세계 속의 한국 경제-한강의 기적 – Kinh tế Hàn Quốc trong lòng thế giới – kỳ tích của sông Hàn

0
1230

한국 헌법은 “모든 국민의 재산권을 보장한다.”라고 명시하고 있다. 시장경제체제를 기본으로 하고, 개인과 기업의 자유로운 경제활동을 존중하며, 그로써 얻은 개인과 기업의 이득과 재산을 모두 보장한다. Hiến pháp của Hàn Quốc quy định: “Tất cả các quyền tài sản của công dân đều được đảm bảo”. Trên cơ sở hệ thống kinh tế thị trường, chính phủ tôn trọng hoạt động kinh tế tự do, đảm bảo lợi ích và tài sản của cá nhân và doanh nghiệp.

현대자동차 울산 공장 수출 선적부두 및 야적장-자동차는 한국의 대표적 수출 품목 중 하나이다 Kho xuất khẩu và lưu trữ không mái che của nhà máy ô tô Hyundai ở Ulsan. Ô tô là một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Hàn Quốc.

그러나 헌법은 자본주의적 시장경제를 무제한 보장하지 않는다. 헌법은 자본을 지나치게 남용해 타인에게 피해를 주면 이를 조정할 수 있도록 규정하고 있다. 이는 자유시장경제의 문제점을 보완하기 위한 최소한의 장치이다.

Tuy nhiên, Hiến pháp không bảo đảm tính không giới hạn của nền kinh tế thị trường tư bản. Hiến pháp quy định rằng nhà nước có quyền điều chỉnh trong trường hợp có sự lạm dụng quá mức vốn và gây thiệt hại cho người khác. Đây là cơ chế tối thiểu để bù đắp những vấn đề phát sinh liên quan đến nền kinh tế thị trường tự do.

한국은 세계에 유례가 없을 정도로 빠르게 경제 성장을 이뤘다. 자본과 자원이 거의 없는 여건에서, 더구나 1950년부터 1953년까지 3년간의 전쟁으로 산업시설이 거의 폐허가 된 상태에서 이뤄낸 경제 성장을 세계는 ‘한강의 기적’이라고 한다.

Hàn Quốc đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế chưa từng có trên thế giới. Trong điều kiện khan hiếm vốn và tài nguyên và các cơ sở công nghiệp đã gần như bị hủy hoại sau 3 năm chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), thế giới gọi sự tăng trưởng kinh tế mà Hàn Quốc đã đạt được là “kỳ tích sông Hàn”.

수출 5대 품목 및 수출액 단위:백만 달러,MTI3단위/한국무역협회 2019년 반도체 93,930 자동차 43,036 석유제품 40,691 자동차부품 22,535 평판디스플레이 및 센서 20,657

한국은 1960년대부터 수출주도형 경제발전 계획을 세워 추진했다. 처음에는 원자재나 소규모 공장에서 생산한 경공업제품을 주로 수출하다가, 1970년대부터 중화학공업시설 투자를 통한 경제발전을 추진해 중공업제품 수출의 발판을 마련했다. 지금은 반도체 및 디스플레이 분야에서 선두를 달리고 있다.

Bài viết liên quan  바다가 옷을 벗을 때 Khi bãi biển cởi bỏ lớp áo

Hàn Quốc đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế định hướng xuất khẩu ngay từ những năm 1960. Ban đầu, Hàn Quốc chủ yếu xuất khẩu các nguyên liệu thô hoặc sản phẩm công nghiệp nhẹ được sản xuất tại các nhà máy nhỏ. Từ những năm 1970, Hàn Quốc đã thúc đẩy phát triển kinh tế bằng cách đầu tư vào các cơ sở công nghiệp hóa học và công nghiệp nặng, đặt nền móng cho xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nặng. Hiện tại, Hàn Quốc đang dẫn đầu trong lĩnh vực chất bán dẫn và màn hình.

1988년 서울 올림픽 개최는 한국이 경제적으로 선진국 문턱에 진입하는 계기가 되었다. 외국 언론은 한국을 타이완, 홍콩, 싱가포르와 함께 ‘아시아의 네 마리 용’으로 불렀다. 1996년 12월에는 대부분 선진국으로 구성된 경제협력개발기구(OECD)에 세계 29번째로 가입했다. 아시아의 용을 넘어 ‘세계의 용’으로 거듭난 것이다.

Việc tổ chức Thế vận hội Mùa hè Seoul năm 1988 là cơ hội để Hàn Quốc bước vào ngưỡng cửa của các nước phát triển về kinh tế. Truyền thông nước ngoài đã gọi Hàn Quốc cùng với Đài Loan, Hồng Kông và Singapore là “bốn con rồng châu Á”. Vào tháng 12 năm 1996, Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ 29 gia nhập OECD, tổ chức bao gồm hầu hết các nước phát triển. Không chỉ là “con rồng của châu Á”, Hàn Quốc đã được tái sinh trở thành “con rồng của thế giới”.

수출 실적은 1960년 3,282만 달러에서 1977년 100억 달러를 돌파했으며, 2019년에는 5,422억 달러로 가파르게 늘어났다. 정부수립 무렵인 1953년 1인당 국민소득이 67달러에 불과했으나 2019년에는 32,115달러로 비약적인 증가세를 보였다.

Sản lượng xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng từ 32,82 triệu đô la vào năm 1960 lên 10 tỷ đô la vào năm 1977 và tăng đột phá lên 542,2 tỷ đô la vào năm 2019. Vào thời điểm thành lập chính phủ năm 1953, thu nhập bình quân đầu người chỉ là 67 đô la, thế nhưng đến năm 2019, con số này đã tăng lên tới 32,115 đô la.

국내총생산 및 1인당 국민소득(한국은행,2020년) GDP(단위: 억 달러), 1인당 국민소득(단위: 달러) 1970년 81 225 1980년 643 1,660 1990년 2,703 6,303 2000년 5,335 11,292 2010년 10,147 20,759 2015년 13,824 27,171 2016년 14,147 27,681 2017년 16,164 29,745 2018년 17,252 33,564 2019년 16,463 32,115

한국은 자본과 자원이 부족한 가운데 집중적인 성장을 추구하는 과정에서 대기업 중심의 수출주도형 경제구조를 탄생시켰다. 즉, 대기업 집단이 생기고, 수출과 수입에 크게 의존하는 대외경제에 민감한 경제구조를 갖게 됐다. 1997년 11월에는 국제통화기금(IMF)에 금융지원을 신청하는 외환위기를 맞았다. 고도 경제 성장 후에 처음 닥친 시련이었다.

Bài viết liên quan  Bảo tàng Hangeul Quốc Gia Hàn Quốc (국립한글박물관) - Nơi khám phá sâu sắc hơn về lịch sử Hangeul

Trên con đường theo đuổi tăng trưởng tập trung trong bối cảnh thiếu vốn và tài nguyên, Hàn Quốc đã tạo ra cấu trúc kinh tế xuất khẩu chủ đạo tập trung vào các doanh nghiệp lớn. Nói cách khác, đó là việc hình thành các tập đoàn lớn và cấu trúc kinh tế nhạy cảm với nền kinh tế bên ngoài, phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu và nhập khẩu.

Vào tháng 11 năm 1997, khủng hoảng tiền tệ bùng phát khiến Hàn Quốc phải xin viện trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Đây là thử thách đầu tiên mà Hàn Quốc phải đối mặt sau nhiều năm tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.

교역규모(수출액, 2017년) 단위:백만 달러/통계청 2017년 중국 2,280,367 미국 1,546,273 독일 1,447,967 일본 698,168 한국 573,694 프랑스 534,977 네덜란드 527,776 홍콩 497,579 이탈리아 506,241

과감하게 부실기업을 퇴출하고 구조조정을 시행해 2년 만에 성장률과 물가를 정상으로 돌리고, 경상수지 흑자를 이뤄냈다. 이 과정에서 IMF로부터 빌린 외환을 갚기 위해 국민 350만 명이 집에 보관하던 227t의 금을 모았다.

Hàn Quốc đã mạnh dạn loại bỏ các doanh nghiệp không có khả năng thanh toán và thực hiện tái cơ cấu. Chỉ trong vòng 2 năm, Hàn Quốc đã khôi phục lại được tốc độ tăng trưởng, giá cả thị trường đã trở lại mức bình thường và cán cân vãng lai thặng dư trở lại. Trong quá trình này, 3,5 triệu người dân đã quyên góp 227 tấn vàng dự trữ tại nhà để giúp chính phủ hoàn trả ngoại tệ đã vay từ IMF.

국민이 자발적으로 외채 갚기에 나선 일은 세계의 주목을 받았고, 국제사회에 큰 감명을 줬다. 3년 만에 외환위기를 완전히 극복하는 동안 한국은 국제화된 경제·금융제도를 도입하는 부수효과를 얻기도 했다. 한편, 구조조정 과정에서 정부의 재정지출이 확대되고, 소득불균형이 심화되는 부작용도 나타났다.

Bài viết liên quan  한복 속에 녹아 있는 아름다움 - Vẻ đẹp ẩn chứa bên trong Hanbok

Việc người dân tự nguyện trả nợ nước ngoài đã thu hút sự chú ý của thế giới và gây ấn tượng lớn với cộng đồng quốc tế. Trong thời gian 3 năm khắc phục hoàn toàn cuộc khủng hoảng tiền tệ, Hàn Quốc cũng đã phải nhận về mặt trái của việc áp dụng hệ thống kinh tế và tài chính quốc tế hóa. Gia tăng chi tiêu của chính phủ và bất bình đẳng thu nhập trầm trọng hơn là tác dụng phụ của quá trình tái cơ cấu.

외환보유액 (단위:억 달러/한국은행 2020년) 2014년 3,636 2015년 3,680 2016년 3,711 2017년 3,893 2018년 4,037 2019년 4,088

경제 위기를 극복한 한국 경제는 건실한 성장을 계속했다. 국내총생산(GDP)은 2001년 5,046억 달러에서 2019년에는 3배가 넘는 1조 6,463억 달러로 늘어났다. 이는 세계 12위의 규모다. 경제 위기 기간을 제외하고 매년 4~5%의 높은 경제 성장률을 기록한 것이다. 2008년, 2009년과 세계 경제가 위기 중인 2010년에도 6.3%의 놀라운 경제 성장을 이뤘다. 이러한 성장을 주요 외신들은 위기극복의 모범사례(Textbook Recovery)로 평가했다.

Nền kinh tế Hàn Quốc sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế tiếp tục tăng trưởng vững chắc. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã tăng gấp 3 lần từ 504,6 tỷ đô la vào năm 2001 lên 6.463 tỷ đô la vào năm 2019. Đây là quy mô kinh tế lớn thứ 12 trên thế giới. Ngoại trừ giai đoạn khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc cao ở mức 4 – 5% mỗi năm. Đặc biệt, vào năm 2008, 2009 và cả năm 2010, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang khủng hoảng, Hàn Quốc vẫn đạt được tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc là 6,3%. Sự tăng trưởng này được các cơ quan truyền thông nước ngoài đánh giá là một ví dụ điển hình (Textbook Recovery) để vượt qua khủng hoảng.

한국은 2010년 세계 7대 수출국으로 도약한 데 이어, 2011년부터 2014년까지 4년 연속 무역 1조 달러 실적을 기록했다. 2015년과 2016년에는 주춤했지만 2017년에는 1조 달러 수준을 회복했다. 2019년 4,088억 달러의 외환을 보유하고 있으며, 단기 외채 비율은 32.9%로 G20 가운데 중간 수준을 기록하고 있다.

Hàn Quốc đã nhảy vọt lên trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 7 trên thế giới vào năm 2010 và trong 4 năm liên tiếp từ 2011 đến 2014, Hàn Quốc liên tục ghi nhận thành tích mậu dịch trên 1 nghìn tỷ đô la mỗi năm. Tuy thành tích này đã chững lại vào năm 2015 và 2016 nhưng đã phục hồi mức 1 nghìn tỷ đô la vào năm 2017. Năm 2019, Hàn Quốc sở hữu 408,8 tỷ đô la ngoại hối và tỷ lệ nợ nước ngoài ngắn hạn là 32,9%, nằm ở mức trung bình trong số các nước G20.

국제사회에서도 이런 경제적 성과를 높이 평가하여 한국의 신용등급은 안정적인 수준을 유지하고 있다. Hơn nữa, cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành quả kinh tế này và xếp hạng tín dụng của Hàn Quốc vẫn đang duy trì mức độ ổn định.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here