민화, 다양한 소재가 상징하는 삶의 이야기 – Tranh dân gian, câu chuyện cuộc sống được biểu đạt qua các chủ đề phong phú

0
1207

주로 조선 시대 후기에 널리 그려진 민화는 민중에 의해 창작되고 향유되었다. 그림을 전문적으로 배우지 못한 일반 서민들이 그렸기에 직업 화가에 비해 표현법이 미숙하지만, 오히려 민중의 집단적 가치관과 상상력, 세속적 소망이 자유분방하게 펼쳐져 흥미로운 세계를 이룬다. 또한 각 소재마다 의미하는 주제가 다르다는 점도 민화의 큰 특징이다.

Tranh dân gian minhwa được vẽ rộng rãi vào thời hậu kỳ Joseon, chủ yếu được sáng tác và thưởng thức theo thị hiếu của quần chúng. Họ là những thường dân không được học hội họa một cách bài bản, vì thế, nếu so với họa sĩ chuyên nghiệp, phương pháp thể hiện còn vụng về, thô sơ. Tuy nhiên thay vào đó, trí tưởng tượng và giá trị quan mang tinh thần đại chúng cùng những ước muốn trần tục được phơi bày một cách tự do tự tại trong tác phẩm đã tạo nên một thế giới đầy thi vị. Không những thế, đặc trưng tiêu biểu cho tranh dân gian nằm ở sự khác biệt từng chủ đề có ý nghĩa khác nhau mang đến.

“Núi Geumgang”. Cuối triều đại Joseon. Mực và màu sáng trên lụa. 50,2 x 34,6 cm. Bảo tàng Trường Đại học Sun Moon.
“Thảo trùng hoa điểu”. Cuối triều đại Joseon. Mực và màu trên giấy. 69,1 × 41,2 cm. Bảo tàng Đại học Sun Moon.

산수화 – Tranh sơn thủy
동아시아에는 유가, 불가, 노장사상 등을 근간으로 자연을 인간과 하나로 느끼며 살아온 오랜 전통이 있다. 산수화는 이 문화권에서 공유하고 있는 자연에 대한 깊은 친화감과 일체감이 만들어 낸 회화 장르이다. 그렇기에 가장 널리 그려지고 중요하게 여겨졌다.

Tại khu vực Đông Á, tự nhiên và con người được quan niệm là một thể thống nhất, hòa quyện với nhau. Đây là truyền thống đã được tồn tại từ lâu đời dựa trên nền tảng Nho giáo, Phật giáo, tư tưởng Lão Trang. Tranh sơn thủy (sansuhwa) là thể loại hội họa thể hiện sự hòa quyện và hợp nhất với thiên nhiên rõ nét ở vùng văn hóa ấy. Đặc trưng này có mặt trong hầu hết các tác phẩm, ngầm khẳng định vị thế quan trọng của thiên nhiên với con người.

민화의 산수화는 정통 회화를 모방하면서 비롯됐다. 주로 정선(鄭敾 1676~1759)의 진경산수화법을 모방한 그림들이 다수를 이룬다. 진경산수화는 민화가 주로 그려진 조선 시대 후기와 시대적 배경을 같이하는데, 이런 이유 외에도 진경산수화법이 사물을 대담한 필법으로 단순화시켜 표현했기 때문에 정통 회화의 섬세한 묘사력을 그대로 따라 그릴 수 없었던 아마추어 화가들이 비교적 모방하기가 수월했던 까닭도 있다.

Bài viết liên quan  인플루언서가 된 한국의 캐릭터들 - Các nhân vật hoạt hình Hàn Quốc vươn tầm thế giới

Tranh sơn thủy minhwa được khởi đầu từ việc mô phỏng hội họa chính thống, chủ yếu là các tác phẩm bắt chước họa pháp sơn thủy tả thực của Jeong Seon (1676–1759). Tranh sơn thủy tả thực có cùng bối cảnh với thời kỳ hậu Joseon – thời kỳ nhiều bức họa minhwa được ra đời. Ngoài lý do này, họa pháp sơn thủy tả thực (jingyeong sansuhwa) thể hiện đơn giản hóa sự vật bằng bút pháp táo bạo khiến cho những họa sĩ nghiệp dư tái hiện được nguyên bản một cách dễ dàng dù rằng không thể vẽ y nhưhọa sĩ chính thống, vốn là những người có năng lực mô tả sự vật đầy tinh tế.

화조도 – Tranh thảo trùng hoa điểu
정통 회화의 화조도는 자연의 아름다움을 존재하는 그대로 충실히 표현한다. 반면에 민화의 화조도는 여기에 더해 남녀의 화합을 기원하는 의미를 보탰고, 이를 통해 화려한 장식성과 주술성을 동시에 지니게 되었다. 주로 다뤘던 소재는 모란, 석류, 연꽃, 매화, 국화, 수선화, 목련, 난초 등의 꽃과 꿩, 봉황, 학, 기러기, 오리, 닭, 해오라기, 원앙, 제비, 꾀꼬리, 참새 등의 새이다.

Tranh thảo trùng hoa điểu (hwajodo) miêu tả đầy chân thật vẻ đẹp tồn tại trong thế giới tự nhiên. Mặt khác, tranh minhwa vẽ hoa lá và chim chóc còn mang ý nghĩa cho sự hòa hợp nam nữ. Điều này khiến cho thể loại tranh này vừa có mang đậm tính trang trí lại vừa mang tính tâm linh. Đề tài chủ đạo của dòng tranh này là các loại hoa như: mẫu đơn, thạch lựu, sen, mai, cúc, thủy tiên, mộc liên, phong lan; các loại chim như: chim trĩ, phượng hoàng, hạc, ngỗng trời, vịt, gà, diệc trắng, uyên ương, chim én, sơn ca, chim sẻ…

가장 널리 그려진 모란은 부귀와 행복을 상징한다. 석류는 잘 익은 열매 안에 무수히 들어박힌 씨앗들처럼 자식을 많이 낳으라는 기원을 담았으며, 꿩이나 원앙•오리 등은 항상 암수를 함께 그려 부부간 사랑과 화합을 바랐다.

Hoa mẫu đơn xuất hiện nhiều nhất trong các bức họa, tượng trưng cho phú quý và hạnh phúc. Thạch lựu thay cho niềm mong ước con cháu đầy đàn giống như hạt đầy ắp trong trái chín mọng. Cặp chim trĩ hay đôi uyên ương, đôi ngỗng… luôn được vẽ đủ trống mái nhằm tượng trưng cho khao khát về tình yêu và hòa hợp của phu thê.

Bài viết liên quan  한국 화장품의 즐거움 - Tận hưởng mỹ phẩm Hàn Quốc
“Bình phong gấp mười tấm với mười biểu tượng trường tồn”. Nửa sau thế kỷ 18. Mực và màu trên lụa. 210 × 552,3 cm. Leeum, Bảo tàng Nghệ thuật Samsung.

십장생도 – Tranh thập trường sinh
건강과 장수를 바라는 인간의 보편적 소망을 표현한 십장생도에는 거북•학•소나무•불로초•사슴•산•바위•물•구름•해•복숭아•대나무 등이 그려졌다. 이는 정령 숭배에 바탕을 둔 자연 존중 사상인 샤머니즘이 지배했던 고대의 원시 종교로부터 비롯된 그림이라고 할 수 있다.

Tranh thập trường sinh (sipjangsaengdo) thể hiện cho ước nguyện phổ biến của con người là mong ước sức khỏe và trường thọ. Trong tranh có rùa, hạc, thông, nấm trường sinh, hươu, núi, đá, nước, mây, mặt trời, quả đào, cây tre… Đây là thể loại tranh bắt nguồn từ tín ngưỡng Shaman giáo cổ đại, tôn trọng tự nhiên dựa trên nền tảng sùng bái linh hồn.

고대 사회에서 샤머니즘은 국가 종교로서의 위상을 지니고 지배 계층에서부터 백성들에게까지 절대적 영향을 끼쳤다. 이렇듯 오랜 역사를 지닌 샤머니즘적 사고는 사람들의 무의식 깊은 곳에 각인되어 훗날 불교가 들어온 뒤에도 여전히 영향을 미치게 되는데, 이것이 십장생도 탄생의 배경이 된 것으로 보인다. 여러 장르 중에서 특히 색채가 강렬하고 화려해 한국 고유의 색채 감각을 느낄 수 있는 좋은 자료이다.

Shaman giáo trong xã hội cổ đại giữ vị thế là tôn giáo quốc gia, gây ảnh hưởng tuyệt đối từ giai cấp thống trị đến quần chúng. Tư tưởng Shaman giáo được khắc sâu trong tâm thức của người dân. Vì thế, cho dù sau này Phật giáo du nhập thì ảnh hưởng của Shaman giáo vẫn rất sâu sắc. Đây được xem là bối cảnh ra đời của tranh vẽ thập trường sinh. Dòng tranh này đẹp nhờ gam màu mạnh và sặc sỡ đặc biệt không bị lẫn với các thể loại tranh khác. Nhờ đó, người xem tranh có thể cảm nhận được màu sắc vốn có trong tranh của Hàn Quốc.

“Bình phong gấp mười hai tấm bảng với chủ đề thần tiên” (một phần). Choe U-seok (1899-1964). Không xác định niên đại. Mực và màu trên lụa. 181,5 x 285 cm. Bảo tàng Dân tộc Quốc gia Hàn Quốc.

신선도 – Tranh thần tiên
신선 사상은 한반도 최초의 국가였던 고조선 시대로 거슬러 올라가는 오랜 역사를 갖고 있고, 오늘날 한국인들의 국조인 단군도 신선이 되었다고 전해진다. 한국인은 신선이 인간과 전혀 다른 별개의 존재가 아니라, 인간이 속세를 떠나 자신과 세계를 응시하는 깊은 수양을 통해 궁극적인 깨달음을 얻으면 삶과 죽음의 세계를 초월한 신선이 된다고 믿었다.

Bài viết liên quan  서울의 멋·맛·흥 한 자리에···‘서울페스타 2024’ 내달 1일 개막 - SEOUL FESTA 2024: Khám phá nét quyến rũ của thành phố Seoul

Tư tưởng thần tiên (sinseon) trong Đạo giáo và Phật giáo có lịch sử lâu đời. Quay lại thời đại Gojoseon, quốc gia đầu tiên của bán đảo Hàn tương truyền có vua Dangun, vị vua lập quốc của dân tộc Hàn sau khi thoái vị đã trở thành thần tiên. Người Hàn Quốc tin rằng thần tiên không hề tồn tại tách biệt với con người. Nếu con người rời xa thế giới trần trục, biết giác ngộ tận cùng thông qua quá trình tu thân sâu sắc nhìn thấu vào bản thân và vũ trụ thì sẽ trở thành thần tiên bất tử.

자연과 하나가 되어 불로장생하며, 고통스러운 세상사에 휩쓸리지 않고 지혜롭고 욕심없이 살아가고자 했던 믿음이 그림으로 나타난 것이 신선도이다. Tranh dân gian sinseon thể hiện được sự hợp nhất với thiên nhiên để trường sinh bất lão, thoát khỏi nỗi thống khổ của nhân tình thế thái, khát vọng sống một cách thông thái, không sân si, tham lam.

“Tranh chữ: Trung (忠).” Thế kỷ 19. Mực và màu trên giấy. 90,2 × 34,2 cm. Bộ sưu cá nhân.
“Tranh chữ: Đễ (悌).” Đầu thế kỷ 20. Mực và màu trên giấy. 55 x 33 cm. Bộ sưu tập cá nhân.

문자도 – Tranh văn tự
문자도는 유교적 윤리 덕목들을 글자로 쓰고 획의 안이나 밖에 그것에 합당한 옛 고사를 그림으로 그린 독특한 양식이다. 주로 쓰인 글자는 효(孝), 제(悌), 충(忠), 신(信), 예(禮), 의(義), 염(廉), 치(恥) 여덟 글자로 각 글자마다 그 의미를 상징하는 동물, 꽃, 물건 등이 그려진다.

Tranh chữ văn tự đồ (munjado) là hình thức tranh độc đáo dùng chữ viết thể hiện các chuẩn mực đạo đức Nho giáo, đồng thời dùng nét vẽ để họa lại các tư tưởng cổ xưa. Tám chữ chủ yếu được viết trên bình phong tám tấm là Hiếu (孝), Đễ (悌), Trung (忠), Tín (信), Lễ (禮), Nghĩa (義), Liêm (廉), Sỉ (恥). Trên mỗi chữ đều khắc họa hình ảnh động vật, hoa lá, đồ vật… tương ứng với ý nghĩa của chữ ấy.

예를 들어 제(悌) 자 그림에는 어려운 일이 있을 때마다 서로 돕고 사는 형제를 상징하는 할미새, 화합을 상징하는 상체꽃(산앵두)이 등장한다. 문자도는 추상적 표현과 사실적 표현이 조화를 이룬 독특한 구성으로 주목을 받는다.

Ví dụ ở tranh chữ Đễ xuất hiện chim chìa vôi tượng trưng cho tình huynh đệ sống và tương trợ lẫn nhau mỗi khi gặp hoạn nạn và khó khăn, hoa việt quất tượng trưng cho sự hòa hợp. Tranh chữ munjado được chú ý bởi bố cục độc đáo, trong đó tính trừu tượng và tính thực tế được thể hiện cân đối, hài hòa.

임두빈(Im Doo-bin 任斗彬) 미술평론가
Im Doo-bin, Nhà phê bình nghệ thuật
Dịch. Trần Nguyễn Nguyên Hân

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here