조선 시대 국가에 소속된 화원들은 왕과 왕실의 권위와 무병장수를 기원하기 위해 다양한 소재의 그림을 그렸는데, 이런 그림들은 궁궐의 각 공간을 아름답게 치장하는 역할도 했다. 대개의 그림은 병풍, 족자, 가리개 형태로 제작되었지만 벽화도 있을 정도로 형식 면에서 다양했다.
Vào thời đại Joseon, các họa sĩ cung đình vẽ tranh với nhiều đề tài đa dạng để mong cầu quyền lực, sự trường thọ và sức khỏe cho nhà vua và vương thất. Những bức tranh này còn đóng vai trò trang trí cho từng không gian trong cung điện. Hầu hết các bức tranh đều được chế tác dưới dạng bình phong gấp, tranh cuộn hoặc màn che, tuy nhiên, hình thức của chúng đa dạng đến độ xuất hiện cả bích họa.
<백학도(White Cranes, 白鶴圖)>. 김은호(金殷鎬). 1920. 비단에 채색. 214 × 578 ㎝. “Bạch Hạc đồ”. Kim Eun-ho. 1920. Màu trên lụa. 214 × 578cm.
근현대기를 대표하는 화가 중 한 명인 김은호(1892~1979)가 왕비의 침전인 창덕궁 대조전 대청의 서쪽 벽면에 그린 벽화이다. 화려한 채색과 섬세한 필치가 특징인 궁중장식화의 전통을 계승하고 있다. Đây là bức bích họa được Kim Eun-ho (1892-1979) vẽ trên bức tường phía tây của sảnh Daejojeon trong cung Changdeok, là phòng ngủ của vương phi. Kim là một trong những họa sĩ tiêu biểu của thời cận hiện đại. Tranh này kế thừa truyền thống của thể loại tranh trang trí cung đình với đặc trưng màu sắc lộng lẫy và nét vẽ tinh tế. ⓒ 국립고궁박물관 – Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc
조선의 궁궐은 화려하다. 벽, 기둥, 천장의 단청(丹靑)만 봐도 궁궐이 얼마나 화려한 색채의 공간이었는지 알 수 있다. 적색과 녹색, 황색과 청색 등 원색을 사용한 단청은 선명한 색채 대비가 인상적이다. 단청은 물론 한복의 배색을 봐도 한국인은 높은 채도의 원색 대비를 선호하는 경향이 있다고 할 수 있다.
Cung điện thời Joseon rất hoa lệ. Chỉ cần nhìn vào cách trang trí dancheong (nghĩa đen là xanh – đỏ, chỉ cách phối màu tương phản đặc trưng trên các công trình kiến trúc của Hàn Quốc) trên tường, cột và trần nhà thì ta cũng đủ thấy cung điện có không gian màu sắc sặc sỡ đến mức độ nào. Nhờ sử dụng các cặp màu cơ bản như đỏ và xanh lá cây hoặc vàng và xanh dương, dancheong gây ấn tượng với sự tương phản màu sắc rõ rệt. Nhìn vào cách phối màu, không chỉ dancheong mà cả ở Hanbok, có thể nói rằng người Hàn Quốc có xu hướng ưa chuộng sự tương phản màu cơ bản với độ bão hòa cao.
동아시아 국가들의 배색 감각은 일견 유사해 보이지만 차이점을 지닌다. 중국은 황제의 색인 황색을 가장 존귀하게 다루며 명도가 낮은 색끼리 배색해 장중함을 강조한다. 반면 일본은 자주색과 보라색, 연두색과 같은 여러 중간색의 미묘한 변주를 선호한다. 한편 한국은 이웃한 두 나라와 색채의 상징을 상당 부분 공유했지만, 원색의 보색 대비라는 독특한 미감을 구축했다. 명쾌한 원색의 미감이야말로 조선 궁중장식화의 미학이다.
Ở các nước Đông Á, cảm quan về sự phối màu thoạt nhìn thì trông có vẻ tương đồng nhau, nhưng chúng lại có những điểm khác biệt. Ở Trung Quốc, màu vàng là màu dành cho hoàng đế, được tôn quý nhất, và được phối từ những màu có độ sáng thấp để làm nổi bật sư uy nghiêm. Nhật Bản lại ưa chuộng những biến thể tinh tế của dòng màu trung tính như đỏ tía, tím và xanh đọt chuối. Hàn Quốc vẫn tạo dựng nên được tính thẩm mỹ độc đáo theo nguyên tắc phối màu bổ túc từ các màu cơ bản. Chính mỹ cảm về sự rõ ràng của các màu cơ bản mới tạo ra vẻ đẹp cho các bức tranh trang trí cung đình thời Joseon.
최고의 화원들 – Những họa sĩ hàng đầu
<금강산만물초승경도(金剛山萬物肖勝景圖)>. 김규진(金圭鎭). 1920. 비단에 채색. 205.1 × 883 ㎝. “Kim Cương sơn vạn vật tiêu thăng cảnh đồ”. Kim Gyujin. 1920. Màu trên lụa. 205,1×883cm.
왕의 집무실인 창덕궁 희정당 서쪽 벽면을 장식한 이 그림은 근대의 대표적 서화가인 김규진(1868~1933)이 금강산을 직접 답사하고 돌아와 그린 작품이다. 조선 시대 금강산전도(全圖)와 궁중장식화 전통을 충실히 따르는 한편 이전과 달리 화가의 낙관이 들어가 있어 근대적인 변화도 보여 준다. Bức tranh này được Kim Kyu-jin (1868-1933) vẽ để tô điểm cho bức tường phía tây của điện Huijeongdang trong cung Changdeok, vốn là nơi làm việc của nhà vua. Kim là một nghệ nhân thư pháp hiện đại tiêu biểu. Ông vẽ bức này sau khi trở về từ chuyến đi thực tế đến núi Geumgang. Tuy vẽ chính xác địa dạng của vùng núi Geungang thời Joseon và trung thành với truyền thống tranh trang trí cung điện, nhưng bức tranh này lại có đề lạc khoản – một thay đổi của thời cận đại mà trước đó chưa hề có. ⓒ 문화재청 – Cục Di sản Văn hóa
색채에 상징이 있듯 그림의 소재와 주제에도 상징이 담긴다. 상징의 저변에는 권력이 있다. 궁궐은 왕과 왕족들이 사는 가장 존귀한 공간이자 국가 경영의 현장인 만큼 아무 그림이나 걸 수 없었다. 색채는 물론 소재와 주제에 격식이 있어야 했다. 또한 궁궐 건축물들은 높고 넓다는 공간적 특징이 있다. 주요 전각들은 민간 가옥과 비교도 되지 않을 정도로 큰 규모를 자랑한다. 당연히 민간의 족자나 병풍보다 그림이 월등히 커야 한다.
Đề tài và chủ đề của tranh vẽ cũng chứa đựng tính biểu tượng giống như màu sắc. Ẩn chứa sau các biểu tượng là quyền lực. Vì cung điện là không gian cao quý nhất, nơi vua và vương tộc sinh sống, đồng thời là cơ quan điều hành bộ máy nhà nước, nên không thể treo tranh tùy tiện. Không chỉ màu sắc mà đề tài và chủ đề cũng phải trang trọng. Ngoài ra, đặc trưng không gian của cung điện là cao và rộng. Các tòa điện chính thường có quy mô rộng lớn đến mức không thể so với nhà dân nên những bức tranh dành cho nơi này cũng phải lớn hơn nhiều những bức bình phong hoặc tranh cuộn treo trong nhà dân.
궁중장식화 제작을 위해선 당대 가장 뛰어난 화가들이 필요했다. 이를 위해 조정은 화원들을 선발하고 훈련시켰다. 그들의 근무지는 경복궁 남동쪽, 현재의 인사동 입구에 있었던 도화서(圖畫署)였다. 선발된 화원들은 값비싼 물감을 아낌없이 사용한 그림으로 전각 곳곳을 채웠다. 하지만 세월이 흐른 지금, 궁궐에서 제자리를 지키고 있는 궁중장식화는 드물다.
Việc tạo ra những bức tranh trang trí cung đình cần đến những họa sĩ xuất sắc nhất thời bấy giờ. Triều đình phải tuyển chọn và đào tạo các họa sĩ để thực hiện được công việc này. Nơi làm việc của họ gọi là Dohwaseo (Đồ họa thự), nằm ở lối vào của phố cổ Insadong ngày nay, thuộc phía đông nam cung điện Gyeongbok (Cảnh Phúc). Các họa sĩ được tuyển chọn đã lấp đầy từng tòa điện các với nhiều bức tranh sử dụng sơn màu đắt tiền một cách hào phóng. Tuy nhiên, năm tháng trôi qua, hiếm có bức tranh nào còn được giữ nguyên vị trí trong cung điện.
왕의 상징 – Biểu tượng của vua
<일월오봉도(日月五峯圖)>. 작가 미상. 1830년대. 비단에 먹과 안료. 219 × 195 ㎝. “Nhật nguyệt ngũ phong đồ”. (Không rõ tác giả). Thập niên 1830. Mực và bột màu trên lụa. 219×195cm.
창경궁 함인정(涵仁亭)에 설치했던 것으로 추정되는 2폭짜리 병풍 그림이다. 일월오봉도는 해와 달, 다섯 개의 산봉우리를 그린 장식화로 조선 국왕을 상징한다. Đây là một bức bình phong gấp hai tấm được cho là đã dùng để trang trí tại điện Haminjeong trong cung Gyeongbok. “Nhật nguyệt ngũ phong đồ” vẽ hình mặt trời, mặt trăng và năm đỉnh núi để tượng trưng cho quốc vương Joseon. ⓒ 국립중앙박물관 – Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc
궁궐이 무대인 사극에 빠지지 않고 등장하는 낯익은 그림이 있다. 각 궁궐 정전에 놓인 어좌 뒤에 반드시 펼쳐져 있는 <일월오봉도(Sun, Moon, and Five Peaks,日月五峯圖)>이다. 왕실의 영원함과 국왕의 유일성을 자연에 빗댄 그림이다. 해와 달은 음양의 화신이며 ‘밝음’의 상징이다. 또한 다섯 봉우리는 하늘에 대응하는 땅의 중심이자 천자(天子)인 왕의 자리이다. 봉우리가 다섯인 이유는 숫자 5가 십진법에 있어서 중앙을 가리키기 때문이다. 여기에 소나무와 파도를 더해 정확한 좌우 대칭으로 그림을 그렸다. 화원들은 순수하게 정제한 광물성 안료를 사용했는데 예컨대 하늘은 석청(azurite,石靑), 봉우리는 석록(malachite,石綠), 소나무 줄기는 주사(cinnabar, 朱沙)로 채색했다. 이처럼 화려한 색채와 대자연의 압도적 이미지가 담긴 그림을 왕의 배경에 두어 그 권위를 한껏 높여준 것이다.
Có một bức tranh quen thuộc không thể thiếu trong các bộ phim lịch sử có bối cảnh cung điện, đó là bức “Nhật nguyệt ngũ phong đồ” ở phía sau ngai vua trong chính điện. Bức tranh này ví von sự trường tồn của vương thất và sự độc nhất của quốc vương với tự nhiên. Mặt trời và mặt trăng là hiện thân của âm dương và là biểu tượng của “ánh sáng”. Năm đỉnh núi là trung tâm của mặt đất đối ứng với mặt trời và là vương vị của thiên tử. Lý do có năm đỉnh núi là vì trong hệ thống thập phân con số năm chỉ trung tâm. Cây thông và con sóng được vẽ thêm vào đây để tạo nên sự đối xứng chính xác giữa bên phải và bên trái. Các họa sĩ chỉ sử dụng bột màu tinh chế từ đá khoáng, như đá thạch thanh (azurite) cho bầu trời, thạch lục (malachit) cho các đỉnh núi và chu sa (cinnabar) cho các thân cây thông. Một bức tranh đầy những hình tượng thiên nhiên vĩ đại với màu sắc rực rỡ như thế được đặt ngay sau lưng nhà vua là để tôn vinh quyền uy của vua.
이 그림은 주요 전각마다 설치했을 뿐 아니라 왕이 행차하다가 잠시 쉴 때도 그 뒤에 병풍으로 펼쳤으며, 시신을 임시 안치하는 빈전(殯殿)에도 두었다. 따라서 왕의 일생과 함께한 가장 상징적인 궁중장식화라 할 수 있다. 경복궁 함인정(涵仁亭)에 설치했던 것으로 추정되는 2폭짜리 그림은 오늘날 전하는 여러 점의 <일월오봉도> 중에서도 오래된 작품에 속한다. 그림을 그린 이의 이름은 확인할 수 없지만, 도화서 화원답게 대상을 당당한 형태로 묘사하고 섬세하게 채색한 솜씨가 돋보인다.
Bức tranh này không chỉ được bài trí trong mỗi cung điện mà còn được dựng lên thành bình phong phía sau nhà vua khi vua nghỉ chân trong những chuyến vi hành. Có lúc nó còn được đặt trong điện Bin (Thấn), là nơi quàn thi hài vua tạm thời. Vì vậy, ta có thể cho rằng bức tranh này gắn liền cả cuộc đời của một vị vua và là loại tranh trang trí cung đình có ý nghĩa tượng trưng nhất cho nhà vua. Bức tranh hai tấm được cho là từng được bài trí ở đình Hamin (Hàm Nhân), cung Gyeongbok, là tác phẩm lâu đời nhất trong số những bức “Nhật nguyệt ngũ phong đồ” được lưu truyền đến ngày nay. Dù đến nay vẫn chưa xác định được tên người vẽ, nhưng bức tranh này đã cho thấy tài nghệ nổi bật của họa sĩ qua cách khắc họa chủ thể với những hình ảnh oai vệ và màu sắc tinh tế, không hổ danh là một họa sĩ đến từ Dohwaseo.
보편적 욕망 – Những khát vọng thường thấy
<십장생도(十長生圖)>. 작가 미상. 19세기 후반. 종이에 먹과 안료. 132.2 × 431.2 ㎝. “Thập trường sinh đồ”. (Không rõ tác giả). Nửa sau thế kỷ XIX. Mực và sắc tố trên giấy. 132,2×431,2cm.
현존하는 19세기 후반의 십장생도들은 대체로 공간 구성이 평면적이고 경물 묘사가 상투적인 경우가 많다. 삼성그룹 고 이건희 회장이 기증한 이 작품도 19세기 후반 십장생도의 경향을 보인다. Những bức “Thập trường sinh đồ” có từ nửa sau của thế kỷ XIX, nhìn chung, nhiều bức có lối vẽ sáo mòn về cách mô tả cảnh vật và bằng phẳng về bố cục không gian. Tác phẩm này do ông Lee Kun-hee, cố chủ tịch tập đoàn Samsung, trao tặng, cũng cho thấy xu hướng những bức “Thập trường sinh đồ” nửa cuối thế kỷ XIX.
ⓒ 국립중앙박물관 – Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc
십장생(十長生)은 고려 때부터 있었던 한국의 오래된 종교적, 문화적 관념이다. 장수는 인간의 기본적 욕망이어서 그 상징을 찾는 전통은 전 세계 곳곳에서 찾을 수 있다. 그런데 대상을 골라 이름을 붙이고 그림의 소재로 삼은 사례는 한국 이외의 지역에서는 확인하기 어렵다. 한국인들은 해, 달, 산, 물, 돌, 소나무, 대나무, 구름, 영지(靈芝), 거북, 학, 사슴을 장수의 상징으로 인식했다. <십장생도(Ten Longevity Symbols)>에서 산과 물, 구름은 신선 세계의 배경이 되고, 이 선계에서 상서로운 동물들이 저마다 한가로운 시간을 보내는 것으로 묘사된다.
Thập trường sinh là một quan niệm tôn giáo và văn hóa lâu đời của Hàn Quốc, xuất hiện từ thời đại Goryeo. Vì sống lâu là nguyên ước cơ bản của con người nên truyền thống đi tìm biểu tượng trường thọ có thể thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, việc chọn lựa, đặt tên cho những sự vật nào đó là trường thọ và biến chúng thành một đề tài của hội họa thì khó có thể thấy ở nơi đâu ngoài Hàn Quốc. Người Hàn Quốc nhận thức rằng mặt trời, mặt trăng, núi, nước, đá, cây thông, cây tre, mây, linh chi, rùa, hạc và hươu là biểu tượng của sự trường thọ. Trong tranh “Thập trường sinh đồ”, núi, nước và mây tạo nên khung cảnh thế giới thần tiên nơi các con vật mang phúc lành đang sống an nhàn, thư thả.
<십장생도>는 왕이 신하들에게 새해 축하 선물로 내려 준 그림이기도 하다. 그래서인지 이 그림은 궁중뿐만 아니라 민간에서도 널리 유행했다. 십장생을 모아 그린 큼직한 병풍은 회갑연처럼 장수를 축원하는 자리에 가장 잘 어울렸다. 궁중이나 양반가를 가리지 않고 사랑받았던 <십장생도>는 인간의 기본적 염원이 진솔하게 반영된 그림이었다.
“Thập trường sinh đồ” cũng là loại tranh nhà vua ban tặng cho những thần tử của mình như một món quà mừng năm mới. Không biết có phải vì thế mà loại tranh này lại phổ biến rộng rãi không chỉ ở cung đình mà cả trong dân chúng. Bức bình phong lớn với mười biểu tượng trường thọ phù hợp nhất cho bữa tiệc mừng thọ, như tiệc hạ thọ mừng 60 tuổi. “Thập trường sinh đồ” đã từng được yêu thích bất kể trong triều hay gia đình quý tộc lưỡng ban, là loại tranh phản ánh trung thực những nguyện ước cơ bản của con người.
<모란도(牡丹圖)>. 작가 미상. 1820년대. 비단에 먹과 안료. 144.5 × 569.2 ㎝. “Mẫu đơn đồ”. (Không rõ tác giả). Thập niên 1820. Mực và bột màu trên lụa. 144,5 × 569,2cm.
꽃의 왕이자 부귀의 상징인 모란은 조선 시대 채색장식화(ornamental paintings)의 중요한 소재였다. 왕실에서는 가례, 흉례, 제례를 비롯한 의례에 모란 병풍을 긴요하게 사용했기 때문에 오늘날 많은 수의 작품이 전한다. Là vua của các loài hoa và biểu tượng của sự phú quý, hoa mẫu đơn là một đề tài quan trọng trong tranh trang trí triều đại Joseon. Vì vương thất thường sử dụng bình phong hoa mẫu đơn cho các buổi tiệc chúc mừng như garye, nghi lễ tưởng niệm như hyungrye hoặc jerye, nên một số lượng lớn các tác phẩm đã được lưu truyền cho đến ngày nay.
ⓒ 국립중앙박물관 – Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc
한편 조선 왕실의 <모란도(Peonies, 牡丹圖)> 사랑은 유별나다. 색색의 모란을 가득 그린 큰 병풍이 오늘날에도 여러 점 남아 전하는데, 이는 모란 병풍을 여러 의례 때 자주 사용했기 때문이다. 가례(嘉禮)나 진찬(進饌) 같은 축하연에 화사한 모란 병풍은 가장 잘 어울리는 배경이었다. 그런데 추모 의례인 흉례(凶禮)나 제례(祭禮)에도 이 그림을 사용했다. 이는 상서로운 정기가 하늘에서 내려와 피는 꽃이라고 여겼던 모란에 추모의 염원을 담았기 때문이다.
Mặt khác, vương thất Joseon còn dành tình yêu đặc biệt cho dòng tranh “Mẫu đơn đồ”. Một số bức bình phong lớn có vẽ hình hoa mẫu đơn đầy màu sắc vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay vì họa tiết mẫu đơn thường được sử dụng trong một số nghi lễ. Loại bức bình phong vẽ hoa mẫu đơn lộng lẫy đã từng trở thành phông nền thích hợp nhất cho các buổi tiệc chúc mừng như garye (khánh tiệc trong gia đình) hay jinchan (tiệc chiêu đãi). Không những vậy, loại tranh này còn được sử dụng cho những nghi lễ tưởng niệm như hyungrye (tang lễ) hoặc là jerye (lễ cúng giỗ). Điều này là vì hoa mẫu đơn vốn được xem là loài hoa mang tinh khí phúc lành từ trời xuống mà nở rộ, nên chứa đựng lòng nguyện cầu khi tưởng niệm người đã khuất.
그래서 한 줄기에 서로 다른 네 가지 색의 꽃이 핀 모습을 보고 화가를 나무라서는 안 된다. 실물을 있는 그대로 묘사한 것이 아니라 정령을 꽃의 형태로 그렸기 때문이다. 동아시아에서 모란은 ‘꽃 중의 왕’으로 부귀영화를 상징한다. 그런 이유로 숱한 문학 작품과 그림에서 모란을 상찬했고, 정원에 모란을 심고 가꾸는 취미도 유행했다.
Vì vậy, khi thấy hình ảnh những bông hoa bốn màu khác nhau nở trên một thân cây thì ta không nên phê bình họa sĩ, bởi vì họ vẽ linh hồn dưới hình dạng bông hoa, chứ không phải là mô tả lại bông hoa thật. Ở Đông Á, mẫu đơn là “vua của các loài hoa”, tượng trưng cho vinh hoa phú quý. Chính vì thế, mẫu đơn được tán dương trong cả văn chương lẫn hội họa, và thú vui chăm sóc mẫu đơn trong vườn cũng khá phổ biến.
다양한 형식 – Hình thức đa dạng
<책가도(冊架圖)>. 이응록(李膺祿). 19세기. 비단에 먹과 안료. 152.4 × 351.8 ㎝. “Sách giá đồ”. Yi Eung-rok. Thế kỷ XIX. Mực và bột màu trên lụa. 152,4×351,8cm.
책가도는 책장에 놓인 다양한 기물들을 그린 그림으로, 궁중장식화 중에서는 드물게 서양화법이 적용되어 조선 시대 장식화 중에서 독특한 위치를 차지한다. “Sách giá đồ” mô tả một số đồ vật đa dạng đặt trên giá sách, là bức tranh trang trí cung đình hiếm thấy có áp dụng kỹ thuật hội họa phương Tây và giữ vị trí độc đáo trong các bức tranh trang trí của triều đại Joseon.
ⓒ 국립중앙박물관 – Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc
18세기 후반 중국에서 유입된 <책가도(Chaekgado, scholar’s accoutremets on a bookshelf, 冊架圖)>는 궁중장식화 중에서는 드물게 서양화법이 적용된 그림이다. 도화서 화원들은 일점투시법(single-point perspective)과 명암법 같은 서양화 기법을 활용해 그림 속 사물이 ‘실제로 있는 것 같은(trompe-l’œil)’ 눈속임 효과를 나타내려고 했다. 특히 문치를 강조한 정조(재위 1776~1800)는 이 그림을 왕권 강화와 백성 교화에 활용하려 했다. 그는 창덕궁 선정전(宣政殿)에서 신하들과 회의할 때 어좌 뒤에 <일월오봉도> 대신 <책가도> 병풍을 펴 놓고 학문에 관한 자신의 생각을 밝히기도 했다. 정조는 책을 읽을 여가가 없을 때 이 그림을 가까이 두는 것만으로도 마음에 위안을 얻었다고 한다.
“Sách giá đồ”, du nhập từ Trung Quốc vào nửa cuối thế kỷ XVIII, là một trong những thể loại tranh trang trí cung điện hiếm hoi ứng dụng kỹ thuật hội họa phương Tây. Các họa sĩ ở Dohwaseo đã sử dụng cách vẽ phối cảnh một điểm tụ (one-point perspective) và kỹ thuật tương phản sáng tối (chiaroscuro) nhằm tạo hiệu ứng thị giác khiến các đối tượng trong tranh như đang thực sự tồn tại (trompe-l’œil). Đặc biệt, vua Jeongjo (Chính Tổ, trị vì 1776-1800), người luôn xem trọng “văn trị” (việc điều hành đất nước bằng tri thức), đã dùng loại tranh này trong việc củng cố vương quyền và giáo hóa dân chúng. Khi thiết triều với các đại thần tại điện Seonjeong (Tuyên Chính) trong cung Changdeok (Xương Đức), ông đã mở bức bình phong “Sách giá đồ” thay vì bức “Nhật nguyệt ngũ phong đồ” sau ngai vàng của mình khi trình bày quan điểm về học vấn. Vua Jeongjo nói rằng, khi ông không có thời gian đọc sách, ông chỉ cần để bức tranh này ở bên là đủ được an ủi.
19세기의 대표적 화원 가문 출신인 이응록(李膺祿)이 특히 이 그림을 잘 그렸는데, 아들과 손자까지 그 유명세를 이어갔다. 궁중 화원들은 대개 낙관을 하지 않았으나, 이 화원은 그림의 소재로 등장하는 도장에 자신의 이름을 그려 넣는 재치로 후대에 이름을 남겼다. 그의 작품을 보면 중앙의 소실점을 향해 모이는 선반의 사선과 입체적으로 보이는 물건들 덕분에 책장이 실재하는 것처럼 보인다. 명도와 채도가 낮은 배경색은 눈속임 그림에 적합한 서양화 기법을 받아들인 것이다. 이렇듯 18~19세기의 <책가도>에는 서양을 향한 조선 사람들의 호기심이 담겨 있다.
Xuất thân từ một gia đình họa sĩ tiêu biểu của thế kỷ XIX, Yi Eung-rok (Lý Ưng Lộc) vẽ loại tranh “Sách giá đồ” vô cùng xuất sắc. Con trai và cháu trai của ông cũng tiếp nối thanh danh này. Các họa sĩ cung đình nói chung ít đề lạc khoản (dòng chữ ở góc bức tranh, bức trướng, ghi tên họ tác giả và ngày tháng năm sáng tác), nhưng riêng Yi Eung-rok lại khéo léo ghi tên mình trên lạc khoản trông như như tên đề tài của bức tranh, nhờ đó lưu truyền tên tuổi của mình cho thế hệ sau. Trong bức tranh của ông, giá sách trông như thật do các cạnh của giá sách được vẽ thành đường xiên, cùng hội tụ về điểm biến mất ở trung tâm bức tranh, và đồ vật trên giá được vẽ theo kiểu lập thể. Cách phối màu nền có độ sáng và độ bão hòa thấp trong kỹ thuật hội họa phương Tây đã được ông ứng dụng cho phù hợp với loại tranh đánh lừa thị giác này. “Sách giá đồ” được vẽ từ thế kỷ XVIII, XIX ẩn chứa sự hiếu kỳ về phương Tây của người Joseon.
그런가 하면 병풍이나 족자가 아닌 형태의 그림도 있다. 경복궁 교태전(交泰殿)의 <화조도(Various Birds and Flowers, 花鳥圖)>를 예로 들 수 있다. 가로 260센티미터가 넘는 이 그림은 본래 교태전(交泰殿) 대청 위 한쪽 벽에 붙어 있던 그림이다. 사선 구도로 꽃과 새가 쏟아질 듯 내려오는 환상적인 분위기가 압도적이다. 왕비의 침전이었던 공간에 영원한 청춘과 충심을 상징하는 장미와 매화를 그려 넣고 쌍쌍의 앵무까지 더해 부부 금실을 기원한 것이다.
Bên cạnh đó còn có những bức tranh khác không thuộc dạng bình phong hay tranh cuộn. “Hoa điểu đồ” ở điện Gyotae (Giao Thái) thuộc cung Gyeongbok là một ví dụ. Bức tranh này có chiều rộng hơn 260cm, ban đầu được treo trên bức tường phía trên sảnh chính của điện Gyotae. Cả bức tranh tràn ngập trong bầu không khí kỳ ảo với hoa và chim được vẽ tràn xuống theo bố cục xiên. Hoa tường vi và hoa mai tượng trưng cho thanh xuân vĩnh cửu và lòng chung thủy được vẽ trong không gian từng là tẩm điện của vương phi, và có thêm một đôi vẹt để cầu nguyện cho tình cảm vợ chồng sắt son.
교태전은 여러 차례 소실과 재건이 반복됐는데, 이 그림은 1888년 교태전을 다시 세웠을 때 그려 붙인 것으로 추정된다. 당시 교태전의 주인은 고종(재위 1863~1907)의 왕비 명성황후(1851~1895)였다. 왕과 왕비의 행복을 염원한 그림이 무색하게 명성황후는 암살되었고 교태전도 헐려 나갔다. 화려함의 극치였던 조선 궁중장식화에는 때로 파란만장한 역사가 숨어 있다.
Điện Gyotae bị phá hủy rồi sửa lại nhiều lần, có lẽ bức tranh này được vẽ để trang trí cho điện Gyotae khi xây dựng lại vào năm 1888. Lúc bấy giờ, chủ nhân của điện Gyotae là Vương phi Myeongseong (Minh Thành, 1851-1895) của vua Gojong (Cao Tông, trị vì 1863-1907). Sau này, vương phi Myeongseong bị ám sát và điện Gyotae bị phá bỏ, khiến bức tranh cầu mong hạnh phúc của nhà vua và hoàng hậu trở nên vô nghĩa. Đôi khi những bức tranh trang trí cung đình Joseon ngay lúc ở đỉnh cao huy hoàng lại ẩn chứa một lịch sử đầy sóng gió.
이재호(Lee Jae-ho, 李在浩) 국립제주박물관 학예연구사
Lee Jae-ho: Chuyên gia nghệ thuật Bảo tàng Quốc gia Jeju
Dịch: Bùi Phan Anh Thư