강원도의 겨울을 즐기는 몇 가지 방법 – Tận hưởng mùa đông ở Gangwon

0
994

한반도에서 겨울을 즐길 수 있는 최적지는 강원도다. 스키를 비롯한 동계 스포츠는 물론 설경 속 트레킹도 가능하다. 게다가 세계적 겨울 축제로 인정받고 있는 화천 산천어(山川魚)축제를 비롯한 다양한 축제가 열려 말 그대로 신나는 체험을 할 수 있다.

Nơi phù hợp nhất để tận hưởng mùa đông ở Hàn Quốc là tỉnh Gangwon. Không chỉ những môn thể thao mùa đông như trượt băng, bạn còn có thể thực hiện những chuyến leo núi trong những vùng tuyết phủ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trải nghiệm một cách vui vẻ các lễ hội đa dạng như lễ hội Sancheoneo (Sơn Xuyên Ngư, 山川魚) ở Hwacheon được công nhận như một lễ hội mùa đông của thế giới.

태백산 정상에 있는 3기의 천제단 중 하나인 장군단은 매년 새해 아침이면 많은 사람들이 찾아와 떠오르는 해를 바라보며 기원을 올리는 전통이 있다. 태백산은 출발 지점부터 이곳 장군봉까지 4시간가량 걸리는 쉽지 않은 등산 코스이지만, 눈꽃이 아름다워 겨울 산행 장소로도 인기가 높다. Janggundan (Đàn tế Trời) là một trong ba đàn thờ được xây dựng để tế trời trên đỉnh núi Taebaek trong thời cổ đại. Vào ngày đầu tiên của năm mới, nhiều người leo lên đây để xem mặt trời mọc và cầu nguyện được thịnh vượng trong năm tới. Việc đi bộ lên đến đỉnh cao không phải dễ dàng, nhưng những khóm cây phủ đầy tuyết tuyệt đẹp làm cho nơi đây trở thành con đường leo núi nổi tiếng, đặc biệt là vào mùa đông.

다른 계절이라고 해서 찾지 않을 이유가 없지만, 강원도 여행은 누가 뭐라 해도 추운 겨울이 제격이다. 그리고 겨울 강원도의 진수를 맛볼 수 있는 가장 매력적인 방법은 온몸으로 자연의 아름다움을 느낄 수 있는 산행과 트레킹이다. 그런 묘미를 잘 알고 있기에 지난해 겨울 유난히 눈이 많이 내리던 날 주저없이 태백산으로 향했다.

Nếu đi du lịch tỉnh Gangwon, mùa đông lạnh giá vẫn chính là mùa phù hợp nhất cho dù không thể nói rằng nếu không phải là mùa đông thì không thể đến đây. Và phương pháp hấp dẫn nhất để có thể nếm thử những cái tinh túy của mùa đông Gangwon chính là leo núi hoặc đi bộ đường dài để cảm nhận được vẻ đẹp của tự nhiên bằng toàn bộ cơ thể. Vì đã nghe nói đến vẻ đẹp mĩ miều này, vào một ngày tuyết rơi nhiều bất thường của mùa đông năm ngoái, tôi đã không chần chừ mà thẳng tiến đến núi Taebeak.

봄이면 화사한 진분홍 철쭉이 흐드러지게 피고, 여름과 가을에는 이름 모를 야생화가 천상의 화원을 이루는 태백산이지만, 가장 빛나는 순간은 역시 순백의 눈꽃이 피는 겨울이다. 추위가 옷 속으로 파고 들지만 등산로 길목에 핀 눈꽃이 바람 부는 대로 나부끼어 마치 은어떼처럼 보이는 이런 장관을 겨울 산행이 아니라면 어디에서 본단 말인가. 하지만 발목까지 빠지는 눈밭을 헤치며 태백산 정상까지 가려면 거리가 무려 4km다. 여름엔 2시간으로 거뜬할 거리이지만, 눈 쌓인 겨울엔 4시간은 족히 걸린다. 일명 ‘깔딱고개’라고 불리는 구간은 숨이 거의 턱에 차오를 정도가 되어서야 넘어설 수 있다. 하지만 가혹하기만 한 산은 없다. 천제단(天祭壇)만 넘어서면 이후로는 완만한 능선이 이어진다.

Vào mùa xuân, ở đây, hoa đỗ quyên nở rộ lên hồng rực. Mùa hè và mùa thu, núi Taebeak trở thành vườn hoa chốn địa đàng của những loài hoa dại không mấy người biết đến. Nhưng khoảnh khắc hào quang nhất vẫn chính là mùa đông khi những bông hoa tuyết tinh khôi bật nở. Mặc dù cái lạnh như xuyên thấu vào trong từng lần áo nhưng cảnh những bông hoa tuyết nở trên con đường lên núi bị cuốn bay theo gió trông như đàn cá hương bơi trong không trung ấy, nếu không phải là chuyến đi lên núi vào mùa đông thì không thể chiêm ngưỡng ở đâu được. Để lên đến đỉnh núi Taebeak, ta phải vượt qua cánh đồng tuyết ngập đến cổ chân dài khoảng 4 ki-lô-mét. Vào mùa hè, quãng đường đó chỉ hết khoảng hai tiếng đồng hồ đi bộ nhưng vào mùa đông tuyết rơi, sẽ phải mất bốn tiếng. Trên đường còn có đoạn mang biệt danh “dốc hổn hển” khiến bạn chỉ có thể vượt qua khi hơi thở gần như nghẹn cổ họng. Nhưng không có ngọn núi nào chỉ có sự khắc nghiệt. Một khi bạn vượt qua được Cheonjedan (Thiên tế đàn, 天祭壇) thì sau đó chỉ còn lại là những sườn dốc thoải.

한겨울에도 쉼 없이 흐르는 땀을 차가운 바람이 식혀줄 때쯤 숲 사이로 백두대간 능선이 보이기 시작한다. 그렇게 눈꽃으로 시작한 겨울 산행은 정상이 가까워지면서 주목 군락지로 갈무리된다. 날카로운 겨울 바람을 견디며 의연하게 서 있는 주목은 앙상한 몸속에 다가올 짙푸른 생명의 기운을 가득 품고 있다. 그래서 옛사람들은 이곳 주목 군락지를 “살아 천년, 죽어 천년을 살았다”고 표현했는지 모른다.

Khi những giọt mồ hôi liên tục vã ra giữa mùa đông gặp làn gió lạnh căm căm thổi tới cũng là lúc rặng núi Baekdu hiện ra giữa cánh rừng. Gần đến đỉnh, con đường núi mùa đông vốn bắt đầu với những bông hoa tuyết dần chuyển sang không gian của rừng thủy tùng. Đứng hiên ngang chống chọi với những ngọn gió đông cắt da cắt thịt, những cây thủy tùng mang trong mình nó sinh lực của sự sống màu xanh đang dần đến trong cơ thể trơ trọi. Có lẽ vì thế mà người xưa đã coi thủy tùng có cuộc đời “sống ngàn năm trong thế giới này và ngàn năm trong thế giới khác”.

태백산 설경만치나 눈 내리는 날의 평창 월정사 길도 일품이다. 천지를 뒤덮은 눈밭 사이로 발자국 하나 찍혀 있지 않은 전나무 길을 걸으면 그야말로 사방이 고요해진다. 적막하다는 표현만으로는 다 담아내지 못할 만큼의 고요가 거기에 있다. 마치 눈이 주변의 모든 소음을 빨아들인 것 같은 느낌마저 든다. 이른 새벽 발길을 재촉하는 스님의 가사 장삼 아래로 다시 눈이 내리는 월정사의 풍경을 봤다면, 강원도의 겨울을 절반쯤은 본 셈이다.

Cảnh tuyết trên núi Taebeak hay con đường lên chùa Woljeong ở Pyeongchang ngày tuyết rơi đều là những kiệt tác. Bước dọc theo hàng cây linh sam giữa cánh đồng tuyết phủ trắng mênh mông, quang cảnh này quả thực quá đỗi cô liêu. Sự cô liêu mà chỉ biểu hiện bằng một từ tịch mịch thôi thì không đủ đong đếm được. Cảm giác như tuyết đã hấp thu hết tất cả mọi thanh âm ở đây. Nếu bạn lại được chiêm ngưỡng phong cảnh chùa Woljeong phủ tuyết với vạt cà sa phấp phới của các vị tăng sư đang rảo bước trong buổi sáng tinh mơ, coi như bạn đã thấy được một nửa mùa đông Gangwon rồi đó.

일상의 스트레스를 날리는 겨울 축제 – Lễ hội mùa đông xóa tan mọi căng thẳng thường ngày
겨울 산행이 엄두가 나지 않는다면, 다양하게 펼쳐지는 겨울 축제 기간에 강원도를 찾는 방법이 있다. 매해 1월에 열리는 태백산 눈축제의 핵심은 웅장하면서도 섬세하고, 또 시대의 흐름을 반영한 멋스런 눈조각에 있다. 태백산 눈축제를 찾는다면, 대한민국 최고 수준의 눈조각가들이 장인 정신을 발휘해 완성시킨 작품들을 만날 수 있다. 2018년 1월에는 평창 동계올림픽을 기념하는 다양한 눈조각들이 전시될 예정이다.

Nếu bạn không dám quyết định một chuyến du lịch leo núi mùa đông, bạn có thể đến Gangwon vào dịp các lễ hội mùa đông khác nhau được tổ chức. Hoạt động chính của lễ hội tuyết núi Taebeak được tổ chức vào tháng 1 hàng năm là các bức tượng điêu khắc trên băng vừa hùng tráng vừa tinh xảo lại mang hơi thở của thời đại. Nếu bạn đến với lễ hội tuyết núi Taebeak, bạn có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật được các nghệ nhân hàng đầu về điêu khắc trên băng của Hàn Quốc thực hiện. Các bức tượng điêu khắc băng chào mừng Thế vận hội mùa đông PyeongChang tổ chức vào tháng 1 năm 2018 cũng sẽ được trưng bày tại đây.

눈축제에 와서 비단 눈만 즐거운 것도 아니다. 스릴을 만끽할 수 있는 비닐 눈썰매장도 있고, 아이들에게 인기가 그만인 얼음 미끄럼틀도 있으며, 연인이나 가족들이 오순도순 이야기하기 좋은 이글루 카페도 있다. 가족을 동반한 여행객이라면 태백산 민박촌 앞 솔밭에서 진행하는 개썰매와 스노모빌 체험도 즐거울 것이다. 시베리안 허스키가 끄는 썰매를 타고 설원을 질주하면 일상의 스트레스가 남김없이 사라지는 것을 느낄 수 있다. 눈과 얼음을 이용한 다양한 체험이 방문객들에게 시간 가는 줄 모르게 한다.

Đến với lễ hội tuyết, bạn không đơn giản chỉ được tận hưởng tuyết. Ở đó còn có sân trượt tuyết bằng nhựa dẻo mà bạn có thể thử cảm giác mạnh, có cầu trượt băng mà đứa trẻ con nào cũng thích, có các quán cà phê lều tuyết để các cặp đôi hoặc gia đình tụ tập trò chuyện. Nếu bạn đi du lịch gia đình, bạn có thể thử đi xe trượt tuyết và xe chó kéo được tổ chức ở đồi thông phía trước khu nhà trọ núi Taebeak. Ngồi trên chiếc xe do những chú chó Husky kéo chạy một vòng quanh bãi tuyết, bạn có thể cảm nhận rất rõ mọi căng thẳng hàng ngày đang dần biến mất. Những trải nghiệm đa dạng với băng và tuyết làm cho du khách quên mất thời gian đang trôi đi.

평소 취미가 낚시인 사람들은 강원도 화천에서 겨울 낚시의 참맛을 느낄 수 있다. 화천은 예부터 얼음이 두껍게 얼어 일찍이 얼음 놀이가 발달한 고장이다. 특히 산천어축제는 화천을 겨울철 관광 메카로 재탄생시켰다. 이 축제는 매년 1~2월경 화천천 일원에서 열리는데, 이제는 대한민국 대표 겨울 축제를 뛰어넘어 중국 하얼빈 빙등축제, 일본 삿포로 눈축제, 캐나다 퀘벡 윈터 카니발 등과 함께 세계 4대 겨울 축제로 꼽히고 있다. 11년 연속 관광객 100만 명 이상을 돌파하며 한국 교과서에도 실릴 정도로 유명해졌고, 2011년 미국 CNN은 화천 산천어축제를 ‘겨울 7대 불가사의(7 wonders of winter)’로 소개하기도 했다.

Những người có sở thích câu cá có thể cảm nhận hương vị thật sự của việc câu cá mùa đông ở Hwacheon, Gangwon. Do băng đóng dày lâu ngày, ngay từ rất sớm, Hwacheon đã là cái nôi phát triển của những trò chơi băng. Đặc biệt, lễ hội Sancheoneo đã làm cho Hwacheon được tái sinh như thánh địa Mecca của du lịch mùa đông. Lễ hội được tổ chức vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 2 hàng năm ở Ilwon, Hwacheon và đã trở thành lễ hội mùa đông tiêu biểu của Hàn Quốc. Lễ hội này cũng được chọn là một trong bốn lễ hội mùa đông lớn của thế giới cùng với lễ hội băng đăng Cáp Nhĩ Tân của Trung Quốc, lễ hội tuyết Sapporo của Nhật Bản và lễ hội đường phố mùa đông Quebec của Canada. Luôn duy trì con số trên 1 triệu khách tham quan liên tục trong 11 năm, lễ hội này trở nên nổi tiếng đến mức được đưa vào sách giáo khoa của Hàn Quốc. Năm 2011, lễ hội Sancheoneo ở Hwacheon được đài CNN của Mỹ giới thiệu như là “một trong 7 điều kỳ diệu của mùa đông”.

축제 기간 동안 산천어 얼음 낚시, 산천어 맨손 잡기, 썰매 타기 등이 진행되며, 잡은 산천어는 축제장 인근에 마련된 식당에서 즉석으로 요리해 먹을 수 있다. 산천어는 오래 전부터 고급 식용어로 사랑받았는데, 풍부한 영양소 덕분에 중국에서는 신선이 즐겨 먹었다고 전하고, 일본에서는 황실 진상품으로 쓰였다. 축제 기간에는 ‘신선이 사는 세상으로 안내하는 등’을 밝히는 선등(仙燈)문화제도 함께 열린다. 조용한 밤, 별빛이 쏟아지는 화천천 주변과 장터에 휘황찬란한 산천어 선등이 걸려 밤하늘을 밝힌다.

Trong thời gian lễ hội, nhiều trò chơi như câu cá trên băng, bắt cá bằng tay không, trượt xe tuyết được tổ chức và bạn có thể nấu ăn cá câu được ngay tại nhà hàng cạnh khu lễ hội. Sancheoneo từ lâu đã được mọi người yêu thích như một món ăn cao cấp. Do giàu chất dinh dưỡng nên ở Trung Quốc, các đạo sĩ rất thích thưởng thức món ăn này trong khi ở Nhật Bản, nó được dùng như vật cung tiến cho Hoàng thất. Trong thời gian lễ hội, chương trình văn hóa Seondeung (Tiên đăng, 仙燈) – đèn hướng dẫn đến thế giới thần tiên – cũng được tổ chức. Trong đêm tĩnh lặng, những ngọn tiên đăng rực rỡ được treo lên ở sân chơi và khu vực xung quanh tràn ngập ánh sao làm cả bầu trời bừng sáng.

화천 산천어축제보다는 규모가 작지만 평창 송어축제도 인기가 높다. 평창 오대천 둔치에서 매년 1월 말경에 시작해 2월 말까지 열려 축제 기간이 제법 길다. 송어 얼음 낚시, 송어 맨손 잡기, 송어 가족 낚시 등의 인기 프로그램 외에도 얼음 썰매, 스노우래프팅, 봅슬레이, 얼음 기차 등 다양한 겨울 놀이가 마련되고 있다.

Mặc dù quy mô nhỏ hơn so với lễ hội Sancheoneo nhưng lễ hội cá hồi ở Pyeongchang cũng được nhiều người biết đến. Lễ hội được tổ chức trong khoảng thời gian tương đối dài từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 2 hàng năm tại Dunchi, suối Odae thuộc Pyeongchang. Ngoài các trò chơi như câu cá hồi, bắt cá hồi bằng tay không, câu cá hồi theo gia đình, lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động khác như lái xe trượt tuyết, chèo thuyền phao trên tuyết, trượt xe trên băng, tàu băng.

송어는 누구나 약간의 요령만 익히면 2~3마리 이상은 충분히 잡을 수 있다. 겨울과 봄 사이 특히 맛이 좋은데 구이는 담백하고 고소하며, 회는 부드럽고 쫄깃하다. 평창은 양식 송어의 본향이다. 1965년 평창에서 처음 송어 양식이 시작됐는데, 조선 후기의 실학자 서유구(徐有榘)는 어류학 기술서인 『난호어목지』(蘭湖漁牧志)에 송어를 “살이 붉고 선명한 것이 소나무 마디를 닮아 송어라 부르며, 동해 어류 중에서 가장 맛이 좋다”고 기록하고 있다. 그래서 선조들은 차가운 강바람에 개여울이 일찍 합강되면, 큰 망치로 강 속의 바위를 울려 놀란 송어를 잡아 한 끼를 때우기도 했다. 그러니 평창 송어축제는 선조들의 곤궁했던 삶을 축제로 승화시킨 행사인 셈이다.

Đối với cá hồi, bất cứ ai, nếu nắm được một chút yếu lĩnh đều có thể dễ dàng bắt được hai đến ba con trở lên. Trong khoảng giữa mùa đông và mùa xuân, thịt cá hồi rất ngon. Nếu nướng lên, cá hồi sẽ có mùi vị rất thơm và thanh đạm nhưng nếu ăn sống thì lại rất mềm và dai thịt. Pyeongchang là quê hương của cá hồi nuôi. Năm 1965, cá hồi bắt đầu được nuôi lần đầu tiên ở Pyeongchang. Seo Yu-gu (徐有榘), nhà Thực học thời hậu kỳ Joseon, trong “Lan hồ ngư mục chí” (蘭湖漁牧志) đã ghi lại rằng: “có một loài cá thịt màu hồng và sáng giống như đốt cây thông nên được gọi là tùng ngư. Trong số các loại cá ở Đông Hải, nó có vị ngon nhất”. Ở các đoạn nước chảy xiết mà cá hồi thường hợp lưu sớm do gió lạnh nên người xưa thường lấy cái búa to đập vào các tảng đá trong lòng sông để xua cá hồi ra bắt làm thức ăn hàng ngày. Vì thế, lễ hội cá hồi Pyeongchang cũng có thể coi như là một sự kiện biến cuộc sống khó khăn của người xưa thăng hoa thành ngày hội.

동해안을 따라 달리는 관광열차인 ‘바다열차(Sea Train)’는 승객들이 바다를 감상하기에 편리하도록 좌석이 계단처럼 놓여 있다. Đoàn tàu chạy dọc theo bờ biển phía Đông. Tàu du lịch này có các vị trí cho phép hành khách mở rộng tầm nhìn ra biển.

기차 여행의 낭만이 주는 또 다른 즐거움 – Niềm vui khác từ sự lãng mạn của những chuyến du lịch bằng tàu hỏa
겨울 강원도의 진수를 맛볼 수 있는 또 다른 방법은 열차에 탑승하는 것이다. 일단 열차에 오르는 순간 살을 에이는 추위도 낭만이 되니 말이다. 안락한 좌석에 몸을 파묻고 창밖의 눈 내리는 풍경을 보고 있노라면, 몸은 훈훈해지고 메말랐던 마음은 촉촉해진다. 기차가 소박한 풍경의 간이역에 들를 때마다 동심으로 돌아가지 않을 재간이 없다.
언젠가 겨울 기차 여행을 떠나던 날, 사람들이 상기된 표정으로 삼삼오오 플랫폼으로 모여들었다. 빙판길 운전 걱정이나 붐비는 지하철 출근 걱정은 내려놓고 12월부터 2월까지만 운행되는 ‘환상선 눈꽃열차’에 올랐다. 서울역에서 출발해 추전역, 승부역, 단양역을 지나며 눈꽃이 핀 협곡을 둘러보는 당일치기 일정이었다.

Một cách khác để có thể nếm trải hương vị vủa Gangwon mùa đông là đi tàu hỏa. Ngay từ khoảnh khắc bạn bước chân lên tàu hỏa, cái lạnh cắt vào da đã trở nên lãng mạn. Vùi mình vào chiếc ghế ngồi mềm ấm và ngắm cảnh tuyết rơi bên ngoài cửa sổ, cơ thể dần ấm lên, tâm hồn vốn đang khô cằn của bạn cũng trở nên mềm mại. Mỗi khi đoàn tàu đi vào trạm dừng tạm đơn sơ, bạn sẽ không tài nào ngăn được hồn mình quay trở lại với thời thơ ấu.
Đó là ngày tôi lên đường đi du lịch bằng tàu hỏa mùa đông. Mọi người túm năm tụm ba ở sân ga với vẻ mặt đầy phấn khích. Bước lên “Đoàn tàu hoa tuyết ảo ảnh” được vận hành từ tháng 12 đến tháng 2, người ta bỏ lại những lo lắng về việc phải lái xe trên những con đường trơn băng hay nỗi lo của việc đi làm trên những chuyến tàu điện ngầm chật cứng. Đó là chuyến tàu đi và về trong ngày xuất phát từ ga Seoul, chạy qua ga Chujeon, ga Seungbu và ga Danyang để ngắm những khe núi nở đầy hoa tuyết.

Bài viết liên quan  스트리트 H: 홍대앞 동네가 응원하는 동네 잡지 - Tạp chí địa phương được cư dân hỗ trợ

서울을 조금만 벗어나도 도심과는 사뭇 다른 설경이 눈길을 끌었다. 지붕 위에, 논두렁에, 개울가에 소복이 쌓인 눈이 정겹다. 그런 풍경 사이를 느리게 달리는 기차이지만, 기차가 달리면 눈발이 따라 날렸다. 오랜만에 지인과 마주 앉아 김밥과 간식을 나눠 먹으니, 예전에 했던 기차 여행의 추억이 슬며시 고개를 내밀었다. 시간이 얼마나 흘렀을까. 창밖은 어느새 눈 덮인 산골 마을을 통과하며, 탄성을 자아내는 눈꽃 세상을 연출하고 있었다.

Dù mới chỉ ra khỏi Seoul không xa, phong cảnh tuyết khác xa với thành phố đã đập ngay vào mắt tôi. Những mái nhà tuyết phủ, những cánh đồng và bờ suối phủ đầy tuyết thật hữu tình. Đoàn tàu từ từ chạy nhưng vẫn làm cuốn lên những bông hoa tuyết phía sau. Lâu lắm rồi mới được ngồi cùng với bạn bè, cùng chia nhau đồ ăn nhẹ và kimbab, kỷ niệm về những chuyến du lịch bằng tàu hỏa ngày nào lại ùa về. Không biết bao nhiêu thời gian đã trôi qua. Ngoài cửa sổ, từ lúc nào đoàn tàu đang chạy qua những ngôi làng trên núi đầy tuyết phủ. Một thế giới hoa tuyết thực sự đáng kinh ngạc dần hiện ra.

첫 정차역은 강원도 태백 추전역이었다. 해발 855m, 국내에서 기차로 갈 수 있는 가장 높은 역이다. 8분 동안 4.5㎞의 정암터널을 지나니 추전역이 그 모습을 드러냈다. 역 이름은 아름드리 싸리나무가 자라는 곳에 세워졌다는 뜻으로, 연평균 기온이 낮아 겨울이 유난히 긴 곳이다. 열차는 약 20분간 추전역에 정차한다. 그 틈을 타 플랫폼에 내려서니 차가운 공기가 뺨을 스친다.

Ga dừng tạm đầu tiên trong lịch trình là ga Chujeon, ở Taebeak, Gangwon. Với độ cao 855 mét so với mực nước biển, đây là ga cao nhất của Hàn Quốc có thể đến được bằng tàu hỏa. Ga Chujeon hiện ra trước mắt sau 8 phút đoàn tàu chạy qua đường hầm Jeongam dài 4,5 ki-lô-mét. Với cái tên có nghĩa là được xây dựng ở nơi loài cỏ ba lá sinh trưởng, đây là nơi có nhiệt độ bình quân trong năm thấp với mùa đông rất dài. Đoàn tàu dừng lại ở ga Chujeon trong khoảng 20 phút. Tận dụng khoảng thời gian đó, tôi bước xuống sân ga và cảm nhận bầu không khí lạnh lướt qua trên má.

평창의 용평 스키장은 1975년 국내 최초로 만들어진 스키장으로, 겨울 레저 스포츠의 메카이다. 초겨울에 스키장이 개장하면 수많은 스키어와 스노보더들이 전국에서 몰려든다. Khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Yongpyeong ở Pyeongchang, được xây dựng năm 1975, là khu nghỉ dưỡng trượt tuyết đầu tiên của Hàn Quốc và là thánh địa của các hoạt động giải trí mùa đông. Ngay khi mùa trượt tuyết bắt đầu vào đầu mùa đông, những người trượt tuyết và trượt ván đều đổ về đây từ mọi miền đất nước.

커피와 함께하는 강원도의 겨울 – Tận hưởng mùa đông ở Gangwon cùng với cà phê
겨울의 풍광에 어울리는 음료는 역시 따끈한 커피만 한 것이 없다. 그렇지만 몇 년 전부터 강릉이 커피의 성지가 됐다는 사실은 쉽게 믿어지지 않았다. 그러다 강릉에 가서 커피에 관해 없는 것이 없음을 알게 되고서야 이해가 되었다. 커피박물관은 물론이고 커피 농장과 커피 공장까지 갖췄으니 말이다. 지난 2008년부터는 커피축제까지 열리고 있어, 이만하면 ‘커피의 메카’라고 해도 지나치지 않을 것이다. 강릉에서 현재 운영되고 있는 커피 전문점만 무려 200여 곳에 이르고, 이들 매장이 창출하는 연간 부가가치도 2,000억 원이 넘는다고 한다.

Đồ uống thích hợp nhất với quang cảnh mùa đông không gì có thể vượt qua cà phê nóng. Nhưng tôi vẫn chưa dễ dàng tin được sự thật là từ vài năm trước, Gangneung đã trở thành thánh địa cà phê. Chỉ khi đến Gangneung và biết được rằng ở đây không có cái gì không liên quan đến cà phê thì tôi mới hiểu. Ở đây không chỉ có bảo tàng cà phê mà còn có cả nông trường trồng cà phê và công trường sản xuất cà phê. Từ năm 2008, Gangneung đã tổ chức lễ hội cà phê. Chỉ cần như vậy thôi, cái danh hiệu “thánh địa cà phê” dành cho nơi này không có gì là quá đáng. Hiện nay, chỉ tính riêng các cửa hàng chuyên kinh doanh cà phê ở Gangneung, con số cũng lên đến hơn 200. Người ta tính toán rằng giá trị gia tăng mà các cửa hàng này tạo ra hàng năm cũng đạt trên 200 tỷ won.

강릉으로 떠나는 커피 여행은 최근 강릉항으로 이름이 바뀐 안목항에서부터 시작된다. 일명 ‘커피 해변’으로 불리는 안목해변은 명성에 걸맞게 횟집보다 커피 전문점이 더 많다. 안목해변에는 또한 커피 자판기도 해변을 따라 즐비하다. 자판기에서 나오는 인스턴트 커피가 거기서 거기라고 생각할 수 있지만, 자판기마다 재료와 배합이 달라 조금씩 다른 맛이 난다고 한다. 예전에는 100여 대의 자판기가 해변을 가득 메웠지만 지금은 몇 십대만이 명맥을 유지하고 있다. 대신 그 빈자리를 커피를 직접 로스팅하고 핸드드립해서 파는 드립 커피점이 대폭 늘어나 메우고 있다.

Chuyến du lịch cà phê đến Gangneung được bắt đầu từ cảng Anmok mà gần đây được đổi tên thành cảng Gangneung. Bãi biển Anmok được mệnh danh là “bãi biển cà phê”. Đúng như cái tên của nó, ở đây có nhiều cửa hàng kinh doanh cà phê hơn nhà hàng gỏi cá. Ở bãi biển Anmok, các máy bán cà phê tự động cũng mọc lên san sát dọc theo bãi biển. Bạn có thể nghĩ rằng cà phê pha sẵn ở các máy bán cà phê tự động đều giống nhau nhưng cà phê mỗi máy bán cà phê tự động ở đây đều có vị khác nhau do nguyên liệu và cách kết hợp khác nhau. Trước đây, có khoảng hơn 100 máy bán cà phê tự động lấp đầy bãi biển nhưng giờ đây, họ chỉ duy trì khoảng vài chục cái. Thay vào những khoảng trống đó, các quán cà phê bán cà phê tự pha sau khi trực tiếp rang xay tăng lên nhanh chóng.

강릉에서 드립 커피점으로 명성이 높은 곳은 단연 카페 보헤미안이다. 강릉이 지금처럼 커피의 메카로 자리잡는 데 결정적 역할을 한 커피 명장 박이추(Park I-chu 朴利秋) 씨가 주인인 가게다. 재일교포 출신인 박 씨는 국내 바리스타 계보에서 명장으로 손꼽히는 4명의 바리스타 중 한 사람이다. 그들 가운데 2명은 작고했고, 1명은 미국으로 이민을 갔으니, 현역은 그가 유일하다. 강릉에 내려와 커피숍을 열고 제자를 양성하면서 강릉의 커피 열풍을 이끌었다고 해도 과언이 아니다.

Quán cà phê pha tay nổi tiếng nhất ở Gangneung chắc chắn là quán cà phê Bohemian. Chủ nhân của quán cà phê này là Park I-chu – một nghệ nhân có vai trò quyết định trong việc giúp Gangneung nắm được vị thế là thánh địa cà phê như hiện nay. Là một người Nhật gốc Hàn, Park I-chu là một trong bốn người được vinh danh là nghệ nhân pha cà phê Hàn Quốc. Trong số đó, hai người đã qua đời, một người di cư sang Mỹ nên hiện nay Park là người duy nhất còn lại. Ông xuống Gangnneung mở của hàng cà phê, thu nhận và đào tạo đệ tử và không hề quá lời khi nói rằng ông đã tạo nên một cơn sốt cà phê ở Gangneung.

강릉 드립 커피의 또 다른 명소는 테라로사다. 일명 ‘커피 공장’이라 불리는 테라로사는 한일월드컵이 열린 2002년 문을 열었다. 커피의 세계적 산지인 에티오피아나 과테말라까지 가서 원두를 구매할 정도로 커피에 대한 무한 애정을 가진 곳이다. Một địa điểm nổi tiếng khác của cà phê phin Gangneung là Terarosa. Được mệnh danh là “công trường cà phê”, Terarosa mở cửa vào năm 2002 khi Giải vô địch bóng đá thế giới Hàn – Nhật được tổ chức. Đây là quán cà phê mà chủ nhân của nó có tình yêu vô hạn với cà phê khi họ trực tiếp sang Ethiopia và Guatemala – vùng đất trồng cà phê của thế giới để mua hạt cà phê về chế biến.

그런가 하면 강릉 시내 명주동에 있는 봉봉방앗간도 꼭 한 번 들러볼 만한 커피 전문점이다. 이곳은 폐업한 방앗간을 인수해서 밀가루 대신 커피향을 채워 넣었다. 바로 옆에서 커피 체험을 하며 커피 전문 서적을 읽어볼 수 있는 공간도 눈길을 끈다. 이들 커피 전문점들이 강릉 커피의 품질을 높인 주역이라면 커피 문화를 확산시킨 주인공은 국내 최초로 상업용 커피를 생산한 커피커퍼이다.
강원도에서 산행과 기차 여행, 겨울 낚시와 다양한 축제, 그리고 커피를 모두 즐길 수 있다면 우리의 그 해 겨울은 따뜻했다고 말할 수 있을 것이다.

Bài viết liên quan  부산: 피난 수도의 기억들 - Busan: Những miền ký ức về một thủ đô thời chiến

Nói thì nói thế nhưng quán cà phê Cối xay Bong Bong ở Myungju-dong trong thành phố Gangneung cũng là nơi bạn nên đến thử một lần. Quán cà phê này đã tiếp nhận một nhà máy xay bột hỏng và thay cho bột mỳ, họ lấp đầy vào đó hương cà phê. Ngay bên cạnh đó cũng có một không gian để bạn có thể vừa thưởng thức cà phê vừa đọc những bài viết về cà phê. Nếu nói những quán cà phê này đóng vai trò chính trong việc nâng cao chất lượng cà phê Gangneung thì Coffee Cupper – công ty sản xuất cà phê công nghiệp đầu tiên tại Hàn Quốc – chính là người đã làm lan tỏa văn hóa cà phê này.
Nếu bạn đã trải nghiệm được những chuyến leo núi mùa đông, du lịch bằng tàu hỏa, câu cá mùa đông, cà phê cũng như các lễ hội khác nhau của Gangwon, có thể khẳng định rằng bạn đã có một mùa đông ấm áp rồi đó.

강릉, 커피의 도시로 다시 태어나다 – GANGNEUNG, TÁI SINH THÀNH THÀNH PHỐ CÀ PHÊ
강원도 동해안의 중간쯤에 자리 잡고 있는 강릉은 역사적 인물이 많이 태어난 고장으로, 오래된 문화 유적이 많기로 유명하다. 그런데 고색창연한 고장이었던 강릉이 최근 커피의 메카로 불리게 되면서 뜻밖의 새로운 정체성을 갖게 되었다.
Nằm ở khoảng giữa đường bờ biển phía Đông của tỉnh Gangwon, Gangneung nổi tiếng là vùng đất sinh ra nhiều nhân vật lịch sử và có nhiều di tích văn hóa lâu đời. Nhưng gần đây, Gangneung – thành phố của sự quyến rũ cổ xưa – đã được nhắc đến với cái tên thánh địa cà phê và mang trong mình một đặc trưng hoàn toàn mới.

강릉 왕산면에 위치한 커피박물관의 최금정 관장이 전시물을 살펴보고 있다. 커피커퍼의 대표이기도 한 그녀는 커피 문화를 널리 알리는 데 사명감과 보람을 느낀다고 한다. Choi Geum-jeong, Giám đốc Bảo tàng Cà phê ở Wangsan-myeon, Gangneung đang kiểm tra vật trưng bày. Đồng thời là Giám đốc điều hành của Cooffee Cupper, cô cũng hỗ trợ nhiều cho việc thúc đẩy văn hoá cà phê.

발단은 커피 자판기였다. 1980년대 강릉 외곽 안목해변에 커피 자판기 몇 대가 설치되었고, 이 커피가 유독 맛있다는 소문이 났던 것이다. 이 자판기 커피를 마시기 위해 일부러 이 해변을 찾는 사람들이 생겨났고, 자판기도 수십 대로 늘어났다. 급기야 2001년에는 통유리를 건물 외벽에 두른 3층짜리 커피 전문점이 들어섰다. 슬레이트집이 즐비한 어촌마을에 도시에서나 봄 직한 세련된 외관을 갖춘 커피 전문점이 생기자, 사람들은 고개를 갸웃거렸다. 커피라면 으레 설탕과 프림을 넣어 달짝지근하게 마셨던 사람들에게 커피의 고유한 향이 가득한 이곳의 커피는 무척 생소했다. 가격 또한 자판기 커피에 비해 훨씬 비쌌다.

Chuyển động đầu tiên là sự xuất hiện của các máy bán cà phê tự động. Vào những năm 1980, người ta lắp đặt một vài máy bán cà phê tự động trên bãi biển Anmok ở ngoại vi Gangneung. Sau đó, có tin đồn rằng cà phê ở các máy này có vị ngon hiếm có. Rồi bắt đầu xuất hiện những người tìm đến đây để thưởng thức cà phê ở máy bán cà phê tự động. Các máy bán cà phê tự động tăng lên đến hàng chục cái. Cuối cùng, vào năm 2001, một quán cà phê ba tầng với những bức tường bằng kính được xây dựng ở đây. Khi một quán cà phê có bề ngoài hiện đại chỉ có thể thấy được ở thành phố lại xuất hiện ở một làng chài chỉ toàn những ngôi nhà mái lợp, nó lập tức thu hút ánh mắt của mọi người. Đối với những người mới chỉ được uống cà phê hỗn hợp gồm đường, kem không béo thì cà phê ở quán cà phê tràn đầy mùi hương thơm ngát này quả thực rất mới lạ. Giá cũng đắt hơn rất nhiều so với cà phê ở máy bán tự động.

어두컴컴한 재래식 다방에서 커피를 마셨던 사람들은 사면이 유리로 돼 있어 밖에서 안이 훤히 다 보이는 저런 곳에서 누가 커피를 마실까 생각했고, 조만간 문을 닫을 것이라 여겼다. 그러나 그들의 예상은 빗나갔다. 채 1년이 되지 않아 줄까지 서서 커피를 사 마시는 진풍경이 벌어진 것이다.
그러자 주변에 커피 전문점이 하나둘씩 생기기 시작했고, 시간이 흐르면서 안목해변은 물론 인근까지 커피 전문점이 빼곡히 찼다. 전국에서 이 ‘카페 거리’를 찾아 오는 사람들이 급격히 늘었고, 이제 강릉 사람들은 집에서도 핸드드립으로 원두커피를 내려 마신다고 한다.

Những người thường uống cà phê các quán trà kiểu truyền thống kín đáo, ít ánh sáng thì tự hỏi ai mà uống cà phê được ở cái nơi bốn bề bằng kính sáng choang, từ ngoài có thể nhìn thấy hết bên trong như vậy và cho rằng chẳng mấy chốc nơi đây sẽ phải đóng cửa. Nhưng tất cả không như họ dự đoán. Chưa đầy một năm, cảnh tượng người xếp hàng để uống cà phê đã xảy ra. Ngay lập tức, các quán cà phê lần lượt xuất hiện xung quanh đó. Sau một khoảng thời gian, không chỉ ở bãi biển Anmok mà các quán cà phê còn mọc lên kín mít cả sang vùng phụ cận. Số người tìm đến “phố cà phê” từ mọi miền đất nước tăng lên nhanh chóng và giờ đây, ở nhà, người Gangneung cũng uống cà phê rang xay.

안목해변에 가장 처음으로 들어섰던 그 커피 전문점의 이름은 ‘커피커퍼(Coffee Cupper)’다. 지금은 강릉 일대에 매장이 여섯 개로 늘어났다. 커피커퍼의 최금정(Choi Geum-jeong 崔芩禎) 대표는 강릉이 커피의 도시가 된 이유에 대해 “커피 명장 박이추 씨가 일찍이 강릉에 자리 잡았고, 커피 공장도 이곳에 있다. 또 강릉시가 해마다 커피 축제를 열고 있다. 이런 다양한 요인이 맞물려 시너지 효과를 일으킨 것 같다”고 설명했다.

Cửa hàng cà phê vào bãi biển Anmok đầu tiên chính là Coffee Cupper. Hiện nay, họ đã tăng từ một lên đến sáu cửa hàng. Giám đốc điều hành của Coffee Cupper, cô Choi Geum-jeong giải thích về lý do Gangneung trở thành thành phố cà phê như thế này. “Nghệ nhân cà phê Park I-chu từ sớm đã đến Gangneung. Ở đây lại có cả công trường cà phê. Thêm vào đó, hàng năm Gangneung vẫn tổ chức lễ hội cà phê. Có lẽ sự kết hợp của các yếu tố khác nhau như đó đã tạo ra được hiệu quả đồng vận như thế này.”

그러나 그 주역은 누가 뭐래도 최금정 대표일 것이다. 그녀는 2000년대 초반 제주도에서 가져온 커피나무 20여 그루를 발판으로 농장을 키워, 커피나무 모종을 분양하고 있다. 또한 국내 처음으로 커피박물관을 열어 커피 문화를 널리 알리고 있다. 왕산면에 위치한 커피박물관에는 최금정 대표 부부가 오랫동안 수집한 세계 각국의 진귀한 커피 관련 기구와 자료들이 가득 전시돼 있다. 또한 관람객들을 위한 다양한 체험 프로그램도 운영 중이다.

Nhưng dù có nói thế nào thì ở khu vực này, Choi Geum-jeong vẫn được coi là đại diện tiêu biểu. Vào đầu những năm 2000, cô mang theo hơn 20 gốc cà phê từ đảo Jeju đến đây và gây dựng nông trang, nơi cô làm công việc cung cấp cây giống. Cô cũng là người đầu tiên ở Hàn Quốc mở bảo tàng cà phê và giới thiệu rộng rãi văn hóa cà phê. Ở bảo tàng cà phê nằm tại Wangsan-myeon của cô trưng bày rất nhiều các tài liệu và máy móc quý hiếm liên quan đến cà phê từ khắp các nước trên thế giới mà vợ chồng cô đã thu thập trong một thời gian dài. Ở đây cũng có nhiều chương trình trải nghiệm đa dạng phục vụ người xem.

2000년대 초반부터 강릉항과 안목해변에 하나둘 생기기 시작한 커피 전문점이 지금은200여 군데로 늘어나 전국적으로 유명한 카페 거리가 되었고, 덕분에 강릉은 커피의 도시로 불리게 되었다. Khu vực xung quanh cảng Gangneung và bãi biển Anmok là một “phố cà phê” với khoảng 200 quán cà phê, đưa cảng này trở thành phố thánh địa cà phê của Hàn Quốc. Các quán cà phê bắt đầu mọc lên ở đây vào đầu những năm 2000.

“농장에 구경 왔던 손님 한 분이 아무리 찾아도 커피 열매가 안 보인다고 투덜대는 것을 봤어요. 빨갛게 익은 열매도 많은데 왜 못 봤을까 의아했죠. 원두를 로스팅하면 거무스름해지는데, 그 분은 커피 열매가 원래 까만색인 줄 알았던 거예요.” “Có người đến thăm nông trường của tôi nói rằng họ tìm thế nào cũng không thấy quả cà phê đâu cả. Tôi rất nghi ngờ vì rõ ràng có rất nhiều quả cà phê chín đỏ như vậy mà sao lại không nhìn thấy được. Quả cà phê sau khi được rang lên chuyển thành màu nâu đen. Vị khách đó tưởng là cà phê vốn ngay từ đầu đã có màu nâu đen nên mới thành ra thế”.

최금정 대표는 이 얘기를 들려주며 “커피는 이제 한국인의 대표적 기호식품이 됐다. 하지만 아직 제대로 된 이해는 부족한 것 같다”라고 덧붙였다. 12월 중순 강릉 시내에 개관하는 두 번째 커피박물관도 커피 문화를 확산하기 위한 그녀의 노력의 일환이다. 커피커퍼 1호점이 문을 연 지 어느덧 16년이 됐다. 그곳에 와서 커피를 마시던 연인들이 지금은 부부가 되어 아이들 손을 잡고 찾아온다. 의자도 낡았고 마루도 삐걱거리지만, 최 대표는 아무 것도 손대지 않고 옛날 그대로의 모습을 보존한다. 누군가의 추억을 훼손하지 않기 위해서다. 그 추억이 그리운 사람들은 커피를 마시러 또 강릉에 간다.

Giám đốc Choi Geum-jeong kể cho tôi nghe câu chuyện đó và nói thêm: “Cà phê giờ đây đã trở thành thức uống được yêu thích tiêu biểu của người Hàn Quốc. Nhưng hiểu biết đúng đắn về nó dường như là còn vẫn thiếu.” Bảo tàng cà phê thứ hai trong thành phố Gangneung dự định mở cửa vào trung tuần tháng 12 là một trong những nỗ lực của cô nhằm lan rộng hơn văn hóa cà phê này. Quán cà phê Coffee Cupper đầu tiên được mở cho đến nay đã được 16 năm. Các cặp đôi đến đây để uống cà phê từ những ngày đầu giờ đã trở thành vợ chồng và lại đưa con cái của họ tới. Ghế ngồi đã cũ, sàn nhà cũng đã tróc sờn nhưng Giám đốc Choi không sửa sang mà vẫn giữ nguyên dáng vẻ như lúc ban đầu. Cô không muốn làm tổn thương những kỷ niệm của ai đó. Những ai vẫn còn nhung nhớ những kỷ niệm này, hãy về Gangneung ngồi uống cà phê.

최병일(Choi Byung-il 崔昺一) 한국경제신문 여행∙레저 전문기자
Choi Byung-il, Phóng viên chuyên mục Du lịch & Nghỉ dưỡng, Báo Kinh tế Hàn Quốc
Ảnh: Shim Byung-woo
Dịch: Lê Hiền Anh

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here