한국 인디 음악은 홍대 지역의 라이브 클럽들을 빼놓고 얘기할 수 없다. 1990년대 초반 홍대 앞에 하나둘 생겨난 라이브 클럽들은 새로운 형태의 음악을 선보이는 한편 인디 밴드의 등용문 역할을 했다. 또한 동시대 음악인들이 교류하는 장을 마련하며 국내 음악 신을 풍성하게 만들어 왔다.
Khi nói về dòng nhạc indie (dòng nhạc được sản xuất độc lập và không có sự can thiệp của các hãng đĩa thương mại – chú thích của người dịch) Hàn Quốc, không thể không nhắc đến các câu lạc bộ nhạc sống ở khu vực Hongdae. Những câu lạc bộ nhạc sống lần lượt xuất hiện ở trước Hongdae từ đầu thập niên 1990 đã không chỉ trình làng một phong cách âm nhạc mới mẻ mà còn trở thành bệ phóng cho các ban nhạc indie. Đồng thời, chúng cũng tạo nên sân chơi giao lưu cho giới nghệ sĩ cùng thời, góp phần làm phong phú thêm bức tranh âm nhạc Hàn Quốc.
“그 더운 여름날에 나완 다른 세상이 그곳에 있었지 / 뜨거운 햇살 어지러운 길바닥 아래 물을 뿌려대는 아이들” “Trong ngày hè oi ả ấy, tôi như lạc vào một thế giới khác. Bọn trẻ té nước dưới lòng đường xiên vẹo bởi nắng nóng như thiêu đốt.”
남성 듀오 위퍼(Weeper)의 노래 < 그 더운 여름날에 1996 >은 이런 가사로 시작한다. 이 곡은 위퍼가 2001년 발매한 앨범 < 상실의 시대 >에 실려 있다. 노래의 배경은 이렇다. 1996년, 본격적인 여름이 오기 전인 5월 25일. 위퍼의 리더 이지형(E Z Hyoung, 李知衡)이 ‘나완 다른 세상’이라 묘사한 곳은 홍대 앞 주차장 거리였다. 더 정확히는 그곳에 설치된 무대였다. 무대는 가죽 옷을 입고 체인을 걸치고 머리를 바짝 세운 ‘무뢰한’들이 점령하고 있었다. 그들은 누군가에게는 소음처럼 들렸을 수도 있는 날것의 소리를 ‘작렬’시켰다. 사람들은 그 음악을 펑크라 불렀고, 그날 행사에는 ‘스트리트 펑크쇼’란 이름이 붙어 있었다.
Đây là lời mở đầu ca khúc “Một ngày hè oi ả năm 1996” (On That Hot Summer Day) của bộ đôi nhạc rock nam Weeper. Bài hát này nằm trong album Thời đại mất mát (The Lost Age) của Weeper, phát hành năm 2001. Bối cảnh bài hát là ngày 25 tháng 5 năm 1996, trước khi mùa hè thực sự đến. Nơi mà trưởng nhóm Weeper E Z Hyoung mô tả là “một thế giới hoàn toàn khác với thế giới của tôi” chính là bãi đỗ xe phía trước Hongdae (cách gọi tắt của Hongik Daehakgyo, nghĩa là Đại học Hongik – chú thích của người dịch). Chính xác hơn thì có một sân khấu được dựng lên ở đó. Sân khấu bị chiếm dụng bởi những “kẻ vô lại” mặc đồ da, đeo dây chuyền và để tóc dựng đứng. Họ đã làm “bùng cháy” một loại âm nhạc thô mà đối với vài người nghe giống như tiếng ồn. Mọi người gọi loại nhạc đó là nhạc punk, và sự kiện ngày hôm đó có tên là “Street Punk Show”.
그때까지만 해도 펑크는 한국에 없던 음악이었다. 1970년대 후반 전 세계를 떠들썩하게 했던 섹스 피스톨스(Sex Pistols)나 더 클래시(The Clash)의 이름은 한국에선 무명이나 다름없었다. < 스트리트 펑크쇼 >는 그 무명의 음악이 홍대 앞 언더그라운드에서 자생하고 있다는 걸 알려준 이벤트였다. 지하에서 자신들만의 세계를 구축하고 있던 청년들은 땅 위로 올라와 불특정 일반 대중들을 깜짝 놀라게 했다. 관객 중 한 명이었던 이지형도 그날의 경험을 < 그 더운 여름날에 1996 >이란 노래로 만들었다. 의미 있는 파도를 만들어 낸 이날의 행사를 기점으로 1996년은 한국 인디의 원년이라 불리기 시작했다. 역사적인 순간이었다.
Cho đến thời điểm đó, nhạc punk vẫn còn là một thể loại âm nhạc khá xa lạ ở Hàn Quốc. Những ban nhạc punk nổi tiếng đã làm mưa làm gió trên toàn cầu vào cuối những năm 1970 như Sex Pistols hay The Clash hầu như không được biết đến ở Hàn Quốc. Sự kiện Street Punk Show cho thấy thể loại âm nhạc xa lạ đó đang dần bén rễ trong trong dòng nhạc underground ở trước Hongdae. Những người trẻ tuổi, những người đã tạo ra một thế giới riêng khép kín của mình, giờ đây bước ra ánh sáng và làm ngạc nhiên một bộ phận công chúng. E Z Hyong, một trong những khán giả của buổi biểu diễn, đã sáng tác ca khúc “Một ngày hè oi ả năm 1996” để ghi lại những kỷ niệm đáng nhớ hôm đó. Nhờ có sự kiện tạo nên làn sóng đầy ý nghĩa này, năm 1996 bắt đầu được xem là năm khai sinh dòng nhạc indie Hàn Quốc. Đó là một khoảnh khắc lịch sử.
라이브 클럽의 시대 – Kỷ nguyên của các câu lạc bộ nhạc sống
< 스트리트 펑크쇼 >에서 사람들에게 충격을 안긴 청년들은 당시 드럭(Drug)이라는 라이브 클럽에서 활동하고 있었다. 이곳은 1994년 7월 문을 열었다. 처음엔 그저 술을 마시며 음악을 듣는 흔한 공간이었다. 그러나 이듬해, 스스로 생을 마감한 너바나(Nirvana)의 커트 코베인(Kurt Cobain) 1주기 추모 공연을 열면서부터 공간의 성격이 바뀌었다. 드럭에서는 주기적으로 공연이 열렸다. 공연을 보러 왔던 이들이 몇 달 뒤 무대에 서기도 했다. 5인조 펑크록 밴드 크라잉넛(Crying Nut)의 시작도 그랬다.
Những thanh niên từng gây sốc cho khán giả tại Street Punk Show đều tham gia biểu diễn tại câu lạc bộ nhạc sống có tên Drug. Nơi này được mở cửa vào tháng 7 năm 1994. Ban đầu, đây chỉ là một không gian đơn thuần để mọi người cùng nhau uống rượu và nghe nhạc. Tuy nhiên, một năm sau đó, tính chất nơi này đã thay đổi sau khi câu lạc bộ tổ chức một đêm nhạc tưởng niệm Kurt Cobain, thành viên của ban nhạc Nirvana, người đã tự tử một năm trước đó. Từ đó, Drug trở thành địa điểm tổ chức các buổi biểu diễn thường xuyên. Nhiều người đến xem biểu diễn đã trở thành nghệ sĩ trình diễn trên sân khấu chỉ vài tháng sau đó. Ban nhạc punk rock Crying Nut gồm năm thành viên cũng bắt đầu từ đây.
홍대 앞에는 라이브 클럽들이 속속 생겨났다. 롤링스톤즈[(현 롤링홀(Rolling Hall)], 마스터플랜, 블루데빌(Blue Devil), 스팽글(Spangle), 재머스(Jammers), 클럽 빵(BBang), 프리버드(Freebird) 등 라이브 클럽들이 홍대 앞을 중심으로 신촌을 거쳐 이화여대 후문까지 넓게 자리 잡았다. 1990년대 중후반 국내 인디의 시작은 곧 라이브 클럽의 시작이기도 했다.
Các câu lạc bộ nhạc sống liên tục xuất hiện trước Hongdae. Những cái tên như Rolling Stones (nay là Rolling Hall), Master Plan, Blue Devil, Spangle, Jammers, Club BBang, Freebird,… tập trung phía trước Hongdae, trải dài đến Shinchon và cả khu vực cổng sau Đại học Nữ Ewha. Sự khởi đầu của dòng nhạc indie Hàn Quốc trong giai đoạn giữa và cuối thập niên 1990 cũng chính là khởi điểm của các câu lạc bộ nhạc sống.
당시 라이브 클럽들과 인디 신은 언론의 많은 주목을 받았다. 미디어는 언니네 이발관(Sister’s Barbershop), 허벅지밴드(Herbuxy Band), 황신혜밴드(Hwang Shin Hye Band) 같은 인디 밴드들의 특이한 이름에 먼저 흥미를 보였고, 펑크를 전면에 내세운 새로운 현상에도 관심을 가졌다. 한편 이 시기에 모던 록이라는 장르도 이식됐다. 기존과는 다른 음악을 즐기고 다른 정서를 지닌 새로운 세대가 등장한 것이다. 이들은 한국 인디 1세대가 됐다.
Đương thời, các câu lạc bộ nhạc sống và sân khấu nhạc indie nhận được sự quan tâm rất lớn từ truyền thông. Giới truyền thông cảm thấy thích thú trước hết với những cái tên độc lạ của các ban nhạc indie như Sister’s Barbershop, Herbuxy Band hay Hwang Shin Hye Band, sau đó dần quan tâm đến hiện tượng mới mẻ đã đưa nhạc punk lên hàng đầu. Mặt khác, vào thời kỳ này, thể loại nhạc rock hiện đại cũng được du nhập vào. Một thế hệ mới đã xuất hiện, thích thể loại nhạc và có những cảm xúc khác biệt so với trước đây. Họ trở thành thế hệ đầu tiên của dòng nhạc indie Hàn Quốc.
홍대 앞 라이브 클럽들은 펑크, 모던 록, 힙합 등 각각의 색깔이 있었다. 전자음악에 특화된 곳도 있었다. 라이브 클럽에는 하우스 밴드처럼 해당 클럽 무대에 주로 서는 밴드들이 존재했다. 크라잉넛과 노브레인(No Brain), 위퍼 등이 드럭의 스타였다면 언니네 이발관과 마이 앤트 메리(My Aunt Mary)는 주로 스팽글 무대에 올랐다. 클럽은 자신의 소속 밴드들과 컴필레이션 음반을 제작하기도 했다. 드럭은 < Our Nation >(1996)이란 이름의 스플릿 앨범을 시리즈로 만들었고, 재머스는 < 록 닭의 울음소리 >(1997), 롤링 스톤즈는 < The Restoration >(1998)을 발표했다. 명백히 1990년대 인디 신은 클럽의 시대였다.
Mỗi câu lạc bộ nhạc sống ở trước Hongdae mang màu sắc riêng, bao gồm punk, rock hiện đại, hip-hop,… Ngoài ra, còn có nơi chuyên về nhạc điện tử. Trong số đó, có những ban nhạc biểu diễn độc quyền cho một câu lạc bộ, giống như “ban nhạc chuyên một tụ điểm” (house band). Trong khi Crying Nut, No Brain và Weeper là những ngôi sao của câu lạc bộ Drug thì Sister’s Barber Shop và My Aunt Mary chủ yếu biểu diễn tại Spangle. Các câu lạc bộ còn phát hành những album tổng hợp (compilation album) với những ban nhạc của riêng mình. Drug đã cho ra mắt một loạt album hợp tác giữa các nghệ sĩ (split album) có tựa đề Our Nation (1996), Jammers phát hành Rock-a-doodle-doo: Rock Live Club Band Collection (1997), còn Rolling Stones phát hành The Restoration (1998). Bối cảnh dòng nhạc indie những năm 1990 rõ ràng là kỷ nguyên của các câu lạc bộ.
스타들의 등용문 – Bệ phóng của các ngôi sao
2000년대는 레이블의 시대가 됐다. 컴필레이션 앨범의 제작 주체가 라이브 클럽이 아닌 레이블로 바뀐 것은 상징적이다. 라이브 클럽에서 하우스 밴드처럼 활동했던 밴드들은 이제 자신들을 체계적으로 관리해 줄 소속사가 필요해졌다. 이는 인디 신이 좀 더 체계적인 구조로 바뀌어가고 있다는 신호였다. 이에 따라 레이블 역할까지 소화하는 클럽들이 생겨났다. 경영상의 어려움도 불거졌다. 이 과정에서 사라지는 클럽과 새롭게 문을 여는 클럽이 생겨났다.
Những năm 2000 đánh dấu sự lên ngôi của các công ty thu âm. Dấu hiệu rõ ràng cho sự thay đổi này chính là việc các album tổng hợp không còn được sản xuất bởi câu lạc bộ nhạc sống mà bởi công ty thu âm. Các ban nhạc từng hoạt động như “ban nhạc chuyên một tụ điểm” trong các câu lạc bộ nhạc sống giờ đây cần đến những công ty quản lý chuyên nghiệp. Điều này báo hiệu rằng dòng nhạc indie đang chuyển sang một cấu trúc có hệ thống hơn. Thậm chí, một số câu lạc bộ còn đảm nhận thêm vai trò của một công ty thu âm. Khó khăn trong kinh doanh dần xuất hiện. Trong tiến trình này, nhiều câu lạc bộ đã phải đóng cửa, song song đó là sự xuất hiện của những câu lạc bộ mới.
앞에서 언급한 1990년대의 클럽들 가운데 꾸준히 명맥을 잇고 있는 건 롤링홀과 클럽 빵 정도다. 빈자리는 스트레인지 프룻(Strange Fruit), 언플러그드, FF, 제비다방(Jebi Dabang) 같은 새로운 곳들이 대체했다. 신생 공간들이 과거의 라이브 클럽과 온전히 같다고는 말할 수 없지만, 이 역시 시간의 흐름에 따른 자연스런 변화다.
Trong số các câu lạc bộ thời thập niên 1990 được nhắc đến ở trên, chỉ có Rolling Hall và Club BBang vẫn duy trì hoạt động đến tận bây giờ. Các chỗ trống đã được thay thế bởi những cái tên mới như Strange Fruit, Unplugged, FF, Jebi Dabang,… Tuy không thể nói rằng những không gian mới này hoàn toàn giống với các câu lạc bộ nhạc sống ngày xưa, nhưng đây là sự thay đổi tự nhiên theo dòng chảy thời gian.
이런 과정 속에서도 라이브 클럽이 해 온 등용문 역할은 지금까지도 지속되고 있다. 각 클럽은 여전히 고유한 색깔을 가지고 자신들의 공간과 어울리는 아티스트를 무대에 세운다. 얼마 전 클럽 빵에서는 슈게이징 밴드 잠(Zzzaam)이 오랜 공백 끝에 재결성 공연을 가졌다. 재결성 공연 장소로 클럽 빵을 택한 건 이들의 시작에 빵이 있었기 때문이다. 1인 인디 밴드 십센치(10CM)가 스타가 되기 전, 자주 섰던 무대도 빵이었다.
Bất chấp nhiều đổi thay, vai trò của các câu lạc bộ nhạc sống như một cửa ngõ dẫn đến thành công vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Mỗi câu lạc bộ vẫn giữ bản sắc độc đáo riêng và giới thiệu các nghệ sĩ phù hợp lên sân khấu của câu lạc bộ. Cách đây không lâu, ban nhạc shoegazing Zzzaam đã tổ chức buổi biểu diễn tái hợp tại Club BBang sau một thời gian dài vắng bóng. Sở dĩ họ chọn Club BBang làm địa điểm biểu diễn tái hợp là vì Club BBang chính là nơi họ bắt đầu. Trước khi trở thành ngôi sao, ban nhạc indie một thành viên 10CM cũng thường xuyên biểu diễn tại Club BBang.
그런가 하면 스트레인지 프룻은 홍대 앞에서도 개성이 강한 음악인들이 선호하는 공연장이고, FF에선 여전히 뜨거운 록의 에너지를 경험할 수 있다. 이제는 몇 만 관객 앞에서 공연하는 잔나비(Jannabi)가 몇십 명의 관객을 앞에 두고 FF에서 공연하던 시절이 있었다.
Trong khi đó, Strange Fruit là địa điểm biểu diễn được các nghệ sĩ có cá tính mạnh ở Hongdae ưa thích, còn FF tiếp tục mang đến nguồn năng lượng mạnh mẽ của nhạc rock. Ban nhạc nổi tiếng Jannabi cũng từng có những buổi biểu diễn tại FF trước khi trở thành những ngôi sao với hàng vạn khán giả.
전 세계 음악인들의 교류 – Giao lưu với nghệ sĩ thế giới
현재 남아 있는 라이브 클럽들이 연합해 ‘라이브 클럽데이’를 부활시킨 건 필요에 의한 일이었다. 2004년 시작한 ‘사운드데이’를 전신으로 하는 이 행사는 2011년 폐지됐다가 2015년 부활했다. 당시 클럽들이 어려워지면서 이 상황을 함께 헤쳐보자는 취지가 있었다. 그렇게 다시 시작된 이 음악 축제는 라이브 문화를 이끌고 분위기를 조성했다. 초기의 어려움과 달리 지금은 굳건히 자리를 잡아 표를 구하는 게 어려워졌을 정도다. 또 행사 때마다 교류해 온 아시아 지역의 음악인들과 함께 올해 아시안 팝 페스티벌을 연 건 라이브 클럽들이 있기에 가능한 일이었다.
Việc các câu lạc bộ nhạc sống còn sót lại hợp lực để hồi sinh Live Club Day là điều cần thiết. Tiền thân là Sound Day bắt đầu vào năm 2004, sự kiện này đã bị dừng lại vào năm 2011 và được khôi phục vào năm 2015. Lý do là để các câu lạc bộ đang gặp khó khăn lúc bấy giờ cùng nhau vượt qua hoàn cảnh chung. Lễ hội âm nhạc này được khởi động lại như thế đã góp phần thúc đẩy và tạo ra không khí sôi động cho văn hóa biểu diễn trực tiếp. Khác với những khó khăn ban đầu, sự kiện này giờ đây đã khẳng định vị thế nên việc tìm vé tham dự sự kiện này đã trở nên rất khó khăn. Ngoài ra, Asian Pop Festival năm nay, với sự hợp tác của các nghệ sĩ đến từ châu Á đã từng tham gia các sự kiện trước đó của Hongdae, được tổ chức là nhờ có các câu lạc bộ nhạc sống.
해외 음악 관계자들이 입을 모아 하는 얘기가 있다. 전 세계 어디에도 홍대 앞 같은 장소가 없다는 것이다. 홍대 앞처럼 라이브 클럽들이 밀집해 있는 곳이 흔치 않다는 뜻이다. 이런 장점을 바탕으로 홍대 앞에서는 한 달에 한 번씩 라이브 클럽데이(Live Club Day)가 열리고, 1년에 한 번 잔다리 페스타(Zandari Festa)라는 글로벌 쇼케이스가 개최된다. 홍대 지역의 중심인 서교동(西橋洞)의 옛 지명 ‘잔다리’를 가져다 이름 붙인 이 축제는 해외의 내로라하는 음악 산업 종사자들이 찾는다. 매해 가을 홍대 앞 곳곳에서 열리는 공연장에 해외 음악 관계자들이 국내 인디 음악인의 공연을 보고 자신들이 기획하는 행사에 초청하기도 한다. 그렇게 누군가는 글래스톤베리 페스티벌 무대에 서기도 하고, SXSW, 리버풀 사운드시티(Liverpool Sound City) 등에 초대된다.
Nhiều chuyên gia âm nhạc quốc tế nhất trí cho rằng trên thế giới này không có nơi nào giống như Hongdae. Nghĩa là, hiếm khi thấy nhiều câu lạc bộ nhạc sống cùng tập trung một chỗ như trước Hongdae. Dựa trên những lợi thế này, khu Hongdae tổ chức Live Club Day hằng tháng và sự kiện giới thiệu toàn cầu Zandari Festa hằng năm. Được đặt theo cái tên Jandari, tên cũ của phường Seogyo-dong vốn là trung tâm khu Hongdae, lễ hội âm nhạc này thu hút những nhân vật nổi tiếng trong ngành âm nhạc toàn cầu. Mỗi mùa thu về, giới nghệ sĩ nước ngoài đến xem các buổi biểu diễn của các nghệ sĩ indie Hàn Quốc tại các điểm biểu diễn ở khắp nơi trước Hongdae và mời các nghệ sĩ địa phương tham gia sự kiện họ sắp tổ chức. Nhờ đó, một số nghệ sĩ Hàn Quốc đã có cơ hội biểu diễn tại các lễ hội âm nhạc lớn như Lễ hội Glastonbury hay Liverpool Sound City ở Anh, hoặc South by Southwest ở Mỹ,…
최근 “밴드 붐은 온다”는 말이 밈(meme)처럼 떠돌고 있다. 일종의 바람이 담긴 말이겠지만, 실제 다시 밴드의 시대가 온다면 그 현상의 절반 이상은 라이브 클럽 덕분일 것이다. 지금 밴드 붐을 이끌고 있는 대표적 그룹인 새소년(SE SO NEON), 실리카겔(Silica GEL), 잔나비, 혁오 등의 시작엔 한결같이 라이브 클럽이 있었다. 그리고 라이브 클럽은 한결같이 늘 홍대 앞에 있었다.
Gần đây, câu nói “thời đại bùng nổ ban nhạc đã đến” trở nên thịnh hành như một meme. Đây có thể là suy nghĩ đầy mơ mộng, nhưng nếu thời đại của các ban nhạc thực sự quay trở lại, thì phần lớn là nhờ công của các câu lạc bộ nhạc sống. Các nhóm đại diện dẫn đầu sự bùng nổ ban nhạc hiện nay như SE SO NEON, Silica GEL, Jannabi hay Hyukoh,… đều bắt đầu hành trình của mình ở các câu lạc bộ nhạc sống. Hầu hết các câu lạc bộ ấy đều nằm ở trước Hongdae.
김학선(Kim Hak-seon, 金學宣) 음악 평론가
한정현(Han Jung-hyun, 韓鼎鉉) 포토그래퍼
Kim Hak-seon – Nhà phê bình âm nhạc
Ảnh. Han Jung-hyun
Dịch. Nguyễn Trung Hiệp