PC와 스마트폰에 최적화된 웹툰이 특유의 스타일과 뛰어난 작품성을 앞세우며 국경을 넘어 세계 여러 나라의 독자층에 공감을 불러일으키고 있다. 여기에는 스토리텔링을 통한 보편적 공감대 형성과 함께 현지화 전략이 큰 효과를 발휘하고 있는 것으로 보인다.
Webtoon – truyện tranh được tối ưu hóa phù hợp với máy tính và điện thoại thông minh – đang khơi gợi sự đồng cảm của tầng lớp người đọc trên toàn thế giới nhờ phong cách độc đáo và giá trị cao của tác phẩm. Dường như việc hình thành sự đồng cảm phổ biến thông qua lối kể chuyện và chiến lược “bản địa hóa” đã phát huy được hiệu quả lớn ở đây.
못생긴 외모가 콤플렉스인 여고생이 완벽한 화장을 통해 자신감을 되찾고 원하는 사랑도 이루어 낸다. 이는 현재 네이버 웹툰 플랫폼에 연재되고 있는 야옹이(Yaongyi) 작가의 데뷔작 <여신강림(True Beauty)>(2018~)의 간략한 줄거리이다. 이 작품은 네이버 ‘웹툰(WEBTOON)’의 태국어 사이트를 시작으로 인도네시아, 대만, 일본 등 아시아 지역을 비롯해 북미, 스페인, 프랑스에서도 동시에 연재되고 있으며 지금까지 해외 누적 조회수 40억 회를 기록한 것으로 알려졌다.
Một nữ sinh cấp 3 vốn mặc cảm vì ngoại hình xấu xí, nhờ lớp trang điểm hoàn hảo mà đã lấy lại sự tự tin và có được tình yêu mình mong muốn – đó là nội dung tóm tắt của “Nữ thần giáng thế” (tiêu đề tiếng Anh là “True Beauty”) (2018 đến nay) – tác phẩm đầu tay của tác giả Yaongyi được đăng từ năm 2018 trên nền tảng webtoon của Naver. Truyện này sau đó được đăng tải trên trang Webtoon tiếng Thái và tiếp theo được phổ biến đồng loạt ở khu vực châu Á như Indonesia, Đài Loan, Nhật Bản… cho đến cả khu vực Bắc Mỹ, Tây Ban Nha và Pháp…, ghi nhận hơn 4 tỷ lượt truy cập.
웹툰은 PC나 모바일의 스크린 환경에 맞게 각 컷들이 세로로 길게 나열되며 스토리를 전개해 나간다. 이러한 세로 스크롤 방식은 웹툰의 정체성을 형성하는 매우 중요한 특성이다. 또한 일주일에 한 번씩 업로드되는 짧은 연재 주기와 스마트폰을 통해 언제 어디서나 감상할 수 있는 편리한 접근성은 문화 콘텐츠를 짧은 시간에 쉽게 즐기려고 하는 최근의 풍조에도 부합한다.
Truyện Webtoon có khuôn hình trình bày theo chiều dọc và triển khai câu chuyện phù hợp với màn hình máy tính hoặc điện thoại thông minh. Phương pháp cuộn dọc này là một đặc tính vô cùng quan trọng tạo nên bản sắc của webtoon. Ngoài ra, chu kỳ cập nhật truyện mỗi tuần khá ngắn và tính tiếp cận dễ dàng nhờ việc có thể đọc bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu với điện thoại thông minh cũng phù hợp với phong trào xu hướng thưởng thức nội dung văn hóa trong thời gian ngắn gần đây.
그러나 한국 웹툰이 다른 문화와 역사적 배경 속에서 살아온 세계 여러 지역의 독자들의 마음을 사로잡고 있는 이유가 단지 이러한 기능적 측면 때문만은 아닐 것이다. Dù vậy, chức năng này chỉ là khía cạnh rất nhỏ khiến webtoon Hàn Quốc chạm đến trái tim những độc giả quốc tế – những người sống trong các bối cảnh văn hóa và lịch sử khác nhau.
제2회 레진코믹스 세계 만화 공모전 대상 수상작인 <킬링 스토킹>은 비극적인 과거를 가진 연쇄 살인마와 이 사실을 모르고 그를 쫓던 스토커가 한 집에 머물게 되면서 이야기가 전개되는 스릴러물이다. 2016년 11월부터 2019년 3월까지 레진코믹스에 연재되었다. “Kẻ bám đuôi” – tác phẩm đoạt Giải thưởng lớn trong Cuộc thi Truyện tranh thế giới Lezhin Comics lần thứ hai – sắp đặt một kẻ giết người hàng loạt và một kẻ bám đuôi ở cùng một nhà mà cả hai đều không biết về quá khứ của nhau. Câu truyện được đăng nhiều kỳ trên cổng webtoon Lezhin Comics từ tháng 11. 2016 đến tháng 3. 2019. ⓒ Koogi /레진엔터테인먼트 제공
#장르&스타일 – Thể loại & phong cách
앞서 언급한 <여신강림>을 비롯해 한국 웹툰은 한 장르에 치우치지 않고 다양한 장르들을 선보임으로써 취향이 세분화된 독자들을 만족시키고 있다. 예를 들어 성인 등급으로 동성애 코드와 선정적이고 잔혹한 스토리를 지닌 스릴러 웹툰 <킬링 스토킹(Killing Stalking>(2016~2019)은 북미 지역에서 큰 인기를 거둔 뒤 유럽에도 진출했다.
Như câu chuyện “Nữ thần giáng thế” kể trên, webtoon Hàn Quốc đáp ứng thị hiếu phân khúc của độc giả bằng các thể loại đa dạng chứ không giới hạn ở một thể loại nhất định. Ví dụ webtoon thể loại kinh dị “Kẻ bám đuôi” (tiêu đề tiếng Anh là “Killing Stalking”) (2016-2019) với nội dung 18+ có yếu tố đồng tính, bạo lực và tình dục sau khi gây cơn sốt tại Bắc Mỹ đã thâm nhập đến tận châu Âu.
레진코믹스에 이 작품을 연재했던 쿠기(Koogi) 작가는 2017년, 미국 LA에서 열린 애니메 엑스포(Anime Expo)를 비롯해 유럽 최대 만화 축제로 꼽히는 이탈리아 루카 코믹스 앤 게임즈(Lucca Comics and Games)에 초청받아 팬 사인회를 가졌으며, 2019년에는 이탈리아 에트나 코믹스(Etna Comics)에도 초대되어 현지 팬들에게 뜨거운 호응을 받았다.<킬링 스토킹>이 한번 보면 잊을 수 없는 독특한 스타일과 긴장감이 어우러진 빼어난 작품이라는 것이 공통된 평가이다.
Koogi – tác giả đăng bộ truyện trên ở Lezhin Comics đã được mời đến Hội chợ Truyện tranh Anime Expo tổ chức tại Los Angeles, Mỹ năm 2017; lễ hội manga được xem là lớn nhất châu Âu – Luca Comics and Games và anh đã có buổi ký tặng người hâm mộ tại đây. Năm 2019, anh tiếp tục được mời tham dự lễ hội Etna Comics tại Ý và nhận được sự ủng hộ cuồng nhiệt từ người hâm mộ bản địa. “Kẻ bám đuôi” được đông đảo độc giả đánh giá là một tác phẩm xuất chúng với phong cách độc đáo và căng thẳng tột độ, đọc một lần là không thể nào quên.
그런가 하면 추공(Chugong) 원작의 판타지 소설을 웹툰으로 각색한 현군(h-goon), 장성락(DUBU, REDICE STUDIO) 작가의 <나 혼자만 레벨업(Solo Leveling/我独自升级/俺だけレベルアップな件)>(2018~)도 큰 인기를 끌고 있다. 괴수들과 맞서 싸우는 주인공의 성장 과정을 다루는데, 캐릭터가 과제를 해결해 갈수록 레벨이 올라가는 롤 플레잉 게임처럼 게임 유저들에게 매우 익숙한 포맷의 전개 방식을 접목해 독자들을 매료시킨 것으로 보인다.
Bộ truyện tranh “Tôi thăng cấp một mình” (tiêu đề tiếng Anh là “Solo Leveling”) (2018 đến nay) được Hyun Goon (h-goon) và Jang Sung Rak (DUBU, REDICE STUDIO) chuyển thể từ tiểu thuyết kỳ ảo nguyên tác của Chugong cũng đã làm mưa làm gió. Câu chuyện xoay quanh quá trình trưởng thành của nhân vật chính khi đấu tranh với quái thú khiến độc giả mê mẩn bằng lối triển khai của dạng game nhập vai có format rất quen thuộc với người chơi, đó là càng giải quyết được nhiều nhiệm vụ thì càng được thăng lên cấp cao hơn.
이 작품은 현재 영미권의 웹툰 연재 플랫폼 웹노벨(Webnovel)과 태피툰(Tappytoon)이 서비스하고 있으며 일본, 중국, 베트남, 프랑스에서도 연재되고 있다. 각국에서 모두 최상위권의 조회수를 유지하고 있고, 일본 및 브라질과 독일에서는 만화책으로 출간되었다.
Tác phẩm này hiện đang được cung cấp bởi Webnovel và Tapetoon – hai nền tảng webtoon tại khu vực Anh – Mỹ, đồng thời cũng được đăng tải ở Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam và Pháp. Tác phẩm luôn duy trì số lượt xem cao nhất ở tất cả các quốc gia và đã được xuất bản thành truyện tranh giấy ở Nhật Bản, Brazil và Đức.
#작품성 – Giá trị tác phẩm
웹툰은 연재 주기가 일주일로 매우 짧은 데 비해 대체로 스토리와 작화의 완성도가 높다. 이는 작가들뿐 아니라 플랫폼들이 함께 작품의 완결성을 높이기 위해 다각도로 노력하고 있기 때문이다. 사실 작가 혼자서 대략 60~90컷 정도의 한 회 에피소드를 기간 내에 완성하기는 무척 벅찬 일이다. 그래서 채색을 돕는 보조자들의 도움을 받기도 하고, 때로는 스토리와 작화를 분업하기도 한다. 웹툰 플랫폼에서는 기획 단계에서부터 작가와 여러 번 회의를 거치고, 이런 과정을 통과한 작품만이 연재 기회를 얻을 수 있다. 대개 한 편을 기획하는 시간은 짧게는 6개월이고, 1년 이상 걸리는 경우도 있다.
Dù webtoon có chu kỳ đăng tải rất ngắn, chỉ trong vòng một tuần nhưng có độ hoàn thiện về nội dung và hình thức cao. Để làm được điều này, không chỉ có một mình tác giả mà chính các nền tảng webtoon cũng đang nỗ lực ở nhiều góc độ khác nhau để hoàn thiện sản phẩm. Bởi trên thực tế, việc một mình tác giả hoàn thành một chương gồm 60-90 khuôn hình trong khoảng thời gian yêu cầu là vô cùng khó khăn. Vì vậy, tác giả cần sự giúp đỡ từ các trợ lý trong việc tô màu, hoặc đôi khi là cả phần kịch bản và phác họa. Về phía các nền tảng, họ tham gia nhiều cuộc họp với tác giả ngay từ khâu lên kế hoạch, và chỉ những tác phẩm nào vượt qua quá trình này mới có cơ hội được đăng. Thông thường, thời gian lên ý tưởng, kế hoạch cho một tác phẩm là 6 tháng và đôi khi mất hơn một năm.
근래에는 제작의 부담을 줄이는 한편 완성도는 더욱 높이기 위해 전문 제작 스튜디오를 활용하는 추세다. 이곳에서는 기획, 스토리 구성, 콘티, 데생, 배경 이미지, 채색 등으로 분업하여 웹툰을 만든다. Những năm gần đây nổi lên xu hướng sử dụng các studio sản xuất chuyên nghiệp để giảm bớt gánh nặng chế tác đồng thời nâng cao mức độ hoàn thiện cho webtoon. Tại đây, mỗi người sẽ đảm nhận một công đoạn như lập kế hoạch, bố cục câu chuyện, kể chuyện, phác hoạ, vẽ bối cảnh và tô màu…, từ đó tạo nên tác phẩm hoàn chỉnh.
대학을 비롯해 문화 콘텐츠를 진흥하는 기관에서 실행하는 다양한 교육도 웹툰의 완성도를 담보하는 데 한몫한다. 디지털 툴과 스토리 창작, 드로잉 같은 창작 기술뿐 아니라 비평 교육을 통해 웹툰의 질적 수준이 지속적으로 발전해 왔다고 할 수 있겠다.
Chương trình giáo dục đa dạng do các cơ quan phát triển nội dung văn hóa bao gồm trường đại học tiến hành cũng đóng vai trò lớn trong việc đảm bảo chất lượng của webtoon. Có thể nói rằng chất lượng webtoon đã phát triển không chỉ nhờ các kỹ thuật sáng tác như công cụ kỹ thuật số, sáng tạo câu chuyện, bản vẽ… mà còn nhờ cả giáo dục phê bình.
현재 해외 젊은 층을 중심으로 큰 인기를 끌고 있는 작품들은 대부분 동세대가 겪고 있는 공통된 경험을 다루고 있다. 어려운 현실을 극복하며 간절한 소망을 하나씩 이루어 가는 주인공의 이야기를 통해 독자들은 대리 만족을 느끼게 된다.
Hầu hết các tác phẩm thu hút được đông đảo giới trẻ trên toàn thế giới hiện nay đều đề cập đến những trải nghiệm chung mà thế hệ cùng lứa trải qua. Độc giả cảm thấy mãn nguyện như chính mình đạt được thành tựu khi đọc câu chuyện nhân vật chính vượt qua được hiện thực khó khăn và biến từng khao khát của mình thành sự thật.
#현지화 – Bản địa hóa
글로벌 시장 개척을 위한 국내 기업들의 본격적 시도는 2013년부터 시작됐다. 웹툰 플랫폼들이 자사의 소셜 네트워크 서비스 계정을 이용하여 해외 시장에 우수한 작품들을 선보였고, 해외 플랫폼에 공급하기도 했다. 그러나 언어 문제가 큰 장애물이었다. 이에 따라 현지 번역가들을 발굴하여 작품의 문맥을 이해시키려 노력하는 한편 현지 작가들도 등용하는 시스템을 만들었다.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đã bắt đầu khai phá thị trường toàn cầu từ năm 2013. Các nền tảng webtoon sử dụng tài khoản dịch vụ mạng xã hội của công ty con để trình làng các tác phẩm ưu tú ở thị trường hải ngoại và cung cấp cho các nền tảng ở nước ngoài. Tuy nhiên, ngôn ngữ luôn là trở ngại lớn. Do đó, một mặt họ đi tìm các nhà biên dịch ở nước bản địa, cố gắng để những người này hiểu được ngữ cảnh của tác phẩm và mặt khác, họ cũng xây dựng hệ thống tuyển chọn các tác giả người bản địa.
일례로 네이버 웹툰은 미국에서 아마추어 만화가 등용 시스템 ‘웹툰 캔버스 어워즈(WEBTOON CANVAS Awards)’를 도입했다. 이는 네이버가 2006년 도입한 ‘도전 만화’ 시스템을 북미에도 적용한 것으로, 웹툰 작가를 희망하는 창작자들이 누구나 작품을 올릴 수 있게 한 뒤 독자들에게 인정받은 작품을 선별해 정식으로 연재 기회를 주는 제도이다.
Một ví dụ cho thấy đó là Naver webtoon đã sử dụng hệ thống ‘WEBTOON CANVAS Awards’ tuyển chọn các tác giả truyện tranh nghiệp dư tại Mỹ. Đây là hệ thống ‘Thử sức truyện tranh’ mà Naver đã sử dụng năm 2006 và áp dụng ở Bắc Mỹ. Chế độ này cho phép bất cứ nhà sáng tác nào mong muốn trở thành tác giả webtoon cũng có thể đăng tải tác phẩm của mình lên, từ đó chọn ra các tác phẩm được độc giả công nhận và mang đến cơ hội được đăng truyện chính thức.
이 시스템을 통해 연재된 대표적 작품으로는 레이첼 스미스(Rachel Smythe)의 <로어 올림푸스(Lore Olympus)>를 꼽을 수 있다. 이 작품은 2019년, 만화계의 아카데미상이라 불리는 아이스너 어워드(Eisner Award) 후보에 올랐고, 한국어로 번역되어 2020년 8월부터 네이버 국내 플랫폼에 연재되고 있다.
Những tác phẩm tiêu biểu được đăng đàn qua hệ thống này có thể kể đến “Thần thoại Olympus” (tiêu đề tiếng Anh là “Lore Olympus”) của tác giả Rachel Smythe. Tác phẩm này đã được đề cử giải thưởng Eisner Award được xem là giải Oscar của giới truyện tranh. Sau đó, truyện được dịch sang tiếng Hàn và bắt đầu được đăng trên nền tảng Naver tại Hàn Quốc từ tháng 8 năm 2020.
#보편성 – Tính phổ biến
그동안 해외 독자들의 호응을 받기 위해서는 각국의 문화와 트렌드에 적합한 작품을 만들어야 한다는 의견이 우세했다. 하지만 윤태호(Yoon Tae-ho 尹胎鎬)의 <미생[Misaeng (An Incomplete Life)]>(2012~2013)은 그런 기존의 관념을 뒤집었다. 바둑이 인생의 전부였지만 프로 입단에 실패한 고졸 출신의 주인공이 계약직으로 들어간 대기업에서 고군분투하는 모습을 그린 작품이다.
Thời gian qua, ý kiến cho rằng để nhận được sự hưởng ứng của độc giả ở nước ngoài phải tạo ra những tác phẩm phù hợp với xu hướng và văn hóa của mỗi nước đã chiếm ưu thế. Tuy nhiên, tác phẩm “Cuộc sống không trọn vẹn” (tiêu đề tiếng Anh là “An Incomplete Life”) của Yoon Tae-ho (2012 ~ 2013) đã thay đổi quan niệm đó. “Cuộc sống không trọn vẹn” vẽ nên hình ảnh nhân vật chính tốt nghiệp phổ thông vốn coi cờ vây là cả cuộc sống nhưng lại thất bại trong việc trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp, sau đó phải vật lộn trong một tập đoàn lớn với vị trí nhân viên tạm thời.
흥미로운 점은 <미생>이 2017년 제20회 일본 문화청 미디어 예술제 만화 부문에서 우수상을 수상했다는 점이다. 선정 이유는 “한국의 학력 사회와 경제 성장의 왜곡된 길에서 방황하는 주인공에게 공감이 간다. 장기 불황을 겪은 일본의 청년 세대와 유사성이 있다”는 것이었다. 국경을 넘어 청년 세대의 공통된 모습을 반영하고 있다는 뜻이다.
Điều thú vị là tác phẩm này đã giành được Giải xuất sắc trong hạng mục Truyện tranh của Liên hoan Nghệ thuật Truyền thông Bộ Văn hóa Nhật Bản lần thứ 20 năm 2017. Lý do được lựa chọn là vì người đọc “đồng cảm với sự hoang mang của nhân vật chính trên con đường lệch lạc của sự tăng trưởng kinh tế và xã hội Hàn Quốc đề cao bằng cấp. Đây là điểm tương đồng với thế hệ thanh niên ở Nhật Bản đã từng trải qua suy thoái kéo dài”. Điều này có nghĩa là tác phẩm đã vượt qua biên giới, phản ánh được những nét chung của thế hệ trẻ.
이처럼 현재 해외 젊은 층을 중심으로 큰 인기를 끌고 있는 작품들은 대부분 동세대가 겪고 있는 공통된 경험을 다루고 있다. 어려운 현실을 극복하며 간절한 소망을 하나씩 이루어 가는 주인공의 이야기를 통해 독자들은 대리 만족을 느끼게 된다. 이것이야말로 한국 웹툰이 지닌 가장 큰 힘이라고 말할 수 있다. <여신강림>처럼 단순히 젊은 세대들의 관심사를 반영하는 것뿐만 아니라 <미생>처럼 꿈을 실현하기 어려운 시대를 살아가는 젊은이들의 고난을 다룸으로써 공감대를 형성하고 있는 것이다.
Hầu hết các tác phẩm thu hút được đông đảo giới trẻ trên toàn thế giới hiện nay đều đề cập đến những trải nghiệm chung mà thế hệ cùng lứa trải qua. Độc giả cảm thấy mãn nguyện như chính mình đạt được thành tựu khi đọc câu chuyện nhân vật chính vượt qua được hiện thực khó khăn và biến từng khao khát của mình thành sự thật. Có thể nói đây là điểm mạnh nhất của webtoon Hàn Quốc. Webtoon không chỉ đơn thuần phản ánh mối quan tâm của giới trẻ như “Nữ thần giáng thế” mà còn tạo nên sự đồng cảm nhờ lột tả những đau khổ của lớp trẻ sống trong thời đại mà những giấc mơ khó thành hiện thực như “Cuộc sống không trọn vẹn”.