한 나라의 문화적 특색을 결정짓는 요소는 여러 가지가 있다. 그 가운데 음식문화를 빼놓고 그 나라의 문화를 논하기 어렵다. 옛부터 먹고사는 것만큼 인류에게 중요한 과제는 없었다. 한 나라의 구성원이 다른 곳으로 이주하더라도 고유한 식문화는 놓치지 않고 대를 이어오는 것에서도 알 수 있다. 이러한 의미에서 한 나라 음식문화의 확산 정도는 그 나라 문화의 영향력을 살필 수 있는 중요한 척도라고 할 수 있다.
Khi nói về nét đặc sắc của nền văn hóa tại một quốc gia nhất định, chúng ta có thể đề cập đến nhiều yếu tố khác nhau nhưng chắc chắn không thể không kể đến văn hóa ẩm thực, một trong những yếu tố đầu tiên để bắt đầu tìm hiểu về nền văn hóa của chính quốc gia đó. Từ xưa tới nay, việc kiếm kế sinh nhai là một nhiệm vụ quan trọng nhất của nhân loại, và kể cả họ có di chuyển từ vùng này qua vùng khác, hay đất nước này qua đất nước khác thì những đặc trưng riêng biệt của văn hóa ẩm thực vẫn được giữ gìn, sau đó truyền lại cho các thế hệ sau. Như vậy, có thể nói mức độ lan tỏa của văn hóa ẩm thực từ một quốc gia có thể được xem là thước đo quan trọng, trong việc đánh giá sức ảnh hưởng của nền văn hóa tại một quốc gia nào đó.
주독일한국문화원장으로 부임한 직후 한국식당을 방문하고 신선한 충격을 받은 기억이 있다. 밖에서는 한국식당인지조차 알아보기 어려울 만큼 작고 소박한 곳이었다. 모든 테이블은 만석인 채 현지인들로 가득 차 있었다. 이러한 광경이 100여 개에 달하는 베를린의 한식당에서 일상적인 일이라니 더욱 놀라울 일이었다. 베를린에서 유학 시절을 보내던 15년 전만 하더라도 한식당이 열 손가락 이내였다. 그마저도 대부분 고객이 한인이었던걸 감안하면 상전벽해(桑田碧海)와도 같은 변화다.
Tôi nhớ rõ, ngay sau khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc (KCC) tại Đức, tôi đã đến ăn tại một nhà hàng Hàn Quốc và bị sốc vì khung cảnh lúc đó. Thật khó để nhận ra đó có phải là nhà hàng Hàn Quốc hay không, nếu chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài, vì trông nó khá nhỏ và có thiết kế đơn giản, nhưng phía trong lại chật kín người bản địa. Thậm chí, tôi còn ngạc nhiên hơn khi được biết, điều tương tự cũng xảy ra với khoảng 100 nhà hàng Hàn Quốc nằm tại thủ đô Berlin. Lúc tôi còn du học ở Đức vào 15 năm trước, số lượng các nhà hàng Hàn Quốc tại Berlin chỉ đếm trên đầu ngón tay, và phần lớn khách hàng đã là người Hàn Quốc, nên những thay đổi của hiện tại có thể nói là một cuộc bể dâu.
그렇다면, 어떻게 한식이 짧은 기간 내에 독일 사람들의 입맛을 사로잡을 수 있었을까? 그건 독일 내 한류의 성장 과정과 서로 떼어 설명할 수 없을 것이다. Vậy thì bằng cách nào mà các món ăn Hàn Quốc có thể chinh phục khẩu vị của những người bản địa khó tính, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn như vậy? Nguyên do chắc chắn không thể nào thoát khỏi quá trình tăng trưởng của làn sóng Hallyu tại Đức.
사실 독일에서 한류는 아시아권 등 한류 세가 강한 국가들에 비해 더디게 출발했다. 그 열기도 상대적으로 차분한 편에 속한다. 아무래도 독일이라는 나라가 빠르게 변한다거나, 쉽게 달아오르고 식는 특성을 갖지 않는 데에서 주된 원인을 찾을 수 있다. 다른 한편으로는 전통 미디어에서 뉴미디어로 영향력이 넘어가는 흐름과 연관 지어 설명할 수 있을 것이다.
Trên thực tế, làn sóng Hallyu tại Đức bắt đầu chậm hơn so với các quốc gia tích cực tiêu thụ những nội dung liên quan đến làn sóng Hallyu như châu Á, và nhiệt huyết cho Hallyu cũng trầm lắng hơn. Nguyên nhân chính có thể thấy ở việc Đức là một quốc gia không dễ dàng chấp nhận sự thay đổi nhanh chóng, hay theo phong trào, nên việc làn sóng Hallyu du nhập vào quốc gia này một cách nhanh chóng, có mối liên quan mật thiết đến xu hướng phát triển từ các phương tiện truyền thông truyền thống, chuyển hướng sang các phương tiện truyền thông mới.
많은 국가에서 한류는 1990년대 후반부터 2000년대 초반 사이 대장금, 겨울연가 등의 드라마가 선풍적인 인기를 끌면서 촉발됐다. 반면 독일에서 공중파 TV가 아시아권 드라마를 방영하는 일은 드물었다. 그러다 보니 한류 확산의 기반이 조금은 늦게 형성된 측면이 있다.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, làn sóng Hallyu đã bùng nổ từ nửa sau những năm 1990 đến nửa đầu những năm 2000, khi các bộ phim truyền hình như “Nàng Dae Jang-geum” và “Bản tình ca mùa Đông” tạo nên cơn sốt lớn khủng khiếp trên toàn cầu. Nhưng ngược lại, phát sóng các bộ phim truyền hình từ khu vực châu Á tại các đài truyền hình chính của Đức đã không phải là một việc phổ biến, và chính bởi vì lý do đó mà làn sóng Hallyu xuất hiện muộn hơn tại Đức.
그렇지만 최근에는 뉴미디어, 특히 인터넷 동영상 서비스(OTT) 플랫폼의 영향력이 커지면서 한국 드라마의 시청이 일상화된 시대로 변모했다. 이러한 환경변화는 현지인의 한국문화와 접촉 빈도를 높이면서, 드라마 속 한국문화 콘텐츠를 자연스럽게 실제 소비로 연결하는 단계로 이끌었다.
Tuy nhiên, khi sức ảnh hưởng của phương tiện truyền thông mới (new media), hay nền tảng OTT (over-the-top) ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, việc tiếp cận với phim truyền hình Hàn Quốc trở thành một điều dễ dàng trong cuộc sống thường nhật của nhiều người trên thế giới. Theo đó, những người bản địa tiếp xúc với văn hóa Hàn Quốc một cách tự nhiên, và điều này dẫn đến việc họ tiêu thụ những nội dung văn hóa Hàn Quốc xuất hiện trong phim truyền hình ngoài đời thực.
특히 K-음식은 건강식이자 다이어트식이라는 이미지가 올곧게 형성돼 지금의 한식붐으로 이어졌다. 최근에는 가정에서도 한식을 조리해 먹는 경향이 확산되고 있다. 이제는 동네 마트에서 다양한 한식 재료를 구매할 수 있을 만큼 한식은 독일의 주요 음식문화 중의 하나로 대우를 받으며 자리를 잡아가고 있다.
Đặc biệt, các món ăn Hàn Quốc đã trở nên nổi tiếng hơn rất nhiều, khi được biết đến là món ăn tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân, đồng thời việc nấu các món ăn Hàn Quốc ở nhà cũng trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ. Hiện tại, món ăn Hàn Quốc đang chiếm một phần không nhỏ trong văn hóa ẩm thực tại Đức, đến mức có thể dễ dàng tìm mua nguyên liệu nấu món ăn Hàn Quốc ở các siêu thị nhỏ trong làng.
이처럼 유례없는 한식 전성기를 지켜보고 있노라면, 자랑스럽고 뿌듯한 마음이 드는 게 우선이다. 다른 한편에서는 이러한 행복이 언제까지 지속될 수 있을지 우려가 이는 것도 사실이다. Tất nhiên tôi rất tự hào khi nhắc đến thời kỳ đỉnh cao của văn hóa ẩm thực Hàn Quốc trên toàn cầu, nhưng cũng có một nỗi lo lớn vì không biết xu hướng này được duy trì đến khi nào.
최근 한 언론 보도에 따르면, 한류 열풍을 타고 베를린에서만 100여 곳의 한식당이 성업 중이다. 그러나 그중 상당수는 중국, 베트남 등 비(非) 한국인이 운영하는 곳이다. 이들 식당에서는 한국식 간판을 달고 영업하지만, 낯선 향신료와 식재료로 만든 김치와 비빔밥이 제공되거나, 음식명도 틀리게 표기(예시 :‘김치만두’를 ‘만두김치’로 표기)된 사례를 흔히 찾아볼 수 있다고 한다.
Theo một tờ báo cho biết, khoảng 100 nhà hàng Hàn Quốc đang được điều hành tại thành phố Berlin bởi làn sóng Hallyu, nhưng đa số các nhà hàng lại có chủ người Trung Quốc hay Việt Nam. Mặc dù các nhà hàng này được gắn biển quảng cáo kiểu Hàn, nhưng lại chế biến món Kimchi hay Bibimbap (cơm trộn) bằng các gia vị hay nguyên liệu không quen thuộc, cũng có trường hợp ghi sai cái tên của các món ăn.
물론, 다른 나라의 사람들까지 한식당 경쟁에 뛰어든다는 것은 그만큼 한식의 인기가 높다는 것을 의미하지만, 다른 면에서는 어렵게 구축해 놓은 한식 명성이 한순간에 사라질 위험도 함께 커진다는 것을 뜻한다.
Dĩ nhiên, việc người nước ngoài tham gia vào cạnh tranh trong kinh doanh ẩm thực Hàn Quốc có thể minh chứng cho việc món ăn Hàn Quốc ngày càng dần được nhiều người quan tâm hơn, nhưng trong đó cũng có nguy cơ thương hiệu chính thống của món ăn Hàn Quốc sẽ biến mất trong giây lát.
따라서 그동안 재외 한국문화원의 활동이 우리 문화의 인지도를 높이고 새롭게 수요층을 넓히는 데 주력해 왔다면, 이제는 그간 일궈온 소중한 한류의 자산 가치를 지키고 보존하는 일에도 더욱 노력을 기울일 필요가 있다.
Chính vì thế, cho đến thời điểm hiện nay, nếu như các KCC tại nước ngoài đã tập trung vào việc nâng cao thương hiệu của văn hóa Hàn Quốc và nhu cầu tiêu thụ mới, từ bây giờ họ cần phải dồn sức trong việc bảo tồn và bảo vệ giá trị của những tài sản quý giá được tạo ra từ làn sóng Hallyu.
이러한 예로 지난해 10월, 수만 명의 인파가 몰린 ‘베를린 푸드위크’행사에서 우리의 핵심 홍보 열쇳말은 ‘한식 제대로 알리기’였다. 이 행사를 통해 수천 명의 방문객이 그간 ‘일본 스시’로 오인하던 ‘한국 김밥’의 진가를 인식하는 계기를 마련했다.
Cho ví dụ, tại sự kiện “Tuần lễ Ẩm thực Berlin” diễn ra vào tháng 10 năm ngoái, gian hàng giới thiệu về món ăn Hàn Quốc nhận được sự chú ý lớn nhất từ hàng chục nghìn khách tham quan. Thông qua sự kiện này, bên KCC tại Đức đã cố gắng để quảng bá các món ăn Hàn Quốc một cách đúng đắn và nhiều khách tham quan đến gian hàng lấy thông tin chính xác về Gimbap (cơm cuộn lá rong biển khô), vốn dĩ được hiểu nhầm thành món Sushi của Nhật Bản.
이처럼 현지인 일상에서 많은 사랑을 받고 있지만, 그것이 정작 한국문화의 한 부분임을 인지하지 못하는 사례는 적지 않을 것이다. 우리 문화원은 앞으로 진정한 한국문화의 가치 알리기에 더욱 힘쓸 계획이다.
Như những điều nêu trên, trong bối cảnh món ăn Hàn Quốc được nhiều ngươi bản địa Đức yêu thích, KCC tại Đức sẽ không ngừng nỗ lực để quảng bá rộng rãi các giá trị độc đáo của nền văn hóa Hàn Quốc chính trong thời gian tới.
문화원의 주력 자산인 다양한 공연, 전시, 강좌프로그램을 활용해 참가자들이 입체적이고 종합적으로 한국을 보고, 듣고, 체험하도록 하는 한편, 현지 미래세대가 한국문화를 이른 시기에 접하고 제대로 인식할 수 있도록 ‘문화원 초청 프로그램’도 확대해 나갈 예정이다.
Tận dụng tài sản chủ yếu của KCC như buổi biểu diễn, triển lãm cũng như chương trình giảng dạy, chúng tôi sẽ đưa người dân Đức có thể xem, nghe và trải nghiệm Hàn Quốc một cách sinh động và tổng hợp, song song với đó mở rộng quy mô các chương trình dành cho thế hệ tương lai để đưa họ tiếp xúc với văn hóa Hàn Quốc trong thời gian sớm nhất có thể.
특히 초청 프로그램은 참여자 만족도가 높아 어린 시절부터 한국의 긍정적인 이미지를 심어주는 데 효과적이라는 평가를 받고 있다. 우리 문화원은 매년 30∼40개의 초등학생 그룹을 문화원으로 초청해 한국의 전통과 현대문화를 종합적으로 소개해 왔다. 이러한 작은 실천을 통해 독일의 미래 한류를 기초부터 튼튼하게 키워나갈 수 있을 것이다.
Đặc biệt, chương trình này mời khoảng 30 – 40 nhóm học sinh tiểu học mỗi năm đến trụ sở của KCC tại Đức để giới thiệu văn hóa truyền thống và hiện tại của Hàn Quốc. Với mức hài lòng cao, chương trình này được đánh giá là có hiệu quả trong việc tạo hình ảnh tích cực đối với Hàn Quốc cho người Đức khi còn nhỏ. Tôi tin tưởng rằng phía Hàn Quốc có thể tăng cường nền tảng cho làn sóng Hallyu tại Đức trong thời gian tới bằng cách thúc đẩy những dự án lớn nhỏ.
독일 땅에 한국문화원이 개원한 지 올해로 30년을 맞는다. 그간 어려운 여건 속에서 헌신하신 많은 분의 노력 덕분에 오늘날 한국문화가 이처럼 꽃피우고 있음은 자명한 일이다. 이제 선배 세대가 일궈온 한류의 과실수가 오래도록 열매를 맺을 수 있도록 그 관리에 더욱 노력을 기울일 때다.
Năm nay là năm đánh dấu kỷ niệm 30 năm thành lập Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc ở đất nước Đức. Ngày nay, văn hóa Hàn Quốc “nở hoa” bởi những nỗ lực không ngừng và đóng góp của những người cống hiến thầm lặng trong hoàn cảnh khó khăn nhất. Chính vì vậy, đây chính là lúc chúng ta cần phải cố gắng để tiếp tục duy trì những thành tựu đáng nể mà các thế hệ trước gặt hái được từ trước đến nay.
양상근 – 주독일 한국문화원장
Giám đốc Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Đức