한국형 배달산업, 그 빛과 그림자 – Ngành công nghiệp giao hàng Hàn Quốc: Ánh sáng và bóng tối

0
780

COVID-19의 영향으로 비대면 방식(contactless methods)이 생활 전반에 확산되고 있는 가운데 배달 산업이 주목을 끌고 있다. 단순한 음식 주문을 위한 모바일 앱의 기능을 넘어 다양한 품목으로 서비스 범위를 넓히고 배달 대행까지 제공하는 플랫폼들이 가파른 성장을 보이는 한편, 독점 기업의 등장과 플랫폼 노동자의 처우 개선이 숙제로 남아 있다.

Với tác động của COVID-19, các hình thức thanh toán không tiếp xúc (contactless methods) đang ngày một thịnh hành trong cuộc sống, và trong đó ngành công nghiệp giao hàng đang thu hút được sự chú ý. Chúng ta có thể thấy các ứng dụng di động không còn là công cụ đơn thuần để đặt đồ ăn mà đã mở rộng phạm vi dịch vụ tới nhiều loại mặt hàng đa dạng trong cuộc sống và phát triển thành những nền tảng cung cấp dịch vụ giao hàng. Trong khi các nền tảng này đang nhanh chóng mở rộng thì bài toán về lao động và tình trạng độc quyền vẫn còn là một thách thức.

2018년 국내 온라인쇼핑 거래액이 처음으로 100조 원을 돌파하고 114조 원을 기록했다. 그해 음식 배달 거래액은 총액의 4.6%에 불과했다. 그러나 통계청의 최근 온라인쇼핑 동향 조사에 의하면 올해 상반기 온라인 음식 서비스 거래액은 매월 1조 원을 훌쩍 뛰어넘었다. 4월 한 달만 보더라도 전년 대비 83.7%가 증가했고 매출 총액 1위를 차지한 음·식료품(12.7%)과 2위 가전·전자·통신기기(11.5%)에 이어 3위(10.5%)를 기록했다.

Vào năm 2018, khối lượng giao dịch mua sắm trực tuyến của Hàn Quốc lần đầu tiên vượt ngưỡng 100 nghìn tỷ won, đạt mức 114 nghìn tỷ won. Năm đó giao dịch giao hàng đồ ăn chỉ chiếm 4,6% tổng số. Tuy nhiên, theo thống kê về xu hướng mua sắm gần đây thì trong nửa đầu năm nay, các giao dịch cho thức ăn trực tuyến đã vượt quá một nghìn tỷ won mỗi tháng. Có thể lấy ví dụ, riêng vào tháng tư, giao dịch đồ ăn đã tăng 83,7% so với cùng kì năm ngoái, chiếm thị phần thứ ba ở mức 10,5%, sau hàng tạp hoá và đồ uống ở mức 12,7% và thiết bị gia dụng , điện tử viễn thông ở mức 11,5%.

물론 이 같은 성장 추세에는 COVID-19의 영향이 크다. 사회적 거리 두기로 인해 외식 소비가 급감한 대신 배달이 그만큼 늘었기 때문이다. 모바일 데이터 리서치 업체 오픈서베이의 조사 결과에 의하면 COVID-19 확산으로 외출이 꺼려져서 음식 배달 서비스를 이용하게 된 40~50대 소비자가 약 70%에 근접하는 것으로 나타났다. 음식 배달을 달가워하지 않던 이들 연령층의 소비자 유입은 큰 의미를 지닌다. 업계에서는 모바일 배달 앱의 편의성을 경험한 소비자들이 COVID-19가 종식된 이후에도 음식 주문에 머물지 않고 다른 상품들의 온라인 쇼핑을 이어갈 것으로 전망한다.

Tất nhiên, xu hướng tăng trưởng này chịu ảnh hưởng từ dịch COVID-19 rất nhiều. Điều này là do giãn cách xã hội, trong khi việc ăn ngoài giảm mạnh thì dịch vụ giao hàng tại nhà lại tăng cao. Theo khảo sát do công ty nghiên cứu dữ liệu di động thực hiện, khoảng 70% người tiêu dùng ở độ tuổi 40 tới 50 ngại ra ngoài do sự lây lan của COVID-19 đã sử dụng dịch vụ giao đồ. Việc du nhập của tầng lớp tiêu dùng vốn trước đây không hề ưa thích loại hình này là một sự thay đổi đáng chú ý. Các số liệu trong ngành cho thấy rằng, khi được trải nghiệm sự tiện lợi của các ứng dụng giao hàng trên thiết bị di động, người tiêu dùng có thể sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến sau khi đại dịch kết thúc – không chỉ đối với thực phẩm mà còn đối với các sản phẩm khác.

COVID-19 확산에 따라 비대면 소비가 급증하는 가운데 서울 시내의 한 택배 물류센터에서 배송 지역별로 주문된 물품의 분류 작업이 긴박하게 진행되고 있다. 택배 인력의 과로와 노동 환경이 새로운 사회 문제로 부각되었다. Khi nhu cầu đối với dịch vụ giao hàng không tiếp xúc tăng đột biến trong bối cảnh bùng phát COVID-19, trung tâm phân phối của một công ty chuyển phát ở Seoul luôn đông đúc với các bưu kiện và nhân viên phân loại chúng theo điểm đến. Khối lượng công việc quá mức và điều kiện lao động của những người trong ngành dịch vụ chuyển phát đã nổi lên như một vấn đề xã hội mới. ⓒ 연합뉴스

서비스 품목의 확장 – Mở rộng sản phẩm dịch vụ
모바일 앱에 기반한 국내의 배달 플랫폼들은 현재의 위기가 시작되기 이전부터 음식 배달의 성장을 이끌어 왔다. 2007년 애플사의 ‘아이폰’이 등장한 이후 배달 플랫폼들은 모바일에서 기회를 잡으며 성장하기 시작했다. 전단지와 홍보 책자를 보고 전화로 주문했던 기존 방식이 모바일 앱을 통한 주문 구조로 빠르게 바뀐 것이다. 배달 플랫폼들은 음식점 주인들에게 우선적으로 가게를 노출해 주는 광고를 판매하거나 주문 1건당 중개 수수료를 받는 방식으로 수익 모델을 만들었다.

Các nền tảng phân phối dựa trên ứng dụng dành cho thiết bị di động đã và đang thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường nội địa kể từ trước cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện nay. Khi Apple giới thiệu iPhone vào năm 2007, các nền tảng giao hàng đã tìm thấy cơ hội của họ trong môi trường di động và bắt đầu phát triển nhanh chóng. Phương pháp đặt hàng truyền thống là xem tờ rơi quảng cáo và đặt hàng qua điện thoại nhanh chóng chuyển sang cấu trúc đặt hàng thông qua thiết bị di động. Các nền tảng giao hàng đã tạo ra một mô hình lợi nhuận bằng cách bán quảng cáo cho các chủ cửa hàng để giới thiệu nhà hàng, hoặc bằng cách nhận phí môi giới cho mỗi đơn đặt hàng.

2019년 3월 한국외식업중앙회의 조사에 따르면 전체 음식점 배달 주문의 62.2%가 앱을 통해 들어왔고 전화 주문은 37.5%에 불과했다. 소비자를 대상으로 한 조사 결과도 비슷한 수치를 보였다. 오픈서베이가 올 상반기 전국 20~59세 남녀 1,500명을 대상으로 진행한 조사 결과, 약 60%가 배달 전문 웹사이트와 스마트폰 앱을 통해서 음식 배달 서비스를 이용하고 있는 것으로 나타났다.

Bài viết liên quan  [Đọc- Dịch tiếng Hàn] [Danh mục kiểm tra dành cho bậc cha mẹ] Tôi đang hiểu rõ con mình đến mức độ nào?

Một cuộc khảo sát của Hiệp hội Công nghiệp Dịch vụ Thực phẩm Hàn Quốc vào tháng 3 năm 2019 chỉ ra rằng 62,2% tổng số đơn đặt hàng giao đồ ăn là qua ứng dụng và chỉ 37,5% đơn đặt hàng qua điện thoại. Kết quả một cuộc khảo sát người tiêu dùng cũng cho thấy kết quả tương tự. Theo kết quả do Open Survey thực hiện trên 1.500 nam giới và phụ nữ từ 20 đến 59 tuổi trên toàn quốc trong nửa đầu năm nay, khoảng 60% sử dụng dịch vụ giao đồ ăn thông qua các trang web giao hàng chuyên dụng và ứng dụng trên điện thoại thông minh.

배달 플랫폼들은 저마다의 방법으로 음식점과 소비자 양쪽에 다양한 혜택을 제공하면서 경쟁하고 있다. 특히 주문과 동시에 음식 값과 배달료 결제까지 한번에 끝내는 간편 결제 시스템이 소비자들의 호응을 얻고 있다. 주문한 상품을 배달원으로부터 수령할 때 현금이나 카드로 결제하던 종전의 COD(cash on delivery 또는 collect on delivery) 방식이 COVID-19 이후 간편 결제로 빠르게 대체되고 있는 추세이다. 더 나아가 배달원을 아예 접촉하지 않도록 주문 시 ‘문 앞 배달’을 요청하는 옵션도 일반화되고 있다.

Các nền tảng giao hàng đang cạnh tranh theo nhiều cách khác nhau, mang lại nhiều lợi ích cho cả cửa hàng lẫn người tiêu dùng. Đặc biệt, hệ thống thanh toán đơn giản giúp hoàn tất việc chi trả tiền đồ ăn và phí giao hàng cùng lúc cho một đơn đặt hàng đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Phương thức COD (tiền mặt/ thu tiền khi giao hàng) thông thường được sử dụng để thanh toán bằng tiền mặt hoặc thẻ khi nhận sản phẩm đặt hàng từ đơn vị chuyển phát, nhanh chóng được thay thế bằng phương thức thanh toán đơn giản hơn sau COVID-19. Hơn nữa, việc người tiêu dùng còn có sự lựa chọn yêu cầu “đặt thực phẩm trước cửa” để tránh tiếp xúc với người khác cũng đang dần trở nên phổ biến.

또 하나의 두드러진 경향은 서비스 카테고리의 확장이다. 주로 조리 음식 배달을 중개하던 배달 업체들이 최근에는 과자나 라면 같은 가공식품부터 생수, 화장지, 세제 등의 생활필수품, 그리고 과일·채소·정육처럼 냉장·냉동 보관이 필요한 신선 식품 및 가정 간편식까지 전방위적으로 품목을 넓혀가고 있다. 예컨대 국내 1위 배달 플랫폼 배달의민족을 운영하는 우아한형제들이 2019년 론칭한 B마트는 대형마트에서 구매할 수 있는 거의 대부분의 제품을 갖추고 있다. 2위 요기요와 3위 배달통을 운영하는 딜리버리히어로코리아 역시 지역 편의점 및 대형마트와 제휴하여 배달 품목을 대폭 확장하고 있다.

Thêm vào đó, một xu hướng đáng chú ý khác là việc mở rộng danh mục dịch vụ. Các công ty giao hàng, trước đây chủ yếu môi giới giao thực phẩm đã nấu chín, gần đây đã mở rộng đa chiều từ thực phẩm chế biến sẵn như bánh kẹo, mỳ gói sang nhu yếu phẩm hàng ngày như nước khoáng, giấy vệ sinh, chất tẩy rửa và thực phẩm tươi sống cần bảo quản lạnh hay giữ đông như trái cây, rau, thịt và món ăn chế biến sẵn cho gia đình. Ví dụ, năm 2019 Woowa Brothers Corp., công ty điều hành ứng dụng giao hàng lớn nhất Hàn Quốc Baedal Minjok (gọi tắt là Baemin) đã ra mắt B-mart, một dịch vụ giao hàng nhanh với hầu hết các sản phẩm có sẵn trong siêu thị. Delivery Hero Korea, chủ sở hữu của các nền tảng giao hàng lớn thứ hai và thứ ba Yogiyo, Baedaltong cũng đang mở rộng danh mục dịch vụ với sự hợp tác cùng các cửa hàng tiện lợi và siêu thị địa phương.

그런가 하면 음식점을 대상으로 식자재, 포장 용기 등 부자재 공급까지 사업을 확장하는 배달 플랫폼들도 늘고 있으며, 매장 POS(point of sale) 시스템을 직접 개발하여 음식점에 공급하는 사업자들도 속속 등장하고 있다. Số lượng các nền tảng giao hàng mở rộng hoạt động kinh doanh để cung cấp nguyên phụ liệu như nguyên liệu thực phẩm, bao bì đóng gói cho các cửa hàng ngày một tăng, cùng lúc đó, nhiều doanh nghiệp trực tiếp phát triển hệ thống điểm bán hàng (POS) cũng đang lần lượt ra đời.

일반인 라이더들을 활용해 배달 대행 서비스를 제공하는 부릉프렌즈의 배달용 자전거들이 지하철역 옆에 가지런히 놓여 있다. 배달 대행 업체들은 등록된 전문 라이더들만으로는 폭주하는 주문을 소화해 내기 어렵게 되자 일반인 라이더들도 모집하고 있다. Xe đạp giao hàng cho Vroong Friends đang ở chế độ chờ gần ga tàu điện ngầm. Bất kì ai đăng kí làm tài xế bán thời gian trên nền tảng đều có thể sử dụng xe đạp để giao hàng. Các nhà cung cấp dịch vụ giao hàng gặp khó khăn trong việc giải quyết lượng đơn hàng với đội ngũ nhân viên toàn thời gian đã bắt đầu tuyển dụng nhân viên bán thời gian. ⓒ 엄지용

독점과 경쟁 – Độc quyền và cạnh tranh
그동안 국내 음식 배달 플랫폼 시장은 양강 구도를 형성하고 있었다. 첫 번째 진영은 2010년 6월 배달의민족을 출시한 국내 기업 우아한형제들이다. 다른 하나는 요기요의 창업에 이어 배달통을 인수 운영하고 있는 독일 법인 딜리버리히어로코리아다. 요기요는 법인 설립 이듬해인 2012년 서비스를 시작했다. 그리고 2014년에는 2010년 4월 국내 최초로 등장한 배달 앱 배달통을 인수해 시장 점유율을 획기적으로 높였다.

Trong suốt thời gian vừa qua, thị trường giao hàng Hàn Quốc đang có cấu trúc độc quyền. Một bên là Woowa Brothers, công ty nội địa ra mắt Baemin vào tháng 6 năm 2010, và một bên còn lại là Delivery Hero Korea, tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Đức khởi nghiệp với Yogiyo rồi tới Baetaltong. Yogiyo bắt đầu hoạt động vào năm 2012, một năm sau khi thành lập. Delivery Hero Korea tăng mạnh thị phần của mình năm 2014 bằng cách mua lại Baetaltong, ứng dụng giao hàng ra mắt đầu tiên tại Hàn Quốc vào tháng 4 năm 2010.

Bài viết liên quan  Cùng khám phá Jeollanam-do - Phần 2: Thưởng ngoạn sự cuốn hút ở Suncheon, Gangjin và Sinan

2020년을 기점으로 이 같은 양강 체제에 큰 변화가 나타날 전망이다. 2019년 12월 딜리버리히어로가 우아한형제들 마저 인수할 계획을 발표하며 국내 배달업계에 엄청난 지각 변동을 예고한 것이다. 두 기업의 인수 합병이 한국 공정거래위원회의 결합 심사를 통과한다면 업계 1, 2, 3위를 모두 차지하고 시장 점유율 99%를 확보하는 공룡 배달 플랫폼이 탄생하게 된다. 이 같은 독점 플랫폼의 탄생을 두고 첨예한 논란이 벌어지고 있다. 가맹점들은 과도한 수수료 및 광고료 부과 등 담합을 우려하고 있으며, 소비자들도 배달료 인상에 촉각을 곤두세우고 있다.

Thể chế độc quyền này được dự đoán sẽ sớm sụp đổ trong tương lai bắt đầu từ năm 2020. Vào tháng 12 năm 2019, Delivery Hero Korea công bố kế hoạch tiếp quản Woowa Brothers, dự đoán một sự thay đổi kiến tạo trong ngành giao hàng trong nước. Nếu việc mua bán và sát nhập của hai công ty vượt qua được cuộc kiểm tra chung của Uỷ ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc thì một nền tảng giao hàng khủng long sẽ ra đời, chiếm cả vị trí thứ nhất, thứ hai và thứ ba trong ngành, tăng thị phần lên tới 99%. Hiện đang có tranh cãi gay gắt về sự ra đời của thứ nền tảng độc quyền như vậy. Các cửa hàng liên kết lo lắng sự thông đồng dẫn đến phí hoa hồng và chi phí quảng cáo bất hợp lí, trong khi đó người tiêu dùng lại cảnh giác với việc phí giao hàng có thể tăng cao.

우아한형제들 측이 “인수 합병 이후에도 딜리버리히어로코리아와 우아한형제들 간 여전히 독립 경영과 경쟁이 계속될 것”이라고 황급히 해명했으나 논란은 수그러들지 않고 있다. 동시에 독과점을 막기 위한 대안으로 지방자치단체들이 나서서 공공 배달앱을 출시했거나 개발을 진행하고 있는 상황이다. 또한 국내 1위 전자상거래 플랫폼 쿠팡의 쿠팡이츠와 위메프의 위메프오가 음식 배달 경쟁에 합류함으로써 시장 판도의 변화에 관심이 집중되고 있다.

Woowa Brothers nhanh chóng giải thích rằng, bất chấp việc sát nhập, hai công ty sẽ duy trì việc kinh doanh và cạnh tranh độc lập, tuy nhiên điều này không làm cho cuộc tranh cãi lắng xuống. Như một biện pháp đối phó để ngăn chặn tình trạng độc quyền, một số chính quyền địa phương đã cho ra mắt và phát triển các ứng dụng giao hàng công cộng. Thêm vào đó, Coupang Eats của Coupang – nền tảng thương mại điện tử số 1 Hàn Quốc và Wemake O của WemakePrice đã tham gia cuộc đua, báo trước những thay đổi đáng kể về bản đồ của thị trường giao hàng.

음식 배달 플랫폼 배달의민족, 요기요, 배달통의 애플리케이션 초기 화면(왼쪽부터). 모바일 빅데이터 플랫폼 기업 아이지에이웍스가 안드로이드 OS를 기준으로 조사한 바에 의하면 2020년 6월 기준, 배달의민족이 사용자 수 970만 1,158명으로 1위를 차지했으며 요기요는 492만 6,269명으로 2위를, 배달통은 27만 2,139명으로 4위를 차지했다. 배달통은 2010년 출시 이후 줄곧 3위를 유지해 왔으나 올 상반기 39만 1,244명이 이용한 쿠팡이츠에 밀려났다. Các ứng dụng giao đồ ăn phổ biến (từ trái qua): Baedal Minjok, Yogiyo và Baedaltong. Số liệu từ nền tảng dữ liệu lớn di động IGAWorks cho thấy số lượng người dùng hệ điều hành Android cao nhất đối với Baedal Minchok (9.701.158), tiếp theo là Yogiyo (4.926.269), Coupang Eats (391.244) và Baedaltong (272.139). Baedaltong đã liên tục đứng thứ ba kể từ khi ra mắt vào năm 2020 nhưng đã bị Coupang Eats vượt qua nửa đầu năm 2020.

그러나 한편에선 늘어나는 플랫폼 노동에 대한 우려도 제기되고 있다. 법적으로 권리를 보장받지 못하는 근로자를 양산하기 때문이다. 한국의 법적 기준으로 이들은 ‘특수형태근로종사자’에 속한다. 그렇기에 업무 중 발생하는 사고나 업체와의 갈등에서 스스로를 지키기 어렵다.

Tuy nhiên cũng có nhiều lo ngại về sự gia tăng của lao động qua trung gian nền tảng này vì nó tạo ra một tầng lớp người lao động không được pháp luật bảo đảm quyền lợi. Theo luật hiện hành của Hàn Quốc, những người này thuộc loại “lao động trong loại hình công việc đặc biệt”, hầu như không có biện pháp bảo vệ nào trong trường hợp tai nạn hay xung đột liên quan tới công ty.

배달 대행 업체 – Nhà cung cấp dịch vụ giao hàng
배달 플랫폼의 성장과 함께 국내 배달 산업에서 또 하나 눈여겨볼 키워드가 ‘배달 대행’이다. 1세대 배달 플랫폼들은 음식점과 소비자 사이에서 중개 역할만 할 뿐 물류망을 직접 운영하지는 않았다. 따라서 실제 운송은 음식점들이 각기 알아서 해결해야 할 문제였다. 주인이 직접 음식을 나르든 아르바이트 직원을 고용하든 말이다. 그런데 배달 주문은 통상 점심시간과 저녁 및 심야 시간대를 제외하고는 주문량이 거의 없다. 그래서 배달원을 고용한 음식점들은 보통 한가한 시간을 활용하여 전단지 배포 등의 홍보 업무를 맡겨 왔다.

Cùng với sự tăng trưởng ấn tượng của các nền tảng giao hàng, một hiện tượng đáng chú ý khác trong ngành công nghiệp giao hàng trong nước là sự xuất hiện của các nhà cung cấp dịch vụ giao hàng. Các nền tảng giao hàng ở thế hệ đầu tiên chỉ đóng vai trò trung gian giữa cửa hàng và người tiêu dùng chứ không trực tiếp vận hành mạng lưới phân phối. Do đó trên thực tế việc vận chuyển là một vấn đề nan giải mà mỗi cửa hàng phải giải quyết. Chủ cửa hàng có thể trực tiếp đi giao hoặc thuê một nhân viên bán thời gian. Tuy nhiên vì các đơn đặt hàng chủ yếu tập trung vào giờ ăn trưa, ăn tối hoặc đêm khuya nên các nhà hàng có nhân viên giao hàng riêng phải tìm cách tận dụng tối đa những nhân viên này trong thời gian rảnh rỗi, chẳng hạn như giao họ đi phát tờ rơi để quảng cáo thêm cho cửa hàng.

이런 상황에 주목해 등장한 것이 배달 대행업이다. 음식점은 대행 업체에 월 10~15만 원 상당의 관리비와 주문 건당 3,000원가량의 배달비를 지불하고 배달 서비스를 받을 수 있다. 이처럼 배달 인력을 직접 고용할 경우 발생하는 지출과 손실을 배달의 외주화를 통해서 줄일 수 있다. 2013년경 배달 대행 업체들이 한참 창업할 시기만 하더라도 직접 고용과 업체를 통한 아웃소싱을 혼용하는 음식점들이 많았지만, 최근에는 외주를 통해 배달 문제를 해결하는 경우가 늘고 있다. 현재 국내에서는 월 주문 건수를 기준으로 생각대로(1000만 건), 바로고(980만 건), 메쉬코리아(400만 건) 등 3개 회사가 시장을 주도하고 있다. 경쟁이 워낙 치열하다 보니 순이익을 남기는 업체는 아직까지 없지만, 모두 가파른 성장세를 보이고 있다.

Bài viết liên quan  배우 수지 한복 화보, 뉴욕 타임스퀘어 전광판 장식 - Suzy thể hiện vẻ đẹp của trang phục truyền thống Hanbok

Các nhà cung cấp dịch vụ giao hàng đã nhìn thấy cơ hội trong thị trường ngách này. Cửa hàng có thể nhận dịch vụ giao hàng bằng cách trả phí quản lý 100.000 đến 150.000 won mỗi tháng và phí giao hàng 3.000 won cho mỗi đơn hàng. Bằng cách khoán lại cho bên cung cấp dịch vụ giao hàng như vậy, cửa hàng có thể giảm bớt chi phí và tổn thất do thuê trực tiếp nhân viên giao hàng. Vào khoảng năm 2013, ngay cả khi các đơn vị giao hàng bắt đầu kinh doanh chưa lâu thì đã có rất nhiều cửa hàng kết hợp giữa thuê trực tiếp nhân viên và thuê gián tiếp thông qua công ty giao hàng, nhưng gần đây đa số các cửa hàng chỉ thuê ngoài thông qua công ty giao hàng. Hiện nay, ba công ty đang dẫn đầu thị trường về số lượng đơn đặt hàng hàng tháng là Saenggakdaero (10 triệu đơn), Barogo (9,8 triệu) và Mesh Korea (4 triệu). Tuy chưa có công ty nào tạo ra lợi nhuận ròng do cạnh tranh gay gắt nhưng tất cả đều cho thấy tốc độ tăng trưởng nhanh chóng.

우아한형제들과 딜리버리히어로코리아도 각각 배민라이더스와 요기요플러스를 설립해서 배달 네트워크를 구축했다. 딜리버리히어로코리아는 바로고에 200억 원을 투자하기도 했는데, 물류 역량을 확충하기 위한 움직임으로 해석된다. 배민라이더스와 요기요플러스의 운영은 물류 서비스를 포함하기 때문에 중개 수수료가 종전 배달 플랫폼의 6~12%보다 높은 15~30%이다. 이커머스 업체 쿠팡의 쿠팡이츠, 서울 강남 지역을 기반으로 하는 배달 플랫폼 띵동(Ddingdong), 요기요가 인수한 배달 플랫폼 푸드플라이(Foodfly)가 이 모델을 기반으로 성장한 업체들이다. 이제 물류가 포함된 2세대 배달 플랫폼도 일반화되고 있다.

Những gã khổng lồ trong nền tảng giao đồ ăn là Woowa Brother và Delivery Hero Korea cũng đã cho ra mắt Baemin Riders và Yogiyo Plus để thiết lập mạng lưới giao hàng. Delivery Hero Korea đã đầu tư 20 tỷ won vào Barogo, đây được coi như là một động thái tăng cường lực lượng hậu cần. Baemin và Yogiyo tính phí cao hơn, lên tới 15-30% so với 6-12% cho các nền tảng cũ vì chúng bao gồm cả dịch vụ giao hàng. Coupang Eats (do nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất Hàn Quốc Coupang điều hành), Ddingdong (hoạt động tại khu Kangnam của Seoul) và Foodfly (do Yogiyo mua lại) đều là những ví dụ về các nhà cung cấp dịch vụ giao hàng đã thành công với mô hình kinh doanh này. Giờ đây, việc các nền tảng giao đồ ăn thế hệ thứ hai được trang bị mạng lưới hậu cần của riêng họ đã trở thành xu hướng chủ đạo.

부릉프렌즈 라이더가 서울 강남에 있는 한 편의점에서 배달 주문이 들어온 상품을 수령하여 나서고 있다. 배달 수요가 급증하면서 최근에는 편의점에서 판매하는 제품들도 주요 배달 품목에 포함되는 추세다. 이 편의점은 오전 11시부터 오후 11시까지 운영하던 배달 서비스를 올해 4월부터 24시간 배달 체제로 변경했다. Tài xế cho Vroong Friends rời khỏi một cửa hàng tiện lợi ở Seoul sau khi nhận một đơn đặt hàng. Khi nhu cầu giao hàng tăng cao, các sản phẩm của cửa hàng tiện lợi đã được thêm vào danh sách mặt hàng giao hàng. Cửa hàng này đã mở rộng giờ giao hàng của mình lên 24/7 từ 11 giờ sáng tới 11 giờ đêm. ⓒ 뉴스뱅크

플랫폼 노동자 – Lao động qua nền tảng trung gian
2세대 배달 플랫폼의 등장과 함께 국내에서도 ‘플랫폼 노동’으로 인한 문제들이 사회적 관심사로 떠오르고 있다. 이 시스템은 전업 라이더들뿐만 아니라 일반 기사들까지 배달 업무에 참여시키고 있다. 바로고의 바로고플렉스, 메쉬코리아의 부릉프렌즈, 우아한형제들의 배민커넥트 같은 서비스가 대표적이다. 쿠팡의 쿠팡이츠는 처음부터 일반인 라이더를 확보하여 운영하고 있다. 이미 배달 대행 업체에 등록된 라이더들만으로는 음식 배달 시간이 늦어지는 등 폭주하는 주문을 감당할 수 없었던 것이다.

Sự xuất hiện của các nền tảng phân phối thế hệ thứ hai đã làm dấy lên những lo ngại của xã hội về “lao động qua trung gian nền tảng”. Hệ thống này không chỉ thu hút sự tham gia của những tài xế chuyên nghiệp toàn thời gian mà còn cả tài xế bán thời gian. Các dịch vụ như Barogo Flex của Barogo, Vroong Friends của Mesh Korea, Baemin Connect của Woowa Brothers là ví dụ điển hình. Ngay từ đầu, Coupang Eats của Coupang đã đảm bảo nguồn nhân lực bằng cách hợp tác với cả những tài xế bán thời gian vì nếu chỉ với những tài xế giao hàng đã đăng kí với bên cung cấp dịch vụ giao hàng thì không thể xử lý nhiều đơn đặt hàng dồn dập, dẫn tới việc bị khách phàn nàn vì chậm trễ.

주요 배달 대행 플랫폼들은 주문이 밀집되는 대도시 지역에 한하여 배달 인력 공급이 부족한 시간대에 라이더들을 크라우드소싱으로 모으기 시작했다. 업체들은 일반인 배달 기사들도 원하는 시간에 원하는 만큼 일을 할 수 있다는 점을 강조한다. 그리고 이들에게 지급하는 배달료는 전업 배달 기사가 받는 3,000원보다 다소 높은 3,500~4,000원 선에 형성된다. 반응은 확실했다. 우아한형제들에 의하면 배민커넥트에 등록된 라이더의 숫자는 2020년 2월 기준 1만 4,730명에 달했다. 배민라이더스의 배달 인력이 약 2,300명인 것을 감안하면 그 7배에 달하는 인력을 단기간에 확충한 것이다.

Để đáp ứng việc cung cấp nhân lực vận chuyển trong khoảng thời gian có nhu cầu cao tại khu vực đô thị nơi có nhiều đơn đặt, các nhà cung cấp dịch vụ lớn bắt đầu tuyển dụng tài xế giao hàng thông qua crowdsourcing (tìm kiếm nguồn nhân lực từ những đám đông). Các nhà cung cấp nhấn mạnh rằng ngay cả những tài xế giao hàng bán thời gian cũng có thể làm việc bao nhiêu lần tuỳ thích, bất kì lúc nào. Phí nhân công mà công ty trả cho họ tầm 3.500 tới 4.000 won, cao hơn một chút so với mức 3.000 won mà tài xế toàn thời gian nhận được. Kết quả đã rõ ràng. Theo Woowa Brothers, có tổng cộng 14.730 tài xế đã đăng kí với Baemin Connect tính tới tháng 2 năm 2020. Nếu xét nguồn nhân lực giao hàng của Baemin Riders là khoảng 2.300 người, thì nó đã mở rộng nhân lực gấp bảy lần chỉ trong một thời gian ngắn.

그러나 한편에선 늘어나는 플랫폼 노동에 대한 우려도 제기되고 있다. 법적으로 권리를 보장받지 못하는 근로자를 양산하기 때문이다. 플랫폼 노동자들은 개개인이 ‘사업자’로 분류된다. 한국의 법적 기준으로 이들은 ‘특수형태근로종사자’에 속한다. 그렇기에 업무 중 발생하는 사고나 업체와의 갈등에서 스스로를 지키기 어렵다. 노동법이 보장하는 4대 보험과 유급 휴가 혜택 또한 이들에겐 적용되지 않는다. 더구나 최근 COVID-19 확산으로 배달 수요가 급증하면서 이들의 열악한 노동 환경이 다시 한번 부각되었고, 동시에 모빌리티 플랫폼 드라이버들의 기본 노동권 문제도 함께 사회적 문제로 떠올라 이들의 권리를 위한 제도 개선의 목소리가 높아지고 있다.

Mặt khác cũng có nhiều lo ngại về sự gia tăng của lao động qua trung gian nền tảng vì nó tạo ra một tầng lớp công nhân không được pháp luật bảo đảm quyền lợi. Mỗi người lao động như vậy được phân loại riêng lẻ là “chủ doanh nghiệp”. Theo luật hiện hành của Hàn Quốc thì họ thuộc đối tượng “người lao động trong các loại hình công việc đặc biệt”, hầu như không có biện pháp bảo vệ nào trong trường hợp tai nạn hay xung đột liên quan tới công ty. Họ không được hưởng bốn khoản bảo hiểm chính và quyền lợi nghỉ phép có lương theo quy định trong luật lao động. Khi nhu cầu về dịch vụ giao hàng tăng vọt cùng với sự bùng phát của đại dịch COVID-19, điều kiện làm việc khắc nghiệt của những lao động này lại một lần nữa được phơi bày. Đồng thời, vấn đề về quyền lao động cơ bản của những tài xế giao hàng lưu động này cũng nổi lên như một hiện tượng xã hội và ngày càng xuất hiện nhiều tiếng nói yêu cầu cải thiện chế độ để bảo đảm quyền lợi cho họ.

엄지용(Um Ji-yong 嚴智鎔) 바이라인네트워크 기자
Um Ji-yong, Phóng viên Byline Network
Dịch. Trần Huyền Trang

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here