을지로(乙支路)는 서울 한가운데에 위치한 공업 지역이다. 제조업으로 오랫동안 호황을 누렸던 이곳에는 오래된 공장과 점포들이 옛 모습 그대로 남아 있다. 최근 몇 년 사이 젊은 문화예술인들이 둥지를 틀면서 과거와 현재가 공존하는 독특한 풍경을 보여 주며, 새로운 정체성을 찾아가고 있다.
Phố Euljiro là khu công nghiệp tọa lạc ngay giữa lòng Seoul. Nơi đây đã từng chứng kiếnthời hoàng kim của ngành công nghiệp sản xuất và đến nay vẫn giữ được những nét xưa với các công xưởng và cửa hàng lâu đời. Vài năm gần đây, các nghệ sĩ trẻ đã từ nơi đây mà dựng nên một cảnh quan độc đáo – nơi giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, không ngừng tìm kiếm bản sắc mới lạ.
강남(江南)이나 명동(明洞), 홍대(弘大) 입구처럼 사람들이 항상 복작거리는 번화가가 아닌데도, 몇 년 전부터 소셜네트워크서비스를 중심으로 인기를 끄는 지역이 있다. ‘#핫플레이스’라는 해시태그와 함께 빈번하게 언급되는 그곳은 바로 을지로다. 이곳은 인쇄소, 철공소 같은 소형 공장들과 타일, 조명 등 자재상들이 몰려 있는 도심 내 대표적인 공업 지역으로 ‘없는 게 없는’ 동네로 통한다. 하지만 골목 곳곳을 천천히 걷다 보면 예상외로 없는 게 많다는 걸 알게 된다. 서울 한가운데 자리 잡고 있으면서도 편의점 하나 마주치기 어렵고, 동네마다 흔하게 볼 수 있는 스타벅스나 맥도날드 매장도 큰길가나 지하철역 입구가 있는 데까지 나가지 않으면 찾을 수 없다.
Dù không phải là địa điểm sầm uất như Gangnam, Myeongdong hay ga tàu điện Hongdae Ipgu nhưng từ nhiều năm trước, có một địa điểm đã trở thành nơi thu hút sự quan tâm, tìm kiếm của công chúng trên các nền tảng mạng xã hội đi kèm với hashtag “#hotplace”. Euljiro là khu công nghiệp trong lòng thành phố, được biết đến như một nơi có tất cả mọi thứ. Đây cũng là nơi tập trung nhiều cửa hàng vật liệu xây dựng bán gạch men, đèn điện, cùng các công xưởng nhỏ như xưởng in hay xưởng đúc thép. Dù Euljiro nằm giữa lòng Seoul, nhưng khi dạo quanh nơi này, bạn sẽ bất ngờ vì thật khó để tìm thấy một cửa hàng tiện lợi. Cũng sẽ khó tìm thấy các cửa hàng vốn thường xuất hiện trong các khu dân cư như Starbucks hay Mc Donald nếu không đi theo hướng các con đường lớn hoặc khu có ga tàu điện ngầm.
번듯하고 말끔한 것 대신 이곳의 골목들을 채우고 있는 것은 바삐 움직이는 오토바이들과 용접 소리, 쇠를 갈아 내는 매캐한 냄새, 그리고 각자의 방식으로 오늘의 을지로를 만들어 온 사람들의 삶과 시간이다. 을지로에 켜켜이 쌓인 과거의 흔적들은 색다른 재미를 추구하거나 옛것에 이끌리는 젊은이들을 불러 모은다.
Euljiro không được bao bọc trong sự khang trang hào nhoáng, mà điều làm nên dáng dấp đặc trưng cho khu phố này đến ngày hôm nay chính là tiếng xe máy ngược xuôi, mùi sắt mài hăng ẩm và sự gắn bó từ lâu đời của những người dân nơi đây. Từng dấu vết nhuốm màu thời gian này đã thu hút các bạn trẻ say mê đồ cổ và những người tìm kiếm niềm vui, theo đuổi các giá trị độc đáo từ trong quá khứ.
제조업의 산실 – Cái nôi của ngành sản xuất chế tạo
을지로는 1914년 행정 구역이 개편되면서 ‘황금정(黃金町)’이라 불렸고, 고구려(BC 37년~668년) 시대의 명장인 을지문덕(乙支文德)의 이름을 따 1946년 현재의 지명으로 바뀌었다. 이곳이 제조업 중심지로 모습을 갖추기 시작한 시기는 20세기 초다. 방직, 식품, 인쇄업 등이 활성화되면서 일대가 근대 상공업 지역으로 발돋움했다.
Trong lần cải cách hành chính vào năm 1914, phố Euljiro được gọi là Hwanggeumjeong. Từ năm 1946 tên khu phố được đổi thành Euljiro theo tên một danh tướng thời Goguryeo (37 TCN – 668) – Eulji Mundeok (Ất Chi Văn Đức). Nơi đây bắt đầu có dáng dấp của một khu sản xuất trọng điểm kể từ đầu thế kỷ XX. Khi ngành dệt, thực phẩm, in ấn được chú trọng phát triển, nơi này đã trở thành khu công thương nghiệp cận đại.
한국전쟁(1950~1953) 이후에는 피난민들이 모여들면서 을지로와 그 아래 천변인 청계천(淸溪川)에 판자촌이 형성되었다. 각지에서 찾아든 사람들이 이곳에서 생계를 유지했다. 밤에는 허름한 거처에서 새우잠을 자고, 낮에는 노점과 좌판에서 되는 대로 물건을 팔았다. 주력 상품은 미군 부대에서 흘러나온 기계와 공구들이었다. 전쟁 이후 쓸모를 잃은 고철도 거래되었다. 상품을 판매하던 사람들이 점차 전문성을 갖추면서 기계와 공구를 수리하거나 직접 제작하는 일도 늘어났다.
Sau chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), những người tị nạn đã đến đây và dần làm hình thành khu ổ chuột ở Euljiro và bờ kênh Cheonggyecheon bên dưới. Dân tứ xứ đã đổ về kiếm sống ở nơi đây. Đêm đến, họ ngủ co ro trong những căn nhà tồi tàn. Ban ngày, họ buôn bán bất cứ thứ gì có thể ở những sạp hàng bên đường. Mặt hàng chủ yếu là máy móc hay vật dụng tuồn ra từ các đơn vị quân đội Hoa Kỳ. Sắt vụn phế liệu sau chiến tranh không còn sử dụng được nữa cũng trở thành một món hàng mua bán. Khi những người vốn làm nghề buôn bán dần trở nên chuyên nghiệp, họ tiến đến mở rộng việc thu gom, sửa chữa công cụ, máy móc hoặc trực tiếp chế tạo, sản xuất.
어느덧 을지로는 무엇이든 뚝딱 만들어 낼 수 있는 장인들이 모인 곳으로 인식되었다. 항간에는 “을지로와 청계천 한 바퀴만 돌면 탱크도 만들 수 있다.”는 우스갯소리까지 나돌게 되었다. 그만큼 이 지역의 제조업 기술이 뛰어나다는 뜻이다. 전기∙전자, 금속, 유리, 조명, 도기, 가구 등 제조 업체가 골목골목마다 둥지를 틀고 을지로를 더욱 활성화시켰다. 전성기였던 1970년대에는 손님들이 하도 밀려들어 상인들이 돈을 셀 시간도 없을 정도였다고 한다.
Tự lúc nào, phố Euljiro dần được xem là nơi tập trung của những thợ thủ công giỏi, nghệ nhân có thể làm ra bất cứ đồ vật gì trong chớp nhoáng. Người ta còn hay đùa rằng, chỉ cần rảo bước một vòng Cheonggyecheon và Euljiro, bạn có thể ráp được một chiếc xe tăng. Điều này đồng nghĩa với việc trình độ kỹ thuật chế tạo của khu vực này đã rất vượt trội. Nhiều ngõ ngách trong phố trở thành cái nôi của nhiều doanh nghiệp sản xuất điện – điện tử, kim loại, thuỷ tinh, đèn điện, gốm sứ và nội thất, phố Euljiro cũng từ đây mà được thúc đẩy phát triển hơn. Thập niên 70 là thời kỳ vàng son của khu phố, khách đông đến nỗi người ta bảo rằng các thương nhân không có thời gian để đếm tiền.
그러던 을지로가 내리막길을 걷는 시기가 왔다. 제조업을 필두로 한국 경제가 활황을 누리던 1980년대 후반, 이곳의 주력 산업인 전기∙전자가 도심 부적격 업종으로 지정되면서 상당수 업체가 다른 지역으로 이전해야 했다. 게다가 20세기 초부터 형성된 주거 환경과 시설들이 노후하면서 이 일대에 재개발 바람이 불었다. 그러나 복잡한 필지 정리 문제로 인해 재개발이 쉽사리 진행되지 못했고, 결국 지가(地價)만 높아진 채 밀레니엄을 맞이했다.
Một phố Euljiro đã từng như vậy rồi cũng đến thời xuống dốc. Vào cuối những năm 1980, trong khi chế tạo sản xuất được xem là ngành mũi nhọn trong nền kinh tế Hàn Quốc thì ngành vốn chủ lực như điện, điện tử bị xem là không phù hợp với trung tâm đô thị và buộc phải di dời sang khu vực khác. Hơn nữa, môi trường sống và cơ sở hạ tầng được xây dựng từ đầu thế kỷ XX dần xuống cấp, đặt ra yêu cầu phải tái phát triển. Tuy đã có làn sóng cải tạo khu vực này, nhưng do sự phức tạp trong vấn đề tái cơ cấu mặt bằng mà việc cải tạo không thể thực hiện dễ dàng. Cuối cùng, khu phố bước sang thiên niên kỷ mới với tình trạng giá nhà đất tăng vọt.
옛것에 대한 존중 – Tôn trọng những giá trị xưa
을지로는 산업뿐 아니라 예술 분야에서도 효용성이 높은 지역이었다. 청년 예술가들은 미술∙영화∙연극 등의 작업에 필요한 재료들을 이곳에서 손쉽게 구할 수 있었고, 없으면 기술자들에게 의뢰해 제작할 수도 있었다. 을지로의 장인들은 청년 예술가들이 요청한 것들을 만들어 주며 그들과 대화를 나눴고, 때로는 기술적인 조언과 자문을 통해 문화예술 프로젝트의 일원이 되기도 했다. 이들이 을지로를 자주 찾는 데에는 지리적인 이점도 한몫했다. 을지로에는 지하철 2, 3, 5호선이 지나가기 때문에 접근성이 매우 뛰어나다.
Phố Euljiro là khu vực có tính hữu dụng cao không chỉ đối với ngành công nghiệp mà còn ở lĩnh vực nghệ thuật. Các nghệ sĩ trẻ có thể đến đây để tìm kiếm những vật liệu cần thiết cho công việc của họ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như mỹ thuật, điện ảnh và kịch. Nếu không có sẵn, họ có thể nhờ các người thợ sản xuất mới các vật liệu đang cần. Những người thợ vừa làm theo đơn yêu cầu vừa trò chuyện cùng các nghệ sĩ trẻ, và đôi khi người thợ thủ công lại trở thành một thành viên trong dự án văn hoá nghệ thuật từ những lời góp ý và tư vấn mang tính kỹ thuật của mình. Việc thuận lợi di chuyển cũng giúp cho mọi người thường lui tới khu phố Euljiro. Khu phố này có các tuyến ga tàu điện ngầm số 2, 3, 5 đi qua nên rất dễ dàng tiếp cận.
쇠락해 가는 을지로의 가치를 일깨우며 이곳에 변화의 바람을 일으킨 주인공은 이들청년들이다. 2010년대 중반부터 젊은 문화예술인들이 작업실이나 전시 및 공연 공간을 얻기 위해 을지로를 눈여겨보기 시작했다. 다른 지역에 비해 저렴한 임대료가 을지로를 선택하게 한 매력적인 요인이었다. 그러나 그보다 더 큰 이유는 특유의 물리적 환경에 있다. 을지로는 땀 냄새 나는 노동의 현장에서 느껴지는 생동감과 세월의 더께가 앉은 건물들, 그리고 미로처럼 얽혀 있는 골목들이 어우러져 묘한 감흥을 불러일으켰다.
Những người trẻ chính là nhân tố quan trọng đánh thức các giá trị dần mai một và khơi dậy sự thay đổi nơi khu phố Euljiro. Từ giữa thập niên 2010, những người làm nghệ thuật trẻ tuổi đã để mắt tới phố Euljiro nhằm tìm kiếm không gian làm việc hoặc triển lãm và trình diễn. Giá thuê rẻ so với những khu khác là một yếu tố hấp dẫn khiến mọi người lựa chọn khu phố này. Nhưng lý do quan trọng hơn cả là môi trường thực tế đặc thù của khu phố. Euljiro đã khơi dậy nguồn cảm hứng tuyệt diệu bằng sự pha trộn hài hòa giữa nhựa sống phả ra từ nơi làm việc toả mùi mồ hôi, các tòa nhà thấm đượm dấu vết thời gian và các lối nhỏ đan xen chằng chịt như ma trận.
을지로에 마련된 젊은 문화예술인들의 공간에는 한 가지 공통점이 있다. 이들은 이 지역의 전반적인 분위기와 이질감이 생기지 않도록 공간을 조성했다. 임대한 작업실이나 전시장을 목적에 맞게 완전히 레노베이션하는 대신 대부분 기존 인테리어를 그대로 활용했다. 수십 년 전에 유행했던 벽돌 장식이나 오래된 가구를 함부로 부수지 않았다. 이전 점포나 공장의 간판을 바꾸지 않고 그대로 사용하는 경우도 많다. 그 자체로 을지로의 역사가 된 것들을 존중하며 보존했던 것이다. 이들이 새롭게 조성한 공간들은 기존 을지로의 모습에 자연스럽게 스며들었다.
Không gian mà những nghệ sĩ trẻ gầy dựng tại Euljiro có một điểm chung. Họ đã tạo nên không gian mới nhưng lại dung hòa được với không khí chung vốn có nơi đây của Euljiro. Họ đã tận dụng các nội thất có sẵn thay vì phải cải tạo toàn bộ cho phù hợp với nhu cầu làm việc hay triển lãm. Họ không tùy tiện phá bỏ tường gạch hay các món nội thất lâu đời đã từng thịnh hành cách đây vài chục năm. Có nhiều nơi đã không thay mới mà sử dụng bảng hiệu cửa hàng hay công xưởng có sẵn trước đây. Họ đã trân quý và giữ gìn những thứ thuộc về lịch sử ở Euljiro như thế. Những không gian mới mà họ tạo dựng lại hài hoà tự nhiên với diện mạo vốn có của Euljiro.
힙지로의 탄생 – “Hipjiro” ra đời
을지로에 정착한 문화예술인들은 딱히 돈이 되지 않는 전시나 공연일지라도 새로움을 보여 줄 수 있다면 과감하게 시도했다. 을지로가 지니고 있는 지리적, 건축적 특징을 작품에 녹여 내는 실험도 꾸준히 이루어졌다. 을지로에서 볼 수 있는 전시나 공연을 ‘장소 특정적 콘텐츠’라 말하는 것은 이런 연유에서 비롯된다.
Chỉ cần có thể cho công chúng thấy được những điều mới mẻ thì các nghệ sĩ gắn bó với khu phố Euljiro sẵn sàng thử sức dù các buổi triển lãm không giúp họ kiếm được tiền. Thêm vào đó, họ liên tục lồng ghép các đặc trưng về địa lý, kiến trúc của Euljiro vào trong các tác phẩm như một thử nghiệm mới. Đây cũng là nguyên do khiến người ra hay gọi các buổi triển lãm hay trình diễn ở Euljiro là “nội dung đặc thù của địa điểm”.
이들의 문화예술 활동은 을지로의 음식 문화에도 점차 스며들기 시작했다. 문화예술 공간들 근처에는 차와 술을 마시며 대화를 나눌 수 있는 가게들이 하나둘 들어섰다. 이 가게들도 대부분 기존 업소의 흔적을 지우지 않았다. 음식점 이름을 내걸지 않는 경우도 부지기수다. 어느새 이곳들은 복합 문화 공간이 되었다. 레스토랑, 카페, 펍 등과 작업실, 갤러리, 공연장 등이 명확하게 구분되지 않고 경계가 허물어졌다. 레스토랑에서 미술 작품 전시를 하거나 카페가 일일 공연장이 되는 식이다. 맛있는 칵테일을 마실 수 있는 바에서 멋진 수공예품을 만나는 것 역시 을지로에서는 얼마든지 가능하다. 각각의 목적과 쓰임이 분명하던 서울에서 모든 것이 한데 어우러진 을지로는 입소문이 나면서 자연스럽게 핫플레이스가 되었다. 이른바 ‘힙지로(을지로에 영어 단어 hip을 합쳐 만든 신조어)’가 탄생한 것이다.
Các hoạt động văn hóa nghệ thuật của họ cũng từng bước lan rộng vào văn hóa ẩm thực của Euljiro. Khu vực nằm gần không gian văn hóa nghệ thuật dần xuất hiện các cửa hàng mà khách có thể vừa uống trà vừa hàn huyên. Các cửa hàng này gần như không xóa đi vết tích của địa điểm cũ, nhiều trường hợp còn giữ nguyên tên cửa hàng ngày xưa hay rất nhiều trường hợp nhà hàng không treo bảng tên, và những nơi này dần dà trở thành không gian văn hóa tổng hợp. Ranh giới phân chia giữa cửa hàng, cà phê, pub và phòng làm việc, phòng trưng bày, nơi biểu diễn không rõ ràng. Có khi người ta tổ chức triển lãm ở nhà hàng, hay quán cà phê có khi trở thành nơi biểu diễn nghệ thuật. Bất cứ lúc nào tại Euljiro ta cũng đều có thể vừa nhâm nhi ly cocktail thơm mát, vừa thưởng thức tác phẩm nghệ thuật. Phố Euljiro trở thành một địa điểm gây sốt bởi người ta truyền tai nhau rằng đây là nơi tập hợp và dung hòa mọi thứ ở Seoul – nơi mà mọi thứ đều có mục đích và chức năng rõ ràng. Từ mới “Hipjiro” cũng từ đây ra đời, kết hợp giữa từ tiếng Anh “hip” và “Euljiro”.
을지로는 이제 오랜 시간 축적해 온 노동의 이미지에서 벗어나 기술과 예술, 낡은 것과 새것이 조화롭게 공존하는 방향으로 정체성을 만들어 가고 있다. 미로 같은 골목길에서 숨은그림찾기를 하듯 재미있는 공간을 찾아내는 것은 을지로만이 선사하는 독특한 묘미이다.
Phố Euljiro đã cởi bỏ hình ảnh một khu phố lao động vốn in dấu suốt một thời gian dài, và dần tạo nên bản sắc theo hướng trở thành nơi giao thoa hài hòa giữa cũ và mới, giữa kỹ thuật và nghệ thuật. Như tìm thấy một bức tranh ẩn sâu trong mê cung chằng chịt hẻm hóc, việc phát hiện ra được một không gian thú vị còn là sự hấp dẫn độc đáo mà chỉ Euljiro mới có thể mang lại.
김미경(Kim Mi-kyoung, 金美京) 사회학 연구자
Kim Mi-kyoung Nhà nghiên cứu xã hội học
Phạm Công Bảo Duy Dịch