맛도 모양도 일품인 왕실 주전부리 – Những món ăn nhẹ cung đình

0
507

1971년 국가무형문화재로 지정된 궁중 음식은 조선 시대 식문화의 백미이다. 궁중에서 먹었던 음식인 만큼 제철 재료로 정성껏 만들어 맛과 영양이 뛰어나다. 그중에서도 특히 왕실에서 즐겼던 주전부리는 크게 병과(餠菓)류와 화채(花菜)류로 나뉘어지는데, 각각의 종류가 매우 다양할 뿐더러 시각적으로도 아름다웠다.

Được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 1971, ẩm thực cung đình là một điểm sáng trong văn hóa ẩm thực triều đại Joseon, ẩm thực hoàng gia được chế biến công phu từ những nguyên liệu theo mùa nên chất dinh dưỡng và hương vị hết sức tinh tế. Nhữngmón ăn nhẹ được hoàng gia yêu thích có thể được phân ra làm hai loại là byeonggwa và hwachae, loại nào cũng rất đẹp mắt và đa dạng.

화전, 약과, 정과 등으로 구성된 ‘경복궁 생과방’ 프로그램의 상차림. 문화재청 궁능유적본부와 한국문화재재단은 관람객들이 궁중 병과와 약차를 맛볼 수 있는 체험 프로그램을 매년 봄과 가을에 개최한다. Bàn tiệc của chương trình “Saenggwabang – cung Gyeongbok” gồm hwajeon, yakgwa và jeonggwa. Hàng năm vào mùa xuân và mùa thu, Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc và Ban Quản lý Di tích Cố cung – Cơ quan Bảo tồn Di sản Văn hóa phối hợp tổ chức các chương trình trải nghiệm để khách tham quan có thể thưởng thức hương vị byeonggwa và hwachae cung đình.
ⓒ 한국문화재재단(Korea Cultural Heritage Foundation) – Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc

음력 3월 3일 삼짇날은 봄의 기운을 맞는 명절이다. 집 안에서만 활동해야 했던 조선 시대 여인들은 공식적 나들이가 허락된 이날 경치 좋은 곳을 찾아 진달래꽃으로 화전(花煎)을 부쳐 먹었다. 왕실도 마찬가지여서 임금이 후원(後苑)에 행차하면 왕비가 궁녀들과 함께 몸소 진달래꽃을 따서 꽃지짐을 만드는 ‘화전 놀이’ 행사를 했다. 찹쌀가루를 반죽하여 둥글납작하게 빚고 진달래꽃을 얹어 기름에 지진 진달래화전은 쫄깃하고 달콤하다. 화전은 먹는 즐거움에 꽃의 아름다움과 향기를 얹어 풍류를 더한 음식이다. 여름과 가을에는 장미 화전과 국화전을 즐겼다.

Samjitnal (mùng 3 tháng 3 âm lịch) là ngày lễ chào đón mùa xuân. Những nữ nhân thời Joseon thường phải làm việc quanh quẩn trong nhà, nhưng vào ngày này họ sẽ được phép ra ngoài dạo chơi, tìm đến nơi có phong cảnh hữu tình để rán và thưởng thức món bánh hwajeon (bánh gạo áp chảo có sử dụng cánh hoa) với hoa đỗ quyên. Trong hoàng cung cũng vậy, nếu nhà vua xa giá đếnhậu viên, vương phi sẽ cùng các cung nữ tự tay ngắt những đóa hoa đỗ quyên, tổ chức lễ hội “Hwajeon nori” (trò chơi làm bánh rán hoa). Món bánh hwajeon đỗ quyên dai dai và có vị ngọt dịu, được làm bằng cách nhào bột gạo nếp, vo thành hình tròn dẹt, đính hoa đỗ quyên lên mặt bánh và rán dầu. Khi thưởng thức món bánh hwajeon, có thể cảm nhận được dư vị phong lưu phảng phất trong vẻ đẹp và hương hoa. Vào tiết trời hè và thu, hoàng cung lại thích thưởng thức món bánh gạo hoa hồng và hoa mẫu đơn.

특별한 날 야외에서 계절을 느끼며 만들어 먹었던 화전 같은 별식도 있었지만, 궁중 음식은 대부분 궁궐의 각 전각에 딸린 부엌에서 만들어졌다. 왕의 일상식은 소주방(燒廚房)에서 조리했고, 후식과 별식은 생과방(生果房)이 담당했다. 특히 떡과 과자는 왕실 연회가 열릴 때 잔칫상을 한층 풍성하고 화려하게 만드는 중요한 음식이었기에 생과방 나인들이 더욱 세심한 주의를 기울였다.

Tuy có một số món, đơn cử là hwajeon, được người ta chế biến và thưởng thức ngoài trời trong khi cảm nhận những đổi thay của trời đất, nhưng đa phần ẩm thực cung đình đều được chế biến trong các nhà bếp của từng điện ở hoàng cung. Các bữa ăn hàng ngày của nhà vua được chế biến ở Thiêu trù phòng, món ăn nhẹ và các món đặc biệt do Sanh quả phòng phụ trách. Đặc biệt, bánh tteok (bánh gạo) và các loại bánh ngọt được các nữ hầu của phòng saenggwa (tên gọi nhà bếp trong cung đình) chuẩn bị hết sức cẩn trọng, giúp cho các bàn tiệc hoàng gia luôn sang trọng và lộng lẫy.

특별한 떡 – Bánh gạo đặc biệt

서울 필동에 자리한 한국의집 고호재(KOHOJAE, 古好齋)가 2021년 선보인 1인 다과상. 단호박으로 만든 증편과 딸기를 얹은 백설기를 비롯해 다양한 전통 과자로 구성되었다. Vào năm 2021, Korea House Kohojae tọa lạc tại Pil-dong, Seoul ra mắt bàn bánh ngọt dành cho một người. Bàn bao gồm nhiều loại bánh truyền thống đa dạng từ bánh baekseolki (bánh gạo hấp) phủ dâu tây và bánh jeungpyeon làm bằng bí đỏ ngọt.
ⓒ 한국의집(KOREA HOUSE)

왕의 탄신일이나 궁중 잔치 때 빠짐없이 올렸던 가장 귀한 떡은 단연코 두텁떡이다. 귀한 떡인 만큼 만들기도 어려운데, 간략히 말하면 이렇다. 간장과 꿀을 섞은 찹쌀가루를 한 숟가락씩 떠서 시루에 간격을 두고 담는다. 이 위에 잘게 다진 밤, 대추, 유자를 팥고물과 합쳐 둥글게 소를 빚은 후 각각 얹는다. 그런 다음 전체적으로 찹쌀가루를 뿌리고 팥고물로 덮어서 찐 봉우리 모양의 떡이 두텁떡이다. 영양이 풍부하고 간간이 씹히는 상큼한 유자의 맛과 향이 좋다. 궁중 잔치 음식을 기록한 옛 문헌들에 만드는 법이 소개되어 있다.

Món bánh gạo quý nhất được dâng lên trong ngày mừng thọ vua hay các yến tiệc triều đình là món bánh duteoptteok. Cách làm ra món bánh này cũng cực kỳ công phu như chính sự quý hiếm của nó. Có thể trình bày một cách ngắn gọn như sau. Đầu tiên, lấy từng thìa bột gạo nếp nhào trộn cùng với nước tương và mật ong, đặt từng lớp bột mỏng vào trong siru (nồi đất) sao cho chúng không nằm sát vào nhau rồi hấp. Đặt lên trên mỗi lớp bột được nặn thành hình tròn làm từ hạt dẻ, táo tàu, thanh yên đã thái nhỏ trộn cùng bột đậu đỏ. Xong lại rắc thêm lớp bột gạo nếp lên trên toàn bộ phần nhân bánh và phủ lại bằng bột đậu đỏ. Bánh duteoptteok hấp có dạng hình chóp núi. Bánh rất giàu dinh dưỡng và mỗi khi nhai, ngươi thưởng thức có thể cảm nhận được hương vị thanh mát của thanh yên. Phương pháp chế biến món bánh này đã được giới thiệu trong các tài liệu cổ về những món ăn trong yến tiệc triều đình.

Bài viết liên quan  [Đọc - Dịch] 한국과 베트남의 속담 Tục ngữ của Việt Nam và Hàn Quốc

1500년 이상의 역사를 가진 약식(藥食)도 궁중 잔칫상에 빠지지 않았던 병과이다. 찐 찹쌀에 꿀과 참기름, 간장으로 간을 한 후 밤, 대추, 잣 등을 섞어 다시 쪄낸다. 일반적인 떡처럼 떡메로 치지 않아 밥의 형태를 지녔고, 꿀이 들어가 달콤한 맛을 낸다. 쌀가루에 막걸리를 넣어 반죽하고 발효시켜 찐 증편(蒸䭏)은 대표적인 여름철 떡인데, 빨리 쉬지 않아 좋다. 막걸리에 있는 효모의 작용으로 반죽이 발효되면서 부풀어 폭신한 식감을 느낄 수 있다. 달착지근하면서도 막걸리 향과 시큼한 맛이 감돌아 입맛을 돌게 한다. 고명으로 꽃잎이나 밤, 대추, 잣 등 다양한 재료를 얹어 보기에도 좋다.

Yaksik với lịch sử hơn 1.500 năm là loại bánh byeonggwa (các loại bánh làm từ bột – chú thích của người dịch) không thể thiếu trên các bàn tiệc triều đình. Sau khi cho mật ong, dầu mè và nước tương vào gạo nếp đã hấp, hỗn hợp được trộn đều cùng với hạt dẻ, táo tàu, hạt thông và hấp lại. Không giống những món bánh gạo thông thường, bánh yaksik ở dạng cơm nếp không giã, có mật ong giúp tạo nên hương vị dịu ngọt. Bánh jeungpyeon (bánh gạo rượu) được làm bằng cách cho rượu makgeolli (loại rượu gạo truyền thống) vào bột gạo, nhào bột và để lên men. Đây là loại bánh gạo điển hình dùng trong mùa hè nhưng thật hay là không bị hỏng nhanh. Ta có thể cảm nhận được độ mềm xốp của bột khi lên men nhờ những vi men có trong rượu makgeolli. Tuy bánh chủ yếu có vị ngọt và chua, nhưng hương thơm thoang thoảng của rượu makgeolli mới thật sự giúp đánh thức vị giác của người thưởng thức. Và món bánh sẽ trở nên bắt mắt hơn nếu được trang trí thêm ở phía trên với các nguyên liệu đa dạng như hạt dẻ, táo tàu, hạt thông hay lá hoa.

(좌 – bên trái)
아홉 가지 한약재를 넣어 만든 ‘구선왕도고’는 위장을 보호해 소화를 촉진하고 원기를 회복시킨다고 알려졌다. 세종대왕을 비롯해 조선의 여러 임금들이 즐겼던 특별한 떡이다. Bánh gạo guseonwangdogo được làm từ chín loại dược liệu Đông y, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ dạ dày và giúp phục hồi nguyên khí. Đó là loại bánh gạo đặc biệt được nhiều vị vua của triều đại Joseon yêu thích, trong đó có vua Sejong. ⓒ 한국문화재재단(중) – Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc

(우 – bên phải)
단호박으로 만든 증편, 산딸기 정과, 콩과 송홧가루로 만든 다식이 접시에 가지런히 놓여 있다. 한국의집 고호재가 2022년 여름에 선보인 다과 메뉴 중 일부이다. Jeungpyeon làm từ bí đỏ ngọt, jeongwa mâm xôi, dasik làm từ đậu và phấn hoa cây thông được xếp ngay ngắn trên dĩa. Đây là một số thực đơn bánh của Korea House Kohojae ra mắt vào mùa hè năm 2022. ⓒ 한국의집

(bên dưới)
국화과에 속하는 홍화(Safflower, 紅花)는 씨로는 기름을 짜고 꽃은 말려서 차로 마신다. 부인병에 효과가 있으며 관절 통증을 완화하는 것으로 알려져 예로부터 즐겨 마시는 전통 차 중 하나이다. Người ta dùng dầu cây rum (thuộc chi Cúc) để thưởng trà. Đây là một trong những loại trà truyền thống được yêu thích từ thời xa xưa, được biết đến có hiệu quả đối với các bệnh phụ khoa và giúp giảm đau bệnh xương khớp.ⓒ 한국의집

부작용 없는 9가지 한방 약재를 넣어 ‘몸속을 조화롭게 하는 것이 왕의 도를 닮았다’고 하여 이름 붙여진 떡 구선왕도고(九仙王道糕)는 엿기름과 곶감 분(粉)을 넣어 달콤한 맛이 난다. 세종(재위 1418~1450)은 몸이 비대하고 막중한 업무와 스트레스로 당뇨와 신경통 등 질병이 많았다. 쓴 탕약을 잘 먹지 못하는 세종을 위해 어의가 올린 떡이 바로 이것이다. 볕에 바싹 말려 가루로 빻아 두었다가 죽을 쑤어 먹기도 하고, 꿀물에 타서 마시기도 했다.

Món bánh gạo “guseonwangdogo” (cửu tiên vương đạo cao) được đặt tên như vậy là vì người ta cho rằng nó có thể giúp “làm cân bằng và hài hòa cơ thể như cách nhà vua giúp đất nước được thái bình thịnh trị” bằng cách sử dụng chín loại Đông dược không có tác dụng phụ. Món bánh này có thêm mạch nha và bột hồng khô nên hương vị ngọt dịu. Vua Sejong (Thế Tông, tại vị 1418-1450) mắc nhiều căn bệnh như đau dây thần kinh và tiểu đường do căng thẳng vì gánh vác những trọng trách và thừa cân. Ngự y đã dâng lên món bánh này cho vua Sejong vì ngài không giỏi uống thuốc đắng. Bánh được phơi khô ngoài nắng rồi tán thành bột nấu cháo hoặc pha với mật ong để uống.

Bài viết liên quan  한 총리, “지난해 탄소 배출량 2010년 수준···450조원 투입” - Chính phủ Hàn Quốc sẽ chi tiêu 450 nghìn tỷ KRW để giảm lượng khí thải carbon

그런가 하면 황해도 개성 지역 혼례상에서 존재감이 돋보였던 떡이 궁중 음식으로 격상된 사례도 있다. 개성주악은 찹쌀가루와 멥쌀가루를 섞어 막걸리로 되직하게 반죽한 다음 둥글넓적하게 빚어 기름에 지진다. 꿀이나 조청을 발라 단맛과 윤기가 나고, 귤처럼 작고 동그란 모양이 예뻐 궁에서도 귀한 손님에게 내는 다과상에 올렸다. 겉은 바삭하면서 달콤하고, 속은 촉촉하면서 쫄깃한 식감이 좋다.

Cũng có trường hợp món bánh gạo đặc sắc thường được thết đãi trong các hôn lễ ở Gaeseong, tỉnh Hwanghae được nâng cấp lên thành món ăn cung đình. Bánh gaeseong juak được làm bằng cách trộn bột gạo nếp và bột gạo tẻ, cho rượu makgeolli vào nhào cho đến khi bột đặc sánh lại, rồi nặn thành những viên tròn bè và thả vào dầu chiên. Bánh có vị ngọt và bóng sóng sánh do được phủ mật ong hay mật ngũ cốc. Hình dạng nhỏ và tròn dẹp như quả quýt trông rất đẹp nên được dùng làm món ăn nhẹ cho khách quý trong hoàng cung. Cảm giác khi nhai hết sức thú vị vì bánh có vỏ ngoài giòn và ngọt, bên trong dai dai và mềm.

민가에 퍼진 궁중 과자 – Bánh ngọt hoàng gia lan truyền trong dân gian
떡 다음으로 궁중에서 즐겼던 주전부리는 과자였다. 그중에서도 다식(茶食)은 민가와 궁중을 따지지 않고 두루 먹었다. 곡물 가루와 한약재 가루에 꿀을 넣어 반죽한 후 다식판에 눌러 박아 낸다. 고려(918~1392) 시대에 차를 마시는 풍습이 성행하면서 함께 발달했고, 큰 잔치나 의례상에 반드시 올랐다. 다식판에 새겨진 글씨나 문양이 과자에 찍히는데, 무병장수 등의 의미가 담겼다. 영조(재위 1724~1776)와 정순왕후(貞純王后, 1745~1805)의 가례(嘉禮) 때 다식을 만들기 위해 다식판을 새로 제작했다는 기록이 남아 있다.

Bên cạnh bánh gạo, bánh ngọt cũng là món ăn nhẹ được hoàng gia yêu thích. Trong số đó, dasik (trà thực, các món bánh dùng trong trà đạo – chú thích của người dịch) phổ biến trong cả hoàng cung lẫn dân gian. Người ta nhào trộn bột ngũ cốc và bột thảo dược đông y với mật ong và cho vào khuôn làm bánh dasik ấn chặt lại để làm bánh. Vào triều đại Goryeo (918-1392), phong tục uống trà nở rộ nên các loại bánh dasik luôn có mặt trên bàn thờ cúng hay trong các đại tiệc. Các chữ cái hay hoa văn khắc trên khuôn hiện lên trên bánh thường mang ý nghĩa “vô bệnh trường thọ” (sống lâu sống khỏe). Sử liệu có ghi chép lại rằng khuôn bánh dasik đã được chế tác mới nhân ngày Gia lễ (hôn lễ) của vua Yeongjo (Anh Tông, tại vị 1724-1776) và vương hậu Jeongsun (Trinh Thuần, 1745-1805).

다식과 함께 사랑받았던 전통 과자는 약과(藥菓)다. 밀가루에 참기름과 꿀을 넣고 반죽하여 기름에 튀겨 낸 것을 꿀에 담갔다 건져 만들어 단맛이 풍부하다. 궁중에서 즐겼던 약과의 맛이 좋아 민가에도 널리 퍼졌는데, 약과에 사용되는 재료가 너무 비싸 민생을 어렵게 한다는 이유로 한때 제조 금지령이 내려지기도 했다.

Bên cạnh dasik, yakgwa cũng là món bánh ngọt truyền thống được nhiều người yêu thích. Loại bánh này có vị ngọt đậm đà, được làm bằng cách nhào bột lúa mì trộn lẫn với dầu mè và mật ong rồi rán trong dầu, sau mới nhúng vào mật ong để ráo. Hương vị bánh yakgwa dùng trong hoàng cung thơm ngon đến mức đã lan rộng khắp trong dân chúng, nhưng có một thời triều đình đã ban hành lệnh cấm làm bánh này với lý do nguyên liệu sử dụng làm bánh yakgwa rất đắt, có thể khiến cho đời sống của bách tính trở nên khó khăn.

밤, 대추 등 과실의 열매나 생강 같은 식물 뿌리를 익혀서 꿀에 졸인 과자를 숙실과(熟實果)라고 한다. 재료를 통째로 익혀서 원래 형태가 그대로 유지되도록 졸인 것과 재료를 익힌 뒤 으깨어서 설탕이나 꿀에 졸인 다음 다시 원래 모양과 비슷하게 빚은 것으로 나뉜다. 이러한 숙실과는 부드럽고 소화가 잘되어 궁중 잔치뿐만 아니라 양반가의 혼인, 회갑연 등 경사스러운 잔칫상에도 올랐다.

Suksilgwa là loại bánh ngọt được làm bằng cách luộc chín rễ thực vật như gừng hay các loại quả như hạt dẻ, táo tàu và đun cùng mật ong. Loại bánh này được chia ra hai loại, một là luộc chín toàn bộ nguyên liệu để giữ nguyên hình dạng vốn có ban đầu, hai là sau khi luộc chín nguyên liệu xong nghiền nhuyễn đun cùng đường hay mật ong, rồi nặn tạo hình giống hình dạng ban đầu. Vì bánh suksilgwa rất mềm mịn và dễ tiêu hóa nên không chỉ được phục vụ trong yến tiệc cung đình mà còn trên các bàn tiệc long trọng như hôn lễ của giới quý tộc hay lễ mừng thọ.

또한 약재 자체가 과자가 된 사례도 있다. 인삼정과(人蔘正果)는 인삼을 살짝 쪄서 쓴맛을 줄이고, 꿀이나 조청에 넣어 은근한 불로 오랫동안 졸여서 쫄깃쫄깃하고 달콤하게 만든다. 83세까지 장수했던 영조는 인삼을 즐겼지만, 검소함을 강조해 제수(祭需)로 올라오는 인삼정과의 수를 줄이게 했다고 한다.

Ngoài ra, các nguyên liệu đông y có đôi khi cũng trở thành các món ăn nhẹ. Jeonggwa nhân sâm được làm bằng cách hấp sơ nhân sâm để giảm bớt vị đắng, sau đó cho mật ong hay mạch nha vào đun trên lửa nhỏ liu riu trong thời gian dài, tạo độ dai ngọt cho nhân sâm. Vua Yeongjo trường thọ đến 83 tuổi rất thích nhân sâm nhưng đã lệnh giảm số lượng món jeonggwa nhân sâm trong Jesu (tế nhu, các món ăn dùng để cúng bái – chú thích của người dịch) để khuyến khích tính cần kiệm.

Bài viết liên quan  한국, 쿠바와 외교관계 수립 Hàn Quốc - Cuba chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao

궁중에서 즐겼던 주전부리 중에는 유과와 약과처럼 민가에 널리 퍼지는 경우도 있었다. Trong số các món ăn nhẹ trong cung, có những trường hợp món ăn thưởng thức trong cung đình được lan truyền rộng khắp trong dân chúng như yugwa và yakgwa. ⓒ 셔터스톡 – Shutterstock

시원한 여름 음료 – Thức uống thanh nhiệt mùa hè
떡과 과자에는 어울리는 음료가 곁들여지게 마련이다. 제호탕(醍醐湯)은 음력 5월 5일 단오에 궁중에서 먹던 여름 음료이다. 매실 과육을 발라 말린 것에 생강과(Zingiberaceae) 열매인 초과(草果)와 한약재를 가루 내어 꿀과 섞고 되직해질 때까지 중탕한 뒤 냉수에 타서 마셨다. 궁중에서는 갈증이 해소되고 더위를 타지 않게 하는 음료 중 으뜸으로 여겼다. 내의원(內醫院)에서 이 탕을 만들어 임금께 올리면 임금이 부채와 함께 고령의 신하들에게 하사하는 풍습이 있었다.

Chắc chắn phải có thức uống phù hợp đi kèm với bánh gạo và đồ ngọt. Jeho-tang là thức uống mùa hè được dùng trong hoàng cung vào dịp Tết Đoan Ngọ nhằm ngày 5 tháng 5 âm lịch. Trộn bột thảo quả, một loại quả họ Gừng (Zingiberaceae), với bột thảo dược đông y và mật ong vào phần cơm quả mơ phơi khô, xong hấp cách thủy cho đến khi keo lại, pha với nước lạnh và thưởng thức. Trong cung đình, jeho-tang là thức uống tuyệt phẩm trong số các loại đồ uống giải dịu đi cái nóng và cơn khát. Đã từng có phong tục vua sẽ ban tặng cho các lão hạ thần một chiếc quạt khi Nội Y viện dâng thức uống này lên cho vua.

역시 여름 음료인 오미자차(五味子茶)는 새콤달콤한 맛과 붉은 색깔이 일품이다. 단맛•쓴맛•신맛•짠맛•매운맛을 함께 느낄 수 있다는 오미자를 찬물에 불려 우려낸 뒤 꿀을 넣어 시원하게 마셨고, 얇게 썬 배를 띄워 화채로 먹기도 하였다. 중종(재위 1488~1544)의 몸에서 열이 나고 갈증을 호소하자 의녀가 오미자차를 대령했다는 기록이 있다.

Omijacha (trà ngũ vị tử) cũng là thức uống tuyệt phẩm vào mùa hè, có vị ngọt ngọt chua chua, sắc đỏ. Quả ngũ vị tử được ngâm và ủ trong nước lạnh, dùng kèm với mật ong mang lại cảm giác thật dễ chịu, có thể cảm nhận được cả năm vị: ngọt, đắng, chua, mặn, cay; hoặc có thể thưởng thức như thức uống hwachae (nước giải khát được chế biến bằng cách bỏ hoa quả vào nước pha đường, mật ong rồi làm lạnh – chú thích của người dịch) khi thả miếng lê thái lát mỏng vào. Có ghi chép rằng khi vua Jungjong (Trung Tông, tại vị 1488-1544) bị sốt và than khát nước, một nữ y đã dâng lên vua trà ngũ vị tử.

화채(花菜)는 꿀물이나 오미자 우린 물에 과일, 꽃잎 등을 띄워 차게 해서 마시는 여름 음료이다. 과일과 꽃잎의 종류에 따라 화채 이름이 달라진다. 유자 화채는 꿀물에 가늘게 채 썬 배와 유자를 넣고 석류와 잣을 띄운 음료로 유자의 상큼한 맛과 향이 일품이다. 궁중 잔치를 기록한 문헌에 소개되어 있으며 주로 왕실 잔치, 사신 접대, 신하에게 내리는 하사품으로 활용되었다.

Hwachae là thức uống mùa hè được uống lạnh kèm với những cánh hoa, trái cây thả vào nước ngâm quả ngũ vị tử hay nước mật ong. Tùy theo loại quả và lá hoa mà tên gọi thức uống sẽ khác. Để tạo nên món hwachae thanh yên tuyệt vời cả về hương vị lẫn sự thanh mát, ta cho thanh yên và lê đã thái sợi mỏng vào nước mật ong, xong thả lên trên là hạt lựu và hạt thông. Hwachae thanh yên được giới thiệu trong sử liệu ghi chép về yến tiệc cung đình, thường được ban cho các hạ thần, dùng trong tiếp đón sứ thần và trong yến tiệc hoàng gia.

이 밖에도 다양한 전통 음료가 있지만 단연코 으뜸은 식혜(食醯)다. 엿기름물에 밥을 넣고 삭혀서 만드는데, 달콤한 맛과 생강의 알싸한 향이 조화를 이룬다. 식혜를 만드는 엿기름에는 디아스타아제 효소가 있어 소화를 돕고 정장 작용 효과가 있다. 인삼과 호박, 연잎 등을 활용한 특별한 식혜들도 있다.

Ngoài ra, còn có nhiều loại thức uống truyền thống khác nhưng tuyệt phẩm vẫn là món sikhye (nước gạo). Sikhye được làm bằng cách cho gạo vào nước mạch nha lúa mạch để lên men, hương cay của gừng và vị ngọt rất hài hòa. Trong mạch nha được dùng trong chế biến sikhye có chứa thành phần enzyme diastase có tác dụng giúp tiêu hóa và làm sạch đường ruột. Cũng có các loại sikhye đặc biệt khác sử dụng nhân sâm, bí đỏ và lá sen.

윤숙자(Yoon Sook-ja, 尹叔子) 한국전통음식연구소 대표
Yoon Sook-ja: Giám đốc Viện Nghiên cứu Ẩm thực Truyền thống Hàn Quốc
Dịch: Phùng Thị Thanh Xuân

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here