창업을 하거나 가업을 잇는 방식으로 전통시장에 뛰어드는 젊은 상인들이 늘고 있다. 개성과 창의력을 앞세운 그들은 유튜브와 SNS 등으로 경쟁력을 확보하고, 품질 제고와 디자인 고급화로 시장 상품의 브랜드화에 나서는 등 전통시장의 혁신을 주도하는 중이다.
Ngày càng có nhiều người trẻ khởi nghiệp hoặc tiếp nối công việc kinh doanh của gia đình ở các chợ truyền thống. Chú trọng cá tính và sự sáng tạo, họ đẩy mạnh năng lực cạnh tranh trên thị trường thông qua các kênh YouTube hoặc mạng xã hội, đồng thời xây dựng thương hiệu bằng cách nâng cao chất lượng và thiết kế của sản phẩm. Những thương nhân trẻ này đang giữ vai trò chủ đạo trong việc đổi mới chợ truyền thống.
오랫동안 전통시장은 고령의 상인들과 중장년층 고객들이 물건을 사고파는 장소라는 인식에서 벗어나지 못했다. 그러나 최근 들어 젊은 소비층과 구매력이 큰 고객들에게 외면받던 전통시장에 전에 없던 활력이 감지된다. 창의력과 마케팅 능력을 겸비한 젊은 상인들이 늘어나고, 시장의 특성을 반영한 다양한 콘텐츠까지 더해지면서 젊은 고객층이 유입되고 있다.
Suốt một thời gian dài, chợ truyền thống vẫn còn bó hẹp trong cách nhìn là nơi buôn bán kinh doanh giữa những người bán lớn tuổi và người mua ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên gần đây, nhiều người tiêu dùng trẻ và những khách hàng có sức tiêu thụ lớn đã nhận ra sức sống mới của chợ truyền thống mà trước đây họ ngoảnh mặt làm ngơ. Cùng với sự gia tăng về số lượng những thương nhân trẻ có óc sáng tạo và năng lực marketing, cũng như sự xuất hiện đa dạng của các nội dung phản ánh những nét đặc trưng của chợ truyền thống, ngày càng có nhiều khách hàng trẻ tuổi tìm đến với các khu chợ này.
특히 젊은 상인들의 증가는 이들이 전통시장의 가능성을 주목하는 데에서 기인한다. 이들은 시장을 단순히 생업의 장소로 여기지 않고, 자신들의 개성과 아이디어가 담긴 브랜드를 창출할 수 있는 공간으로 인식한다. 위기에 빠진 전통시장을 되살리려는 기존 상인들의 적극적 구애, 그리고 자신들만의 비전과 라이프스타일을 만들고 싶어 하는 청년들의 이해관계가 맞아떨어지면서 전통시장에서 젊은 상인들을 발견하는 일은 이제 어렵지 않게 되었다. 물론 도전에 나선 청년 상인 대다수가 성공하는 것은 아니다. 하지만 그들은 전통시장을 기회의 땅으로 여기며, 많은 시행착오와 어려움 속에서도 새로운 길을 모색 중이다.
Đặc biệt, sự tham gia tích cực của các thương nhân trẻ tại chợ truyền thống bắt nguồn từ sự nhận thức của họ về tiềm năng của mô hình kinh doanh này. Không đơn thuần xem chợ chỉ là nơi kiếm sống, họ còn nhìn nhận đây là không gian có thể xây dựng thương hiệu thể hiện cá tính và ý tưởng của bản thân. Không khó để bắt gặp những tiểu thương trẻ ở chợ truyền thống, bởi nơi đây có sự tương hợp về mặt lợi ích giữa những người buôn bán lâu năm muốn vực dậy mô hình chợ truyền thống đang trong cơn khủng hoảng với những người trẻ muốn kiến tạo tương lai và phong cách sống mới. Đương nhiên không phải người trẻ nào tham gia kinh doanh ở các chợ truyền thống cũng đều thành công. Nhưng họ vẫn xem đây là vùng đất của cơ hội, nơi họ tìm ra cho mình con đường từ những khó khăn và va vấp thực tế.
활성화되는 청년몰 – Thúc đẩy Cửa hàng Thanh Niên
전라북도 지역의 대표 전통시장인 전주 남부(南部)시장에는 청년들이 힘을 합쳐 삶의 터전을 일궈 가는 ‘청년몰’이라는 특별한 공간이 있다. 이곳은 청년 상인들을 위한 집합 상가로, 정부와 지방자치단체가 침체된 전통시장을 살려 보고자 마련했다. 2012년 전국에서 처음으로 조성된 이곳 청년몰에는 규모가 크진 않지만 각자의 개성과 아이디어를 접목한 음식점과 술집, 카페, 서점, 기념품 가게 등 다양한 업종의 상점 수십 개가 자리 잡고 있다. 이곳 청년 상인들은 공간 운영부터 청소까지 공동으로 관리한다.
Tại Jeonju Nambu, chợ truyền thống tiêu biểu của tỉnh Jeollabuk, có một khu đặc biệt gọi là “Cửa hàng Thanh niên”, một không gian chung sống và làm việc do những người trẻ cùng nhau tạo nên. Đây là khu tập hợp những cửa hàng của các tiểu thương trẻ, được chính phủ và chính quyền địa phương thiết lập nhằm vực dậy chợ truyền thống đang trong tình trạng trì trệ. Năm 2012, khu gian hàng thanh niên đầu tiên của Hàn Quốc được thành lập. Tuy quy mô không lớn, nhưng nơi đây quy tụ hàng chục cửa hàng kinh doanh các ngành nghề đa dạng, có cá tính và ý tưởng riêng như nhà hàng, quán rượu, tiệm cà phê, nhà sách, cửa hàng đồ lưu niệm,… Các tiểu thương trẻ nơi đây cùng nhau quản lý, từ việc vận hành khu chợ cho đến việc dọn dẹp vệ sinh.
청년몰 입구에 내걸린 ‘적당히 잘 벌고 아주 잘 살자’라는 캐치프레이즈는 돈보다 더 중요한 가치가 있다고 믿는 청년 상인들의 인식을 대변한다. 이곳 청년 상인들은 “당장의 이익보다는 사람들의 생생한 이야기가 넘치는 공간을 만들어 가고 싶다”고 입을 모은다. 청년들이 하나둘 들어오기 시작하면서 시장 분위기도 바뀌었다. 상인들이 이전과는 다른 서비스 마인드로 고객을 맞이하게 되었고, 배달ㆍ택배 서비스를 도입하는 등 최신 트렌드도 적극 반영했다. 여기다 필요한 원자재를 모두 시장 내에서 구입하고, 동료 상인들은 저렴한 가격에 원자재를 공급하며 상생을 도모한다.
Khẩu hiệu “Kiếm vừa phải, sống thật tốt” treo ở lối vào khu Cửa hàng Thanh niên nói lên nhận thức của những nhà kinh doanh trẻ. Họ tin tưởng có những giá trị còn quan trọng hơn tiền bạc. Họ trải lòng: “Chúng tôi muốn tạo ra một không gian tràn ngập những câu chuyện nhân văn sống động hơn là hướng đến lợi ích trước mắt”. Bầu không khí khu chợ dần thay đổi khi một, hai thanh niên bắt đầu đến đây kinh doanh gian hàng. Các tiểu thương nơi đây tiếp đón khách hàng với tư duy dịch vụ khác trước, tích cực đưa vào cả những xu hướng mới nhất như cung cấp dịch vụ giao hàng, chuyển phát,… Những nguyên vật liệu cần thiết đều được cung ứng trong chợ. Các tiểu thương cùng hỗ trợ nhau tồn tại bằng việc cung cấp nguyên vật liệu với giá phải chăng.
남부시장 청년몰에서 성공한 젊은 상인들이 다른 곳에서 새롭게 점포를 열어 확장하는 사례도 어렵지 않게 볼 수 있다. 또한 기존 청년몰 상인들은 뒤이어 입점한 후배 상인들에게 멘토 역할도 자처한다. 자신들의 경험과 노하우를 전수하는 것으로 장사 이상의 가치를 실천하고 있는 것이다.
Không khó để bắt gặp trường hợp các nhà kinh doanh trẻ thành công tại Cửa hàng Thanh niên chợ Nambu rồi sau đó mở thêm cửa hàng ở nơi khác. Bên cạnh đó, những tiểu thương trẻ đến trước còn tự đảm nhận vai trò hướng dẫn cho những người đến sau. Bằng việc chia sẻ, truyền lại những kinh nghiệm và bí quyết kinh doanh của bản thân, những thương nhân trẻ tạo nên những giá trị vượt lên trên cả vấn đề buôn bán kinh doanh.
가업을 잇는 젊은이들 – Những thanh niên nối nghiệp gia đình
충청남도 서산의 동부전통시장에는 70년 넘게 한 자리를 지켜온 노포가 있다. 3대째 이어 온 이 건어물 가게는 김과 감태를 파는 점포로, 현 주인은 고등학교 졸업 이후 고향인 서산을 떠나 다른 직종에 종사하다가 가업을 잇게 되었다. 그는 가업의 생리를 파악하기 위해 생산부터 유통, 납품, 배달에 이르는 전 과정을 10여 년 동안 배웠다고 한다. 이 시장에는 이렇게 가업을 물려받은 청년들이 20여 명에 달한다. 닭집부터 수산물 가게, 정육점 등 업종도 다양하다. 가업을 계승하겠다는 청년들이 늘어나면서 시장에는 활기가 돌기 시작했다.
Có một cửa hàng hoạt động kinh doanh tại chợ truyền thống Dongbu, thành phố Seosan, Chungcheongnam-do suốt hơn 70 năm qua. Đây là cửa hàng gia truyền kinh doanh rong biển sấy khô và tảo nâu gamtae đến nay là đời thứ ba. Người chủ cửa hàng hiện tại sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông đã rời quê hương Seosan đến nơi khác tìm kiếm công ăn việc làm, sau đó anh hồi hương và tiếp nối gia nghiệp. Anh chia sẻ phải mất hơn mười năm để học toàn bộ công việc của gia đình, từ khâu sản xuất, lưu thông, giao hàng đến phân phối. Trong khu chợ này có khoảng hơn 20 thanh niên kế nghiệp gia đình kinh doanh các lĩnh vực ngành nghề đa dạng như cửa hàng gà, hải sản, cửa hàng thịt,… Chợ truyền thống cũng tìm lại được sức sống của mình khi số thanh niên nối nghiệp gia đình ngày một tăng.
경기도 의정부 제일시장에도 외할머니와 어머니를 거쳐 손자에게 이어진 반찬 가게가 있다. 50년 세월을 한자리만 지켜온 이 가게의 현 주인은 어머니의 일손을 돕기 위해 일을 시작했다가 점포를 물려받았다. 그 역시 자신의 부모들이 그랬던 것처럼 김치를 비롯한 여러 반찬들을 직접 만들고 있다.
Ở chợ Jaeil, thành phố Uijeongbu, Gyeonggi-do cũng có cửa hàng bán banchan (món ăn kèm) được truyền từ đời bà ngoại cho mẹ, rồi người mẹ truyền lại cho con trai. Cửa hàng đã có mặt tại khu chợ này 50 năm. Người chủ hiện tại bắt đầu bằng việc phụ giúp mẹ buôn bán, sau đó anh dần tiếp quản cửa hàng. Anh cũng tự tay làm các món ăn và cả kim chi như bố mẹ anh từng làm.
전통시장에서 가업을 잇는 청년들이 늘고 있는 것은 이들의 인식이 바뀌고 있기 때문이다. 예전에는 마지못해 가업을 잇는 경우가 많았지만, 요즘은 상황이 다르다. 이들은 부모 세대의 전통에 자신들의 현대적 방식을 결합함으로써 자아실현이 가능해진다고 믿는다.
Nguyên nhân khiến ngày càng nhiều thanh niên nối nghiệp kinh doanh của gia đình tại chợ truyền thống là do có sự thay đổi trong nhận thức của họ. Trước đây, nhiều người trẻ miễn cưỡng tiếp quản việc buôn bán được truyền lại, nhưng nay thì khác. Thanh niên ngày nay tin rằng họ có khả năng thể hiện bản thân qua cách kết hợp phương thức kinh doanh hiện đại với kiểu buôn bán truyền thống của thế hệ cha mẹ mình.
다채로운 영업 방식 – Muôn hình muôn vẻ phương thức kinh doanh
뚜렷한 가치관을 갖고 전통시장을 레드오션이 아닌 블루오션으로 인식하는 청년 상인들의 영업 방식도 다채롭다. 인터넷과 SNS에 능숙한 이들은 점포가 크고 번듯하지 않더라도 고객을 전국 단위로 확대하는 일을 그리 어려워하지 않는다. 또한 고정관념으로부터도 자유로워 전통시장에 어울리는 업종이 따로 있다고 생각하지 않는다.
Những thương nhân trẻ có phương thức kinh doanh đa dạng cùng giá trị quan rõ ràng. Họ nhận thức chợ truyền thống là thị trường “đại dương xanh” (blue ocean: thị trường còn nhiều khoảng trống chưa khai phá, ít sự cạnh tranh – chú thích của người dịch) hơn là “đại dương đỏ” (red ocean: thị trường truyền thống đã khai thác lâu đời, có sự cạnh tranh khốc liệt – chú thích của người dịch). Sử dụng thành thạo internet cùng mạng xã hội, không khó để họ mở rộng phạm vi khách hàng trên toàn quốc cho dù cửa hàng không mấy lớn và khang trang. Hơn nữa với cái nhìn thoáng hơn so với quan điểm cố hữu, họ không nghĩ chợ truyền thống chỉ phù hợp với một vài ngành nghề nhất định.
110년이 넘는 역사를 자랑하는 경상북도 상주의 중앙시장은 오랫동안 지역 경제의 중심지로 큰 역할을 해 왔지만, 해마다 감소하는 인구와 지역 소멸 위기가 겹치면서 존폐 위기에 있었다. 그러던 중 수년 전 열 명의 청년 상인들이 시장으로 들어왔다. 이들은 플라워숍, 비건 디저트 카페, 풍선 스튜디오 등 전통시장과는 전혀 어울리지 않을 것 같은 업종을 선택했다.
Tự hào với hơn 110 năm lịch sử, chợ trung tâm thành phố Sangju, Gyeongsangbuk-do giữ vai trò to lớn với tư cách là trung tâm kinh tế của khu vực trong suốt thời gian dài. Nhưng hiện nay, chợ trung tâm đang đối diện với cuộc khủng hoảng có thể bị giải thể do tình trạng dân số giảm và nguy cơ khu vực bị xóa sổ. Giữa bối cảnh đó, vài năm trước, 10 tiểu thương trẻ đã vào kinh doanh gian hàng ở khu chợ này. Họ lựa chọn những ngành nghề dường như không mấy phù hợp với chợ truyền thống như tiệm hoa, quán cà phê món tráng miệng chay, studio bong bóng,…
업종뿐 아니라 운영 방식도 남달랐다. 예를 들어 이곳에 위치한 옷가게 ‘라운지주(Lounge_ju)’는 전문 쇼호스트가 라이브 방송을 한다. 상주의 역사성과 의미를 담은 굿즈를 비롯해 소품, 잡화뿐만 아니라 의뢰받은 타사 제품의 판매 대행까지 도맡고 있다. SNS와 라이브커머스, 유튜브 등 홍보 채널이 많아진 요즘, 청년들은 브이로그처럼 일상을 공유하는 친근한 콘텐츠를 앞세우기도 한다. 이 같은 영업 방식은 자신들의 성장뿐만 아니라 시장 전체의 변화도 이끌어 내고 있다.
Không chỉ có sự đổi mới trong việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh, phương thức vận hành của họ cũng khác biệt. Cửa hàng quần áo Lounge-ju tại đây là một ví dụ. Chủ cửa hàng kinh doanh bằng cách phát trực tiếp (livestream) và làm đại lý bán hàng cho công ty khác. Ngày nay, các kênh quảng cáo trở nên đa dạng như mạng xã hội, trang mua sắm trực tuyến, YouTube, v.v. Các nhà kinh doanh trẻ cũng ưu tiên tạo ra những nội dung gần gũi, chia sẻ đời sống sinh hoạt thường ngày của mình như vlog (một dạng nhật ký ngắn được trình bày trên nền tảng video – chú thích của người dịch). Hình thức vận hành này không những giúp họ phát triển bản thân mà còn làm thay đổi toàn bộ thị trường chợ truyền thống.
매력적인 선택지 – Sự lựa chọn hấp dẫn
독립적인 경제 활동과 창업에 관심이 높은 청년 세대들에게 전통시장은 이제 매력적인 선택지로 떠올랐다. 그들은 전통시장을 구심점 삼아 온라인 쇼핑몰이나 포털 사이트의 플랫폼을 이용해 지역 밖 고객들에게도 적극적으로 접근한다. 다양한 방식으로 고객들과의 연결고리를 만들어 마케팅 효과를 극대화하고, 지역민들과 함께하는 행사를 통해 시너지 효과도 만들어 낸다. 여기에 임대료 감면과 창업 자금 융자, 교육 컨설팅 등 청년 상인들을 위한 정부와 지방자치단체의 지원 역시 큰 힘이 되고 있다.
Đối với thế hệ thanh niên có mối quan tâm lớn đến tự chủ tài chính và khởi nghiệp, chợ truyền thống giờ đây nổi lên như một sự lựa chọn hấp dẫn. Lấy hoạt động gian hàng ở chợ truyền thống làm chủ đạo, họ tiếp cận khách hàng ngoài khu vực một cách tích cực thông qua các cửa hàng trực tuyến hay nền tảng trang web. Bằng nhiều hình thức, họ tối đa hóa hiệu quả tiếp thị, tạo mạng lưới kết nối với khách hàng, đồng thời tạo hiệu ứng cộng hưởng thông qua các sự kiện phục vụ cư dân địa phương. Sự hỗ trợ của chính phủ và chính quyền địa phương như giảm tiền thuê mặt bằng, cho vay vốn khởi nghiệp, tư vấn giáo dục,… cũng trở thành nguồn trợ lực cho những nhà kinh doanh trẻ.
물론 주차 시설 등 부족한 인프라와 중도 이탈 등 해결이 필요한 과제도 적지 않다. 그러나 자신만의 길을 개척하고 싶어 하는 청년들의 유입은 지역 경제 활성화와 전통시장의 지속적 성장에 도움이 될 것이다. 청년 상인들의 혁신적 아이디어를 통해 젊어지고 있는 전통시장의 미래가 기대된다.
Tất nhiên, vẫn còn không ít vấn đề nan giải về thiếu hụt cơ sở hạ tầng như bãi đậu xe hay trả mặt bằng kinh doanh giữa chừng,… Tuy nhiên, sự tham gia vào thị trường của những thanh niên muốn tự khai phá con đường của riêng họ đang góp phần làm sôi động nền kinh tế khu vực, góp phần vào sự tăng triển liên tục của chợ truyền thống. Thông qua những ý tưởng đổi mới của các nhà kinh doanh trẻ, chúng ta hy vọng vào tương lai của chợ truyền thống đang chuyển mình ngày một tươi sáng trẻ trung hơn.
김재현(Kim Jae-hyun, 金宰鉉) 「한국일보」 기자
Kim Jae-hyunPhóng viên Nhật báo Hankook Ilbo
Dịch.Mai Kim Chi, Mai Xuân Huyên