‘한국의 장 담그기 문화’ 23번째 인류무형유산 됐다 – Văn hóa làm tương truyền thống Hàn Quốc được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

0
161
▲ 유네스코 무형유산 보호협약 정부위원회가 3일(현지 시간) 파라과이 아순시온에서 열린 제19차 회의에서 '한국의 장 담그기 문화'를 유네스코 인류무형 유산 대표 목록에 등재하기로 최종 결정했다. Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã quyết định công nhận văn hóa làm các loại tương (Jang) truyền thống Hàn Quốc là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại trong kỳ họp thứ 19 được tổ chức ở thủ đô Asuncion vào ngày 3/12 (giờ Paraguay). (Ảnh: Tài khoản flickr chính thức của UNESCO - 유네스코 공식 플리커)
▲ 유네스코 무형유산 보호협약 정부위원회가 3일(현지 시간) 파라과이 아순시온에서 열린 제19차 회의에서 ‘한국의 장 담그기 문화’를 유네스코 인류무형 유산 대표 목록에 등재하기로 최종 결정했다. Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã quyết định công nhận văn hóa làm các loại tương (Jang) truyền thống Hàn Quốc là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại trong kỳ họp thứ 19 được tổ chức ở thủ đô Asuncion vào ngày 3/12 (giờ Paraguay). (Ảnh: Tài khoản flickr chính thức của UNESCO – 유네스코 공식 플리커)

콩을 발효해 된장과 간장을 만들어 먹는 한국의 ‘한국의 장 담그기 문화’가 유네스코 인류무형문화유산으로 등재됐다. ‘Văn hóa làm các loại tương truyền thống của Hàn Quốc bao gồm Doenjang (tương đậu nành), Gochujang (tương ớt), Ganjang (nước tương) được làm từ đậu nành lên men đã được đăng ký là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận.

Bài viết liên quan  [Đọc - Dịch] 여름철 즐겁고 안전한 물놀이 건강법 Cách chơi trò chơi dưới nước vui vẻ và an toàn vào mùa hè

유네스코 무형유산 보호협약 정부위원회(위원회)가 3일 (현지 시간) 파라과이 아순시온에서 개최된 제19차 위원회 회의에서 ‘한국의 장 담그기 문화’를 인류무형문화유산 대표 목록에 올리기로 최종 결정했다.

Vào ngày 3/12 (giờ Paraguay) vừa qua, tại kỳ họp thứ 19 do Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức ở thủ đô Asuncion, văn hóa làm các loại tương (Jang) truyền thống Hàn Quốc được ghi tên vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

한국의 전통 음식 문화로는 ‘김장문화’에 이어 두 번째 등재다. ‘한국의 장 담그기 문화’의 오랜 전통과 독창적인 기술, 장을 만드는 과정에서 형성된 가족과 공동체 정신의 전승 등을 높게 평가한 것으로 풀이된다.

Đây là lần thứ hai một văn hóa ẩm thực truyền thống của nước này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại sau Kimjang (văn hóa làm và chia sẻ Kimchi).

Bài viết liên quan  "몸에 좋은 김치, 이렇게 만드는구나"···프랑스 기자의 김장 체험기 - Một ngày học muối Kimchi của chàng phóng viên người Pháp

Kết quả như vậy phản ánh sự công nhận cao của UNESCO đối với truyền thống lâu đời và kỹ năng làm các loại tương, cũng như tinh thần gia đình và cộng đồng được hình thành trong quá trình làm các loại tương.

▲ 전라북도 익산시의 장독대 모습. Các loại tương truyền thống Hàn Quốc như Doenjang (tương đậu nành), Gochujang (tương ớt) và Ganjang (nước tương) thường được lên men và bảo quản trong những cái lu to. (Ảnh: Korea.net - 코리아넷 DB)
▲ 전라북도 익산시의 장독대 모습. Các loại tương truyền thống Hàn Quốc như Doenjang (tương đậu nành), Gochujang (tương ớt) và Ganjang (nước tương) thường được lên men và bảo quản trong những cái lu to. (Ảnh: Korea.net – 코리아넷 DB)

‘한국의 장 담그기 문화’는 한국 음식의 기본양념인 ‘장’을 만들고 관리하며 이용하는 데 필요한 지식과 신념, 기술을 포괄한다. Văn hóa làm các loại tương truyền thống Hàn Quốc được UNESCO công nhận sẽ bao gồm kiến thức, niềm tin, kỹ năng cần thiết để làm và quản lý chúng.

위원회 산하 평가기구는 앞서 지난달 5일 ‘한국의 장 담그기 문화’를 심사해 ‘등재 권고’ 판정을 내린 바 있다. 이번 유네스코 등재를 계기로 생활 속 관습으로 자리 잡은 무형유산의 사회적, 문화적 가치를 다시 한번 조명하게 됐다. 이로써 한국은 ‘종묘 제례악’ 과 ‘판소리’를 포함해 총 23건의 유네스코 인류무형유산을 보유하게 됐다.

Trước đó vào ngày 5/11 năm nay, cơ quan đánh giá của ủy ban đã đề xuất ghi danh văn hóa làm các loại tương truyền thống Hàn Quốc vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Theo đó, Hàn Quốc trở thành nước có 23 Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại bao gồm Jongmyo Jeryeak (nhạc tế lễ sử dụng trong nghi lễ thờ cúng tổ tiên hoàng gia tại đền thờ Tông Miếu) và Pansori (vở kịch kể chuyện truyền thống).

국가유산청은 “한국 전통음식을 향한 국민의 사랑과 관심을 더해 ‘한국의 장 담그기 문화’가 전 세계가 인정하고 널리 향유할 수 있는 무형유산으로 계승, 발전될 수 있도록 최선을 다하겠다”고 밝혔다.

Cục Di sản Quốc gia Hàn Quốc (KHS) cho biết: “Bằng cách thu hút tình yêu và sự quan tâm của mọi người đối với ẩm thực truyền thống Hàn Quốc, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để đảm bảo rằng văn hóa làm các loại tương truyền thống Hàn Quốc sẽ phát triển thành Di sản văn hóa phi vật thể được công nhận và yêu thích rộng rãi trên toàn thế giới”.

테레시아 마가렛 기자 margareth@korea.kr
Bài viết từ Margareth Theresia, margareth@korea.kr

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here