사유의 시공간에 이르는 여정 – Hành trình đi đến cõi suy ngẫm

0
758

입구는 좁고 통로는 어둡다. 어둠 속에서 스며 나오는 빛은 좀처럼 조도를 높이지 않는다. 시간의 발걸음이 느려진다. 왼쪽 벽에서 희뿌연 빛이 기척을 보낸다. 광대하고 단단한 무언가가 누워 있다. 거대한 돌, 혹은 얼음이 아주 느린 속도로 형체를 분간할 수 없는 물이 되고, 물은 더욱 느리게 수증기로 피어올라 온 세상이 되었다가 다시 돌로 굳어진다. 장 쥘리엥 푸스(Jean-Julien Pous)의 비디오 작품이 환기시키는 완만한 우주적 순환의 ‘세례’를 거쳐 우리는 마침내 ‘사유의 방’에 들어선다.

Cửa vào hẹp và lối đi tối. Ánh sáng hòa quyện bóng đêm nên hầu như không thể làm không gian sáng hơn. Dòng thời gian trở nên chậm lại. Ánh sáng trắng mờ nhạt vương trên bức tường bên trái. Có thứ gì đó rất to và chắc chắn đang nằm ở đó. Đó có thể là hòn đá to hoặc là tảng băng đang tan thành nước với tốc độ rất chậm khiến tảng băng không còn hình thù rõ ràng. Nước từ từ bốc hơi với tốc độ chậm hơn tạo thành màn sương bao phủ cả không gian rồi sau đó đông đặc lại thành một hòn đá. Sau khi trải nghiệm sự tuần hoàn của vũ trụ với nhịp điệu chậm rãi do tác phẩm video của nghệ sĩ Jean-Julien Pous mang lại, chúng tôi cuối cùng cũng đã bước vào “Căn phòng suy ngẫm”.

오감이 깨어난다. 전신의 모공이 조금씩 열리고 내면의 공간이 무한대로 넓어진다. 깨어남과 고요함이 하나가 되는 시간, 부지불식간에 바닥이 조금씩 높아지며 저 어둠과 밝음이 만나는 타원형 지평에 신비스러운 두 존재가 떠오른다. 그들 사이의 가까우면서도 먼 공간 속으로 사유의 여정이 시작된다. 서로 닮았으면서도 서로 다른 두 반가사유상이 교환하는 신비의 미소가 거기 있다.

Bài viết liên quan  남북간 화해 협력의 시작, 판문점 선언 - Khởi đầu của sự hợp tác hòa giải liên Triều, Tuyên bố Bàn Môn Điếm

Năm giác quan được đánh thức. Lỗ chân lông toàn thân mở ra từng chút một và không gian nội tại mở rộng ra vô hạn. Thời khắc khi mà ý thức và sự tĩnh lặng hòa thành một, tự lúc nào sàn nhà dần dần cao lên và ở đường chân trời cong hình bầu dục là nơi giao nhau của bóng tối và ánh sáng xuất hiện hai vật thể huyền bí. Hành trình đến cõi suy ngẫm trong khoảng không vừa gần vừa xa giữa hai bức tượng bắt đầu. Hai bức tượng Phật vừa có điểm giống nhưng cũng có điểm khác nhau, trao nhau nụ cười thần bí.

남산을 등지고 한강을 앞에 눕힌 용산 공원 숲속에 자리한 국립중앙박물관이 건축가 최욱(Choi Wook 崔旭)과 브랜드 스토리 전문팀에 의뢰하여 야심차게 기획하여 2021년 11월 일반에 개방한 공간이 바로 이 방이다. 루브르 박물관을 방문하는 관람객들이 우선 머리에 떠올리는 상징이 <모나리자>라면 이제 서울의 국립박물관을 찾는 이들은 ‘사유의 방’과 그 안에서 만나는 두 구의 금동반가사유상을 가장 먼저 연상할 것이다.

Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc nằm trong rừng ở công viên Yongsan phía trước sông Hán và quay lưng lại với núi Namsan. Nơi này đã được giao cho kiến trúc sư Choi Wook và nhóm chuyên về câu chuyện thương hiệu (brand story) để thực hiện một dự án quan trọng. Đó chính là “Căn phòng suy ngẫm”, được mở cửa cho công chúng tham quan vào tháng 11 năm 2021. Nếu biểu tượng đầu tiên mà khách tham quan đến thăm bảo tàng Louvre nghĩ đến trong đầu là bức tranh “Mona Lisa” thì bây giờ những người đến Bảo tàng Quốc gia Seoul sẽ liên tưởng ngay đến “Căn phòng suy ngẫm” với hai bức tượng Phật bằng đồng mạ vàng ở trong đó.

레오나르도 다빈치가 그린 여인의 초상화(77 × 53 ㎝)는 16세기 초의 그림이지만, 둘 다 높이 1m가 채 되지 않는 국보 78호, 83호 금동 조각상은 그보다 1000년 가까이 앞선 6세기 후반과 7세기 전반에 제작된 신라 불교 미술의 절정이다. 이 걸작들은 이름이 함축한 두 가지 특징을 지녔다. 첫째, 서거나 앉거나 누워 있는 다른 불상들과 달리 둥근 의자에 걸터앉아 오른쪽 발을 왼쪽 무릎 위에 얹고, 앉음과 일어섬 사이의 독특한 자세를 취한다. 그리고 오른쪽 손을 들어서 검지와 중지의 끝을 가볍게 턱에 댄 자세로 생각에 잠긴 모습을 보여 준다. 로댕의 <생각하는 사람>보다 1300년 전부터 이 미륵보살은 무슨 생각을 하고 있는 것일까?

Bức chân dung của người phụ nữ với kích thước (77cm x 53 cm) được vẽ bởi Leonardo da Vinci vào đầu thế kỷ 16. Trong khi đó cả hai bức tượng điêu khắc bảo vật quốc gia số 78 và 83 làm từ đồng mạ vàng là đều cao chưa đến 1m và là đỉnh cao của nghệ thuật Phật giáo Silla được chế tác vào nửa cuối thế kỷ VI và nửa đầu thế kỷ VII. Những kiệt tác này có hai đặc điểm làm nên sự nổi tiếng của nó. Thứ nhất, không giống như các tượng Phật khác đang đứng, ngồi hoặc nằm, hai bức tượng này ngồi trên ghế tròn, đặt chân phải lên đầu gối trái, tạo tư thế độc đáo giữa ngồi và đứng. Đồng thời, tư thế tay phải được nâng lên, hai đốt cuối của ngón trỏ và giữa chạm nhẹ lên cằm cho thấy hình ảnh đắm chìm trong suy nghĩ. Tôi tự hỏi không biết tượng Bồ Tát Di Lặc được chế tác trước tượng “Người suy tư” của Rodin khoảng 1300 năm này đang suy nghĩ gì.

Bài viết liên quan  Cùng khám phá Jeollanam-do - Phần 1: Đong đầy cảm xúc ở Yeosu

불교에서는 생로병사에 대한 깊은 생각에 잠긴 모습이라고 짐작한다. 그러나 불상도 오랜 세월이 지나 미술관에 들어오면 종교로부터 자유로워질 수 있다. 진정한 사유는 나를 버리는 것인 동시에 나를 찾는 길이다. 이 두 반가상은 그 버림과 찾음의 사이의 미세한 진동을 신비로운 미소로 비추며 넓고 깊은 사유의 시공간을 내면화하고 있는 것이 아닐까?

Nhiều nhà người nghiên cứu Phật giáo cho rằng đó là hình tượng đắm chìm trong suy nghĩ sâu sắc về sinh lão bệnh tử trong học thuyết Phật giáo. Tuy nhiên, bức tượng Phật nếu bị đưa vào Bảo tàng Mỹ thuật trong một thời gian quá lâu thì có thể sẽ mất dần đi tính tôn giáo. Sự chiêm nghiệm trầm tư ngay khi thoát khỏi bản thân ta cũng chính là lúc nó quay lại tìm mình. Hai bức tượng Phật này không phải là đang diễn tả khoảng khắc giao động của sự rời bỏ và quay lại bằng nụ cười thần bí, một nội tại của thời gian và không gian vừa rộng vừa sâu sao?

김화영(Kim Hwa-young 金華榮) 문학평론가, 대한민국예술원 회원
Kim Hwa-young: Nhà phê bình văn học, Thành viên Viện Nghệ thuật Hàn Quốc

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here