19세기 후반에 지어진 박경중(朴炅重) 가옥은 전라남도 나주를 대표하는 전통 가옥이다. 대범한 목조 가구(架構), 그리고 장작불 그을음과 세월의 흔적이 무척 인상적인 이 집의 오래된 부엌은 건축 구조와 규모 면에서 큰 볼거리를 준다. 동시에 건축적 기준 대신 여성사회학의 시각으로 이 공간을 들여다보면 숨어 있던 또 다른 이야기들이 드러난다.
Ngôi nhà của Park Gyeong-jung được xây dựng từ nửa sau thế kỷ 19 là kiểu nhà truyền thống Hàn Quốc tiêu biểu của vùng Naju, thuộc tỉnh Jeollanam-do. Dàn xà to bằng gỗ, những vệt khói ám và những dấu vết thời gian còn in đậm trong căn bếp lâu năm của ngôi nhà này tạo nên những điểm nhấn đáng được thưởng ngoạn về mặt quy mô và kết cấu kiến trúc. Đồng thời, thay vì nhìn vào không gian này dưới góc độ những chuẩn mực kiến trúc, hãy nhìn nó từ góc độ xã hội học phụ nữ, chúng ta sẽ thấy một câu chuyện khác được ẩn chứa bên trong căn bếp này.
한국의 전통 가옥은 외관이 우아하고 기품이 있다. 양반들이 살았던 대궐 같은 기와집이나 초가지붕을 얹은 민가나 나름대로 단아하고 균형 잡힌 모양새를 갖추고 있다. 민초들이 살았던 초가는 이제 다 없어졌지만, 양반이 살았던 몇몇 고택들이 남아 있어 전통 가옥의 수려함을 새삼 느끼게 한다.
Nhà truyền thống Hàn Quốc, nhìn từ bên ngoài trông rất thanh tao và trang nhã. Từ kiểu nhà mái ngói giống như dinh thự của tầng lớp quan lại đến ngôi nhà lợp mái lá của tầng lớp bình dân đều mang dáng vẻ trang nhã và hài hòa. Nhà mái lá của giới bình dân xưa giờ không còn nữa nhưng một số ngôi nhà cổ của giới quan lại vẫn tồn tại, giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của nhà truyền thống Hàn Quốc.
그러나 전통 건축 양식의 매력에 끌려 내부로 들어가 본 고택들은 요즘 사람들이 살기에 불편한 점이 많아 보인다. 특히 살림을 해야 하는 여성들에게는 비우호적이기까지 하다. 고택을 지키며 살고 있는 종손과 종부들도 “이곳저곳을 개량하지 않고서는 살기 힘들다”고 말한다. 그 가운데에서도 부엌을 가장 먼저 수리하기 마련이다.
Nhà truyền thống Hàn Quốc có hình dáng kiến trúc mê hoặc lòng người nhưng khi nhìn vào bên trong thấy có nhiều điểm bất tiện cho con người hiện đại. Thậm chí, còn có điểm không thân thiện với phụ nữ, người phải chăm lo cho gia đình. Những đôi vợ chồng trưởng tôn, người đang giữ gìn và sống trong ngôi nhà cổ cũng nói “nếu không sửa đổi chỗ này chỗ nọ sẽ sống vất vả lắm”. Đương nhiên, trong số những chỗ bất tiện đó, chỗ cần sửa đầu tiên chính là nhà bếp.
한국의 전통 부엌은 난방과 조리를 동시에 할 수 있도록 설계되었다. 장작과 솔가지를 섞어 아궁이에 넣고 불을 붙이면 불길이 안으로 빨려 들어가서 구들이 방바닥을 데우고, 그 대류열로 실내 공기가 따뜻해진다. 그러는 사이 여성들은 아궁이에 솥을 걸어 올려서 밥을 짓고 찬을 만들었다. 에너지원이 귀했던 시대에 매우 효율적인 시스템이었다.
Nhà bếp truyền thống Hàn Quốc được thiết kế vừa để sưởi ấm vừa để nấu ăn. Khi trộn lẫn củi và cành cây, cho vào lò, nhóm lửa lên, ngọn lửa sẽ bị hút vào bên trong, làm nóng phiến đá sưởi sàn nhà, và dòng nhiệt đối lưu đó sẽ làm ấm không khí trong phòng. Trong lúc đó, phụ nữ đặt nồi lên bếp lò nấu cơm và thức ăn. Đây là một hệ thống rất hiệu quả trong thời đại nhiên liệu còn quý hiếm.
고택들이 지어진 수백 년 전으로 되돌아가서 보면, 전통 건축은 한국의 자연생태적 조건을 충분히 고려해서 만든 것임이 분명하다. 부엌이라는 공간에도 당시의 과학적 지식과 기술이 깊숙히 자리하고 있다. 그러나 세월이 흐르면서 새로운 연료와 기술 및 각종 도구의 발달로 생활 여건이 크게 달라졌다. 이제 전통 가옥의 부엌을 유지하면서 예전의 생활 방식을 고수하는 일은 거의 불가능해 보인다.
Quay ngược thời gian về hàng trăm năm trước khi những ngôi nhà cổ được xây dựng, kiến trúc truyền thống xem trọng điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái của Hàn Quốc. Không gian bếp cũng vậy, kiến thức khoa học và kỹ thuật thời ấy chiếm một vị trí quan trọng đối với việc xây dựng. Tuy nhiên theo thời gian, với sự phát triển của nguồn nhiên liệu, kỹ thuật và các loại dụng cụ mới, điều kiện sinh hoạt của con người đã có nhiều thay đổi lớn. Ngày nay việc duy trì căn bếp của nhà truyền thống Hàn Quốc và giữ nguyên phương thức sinh hoạt cũ gần như là điều không thể.
집의 생명력은 사람으로부터 – Sức sống của ngôi nhà bắt nguồn từ con người
얼마 전 필자는 호남 지역에 남아 있는 고택 중 건축 양식과 규모 면에서 손꼽히는 박경중 가옥을 방문할 기회가 있었다. 집터는 6대조 박승희(朴承禧; 1814-1895)가 잡아서 초당을 짓고 살다가 4대조 박재규(朴在珪; 1857-1931)가 궁궐의 모양을 본떠서 큰 집을 지었다. 이 집을 지키며 살고 있는 종손 박경중 씨의 말에 의하면, 안채와 사랑채는 1884년부터 짓기 시작했으나 집 안의 부속 건물들이 다 들어선 것은 1930년경이라고 한다. 여느 민가보다 규모가 훨씬 큰 이 고택이 전란과 시대의 변혁기를 겪는 동안에도 손상되지 않고 본래의 모습을 간직하고 있다는 점이 놀라웠다.
Cách đây không lâu, người viết có dịp viếng thăm ngôi nhà truyền thống của ông Park Gyeong-jung, một trong số ngôi nhà cổ có hình dáng kiến trúc và quy mô hiếm có vẫn còn tồn tại ởvùng Honam. Lô đất do ông tổ sáu đời Park Seung-hui (1814-1895) chọn và xây căn nhà đầu tiên để ở. Ông tổ bốn đời Park Jae-gyu (1857-1931) đã xây căn nhà lớn theo mô hình của cung điện. Theo lời ông trưởng tôn Park Geong-jung, người đang giữ gìn và sống trong căn nhà này, gian trong (anchae) và gian ngoài (sarangchae) được bắt đầu xây vào năm 1884 nhưng phải đến năm 1930 thì tất cả các gian phụ của ngôi nhà này mới được hoàn thành. Điều đáng ngạc nhiên là ngôi nhà cổ này có quy mô lớn hơn nhiều so với nhà của giới bình dân, trải qua bao nhiêu chiến loạn và thăng trầm của thời đại vẫn không bị hư hỏng, vẫn giữ nguyên được hình dáng ban đầu.
마당에 서서 집 안을 둘러보는데, 별채에 근래 새로 지은 부엌이 눈길을 끌었다. 안채의 중심인 안방 바로 옆에 위치한 옛날 부엌과 떨어진 위치에 별도로 새로 지은 현대식 부엌이 대조를 이뤘다. 박경중 씨의 어머니이자 이 집안 14대 종부로 평생 이 집을 지킨 임묘숙(林妙淑) 씨가 연로해지면서 부엌 출입이 어려워지자, 안채 서쪽에 헛간채를 세우고 입식 부엌과 식당을 만들었다고 한다.
Khi đứng ở khu vườn nhìn vào trong nhà, một căn bếp mới, hiện đại, nằm trong một chái tách biệt đã thu hút ánh mắt tôi. Đó là một gian bếp hiện đại, mới được xây tách biệt và trái ngược hẳn với căn bếp xưa nằm ngay cạnh phòng ngủ chính (anbang) – phòng trung tâm của gian trong. Tôi nghe nói rằng, khi bà Yim Myo-suk, mẹ của ông Park Geong-jung và là con dâu trưởng đời thứ 14 của gia tộc, người giữ gìn ngôi nhà này, cao tuổi và gặp khó khăn trong việc ra vào nhà bếp, gia đình ông Park đã cho xây một chái ở phía tây gian trong để làm nhà bếp và phòng ăn.
집의 생명은 사람들이 살아야만 이어진다. 아무리 귀중한 고택이라고 해도 사람이 살지 않는다면 박물관의 기능만 남게 된다. 따라서 후손들이 지속적으로 살기 위해서는 원래의 모습을 크게 손상시키지 않는 선에서 동시대의 생활 여건에 맞도록 고쳐야만 한다. 그런 면에서 이 고택은 전통 가옥의 미와 기품을 잃지 않고도 집의 생명력을 유지하고 있다는 커다란 장점이 있다. 신축된 헛간채의 부엌이 바로 그 생명력의 상징이 아닐까 싶었다.
Nhà phải có người ở thì ngôi nhà mới có sức sống. Nếu không có người ở, cho dù ngôi nhà cổ quý giá đến mấy chăng nữa cũng chỉ là viện bảo tàng mà thôi. Do vậy, để có thể kế tục sinh sống tại đây từ thế hệ này sang thế hệ khác, con cháu của dòng họ này đã phải sửa chữa sao cho phù hợp với điều kiện sinh hoạt đương thời mà vẫn không gây ảnh hưởng lớn đến hình dáng ban đầu của ngôi nhà. Ưu điểm lớn của ngôi nhà cổ này chính là việc duy trì sức sống của ngôi nhà mà không làm mất đi vẻ đẹp và phong cách trang nhã của nhà truyền thống Hàn Quốc. Tôi tự nhủ chẳng phải căn bếp mới xây trong chái kia chính là biểu tượng sức sống của ngôi nhà.
온 집 안으로 부엌의 기능이 연장되다 – Công năng của nhà bếp được mở rộng ra khắp mọi nơi trong nhà
대를 이어 이 집을 지키며 살아온 여성들의 이야기는 그들이 많은 시간을 보내야 했던 공간 속에서 좀 더 생생하게 그려졌다. 문지방이 닳도록 넘나들었을 부엌이 아직도 원형을 간직하고 있어서 이 댁 며느리들의 삶이 좀 더 가깝게 다가왔다. Câu chuyện của những người phụ nữ nhiều thế hệ nối tiếp trông nom ngôi nhà được gợi lên một cách sinh động trong không gian bếp, nơi họ đã phải trải qua phần lớn thờigian của đời mình. Căn bếp cũ kỹ vẫn giữ nguyên được hình dạng xưa đã đưa ta đến gần với cuộc sống của những nàng dâu trong ngôi nhà này.
여인들은 부엌 앞 마당에 있는 우물에서 물을 길어 쌀을 씻고, 채소를 다듬어 식재료를 준비했다. 장이며 젓갈, 김치를 담가 두는 장독대를 우물만큼이나 부지런히 왕래해야 했다. 따라서 우물과 장독대는 가족들의 식생활을 위한 부엌의 연장 공간이라고 말할 수 있다.Phụ nữ đã lấy nước từ cái giếng ở trong vườn đằng trước nhà bếp để vo gạo, rửa rau, chuẩn bị các loại nguyên vật liệu nấu ăn. Họ đã phải đi tới đi lui giếng nước cũng như thềm chất các vại đựng tương, mắm và kimchi. Do vậy có thể nói giếng nước và thềm chất lu vại là không gian mở rộng của nhà bếp để phục vụ cho việc ăn uống của gia đình.
또한 곡물을 저장해 두었던 곡간과 찬을 보관해 두던 찬광도 부엌의 부속 건물이다. 마루에는 쌀을 담아 보관하는 뒤주가 있고, 또한 각종 그릇, 상 등을 보관해 두는 선반이 있으니, 이곳도 찬장의 기능을 겸하는 공간이라고 볼 수 있다. 그러니 안채 전체가 오늘날 우리가 말하는 부엌의 기능을 가진 공간인 셈이다. Ngoài ra, kho ngũ cốc dự trữ ngũ cốc và kho thực phẩm bảo quản thức ăn là hai công trình phụ của nhà bếp. Trên sàn gỗ maru còn có hòm đựng gạo, và kệ để các loại bát đĩa, mâm… nơi đây cũng có thể xem là không gian kiêm luôn tính năng của cái chạn. Do vậy, toàn bộ gian trong anchae có thể xem là không gian mang công năng như nhà bếp ngày nay.
비단 이 집만 그런 것은 아니다. 한국 전통 가옥의 구조적 특징이 그러하다. 그 이유는 한국의 전통적 식생활에서는 음식을 준비하는 단계에서 넓은 공간을 필요로 하는 경우가 많았기 때문이다. 김장을 할 때는 물론 간장과 된장, 고추장을 만들 때도 조리 공간이 부엌을 넘어 안방까지 침투한다. 명절이나 장 담그는 시기가 되면, 안방 아랫목은 함지박이나 뚜껑을 덮은 이름 모를 그릇들의 차지였다. 김장철이면 배추가 마당 한가득 쌓이고, 큰 함지박을 동원해 백 포기가 넘는 배추를 소금에 절이는 작업을 해야 한다. 최근에는 인구의 구조와 식생활 형태도 크게 달라졌지만, 한편으로는 이런 공간이 점차 귀해져서 김장 규모도 줄어들었다고 볼 수 있다.
Không chỉ ngôi nhà này mới có đặc điểm như vậy. Cácngôi nhà truyền thống Hàn Quốc đều có đặc điểm kết cấu này. Lý do là vì cách nấu nướng truyền thống của Hàn Quốc, có nhiều trường hợp cần đến một không gian rộng rãi cho công đoạn chuẩn bị thức ăn. Khi làm kimchi, khi làm nước tương, đậu tương và tương ớt, không gian chế biến đã vượt ra khỏi ranh giới nhà bếp, lấn chiếm đến cả phòng ngủ anbang của gia chủ. Vào dịp lễ tết, khi đến thời điểm làm kimchi, phần sàn sưởi ấm nhất trong anbang cũng bị trưng dụng để đầy những bát gỗ hay vật chứa có nắp đậy không tên. Khi đến mùa làm kimchi, người ta phải lấy những vật chứa lớn bằng gỗ thông, muối hàng trăm bắp cải thảo để làm kimchi. Tuy thời gian gần đây, cơ cấu dân số và thói quen ăn uống của con người đã có nhiều thay đổi, nhưng một mặt vẫn có thể thấy rằng không gian bếp truyền thống như vậy trở nên quý hiếm, vì thế quy mô làm kimchi cũng bị thu nhỏ lại.
전통 가옥에서 음식의 기본적인 조리 과정은 부엌에서 이뤄지지만, 언제라도 넓은 공간이 필요할 경우에는 마당이나 안방, 그리고 마루로 옮겨 다니며 음식을 만들었다. ‘온 집 안의 부엌화’라고 말해도 과장된 표현이 아니다. 이는 여성들의 집안일이 얼마나 많았고 또 힘들었을까를 짐작하게 하는 대목이기도 하다.
Trong ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc, về cơ bản côngđoạn chế biến thức ăn được thực hiện trong bếp, nhưng bất cứ khi nào cần, cũng có thể mang ra vườn, phòng ngủ của chủ nhân hoặc sàn gỗ để làm. Dù nói rằng “toàn bộ không gian trong nhà đều có thể trưng dụng làm nhà bếp” cũng không phải là quá lời. Điều này phần nào cho thấy công việc nhà phụ nữ phải gánh vác nhiều và vất vả đến chừng nào.
엄마 냄새가 된 매캐한 연기 냄새 – Mùi khói ám trở thành mùi của mẹ
1980년대 중반, 필자는 나주의 한 농촌에서 현지 조사를 하다가 만나게 된 어떤 종부의 일상을 이렇게 기록해 둔 적이 있다. Giữa thập niên 1980, khi người viết đi nghiên cứu thực địa tại một vùng nông thôn của Naju, có gặp một người con dâu trưởng của một gia tộc và ghi chép lại cuộc sống thường nhật của bà ấy như sau:
“운암댁의 일과는 새벽 5시경에 일어나 부엌에서 불을 지피면서 시작되었다. 부엌 안은 넓어서 장작을 한쪽 구석에 쌓아 두는 나무청도 있고, 우물에서 물을 길어다 놓는 물항아리도 있고, 절구통과 맷돌 등도 한 귀퉁이에 놓여 있다. 부뚜막 위에는 두 개의 커다란 무쇠솥을 걸어 둘 수 있는 아궁이가 있는데, 운암댁은 아궁이 앞에 앉아서 불을 지폈다.”
“Một ngày làm việc của Unamdaek bắt đầu vào lúc 5 giờ sáng, thức dậy, vào bếp nhóm lửa. Nhà bếp rộng nên trong góc bếp có một nơi chất củi, có vại sành lớn đựng nước được lấy từ giếng lên, và còn có một góc khác để cối giã và cối xay. Trên mặt bếp lò, có hai lỗ lớn có thể đặt được hai nồi gang lên khi đun nấu. Unamdaek ngồi trước lò để nhóm lửa.”
“그는 밥을 짓기 전에 반드시 맑은 물을 종지에 담고, 조왕신에게 가족의 건강과 안녕을 빌었다. 하루 전 씻어서 준비해 놓은 쌀을 솥단지에 안쳐서 밥을 짓고, 반찬을 준비해서 아침상을 차렸다. 한때는 살림이 넉넉했던 데다가 종갓집이어서 거들어 주는 이들도 많았다. 부엌에는 동서들과 시누들, 조카딸들이 북적거렸는데, 지금처럼 단출해진 것이 불과 10년 전부터라고 했다.”
“Trước khi nấu cơm, bà ấy nhất thiết phải lấy một bát nước sạch dâng cúng ông Táo để phù hộ cho gia đình được khỏe mạnh và bình an. Bà ấy cho gạo đã được vo và ngâm trước một ngày vào nồi để nấu cơm. Sau đó làm đồ ăn, dọn lên cho bữa ăn sáng. Đây nhà của trưởng tôn và giàu có nên đã có lúc có nhiều người phụ giúp. Nhà bếp đã luôn đông đúc với sự có mặt của các chị em bạn dâu và các cô cháu gái trong nhà. Nhà bếp ít người thế này chỉ mới từ 10 năm trở lại đây.”
“아침을 먹고 나면 운암댁은 밭으로 나갔다. 해질 무렵에는 밭일을 끝내고 거둬들인 곡식이나 채소를 앞마당에서 정리하느라, 또 저녁 식사를 준비하느라 분주했다.” “Sau khi ăn sáng xong, Unamdaek đã đi ra đồng đến khi trời sập tối, xong việc đồng áng mới về. Về đến nhà, bà lại bận rộn với việc sắp xếp ngũ cốc và rau củ mà bà đã thu hoạch, để ở ngoài vườn và việc chuẩn bị cho bữa tối.”
당시 필자가 봤던 그 집의 옛날 부엌은 그을음이 껴 까맣고 어둡게 보였지만, 사실은 정결했다. 나무와 솔가지로 불을 때서 밥을 하니, 아궁이에서 나온 연기가 벽과 천장을 까맣게 그을렸다. 한편 아궁이 앞에 앉은 운암댁의 희끗희끗한 머리는 두껍게 쌓인 그을음의 까만색과 묘한 대조를 보였다. 그때 필자는 그을음이나 백발이 모두 부엌에서 만들어졌다는 점에서 뿌리가 같은 동종이형(同種異形)이라고 생각했다. 운암댁은 늘 부엌의 연기 냄새를 치마폭에 달고 다녔고, 그 냄새는 자식들에게 고향의 내음으로 기억되었을 것이다.
Căn bếp xưa của ngôi nhà mà tác giả đã được thấy lúc ấy bị ám khói trông đen đúa và tăm tối, nhưng thực ra lại rất sạch sẽ gọn gang. Khi nhóm lửa bằng củi và cánh cây để nấu cơm, khói tỏa ra từ bếp lò đã ám lên tường và trần nhà, làm cho bếp đen đúa. Mặt khác, mái tóc hoa râm của Unamdaek trông tương phản với bức tường bếp ám đầy khói đen.
Tôi nghĩ rằng mái tóc bạc và vệt khói ám tuy hai mà là một, chúng đều nói lên nỗi nhọc nhằn của bà khi làm việc trong nhà bếp. Chiếc váy của người phụ nữ lớn tuổi ấy thoang thoảng mùi khói ám, in đậm trong ký ức của các con bà như mùi của quê hương.
운암댁도 1992년에 마침내 옛날 집을 허물고 새집을 지으면서 입식 부엌을 설치했다. 불을 때서 부뚜막에서 밥을 하는 대신 가스로 밥을 하고, 기름으로 난방을 하게 된 것이다.Cuối cùng, vào năm 1992, Unamdaek cũng cho đập nhà cũ xây nhà mới, lắp đặt căn bếp mới. Bà không còn phải nhóm lửa bên bếp lò để nấu cơm nữa. Thay vào đó, bà dùng ga để nấu cơm và dùng xăng dầu để sưởi ấm.
그 집의 옛날 부엌은 그을음이 껴 까맣고 어둡게 보였지만, 사실은 정결했다. 운암댁은 늘 부엌의 연기 냄새를 치마폭에 달고 다녔고, 그 냄새는 자식들에게 고향의 내음으로 기억되었을 것이다. Lúc ấy, người viết nghĩ rằng vệt khói ám và mái tóc hoa râm đều bắt nguồn từ căn bếp này nên tuy hai nhưng là một. Mùi khói ám luôn phảng phất trong vạt váy của Unamdaek mặc thường ngày. Mùi hương ấy đã đọng lại trong ký ức của những đứa con như mùi của quê hương.
한 세기에 걸친 더딘 변화 – Sự biến đổi chậm chạp kéo dài một thế kỷ
20세기 근대화 과정을 거치면서 한국은 정치, 사회, 경제, 문화 등 각 방면에서 커다란 변화를 겪었고, 그 변화는 촘촘하게 엮인 일상생활을 전면적으로 바꾸어 버렸다. 당연히 사람들의 의식도 바뀌었다. 불과 10년 전까지 부엌은 여성들의 전용 공간이라고 생각되었으나, 이제 더는 그렇지 않다. 또 요즘 젊은이들은 부엌이라는 말 대신 ‘주방’이라고 한다. 부엌이라는 용어에서 풍겨 나오는 느낌이 왠지 시대에 뒤떨어진 구식 혹은 낙후된 곳을 떠올리게 되기 때문인 것 같다.
Trải qua quá trình hiện đại hóa của thế kỷ 20, các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa của Hàn Quốc đã biến đổi nhanh chóng, kéo theo sự biến đổi toàn diện trong đời sống sinh hoạt thường nhật của người Hàn. Đương nhiên, ý thức của con người cũng thay đổi theo. Chỉ mới 10 năm trước thôi, bếp được xem là không gian riêng của phụ nữ, nhưng bây giờ không phải như vậy nữa. Ngoài ra, dạo này giới trẻ đã dùng từ “phòng nấu – jubang” thay cho từ “nhà bếp – bueok”. Dường như khi gọi “bueok” họ có cảm giác gì đó tụt hậu hay lạc hậu.
지난 100년 동안 한국의 부엌은 현대화를 향한 변화를 거듭하여 왔다. 부엌이 여성들의 삶을 압축적 또는 은유적으로 표현할 수 있는 공간이라는 점에서 이 기간에 부엌에서 일어난 공간 구조의 변화에 관심을 가질 필요가 있다. 변화의 원동력은 과학기술의 발달과 상업주의였다.
간략하게 말하면, 과학주의가 낳은 기능성과 합리성이 결합되어서 여성들의 부엌일을 간편하게 만들어 주었다. 그러나 그 과정을 들여다보면, 결코 쉽지 않은 여정이었다. 도시의 기반 시설이 제대로 갖추어지기를 기다려야 했고, 또 가옥의 구조를 바꾸어야 했다.
Trong 100 năm qua, nhà bếp của Hàn Quốc đã trải qua sự biến đổi hướng đến hiện đại hóa. Nhà bếp từng được xem như một không gian ẩn dụ hoặc không gian cô đúc cuộc sống của phụ nữ. Để hiểu thêm khía cạnh này, cần phải quan tâm đến sự biến đổi về mặt kết cấu không gian đã diễn ra bên nơi nhà bếpvào khoảng thời gian đó. Động lực biến đổi là sự phát triển của khoa học kỹ thuật và thương nghiệp. Nói đơn giản là khoa học sản sinh ra khái niệm tính chức năng và tính hợp lý. Hai khái niệm này kết hợp với nhau đã làm cho việc bếp núc của phụ nữ đơn giản và tiện lợi hơn. Nhưng, nếu nhìn lại quá trình này thì rốt cuộc thấy đó là một quá trình không dễ dàng chút nào vì phải đợi thật lâu cho đến khi cơ sở hạ tầng đô thị được xây dựng hoàn tất, kết cấu nhà truyền thống mới bắt đầu thay đổi.
1950년대 후반 도시에 상수도가 보급되기 시작했지만, 그 물이 부엌으로 들어오는 데까지는 대략 30년을 더 기다려야 했다. 또 현대식 부엌의 필수요건 중 하나인 연료 문제를 해결하는 것도 쉽지 않았다. 1970년대까지도 도시에서조차 연탄을 사용했으니 말이다. 일반 가정에서 난방용과 조리용 열 관리 시스템이 마침내 분리된 것은 1980년대 이후의 일이다.
Đến nửa sau thập niên 1950, nước máy bắt đầu phổ biến ở đô thị. Phải đợi thêm khoảng 30 năm nữa đến khi nước máy được dẫn vào nhà bếp. Ngoài ra, việc giải quyết vấn đề nhiên liệu, điều kiện cần thiết của nhà bếp kiểu hiện đại, cũng không dễ dàng gì. Điều đáng nói là nhà ở đô thị vẫn sử dụng than tổ ong cho đến thập niên 1970. Rồi mãi cho đến nữa sau thập niên 1980, việc tách biệt hệ thống quản lý nhiệt dùng để sưởi ấm và để nấu ăn trong các hộ gia đình bình thường mới được thực hiện.
부엌의 현대화를 세밀히 들여다보면, 지난 한 세기 동안 박경중 가옥의 종부들이나 운암댁 같은 여성들의 실천 의지가 감지된다. 각자 자신들이 처한 위치에서 조금씩 개선을 도모했고, 비록 제한적이지만 일상의 전복을 꿈꾸어 보기도 했다. 이는 편리함과 합리성을 추구하면서 자신들의 꿈을 실현하기 위해 노력해 온 과정이었음을 우리 딸들에게 알려주고 싶다.
Nếu xem kỹ lại sẽ thấy việc hiện đại hóa nhà bếp đã được thực hiện dựa trên ý chí của các nàng dâu trưởng của gia đình ông Park Geong-jung hay các phụ nữ như bà Unamdaek. Mỗi người, ở vị thế của mình, đều cố gắng cải thiện điều kiện sống từng chút một, tuy còn hạn chế nhưng họ đã mơ ước thay đổi công việc thường ngày của mình. Tôi muốn cho những cô con gái của chúng ta biết quá trình nổ lực của các bà, các mẹ trong việc thực hiện ước mơ của họ -theo đuổi tính tiện lợi và hợp lý.
함한희(Hahm Han-hee, 咸翰姬) 전북대학교 고고문화인류학과 교수
Hahm Han-hee, Giáo sư Khoa Nhân học và Văn hóa khảo cổ, Đại học Quốc gia Chonbuk
Ảnh: Ahn Hong-beom
Dịch: Lưu Thụy Tố Lan