배달: 만화가 된 현장 이야기 – Dịch vụ giao hàng: Những câu chuyện đời thực bước vào truyện tranh

0
557

누군가 인터넷으로 주문한 물건은 수많은 사람들의 손길을 거쳐 배달된다. 택배 상품들을 잔뜩 실은 화물차에서 물건을 내리는 하차(下車)도 그 과정 중 일부이다. 현장의 경험을 담아 지난해 만화 『까대기』를 펴낸 필자도 6년 동안 그 일에 몸담았다.

Các món hàng đặt trên internet qua bàn tay rất nhiều người trước khi đến với người đặt hàng. Công việc dỡ hàng từ những chuyến xe chở đầy hàng giao nhận cũng nằm trong quá trình đó. Bản thân người viết đã từng có sáu năm gắn bó với công việc này, và dựa trên những trải nghiệm thực tế, một năm trước đã cho ra mắt bạn đọc bộ bộ truyện tranh “Kkadaegi”.

2019년 5월 보리출판사에서 출간된 만화 『까대기』는 저자 이종철이 자신의 택배 아르바이트 경험을 담은 책이다. 2019년 독일 라이프치히도서박람회에서 한국 사회의 현실과 문화를 보여 주는 독특한 소재와 주제로 주목받았다. Họa sĩ truyện tranh Lee Jong-chul lột tả những trải nghiệm của bản thân khi còn làm công việc bán thời gian dỡ hàng cho một công ty giao nhận trong bộ truyện “Kkadaegi” (Bori Publishing, 2019). Tính độc đáo trong đề tài và cốt truyện của tác phẩm, phác họa những khía cạnh vốn không được xem trọng trong xã hội Hàn đã khiến tác phẩm nhận được nhiều chú ý trong Hội trợ sách Leipzig 2019 tại Đức.
2019년 5월 보리출판사에서 출간된 만화 『까대기』는 저자 이종철이 자신의 택배 아르바이트 경험을 담은 책이다. 2019년 독일 라이프치히도서박람회에서 한국 사회의 현실과 문화를 보여 주는 독특한 소재와 주제로 주목받았다. Họa sĩ truyện tranh Lee Jong-chul lột tả những trải nghiệm của bản thân khi còn làm công việc bán thời gian dỡ hàng cho một công ty giao nhận trong bộ truyện “Kkadaegi” (Bori Publishing, 2019). Tính độc đáo trong đề tài và cốt truyện của tác phẩm, phác họa những khía cạnh vốn không được xem trọng trong xã hội Hàn đã khiến tác phẩm nhận được nhiều chú ý trong Hội trợ sách Leipzig 2019 tại Đức.

첫 경험 – Trải nghiệm đầu tiên
나는 지방에서 미술대학을 졸업하고 어릴 적 꿈인 만화가가 되기 위해 무작정 서울로 올라왔다. 부모님이 얼마간 생활비를 지원해 줬지만, 서울에서 살아가기에는 턱없이 부족한 돈이었다. 만화가로 데뷔하기 이전에 생계를 해결할 수 있는 아르바이트가 필요했다. 하루에 대여섯 시간만 일을 하고 나머지 시간에 습작을 하면 좋겠다고 생각했다. 그런 일자리를 찾아보던 중 오전에 할 수 있는 택배 상하차 아르바이트 광고가 눈에 띄었다. 힘들지 않을까? 잠시 망설였지만, 일터가 숙소 근처인 데다가 최저시급보다 2~3천 원을 더 준다는 말에 끌려 전화를 했다. 담당자는 당장 내일 출근할 수 있는지 물었다. 나는 가능하다고 대답했다. 나의 ‘택배 아르바이트 인생’은 그렇게 시작되었다.

Sau khi tốt nghiệp một trường đại học mỹ thuật địa phương, bằng mọi giá tôi lên Seoul để thực hiện giấc mơ thời thơ ấu – giấc mơ trở thành họa sĩ truyện tranh. Thời gian đầu, cha mẹ viện trợ sinh hoạt phí cho tôi nhưng số tiền đó quả không thấm vào đâu so với cuộc sống ở Seoul. Tôi cần một công việc bán thời gian để giải quyết vấn đề sinh nhai trước khi khởi nghiệp họa sĩ truyện tranh. Tôi nghĩ mình sẽ làm 5-6 tiếng một ngày, thời gian còn lại sẽ luyện tập sáng tác. Một quảng cáo tìm người đập vào mắt tôi khi tôi đang tìm kiếm một công việc như thế. Đó là việc làm bán thời gian vào các buổi sáng, chuyên dỡ hàng từ các chuyến xe chở hàng giao nhận. Sợ vất vả, tôi lưỡng lự. Nhưng vì chỗ làm gần nơi tôi ở và bị hấp dẫn bởi số tiền được nhận sẽ nhiều hơn mức lương tối thiểu hai đến ba ngàn won (tương đương khoảng 40.000 đến 60.000VND), tôi quyết định gọi điện thoại. Người phụ trách hỏi tôi liệu có thể bắt đầu ngay ngày mai. Tôi trả lời có thể và “cuộc đời làm bán thời gian ở dịch vụ giao nhận” của tôi đã bắt đầu như thế.

고객이 주문한 물건은 여러 과정을 거쳐 배달된다. 우선 주문을 확인한 업체가 물건을 포장해 놓으면, 그 업체와 배송 계약을 맺은 회사의 택배 기사가 물건을 집하장으로 가져간다. 그곳에서 화물차에 실린 물건은 택배 회사의 중앙 물류센터로 옮겨진다. 이곳에서는 밤새 각 집하장에서 온 택배 상품들이 배송 지역별로 분류되고, 상차(上車) 아르바이트 직원들이 물건들을 모두 실으면 새벽녘쯤 화물차가 각 지점으로 향한다. 각 지역 지점에서 하차 아르바이트 직원들이 화물차에 실려 있던 물건들을 부려 놓으면 택배 기사들이 이를 챙긴다.

Bài viết liên quan  겨울 바다의 선물, 청어 - Cá trích, quà tặng mùa đông của biển cả

Thông thường những món hàng phải qua rất nhiều công đoạn trước khi được chuyển đến người đặt hàng. Trước hết, sau khi đơn vị bán hàng xác nhận đơn đặt hàng và đóng gói, nhân viên công ty ký hợp đồng giao nhận với đơn vị bán hàng sẽ nhận hàng để chuyển đến điểm tập kết. Từ đó, hàng được chất lên xe để đưa đến trung tâm phân phối tổng của công ty giao nhận. Ở đây, suốt đêm, tất cả hàng hóa từ các điểm tập kết sẽ được phân loại theo khu vực nhận hàng. Chờ khi các nhân viên bán thời gian chất toàn bộ hàng lên xe, khoảng tờ mờ sáng, các chuyến xe bắt đầu lăn bánh, hướng đến nhiều chi nhánh. Tại các chi nhánh lại có các nhân viên bán thời gian dỡ hàng xuống để nhân viên giao hàng tiếp nhận và xử lý.

내가 처음 아르바이트를 한 곳은 택배 회사의 지점이었다. 첫날, 지점장은 내게 ‘까대기’를 해 본 적이 있는지 물었다. 생소하기만 했던 까대기란 말은 택배 상품을 화물차에 싣거나 내리는 일을 가리키는 현장 용어였다. 나는 경험이 전혀 없다고 말했다. 그러자 지점장은 나와 함께 일할 다른 까대기 아르바이트 직원을 소개시켜 줬다. 그는 머리가 희끗희끗한 50대 중반의 남성이었다. 말투는 무뚝뚝했지만, 이 일이 처음인 내게 상세히 차근차근 알려주었다. 그는 내게 성씨만 물었다. 육체적으로 고된 일이어서 사람이 자주 바뀌는지라 굳이 이름은 물어보지 않았던 것이다. 그는 나를 “이 군”이라 불렀고, 나는 그를 “우 아저씨”라 불렀다.

Chỗ làm bán thời gian đầu tiên của tôi là chi nhánh một công ty giao nhận. Ngày đầu tiên, trưởng chi nhánh hỏi tôi đã từng làm “Kkadaegi”, công việc chất hàng giao nhận lên hoặc xuống xe, vốn xa lạ với tôi. Tôi cho biết chưa từng có kinh nghiệm. Trưởng chi nhánh giới thiệu tôi với một kkadaegi bán thời gian sẽ làm cùng tôi. Đó là một người đàn ông tuổi trung niên khoảng hơn 50, mái tóc muối tiêu. Ông nói năng cộc lốc, nhưng biết đây là lần đầu tiên tôi làm công việc này, ông chỉ bảo tôi tận tình. Ông chỉ hỏi họ của tôi, bởi công việc lao động chân tay vất vả này thường xuyên đổi người và có lẽ thế, cũng chẳng cần biết tên. Ông gọi tôi là “cậu Lee”, còn tôi gọi ông là “chú Woo”.

Tôi có cơ hội gặp gỡ nhiều người: một vận động viên từng giữ chân thủ môn ở giải bóng đá chuyên nghiệp K3 League; một sĩ tử đang chuẩn bị cho kỳ thi công chức để trở thành cảnh sát; một người chủ gia đình trẻ tuổi kết hôn sớm, làm việc ở nhà máy sản xuất chất bán dẫn nhưng không đủ sống nên phải làm thêm theo giờ như tôi; một viên chức nhà nước với 30 năm công tác sau khi nghỉ hưu tới chi nhánh công ty giao nhận hàng này; một anh tổ trưởng tổ kkadaegi ngoài 40 đang nuôi mẹ bị bệnh. Tất cả họ, mỗi người mỗi câu chuyện.
Tôi có cơ hội gặp gỡ nhiều người: một vận động viên từng giữ chân thủ môn ở giải bóng đá chuyên nghiệp K3 League; một sĩ tử đang chuẩn bị cho kỳ thi công chức để trở thành cảnh sát; một người chủ gia đình trẻ tuổi kết hôn sớm, làm việc ở nhà máy sản xuất chất bán dẫn nhưng không đủ sống nên phải làm thêm theo giờ như tôi; một viên chức nhà nước với 30 năm công tác sau khi nghỉ hưu tới chi nhánh công ty giao nhận hàng này; một anh tổ trưởng tổ kkadaegi ngoài 40 đang nuôi mẹ bị bệnh. Tất cả họ, mỗi người mỗi câu chuyện.


‘깡통’과 허리 보호대 – Trong chiếc “thùng” với đai bảo vệ thắt lưng
우리는 지점에 도착한 화물차에 실린 택배 상자를 자동 레일 위에 내리는 일을 했다. 자동 레일에 물품을 올리면, 택배 기사들이 옆에 지켜서 있다가 자신이 담당하고 있는 동네의 물건을 챙겨 갔다. 11톤 화물차 한 대에는 평균 700~800개의 물품이, 많게는 1000개 이상이 실려 있었다. 두 명이 한 팀을 이루어 하루 평균 화물차 4~5대에 실린 물품들을 하차했다. 명절이 다가오면 지점으로 오는 화물차들이 부쩍 늘어났다. 화물차 한 대에 실린 물건들을 전부 내리는 데는 보통 40~50분의 시간이 걸렸다. 한 대를 다 비우고 나면 다리가 후들거렸다. ‘깡통’이라 불리는 탑차(塔車) 안은 바람이 잘 통하지 않았는데, 일을 시작하자마자 먼지 때문에 목과 코가 막혀 왔고, 온몸에 땀이 났다. 왜 최저시급보다 2~3천 원을 더 주는지 알 것 같았다. 오전 7시부터 시작한 일은 점심시간이 지나서야 끝이 났고, 택배 기사들은 그제야 배송을 나갔다.

Bài viết liên quan  ‘2024 코리아그랜드세일' 개막 - Du lịch Hàn Quốc, săn “sale” cùng lễ hội “Korea Grand Sale 2024”

Công việc của chúng tôi là chuyển những thùng hàng lên ray tự động khi xe chở hàng đến chi nhánh. Các nhân viên giao nhận đứng một bên, chờ hàng xếp lên ray để lấy những món hàng thuộc khu vực họ phụ trách. Càng gần Tết, lượng xe đổ về chi nhánh càng tăng. Một chiếc xe tải 11 tấn trung bình chở từ 700 đến 800 món hàng, thậm chí có lúc hơn 1.000 món. Mỗi nhóm hai người, dỡ 4 đến 5 chuyến xe mỗi ngày. Một chuyến, mất khoảng ​​40 đến 50 phút. Sau mỗi chuyến hàng, chân tôi run lên. Bên trong xe tải được gọi là chiếc “thùng” không có gió, mũi, họng tôi đặc vì bụi, mồ hôi đầm đìa mỗi khi bắt đầu chuyển hàng. Tôi hiểu tại sao họ trả nhiều hơn mức lương tối thiểu hai đến ba nghìn won. Công việc bắt đầu lúc 7 giờ sáng, kết thúc sau giờ nghỉ trưa. Thường đến lúc này, các nhân viên giao nhận mới bắt đầu đi giao hàng.

일을 하다가 보니 자연스럽게 택배 기사들과도 가까워졌다. 그들은 아침 7시부터 늦은 저녁 시간까지 일을 했다. 성수기에는 배송이 밀려 밤 12시를 훌쩍 넘기기도 했다. 그들은 한 건당 1000원이 안 되는 수수료를 벌어 가며 하루하루를 지냈다. 배송 출발 시간을 앞당기고 싶어 하는 그들과 중간중간 쉬어 가며 일하고 싶은 하차 아르바이트 직원들의 입장 차이가 때로는 다툼을 일으키기도 했다.

Cùng làm việc khiến tôi trở nên gần gũi với các nhân viên giao nhận từ lúc nào không hay. Họ làm từ 7 giờ sáng đến tối mịt. Mùa cao điểm khi hàng giao không xuể, đôi khi họ phải làm qua 12 giờ đêm. Ngày qua ngày, họ kiếm chưa tới 1000 won cho một kiện hàng. Họ luôn muốn được giao hàng sớm trong khi nhân viên khuân vác lại muốn nghỉ ngơi đôi chút giữa lúc làm. Điều này đôi khi làm nảy sinh cãi vã.

택배 회사의 지점들은 대부분 작업장이 야외에 있어서 날씨에 취약했는데, 우리는 추위와 더위를 온몸으로 버티며 일했다. 가을이 되면 추석 즈음을 기점으로 택배 대란이 시작됐다. 그해 추수한 쌀과 농산물, 절임 배추, 김장 김치가 산지에서 무더기로 올라오기 때문이다. 그럴 때면 우리는 허리 보호대를 한 채로 그 시기를 버텼다.

Hầu hết các chi nhánh công ty giao nhận đều có khu xử lý hàng ngoài trời. Làm việc trong môi trường dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, chúng tôi phải chịu cả cái nóng lẫn cái lạnh. Vào mùa thu, khoảng gần Tết Trung thu cũng là lúc bước vào thời kỳ đỉnh điểm của hàng giao nhận. Gạo, hàng nông sản, cải thảo muối chua, kim chi cho mùa đông được ùn ùn chuyển đến từ nơi sản xuất. Tất cả chúng tôi luôn phải trải qua quãng thời gian này mà với một chiếc đai bảo vệ thắt lưng.

우 아저씨는 나와 함께 일하던 지점을 그만두고 서울 근교의 농수산물 시장에서 야간에 채소 나르는 일을 했다. 나도 그를 따라 그 시장에서 함께 일했다. 그와 일하는 동안 나는 한 출판사에서 어린이 만화 연재 제안을 받았는데, 이 소식을 전하자 그는 자신의 일처럼 기뻐하며 이제 다시는 이곳으로 오지 말라고 했다. 나는 그러겠다고 했다. 하지만 만화 연재만으로 생계를 꾸리기가 쉽지 않았다. 다른 택배 회사에서 다시 까대기 일을 시작했지만, 그에게는 알리지 않았다. 그가 “이종철이라는 젊은 친구가 있었는데, 나랑 같이 일할 때 죽어라 만화를 그리더니 지금은 어엿한 만화가가 됐어.”라고 나를 기억하기를 바랐다.

Bài viết liên quan  [Đọc - Dịch] 엄마랑 함께하는 룰루랄라 동화구연 Cùng mẹ kể chuyện cổ tích Lulu Lala

Chú Woo nghỉ làm việc ở chi nhánh nơi chú từng làm cùng tôi, chuyển sang khuân vác rau củ tại một khu chợ nông sản gần Seoul vào ban đêm. Vậy là tôi theo chú đến làm ở chợ. Thời gian ở đây, tôi nhận được lời đề nghị từ một nhà xuất bản về việc xuất bản bộ truyện tranh thiếu nhi dài kỳ. Biết tin, chú vui như chuyện của chính mình. Chú kêu tôi đừng ra chợ làm nữa và tôi nghe chú. Nhưng viết truyện tranh thiếu nhi dài kỳ không đủ để tôi trang trải cuộc sống. Tôi lại xin làm kkadaegi tại một công ty giao nhận khác nhưng không cho chú biết. Tôi muốn mỗi khi nghĩ đến tôi, chú vẫn có thể nhớ rằng: “Anh bạn trẻ tên Lee Jong-chul thời làm việc cùng mình từng sống chết với vẽ truyện tranh và cuối cùng cũng đã trở thành một họa sĩ truyện tranh đàng hoàng.”

갖가지 사연 – Mỗi người mỗi câu chuyện
일은 예상보다 많이 힘들었지만 소득도 있었다. 다양한 사람들을 만날 수 있었기 때문이다. 프로축구 K리그 3부에서 골키퍼를 했던 운동선수, 경찰 공무원 시험을 준비하던 수험생, 어린 나이에 결혼해 반도체 공장에서 일을 하고 있지만 생활비가 부족해 나처럼 시간제 아르바이트를 하던 젊은 가장, 30년 동안 공무원 생활을 하다가 정년퇴직하고 택배 회사 지점으로 출근한 아저씨, 40대 중반의 나이에 아픈 홀어머니를 모시며 지내던 까대기 반장 등 그들 모두 각자의 사연이 있었다.

Công việc vất vả hơn tôi nghĩ nhưng cũng có lợi với tôi. Tôi có cơ hội gặp gỡ nhiều người: một vận động viên từng giữ chân thủ môn ở giải bóng đá chuyên nghiệp K3 League; một sĩ tử đang chuẩn bị cho kỳ thi công chức để trở thành cảnh sát; một người chủ gia đình trẻ tuổi kết hôn sớm, làm việc ở nhà máy sản xuất chất bán dẫn nhưng không đủ sống nên phải làm thêm theo giờ như tôi; một viên chức nhà nước với 30 năm công tác sau khi nghỉ hưu tới chi nhánh công ty giao nhận hàng này; một anh tổ trưởng tổ kkadaegi ngoài 40 đang nuôi mẹ bị bệnh. Tất cả họ, mỗi người mỗi câu chuyện.

아르바이트 기간이 길어지고 사람들과 가까워지니, 그들의 애틋한 사연을 만화로 그리고 싶어졌다. 그래서 현장에서 경험한 이야기들을 기록하기 시작했다. 만화를 통해서 그곳에 있는 사람들의 이야기를 전하고, 그들을 응원하고 위로하고 싶었다. 그 마음을 담아 2019년 만화 『까대기』를 출간했다.

Làm bán thời gian lâu hơn, gần gũi mọi người hơn, tôi bắt đầu muốn tái hiện những câu chuyện đầy thương cảm của họ trên những trang truyện tranh. Tôi ghi chép lại những gì mắt thấy tai nghe. Tôi muốn dùng truyện tranh kể lại câu chuyện của những con người ở nơi đây, như một lời động viên, an ủi họ. Cuối cùng, với tất cả tâm tư tình cảm ấy, tôi cho ra mắt bộ truyện tranh “Kkadaegi” năm 2019.

코로나로 온 세상이 심한 몸살을 앓고 있는 요즈음 배송 산업이 주목받고 있다. 비대면 형태로 자신이 원하는 물건을 언제 어느 때나 받을 수 있지만, 배송 물량이 폭발적으로 늘어나는 바람에 택배 기사들이 과로로 쓰러졌다는 기사를 종종 접하게 된다. 택배 박스에는 주의를 당부하는 갖가지 문구가 적혀 있다. 던지지 마세요, 뒤집지 마세요, 깨질 수도 있어요 등등. 어느 날 나는 사람에게도 이 문구들이 적용되면 좋겠다는 생각이 들었다. 그래서 이제 나는 사람들에게 이렇게 인사한다. “몸도 마음도 늘 파손 주의하세요!”

Gần đây, khi thế giới gồng mình vì căn bệnh cảm cúm đáng sợ bởi virus corona, ngành công nghiệp dịch vụ giao nhận được chú ý nhiều hơn. Nhờ dịch vụ giao nhận, chúng ta nhận được các món hàng mình muốn bất cứ khi nào mà không cần tiếp xúc. Tuy nhiên, cùng với sự bùng phát của số lượng hàng giao nhận, chúng ta cũng thường thấy những bài báo đưa tin nhân viên giao nhận ngất xỉu vì làm việc quá sức. Trên các thùng hàng giao nhận thường có các dòng chữ lưu ý đủ loại: Xin đừng ném, xin đừng lật ngược, có thể vỡ… Tôi chợt nghĩ, những điều này phải chăng cũng nên dành cho cả con người. Vì thế, mỗi khi gặp mọi người dạo gần đây, tôi thích chào bằng câu nói: “Hãy gượng nhẹ với cơ thể và tâm hồn chúng ta, chúng cũng mong manh dễ vỡ!”

이종철(Lee Jong-chul 李宗哲) 만화가
Lee Jong-chul, Họa sĩ truyện tranh
Dịch. Phan Thị Hồng Hà

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here