(P2) 삼국과 여러 나라의 탄생 – Sự ra đời của Tam Quốc và các nhà nước khác

0
991

고조선 말기, 만주와 한반도 일대에는 새로운 부족국가가 속속 탄생했다. 부여는 만주 지린 지역을 중심으로 쑹화강 일대의 평야 지대에서 발흥했으며, 농경과 목축 생활을 하면서 말과 모피 등 특산물을 생산했다.

Vào cuối thời kỳ Gojoseon, các quốc gia bộ lạc mới được sinh ra lần lượt ở Mãn Châu và bán đảo Triều Tiên. Buyeo được thành lập ở vùng đồng bằng sông Songhuajiang ở khu vực trung tâm Cát Lâm ở Mãn Châu. Người Buyeo trồng trọt và chăn nuôi đồng thời sản xuất đặc sản như ngựa và lông thú.

1세기 초에는 왕의 칭호를 사용했으며, 중국과 외교 관계를 맺는 등 활발한 대외관계를 전개했으나, 3세기 말 고구려에 편입됐다. 부여에는 하늘에 제사를 지내고 노래와 춤을 즐기며 죄수를 풀어주는 영고라는 행사가 있었는데 매년 12월에 열렸다. 부여는 지역연맹 단계에서 망했지만, 고구려와 백제의 건국 세력은 부여의 혈통임을 자처하는 등 한민족의 역사에서 중요한 의미를 지닌다. 《삼국사기》에는 부여에서 남하한 고주몽이 기원전 37년에 고구려를 건국했다고 기록됐다.

Đến đầu thế kỷ 1 SCN, họ bắt đầu gọi người lãnh đạo chính là vua và tích cực phát triển quan hệ đối ngoại với các nước khác như Trung Quốc. Vào cuối thế kỷ 3, Buyeo đã sát nhập vào Goguryeo. Người Buyeo tổ chức một lễ hội hàng năm có tên Yeonggo vào tháng 12. Trong lễ hội, họ tổ chức nghi thức hiến tế cho chúa trời, hát, nhảy múa cùng nhau và thả tù nhân. Buyeo đã tan vỡ trong quá trình thành lập liên minh khu vực, nhưng các bè phái đã tham gia thành lập Goguryeo và Baekje vẫn tự hào về dòng máu Buyeo. Trong Samguk sagi (Tam Quốc sử ký) đã nói rằng Gojumong, người đã sáng lập Goguryeo vào năm 37 TCN, có nguồn gốc từ Buyeo.

고구려는 활발한 정복 전쟁을 통해 백두산과 압록강 일대에서 크게 번성하였다. 건국 초기부터 소국들을 정복하면서 압록강 주변의 국내성(통구)으로 도읍을 옮겼다. 중국 한나라 세력을 공략하여 요동 지역으로 통치영역을 확장했으며, 동쪽으로는 한반도 북쪽으로 진출하는 등 만주와 한반도 북부 지역을 지배영역으로 삼아 강국으로 발전했다.

Goguryeo đã giúp các khu vực gần núi Baekdusan và dọc sông Amnokgang (Yalu) phát triển thịnh vượng, chinh phục một số nước nhỏ ở khu vực và chuyển kinh đô tới thành Gungnaeseong (Tonggu) gần sông Amnokgang. Qua rất nhiều cuộc chiến, Goguryeo đã xua đuổi quân xâm lược triều đại Hán, mở rộng lãnh thổ đến Liaodong ở phía Tây, mở rộng về phía Đông bán đảo Triều Tiên và thâm nhập lên phía Bắc. Goguryeo dần trở thành một quốc gia hùng mạnh, giành quyền kiểm soát Mãn Châu và phía Bắc bán đảo Triều Tiên.

함경도와 강원도 북부의 동해안 일대에는 옥저와 동예라는 작은 나라들이 있었으나, 변방에 치우쳐 발전이 늦었다. 해산물이 풍부한 옥저는 고구려에 소금, 어물 등을 공물로 바쳤다. 동예는 매년 10월 무천이란 제천행사를 열어 춤과 노래로 화합하고 하늘에 제사를 지냈으며, 특산물로는 단궁이라는 활과 과실나무 밑을 지나갈 수 있는 작은 말인 과하마가 유명했다. 이 두 나라도 부여와 마찬가지로 고구려에 복속됐다.

Cũng có một số quốc gia nhỏ như Okjeo và Dongye ở dọc bờ biển Đông của bán đảo Triều Tiên, tương ứng với tỉnh Hamgyeong-do và phía Bắc của tỉnh Gangwon-do hiện nay. Do có vị trí nằm ở khu vực xa xôi hẻo lánh nên những quốc gia này phát triển chậm. Okjeo đã nộp nhiều cống vật như muối và cá cho Goguryeo. Người Dongye thường tổ chức một nghi thức hiến tế trời được gọi là Mucheon vào tháng 10 hàng năm, nâng cao tinh thần đoàn kết bằng cách nhảy múa và ca hát cùng nhau. Các đặc sản của họ bao gồm dangung (cung tên) và gwahama (loài ngựa kích thước nhỏ để đi dưới các cây hoa quả). Hai nước Okjeo và Dongye về sau cũng sát nhập vào Goguryeo như Buyeo.

고조선 남쪽에는 마한, 진한, 변한을 비롯한 군소국가들이 발전했다. 경기, 충청, 전라 지역에 분포한 마한은 54개 소국으로 이뤄졌으며, 총 10만 호에 이르는 국가였다. 김해와 마산을 중심으로 변한이란 나라가 있었고, 대구와 경주 중심으로는 진한이 있었다. 각각 4만~5만 호에 이르는 작은 국가였다. 삼한은 5월 수릿날과 10월에 계절제를 열어 하늘에 제사를 지냈다. 이때 온 나라 사람들이 모여 날마다 술과 음식, 노래와 춤을 즐겼다.

Phía Nam Gojoseon có các quốc gia nhỏ phát triển như Mahan, Jinhan và Byeonhan. Mahan là liên minh gồm 54 nước nhỏ với tổng 100.000 hộ gia đình sống tại các tỉnh Gyeonggi-do, Chungcheong-do và Jeolla-do ngày nay. Byeonhan nằm ở khu vực thành phố Gimhae và Masan ngày nay. Jinhan nằm ở khu vực gồm Daegu và Gyeongju ngày nay. Hai nước này đều gồm khoảng 40.000 – 50.000 hộ gia đình. Ba nước nhỏ được gọi chung là Samhan (Tam Hàn). Người Samhan tổ chức các nghi thức hiến tế trời vào tháng 5 và tháng 10. Vào các dịp này, mọi người tụ tập cùng nhau ăn mừng, uống rượu, ca hát và nhảy múa.

Bài viết liên quan  ‘K-뷰티 체험 가능한 ‘뷰티플레이’ 홍대 - Hongdae Beauty Play: Không gian trải nghiệm làm đẹp miễn phí ở Hàn Quốc

철기문화 확산과 농경기술 발전으로 만주 일대와 한반도에 강력한 국가들이 탄생했다. 고구려, 백제, 신라 세 나라다. 삼국 중 고구려가 가장 먼저 국가체제를 정비했으며, 1세기 후반부터 영토를 넓히고, 2세기 후반에는 왕을 중심으로 한 중앙집권화를 강화했다. 4세기 초반 미천왕은 중국 한나라를 한반도에서 몰아냈다. 소수림왕은 372년에 불교를 도입하고 율령을 공포했으며, 국립대학인 태학을 설립하는 등 국가 제도와 통치체제를 정비했다. 그의 아들 광개토대왕은 거란, 숙신, 동부여를 몰아내고 만주 지역으로 영토를 확장했다. 또한 그는 남쪽으로 백제를 공격하여 수많은 성을 점령했으며, 신라에 침입한 왜구를 격퇴하여 한반도 남부까지 영토를 넓혔다.

Cùng với sự lan rộng của văn hóa đồ sắt và sự phát triển các kỹ năng trồng trọt, các quốc gia hùng mạnh bắt đầu được sinh ra ở Mãn Châu và bán đảo Triều Tiên. Đó chính là ba quốc gia: Goguryeo, Baekje và Silla. Goguryeo là quốc gia đầu tiên trong Tam quốc cải tổ chế độ, mở rộng lãnh thổ từ cuối thế kỷ 1 và tăng cường tập trung quyền lực cho vua vào nửa cuối thế kỷ 2. Vào đầu thế kỷ 4, vua Micheon đã đánh đuổi bè phái nhà Hán, Trung Quốc ra khỏi bán đảo Triều Tiên. Vào năm 372 (năm thứ 2 của triều đại vua Sosurim), Goguryeo đã công nhận Phật giáo là quốc giáo, ban hành luật lệ, thành lập trường đại học quốc gia Taehak và cải tổ chế độ thống trị và chế độ quốc gia. Đại đế Gwanggaeto là con trai của vua Sosurim đã đánh đuổi Khiết Đan, Sushen, Dongbuyeo và mở rộng lãnh thổ đến Mãn Châu. Ông cũng giành được nhiều pháo đài của Baekje ở phía Nam, đánh bại quân xâm lược Nhật Bản vào Silla và mở rộng lãnh thổ đến phía Nam bán đảo Triều Tiên.

삼국과 가야(5세기) 지도 – Tam Quốc và Gaya (Thế kỷ 5)

광개토대왕비(고구려, 5세기)- 고구려 제19대 광개토대왕은 오늘날 만주, 연해주에 이르는 광활한 영토를 개척했다. 서기 414년 그의 아들 장수왕은 부왕의 업적을 기리기 위해 지린성 지안현에 비를 세웠다. 높이 6.39m, 무게 37t에 이르는 규모로 총 1,775자의 비문이 음각되어 있다. 고구려 건국 과정과 대외 정복 사업 등이 기록돼 있다. Bia đá của đại đế Gwanggaeto (Goguryeo, thế kỷ 5) – Gwanggaeto, vị vua thứ 19 của Goguryeo, đã mở rộng lãnh thổ vương quốc đến Mãn Châu và các tỉnh gần biển của Siberia. Vào năm 414 SCN, con trai của vua Gwanggaeto, vua Jangsu, đã dựng một bia đá tại thành phố Jian, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc ngày nay để tưởng nhớ các thành tựu vĩ đại của phụ hoàng mình. Tổng cộng có 1.775 chữ khắc được khắc trên bia đá cao 6,39m và nặng 37 tấn. Đây là những ghi chép về quá trình thành lập Goguryeo và mở rộng lãnh thổ.

백제는 한강 유역의 토착 세력과 부여-고구려계 유민과 이민 세력이 결합해 기원전 18년에 세운 국가다. 3세기 중엽 고이왕 때 한강 유역을 완전히 장악하고 중국의 선진문화를 수용하여 정치체제를 정비했다. 4세기 중반 근초고왕은 마한 지역을 정복하고 전라도 남해안까지 진출했다. 북으로는 황해도 지역을 놓고 고구려와 대치했으며, 남으로는 가야 지역에 지배권을 행사했다. 당시 백제가 지배한 땅은 오늘날의 경기도, 충청도, 전라도와 낙동강 중류 지역, 강원도, 황해도에 이르는 넓은 지역이었다.

Baekje là một quốc gia được thành lập vào năm 18 TCN do sự kết hợp giữa người dân bản địa ở lưu vực sông Hàn, người di dân và người dân Goguryeo. Vào giữa thế kỷ 3, vua Goi của Baekje đã hoàn toàn thống trị lưu vực sông Hàn và tiếp nhận nền văn hóa tiên tiến của Trung Quốc để cải tổ hệ thống chính trị. Vào giữa thế kỷ 4, vua Geunchogo đã chinh phục vùng Mahan và tiến đến bờ biển phía Nam của tỉnh Jeolla-do. Dọc biên giới phía Bắc, Baekje đối đầu với Goguryeo trong nỗ lực giành quyền kiểm soát tỉnh Hwanghae-do ngày nay. Baekje cũng đã giành quyền thống trị Gaya ở phía Nam. Vào thời điểm đó, lãnh thổ Baekje bao gồm tỉnh Gyeonggi-do, tỉnh Chungcheong-do, tỉnh Jeolla-do, vùng trung lưu sông Nakdonggang, tỉnh Gangwon-do và tỉnh Hwanghae-do ngày nay.

Bài viết liên quan  Tản mạn bốn mùa

신라는 진한의 소국 중 하나인 사로국에서 출발했다. 경주 지역의 토착 세력 및 유민과 이민 집단이 결합해 기원전 57년 국가로 성장했다. 박, 석, 김 씨 성을 쓰는 인물이 교대로 왕위에 올랐으며, 4세기경에는 낙동강 동쪽을 거의 차지했다. 내물왕은 신라를 침공한 왜를 몰아내기 위해 고구려 군대를 자국 내에 주둔하게 했으며, 고구려를 통해 중국 문물을 받아들이기도 했다.

Silla có nguồn gốc từ Saroguk, một trong những tiểu bang nhỏ của Jinhan. Sự kết hợp của người bản địa Gyeongju và các nhóm người nhập cư đã phát triển thành quốc gia này vào năm 57 TCN. Những người có họ Park, Seok và Kim lần lượt thay nhau nắm quyền. Vào khoảng thế kỷ 4, vương quốc này đã chiếm hầu hết các khu vực phía Đông sông Nakdonggang. Trong triều đại vua Naemul, Silla đã cho phép các đội quân Goguryeo đóng quân trong nước mình để giúp đánh đuổi quân xâm lược Nhật Bản. Silla cũng tiếp nhận nền văn hóa và văn minh Trung Quốc thông qua Goguryeo.

무용총 수렵도(고구려, 5세기) -고구려인의 역동적인 사냥 모습을 보여준다. Cảnh săn bắn trong lăng mộ Muyongchong (Goguryeo, thế kỷ 5). Hình vẽ cho thấy hoạt động săn bắn của người Goguryeo
가야의 금관 – 경상북도 고령에서 출퇴된 것으로 세움장식을 이용하여 관테에 금실로 연결하였으며 돌기를 달아 굽은 옥을 걸 수 있게 한 것이 특징이다. Vương miện vàng của Gaya- Vương miện này được khai quật ở Goryeong, tỉnh Gyeongsang-do. Chiếc vương miện được chế tác bằng cách sử dụng sợi vàng để nối các miếng trang trí dựng đứng hình cành cây vào thân vương miện và ngọc được treo vào các móc nhỏ.

한편 낙동강 하류의 변한 지역에서는 금관가야를 맹주로 하는 가야연맹이 출현했다. 철기문화를 가졌던 연맹은 낙동강 유역 일대에 영향력을 미쳤다. 가야의 작은 나라들은 일찍이 벼농사를 지어 농경문화를 꽃피웠으며 풍부한 철과 해상교통로를 활용해 낙랑, 왜와 활발하게 교역했다.

Ở Byeonhan, khu vực hạ lưu sông Nakdonggang, liên minh Gaya đã xuất hiện với tên gọi là Geumgwan Gaya. Liên minh này đã phát triển văn hóa đồ sắt và có tác động đáng kể đến các khu vực dọc sông Nakdonggang. Các quốc gia nhỏ ở Gaya bắt đầu trồng lúa từ rất sớm và giao dịch tích cực với Nhật Bản và Lạc Lãng, tận dụng lợi thế của sắt sản xuất tại địa phương và các tuyến đường biển thuận tiện.

백제금동대향로(백제, 6세기) – 백제시대의 공예와 미술 문화, 종교와 사상, 제작 기술까지도 파악하게 해주는 귀중한 작품이다. Lư hương lớn bằng đồng mạ vàng của Baekje (Baekje, thế kỷ 6) – Tác phẩm giá trị cao cho thấy kỹ thuật chế tác, văn hóa nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ, tư tưởng và tôn giáo của thời Baekje.

신라의 삼국통일 Thống nhất Tam quốc thành nước Silla
5세기에 고구려, 백제, 신라 3국은 강력한 왕 중심의 통치체제를 갖추고 팽창을 도모했다. 광개토대왕의 아들 장수왕은 427년 평양으로 도읍을 옮기고, 백제의 수도 한성을 점령하는 등 한강 지역은 물론, 죽령(오늘날 충청북도 단양과 경상북도 영주 일대)에서 경기도 남양면에 이르는 선까지 영역을 넓혔다. 이 같은 팽창으로 고구려는 만주와 한반도에 광대한 제국을 형성하고 동북아시아의 패자로 군림하게 됐다.

Vào thế kỷ 5, mỗi nước trong Tam Quốc (Goguryeo, Baekje và Silla) trên bán đảo Triều Tiên đều có một hệ thống quản trị tập trung vào quyền lực của nhà vua và liên tục thúc đẩy sự bành trướng lãnh thổ. Ở nước Goguryeo, vua Jangsu, con trai của vua Gwanggaeto đã di chuyển kinh đô tới Pyeongyang vào năm 427. Ông đã chiếm Hanseong (ngày nay là Seoul), kinh đô của Baekje và các khu vực dọc sông Hàn, mở rộng lãnh thổ xuống Jungnyeong (khu vực Danyang và Yeongju ngày nay) và tới cả huyện Namyang-myeon, tỉnh Gyeonggi-do. Nhờ có sự mở rộng lãnh thổ này, Goguryeo đã thành lập một đế chế rộng lớn trên Mãn Châu và bán đảo Triều Tiên, nổi lên là một thế lực hùng hậu ở Đông Bắc Á.

백제는 고구려의 침입으로 한강 유역을 상실하자 475년 웅진(공주)으로 수도를 옮겼다. 이후 국력을 강화하여 잃은 영토를 회복하기 위한 노력을 펼쳤다. 동성왕은 신라와 동맹을 강화하고 고구려에 맞섰다. 무령왕은 지방통제를 강화하면서 중흥의 기반을 마련했다. 무령왕의 아들 성왕은 수도를 사비(부여)로 다시 옮기고 체제를 정비하면서 신라와 연합하여 한강 유역을 회복했다.

Sau khi mất lưu vực sông Hàn do cuộc xâm lăng của Goguryeo, Baekje đã chuyển kinh đô của mình đến Woongjin (Gongju) vào năm 475. Kể từ đó, quốc gia này đã thực hiện những nỗ lực để tăng cường sức mạnh quốc gia và khôi phục lãnh thổ đã mất. Vua Dongseong của Baekje đã củng cố liên minh với Silla để đối phó với Goguryeo. Vua Muryeong củng cố kiểm soát địa phương nhằm nỗ lực thiết lập nền móng thịnh vượng. Vua Seong, con trai của vua Muryeong, đã di chuyển kinh đô Baekje tới Sabi (ngày nay là Buyeo) và tổ chức lại hệ thống, hợp nhất với Silla để giành lại quyền kiểm soát lưu vực sông Hàn.

Bài viết liên quan  한국, 쿠바와 외교관계 수립 Hàn Quốc - Cuba chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao

신라는 6세기 초 지증왕이 국호를 신라로 바꾸고 정치제도를 정비했으며 수도와 행정구역을 정리했다. 특히 512년 우산국을 정복해 영토에 편입했다. 우산국은 현재의 울릉도와 그 부속 도서인 독도다. 법흥왕은 율령 반포, 공복 제정, 불교 공인을 통해 통치체제를 안정시켰으며, 금관가야를 병합하여 영토를 확장하는 등 중앙집권 국가로서 체제를 정비했다. 진흥왕은 화랑도를 국가적 조직으로 개편하고 영토를 크게 확장했다. 백제로부터 한강 유역을 빼앗고, 고령의 대가야를 멸망시켜 낙동강 유역을 모두 차지했으며, 동해안을 따라 함흥평야까지 영토를 넓혔다.

Về phía Silla, vua Jijeung đã thay đổi tên hiệu thành Silla vào đầu thế kỷ 6, cải cách hệ thống chính trị và tái cơ cấu khu vực hành chính, gồm cả thủ đô. Ông đã chinh phục và hợp nhất Usanguk vào lãnh thổ của Silla vào năm 512. Usanguk bao gồm đảo Ulleungdo hiện tại và hòn đảo gắn liền với nó, Dokdo. Vua Beopheung đã củng cố hệ thống thống trị bằng cách công bố luật pháp, đưa ra các luật về quan chức, công nhận Phật giáo là tôn giáo chính thức của quốc gia. Ông cũng sát nhập Geumgwan Gaya nhằm nỗ lực mở rộng lãnh thổ, xây dựng nhà nước tập quyền. Vua Jinheung đã tái tổ chức Hwarangdo thành tổ chức mang tính quốc gia và mở rộng đáng kể lãnh thổ. Ông đã lấy quyền cai quản các vùng đất dọc sông Hàn từ Baekje, xâm chiếm Dae Gaya ở Goryeong, giành lấy các vùng dọc sông Nakdonggang và mở rộng lãnh thổ tới vùng đồng bằng Hamheung theo dọc bờ biển Đông.

중국을 통일한 수나라는 100만 명이 넘는 병력을 동원해 고구려를 침공했으나 참담한 패배를 당했다. 특히 고구려의 을지문덕 장군은 612년 살수(지금의 청천강)에서 수의 군사를 거의 전멸시켰는데, 이를 살수대첩이라고 한다. 국력이 소모된 수나라를 618년에 멸망시킨 당나라도 고구려를 수차례 침략했으나 실패했다.

Nhà Tùy (Trung Quốc), triều đại đã thống nhất tất cả lục địa Trung Quốc thành một quốc gia, huy động hơn một triệu lính để tấn công Goguryeo nhưng phải nhận thất bại khủng khiếp. Đặc biệt, trong trận Tát Thủy năm 612, đại tướng Eulji Mundeok của Goguryeo đã đánh bại hầu hết quân xâm lược Trung Quốc ở Salsu (ngày nay là sông Cheongcheongang). Triều đại nhà Tùy chịu tổn thất to lớn do thất bại này và rơi vào tay Nhà Đường vào năm 618. Nhà Đường Trung Quốc cũng tấn công Goguryeo vài lần nhưng đều thất bại.

고구려가 수와 당의 침입을 막아내는 동안 백제는 신라를 자주 공격했다. 신라는 고구려와 동맹을 시도했으나 실패한 후 당과 손을 잡고 백제를 침공했다. 김유신이 거느린 신라군은 황산벌에서 계백이 이끄는 백제 결사대를 격파하고 백제의 사비성에 진출했다. 한편 당나라 군대는 금강하구로 침입했다. 신라와 당의 협공을 받은 백제는 660년에 항복했다.

Trong quá trình Goguryeo ngăn chặn sự tấn công xâm lược của nhà Tùy và Đường Trung Quốc thì Baekje thường xuyên tấn công Silla. Silla sau khi thất bại trong việc tìm kiếm sự liên kết với Goguryeo, cuối cùng đã liên kết với nhà Đường xâm chiếm Baekje. Quân đội Silla với sự lãnh đạo của Kim Yu-shin đã đánh bại lực lượng tinh nhuệ của quân đội Baekje với chỉ huy là Gyebaek ở Hwangsanbeol và hành quân đến Sabi, thủ đô của Baekje. Quân đội của nhà Đường Trung Quốc đã xâm lược Baekje qua cửa sông Geumgang. Cuối cùng, Baekje đã đầu hàng thế lực Silla – nhà Đường vào năm 660.

백제를 멸망시킨 신라는 당과 연합하여 동북아시아의 최강국가인 고구려를 공격했다. 중국의 두 제국과 오랜 전쟁을 치러 국력이 소모돼 있던 터라 고구려 또한 668년에 멸망했다. Thế lực Silla – nhà Đường sau đó đã tấn công Goguryeo, vương quốc hùng mạnh nhất Đông Bắc Á. Goguryeo khi đó đã dùng hết tiền tài, sức lực trong hai cuộc chiến tranh quy mô lớn chống lại hai triều đại Trung Quốc nên cuối cùng đã sụp đổ vào năm 668.

당은 백제의 옛 땅에 웅진도독부, 고구려 지역에는 안동도호부 등을 만들어 직접 통치하고, 신라의 수도 경주에도 계림도독부를 설치해 한반도를 지배하려고 획책했다. 이에 신라는 당나라에 맞서 전쟁을 벌여, 금강하구의 기벌포에서 당의 수군을 격파해 세력을 완전히 몰아냈으며, 평양에 있던 안동도호부도 몰아냄으로써 676년 삼국을 통일했다.

Nhà Đường đã lập các bộ chỉ huy ở khu vực Andong của Goguryeo, khu vực Woongjin của Baekje để cai trị và thành lập bộ chỉ huy Gyerim ở ngay thủ đô Gyeongju của Silla, mong muốn kiểm soát toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Silla đã tiến hành cuộc chiến chống lại nhà Đường, đánh bại hải quân nhà Đường tại cảng Gibeol gần cửa sông Geumgang và đánh đuổi toàn bộ lực lượng nhà Đường ra khỏi bán đảo. Cuối cùng, thông qua việc phá hủy bộ chỉ huy Andong, Silla đã hoàn thành chiến công vĩ đại là thống nhất bán đảo Triều Tiên vào năm 676.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here