 작가 중 한 사람인 채만식의 삶과 작품 세계를 돌아볼 수 있는 채만식문학관에는 전시실, 자료실, 시청각실과 함께 문학 산책로, 공원도 갖추어져 있다. Bảo tàng văn học Chae Man-sik, tái hiện cuộc đời và trưng bày tác phẩm của một trong những nhà văn lớn của Hàn Quốc thế kỷ 20. Nơi này gồm phòng triển lãm, thư viện, phòng nghe nhìn, công viên và đường mòn đi bộ ngoài trời theo chủ đề văn học.
2018년 국가 근대문화유산으로 지정된 빈해원은 짬뽕으로 유명한 중국음식점이다. 옛스러운 정취의 독특한 건물로 <도둑들(夺宝联盟 2012)>을 비롯한 영화 촬영 장소로도 널리 알려져 있다. Jjamppong, món mì cay kết hợp giữa ẩm thực Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, là món ăn đặc trưng của nhà hàng Binhaewon. Nhà hàng này nằm trong một tòa nhà độc đáo với không gian cổ kính, được công nhận là Di sản Văn hóa Hiện đại năm 2018. Nơi đây còn được biết đến là địa điểm quay bộ phim “Đội quân siêu trộm” (The Thieves, 2012), một trong những bộ phim có doanh thu cao nhất lịch sử điện ảnh Hàn Quốc.
기름에 지지지 않고 않고 오븐에 굽는 중동호떡에는 군산을 대표하는 흰찰쌀보리와 함께 검은콩, 검은쌀, 검은깨를 넣은 플랙푸드 선식이 시럽으로 들어가 고소하고 담백하다. Tại cửa hàng bánh hotteok Jungdong, bánh được nướng chứ không rán trên chảo dầu. Chúng được có nhân là hỗn hợp đường dẻo gồm lúa mạch nếp nổi tiếng của Gunsan, đậu đen, gạo đen và hạt vừng đen, có vị nhẹ và mặn.

박상(Park Sang 朴祥)소설가
Park Sang Nhà văn
안홍범,사진작가
Ảnh. Ahn Hong-beom
Dịch. Hoàng Thị Trang

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here