세계 곳곳에는 수천 년 역사를 자랑하는 유적들이 많다. 하지만 그중에서도 경주는 특별하다. 단순히 오래되었기 때문이 아니다. 한옥으로 만들어진 게스트하우스에서 문을 열면 바로 앞에 거대한 고대 무덤인 대릉원이 보인다. 마치 타임머신을 타고 고대 신라로 여행을 간 듯하다. 경주가 한국인의 사랑을 넘어 세계적으로도 인정받는 데에는 그만한 이유가 있다.
Trên thế giới có vô số thành phố sở hữu các di sản văn hóa và lịch sử kéo dài hàng nghìn năm. Nhưng Gyeongju có một điều gì đó thật đặc biệt. Ở trong một nhà khách được xây dựng theo phong cách hanok truyền thống của Hàn Quốc, chỉ cần mở cửa là bạn có thể nhìn thấy những ngôi mộ cổ khổng lồ – bạn như thể được đưa ngược dòng thời gian về với vương quốc Silla cổ đại.

경주는 과거 한반도의 고대 왕조 신라(B.C 57~A.D 935)의 고도(古都)였다. 삼국시대(B.C 1세기~7세기)를 거쳐 통일신라(676~935)에 이르기까지 고대 한반도에서 정치와 문화의 중심지 역할을 했다.
Gyeongju từng là kinh đô cổ của vương quốc Silla cổ đại (năm 57 TCN – 935 SCN). Từ thời Tam Quốc (thế kỷ 1 TCN – thế kỷ 7 SCN) đến thời Thống nhất Silla (676–935), nơi đây là trung tâm chính trị và văn hóa của bán đảo Triều Tiên.
경주역사유적지구는 2000년 유네스코 세계유산으로 등재되었다. 5개 지구에 52개에 이르는 지정 문화유산이 산재해 있어 신라의 역사와 문화를 한눈에 파악할 수 있다. 또한 대부분이 원형을 상당 부분 유지하고 있어 이 점에서도 높은 평가를 받았다. 이렇게 도시 전체가 역사지구로 세계유산이 된 사례는 터키 이스탄불이나 오스트리아 비엔나 등을 제외하고는 전 세계적으로 흔치 않다.
Khu Di tích lịch sử Gyeongju đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2000. Với 52 di sản được chỉ định trải rộng trên 5 khu vực, nơi đây giúp bạn có cái nhìn tổng thể về lịch sử và văn hóa của Silla. Hầu hết các di tích đều được bảo tồn gần như nguyên vẹn, nhờ vậy giá trị càng được đánh giá cao. Việc toàn bộ thành phố được công nhận là khu di sản lịch sử như vậy rất hiếm, chỉ có thể thấy ở những nơi như Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hay Vienna (Áo).

천년 왕조의 궁궐터 -Cung điện của triều đại kéo dài nghìn năm
경주역사유적지구 중 신라의 왕실 문화를 엿볼 수 있는 곳은 월성 지구와 대릉원 지구이다. 월성 지구의 주요 기념물은 월성 옛터, 흔히‘안압지’로 알려져 있는 동궁과 월지, 현존 최고(最古) 천문대로 일컬어지는 첨성대, 그리고 경주 김씨의 시조가 태어났다는 전설이 서린 계림이 대표적이다.
Khu Wolseong và khu Daereungwon là nơi có thể cảm nhận văn hóa hoàng gia của Silla. Khu Wolseong bao gồm nền cung điện Wolseong, Donggung và Wolji (thường gọi là Anapji), đài thiên văn Cheomseongdae cổ nhất còn tồn tại, và rừng Gyerim – nơi theo truyền thuyết là nơi khai sinh của tổ tiên họ Kim ở Gyeongju.
월성은 신라 궁궐이 있었던 도성을 말한다. 동서로 890m, 남북으로 260m 길이의 반달 모양 토성이고 둘레는 2,340m이다. 문무왕(재위 661~681) 때 인근 안압지, 임해전, 첨성대 일대가 편입되어 규모가 확장되었다. 신라의 성장과 번영, 멸망기의 모습을 그대로 보여주는 매우 중요한 유적이다.
Wolseong là nơi đặt cung điện của Silla, có hình bán nguyệt với chiều dài 890m từ đông sang tây, 260m từ bắc xuống nam, chu vi 2.340m. Dưới thời vua Munmu (trị vì 661–681), khu vực này được mở rộng thêm với Anapji, điện Imhae và Cheomseongdae. Đây là di tích quan trọng thể hiện rõ nét quá trình hưng thịnh và suy vong của Silla.
동궁과 월지는 별궁이 자리했던 궁궐터이다. 왕자가 거처하는 공간으로 사용되면서 국가적 행사가 있을 때나 귀한 손님을 맞을 때 이곳에서 연회를 베풀었다고 한다. 역사적 자료와 연구를 통해 여러 전각을 복원하고 아름다운 야경을 조성해 관광객들에게 매우 인기가 높다. 1970년대 이루어진 월지 발굴에서는 호수 밑바닥 진흙 속에 묻힌 3만여 점의 유물이 출토되었다. 국립경주박물관은 그중 1,100여 점을 엄선하고 주제별로 나누어 상설 전시 중이다. 용면문와(龍面文瓦), 금동판 불상, 금동 초심지 가위 등에서 신라 왕실과 귀족들의 화려한 생활상을 엿볼 수 있다.
Donggung và Wolji là khu vực cung điện phụ, nơi hoàng tử cư ngụ và cũng là nơi tổ chức yến tiệc trong các dịp đặc biệt hoặc khi đón tiếp khách quý. Thông qua nghiên cứu lịch sử, nhiều công trình kiến trúc đã được phục dựng, tạo nên khung cảnh về đêm tuyệt đẹp thu hút du khách. Trong cuộc khai quật vào những năm 1970, hơn 30.000 hiện vật đã được tìm thấy dưới lớp bùn ở đáy hồ. Bảo tàng Quốc gia Gyeongju hiện đang trưng bày khoảng 1.100 hiện vật chọn lọc, chia theo chủ đề, trong đó có ngói trang trí hình mặt rồng, tượng Phật bằng đồng mạ vàng, kéo mạ vàng… giúp ta hình dung cuộc sống xa hoa của hoàng tộc và quý tộc Silla.
대릉원 지구는 세 그룹의 왕실 무덤들로 이루어져 있는데, 이곳에서 화려한 금제 부장품과 유리 제품, 도자기들이 발굴되었다. 그중 천마총은 자작나무 껍질에 날개 달린 말을 그린 천마도가 발굴된 고분이다. 그 상상의 동물이 지켰던 무덤의 주인이 궁금해진다. 한편 산성 지구에는 명활성이 있다. 명활산 꼭대기에 자연석을 이용하여 쌓은 둘레 6㎞의 산성인데, 주로 왜구로부터의 침입을 막기 위해 만들어졌다. 외적(外敵)에 대항해 경주를 지키는 데 큰 역할을 한 방어 시설이다.
Khu Daereungwon bao gồm ba nhóm mộ hoàng gia, nơi phát hiện nhiều hiện vật bằng vàng, thủy tinh và gốm sứ. Trong đó, ngôi mộ Cheonmachong nổi tiếng với bức vẽ “thiên mã” – con ngựa có cánh trên vỏ cây bạch dương. Chủ nhân của ngôi mộ mà sinh vật tưởng tượng đó bảo vệ là ai? Ở khu Sanseong có pháo đài Myeonghwalseong – pháo đài dài 6km trên đỉnh núi, xây bằng đá tự nhiên để chống lại giặc ngoại xâm, đóng vai trò bảo vệ Gyeongju khỏi kẻ thù.
고대 불교 예술의 정수 – Tinh hoa nghệ thuật Phật giáo cổ đại
한반도에 불교가 전해진 것은 4세기경으로 추정된다. 신라는 527년 이차돈의 순교를 계기로 불교를 공인했다. 이후 기존의 여러 토착 신앙이 행해지던 남산이 불교 성산(聖山)이 되어 순례지로 탈바꿈했으며, 당대 최고 건축가들과 장인들이 이곳에 사찰과 암자를 지었다. 수십 기의 석탑과 석불이 남아 있는 남산 지구는 우리나라에서 불교 유적이 가장 많은 곳이다.
Phật giáo được truyền vào bán đảo Triều Tiên khoảng thế kỷ thứ 4. Silla chính thức công nhận Phật giáo vào năm 527 sau sự hy sinh của Ichadon. Từ đó, núi Namsan – nơi từng là nơi hành đạo của các tín ngưỡng bản địa – trở thành vùng đất thiêng của Phật giáo và được xây dựng nhiều chùa, am. Khu Namsan với hàng chục tháp đá và tượng Phật đá là nơi có nhiều di tích Phật giáo nhất ở Hàn Quốc.
신라 왕실은 불교를 사회 통합에 적극 활용했다. 지금은 절터만 남아 있지만, 대표적 호국 사찰이었던 황룡사는 국내에서 가장 높은 구층목탑(80m가량)이 있었던 곳으로 유명하다. 일대 발굴에서 4만여 점의 유물이 출토되었는데, 13세기 몽골 제국 침공 때 목탑을 비롯해 많은 문화유산들이 불타버린 것이 못내 아쉽다. 황룡사 터는 맞은편에 위치한 분황사지와 함께 신라 불교의 정수가 담긴 황룡사 지구를 이룬다.
Hoàng tộc Silla tích cực sử dụng Phật giáo để thống nhất xã hội. Chùa Hwangnyongsa – dù nay chỉ còn nền móng – từng có ngôi bảo tháp chín tầng bằng gỗ cao nhất Hàn Quốc (khoảng 80m). Từ cuộc khai quật, hơn 40.000 hiện vật được tìm thấy. Đáng tiếc là trong cuộc xâm lược của Mông Cổ vào thế kỷ 13, tháp gỗ và nhiều di sản khác đã bị thiêu rụi. Khu đất Hwangnyongsa cùng chùa Bunhwangsa phía đối diện tạo nên khu Hwangnyongsa, nơi thể hiện tinh hoa Phật giáo của Silla.
그런가 하면 경주 동남쪽의 토함산에 위치한 석굴암과 불국사에서는 통일신라의 불교 미술과 만날 수 있다. 1995년 유네스코 세계문화유산으로 공동 등재된 두 유산은 최고의 예술적 경지를 보여준다고 평가받는다. 특히 774년 완공된 석굴암은 지금까지 원형을 그대로 유지하고 있는데, 직사각형의 전실(前室)과 비도(扉道)를 지나 돔 형태의 주실(主室)로 이어지는 공간마다 사천왕상과 여러 보살들이 섬세하고 화려하게 조각되어 있고, 주실에는 3.45m 높이의 석가여래좌상이 연꽃 위에 앉아 있다.
Còn tại núi Tohamsan phía đông nam Gyeongju là Seokguram và Bulguksa – hai kiệt tác nghệ thuật Phật giáo thời Thống nhất Silla, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1995. Đặc biệt, Seokguram được hoàn thành vào năm 774, đến nay vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu. Qua tiền sảnh hình chữ nhật và hành lang dẫn vào phòng chính hình vòm, du khách sẽ thấy tượng Tứ Thiên Vương và các Bồ Tát được chạm khắc tinh xảo, với tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 3,45m ngồi trên đài sen.

정신없이 신라 불교 예술의 정수를 감상하다 보면 왜 이곳이 세계유산에 드물게 적용되는 등재 기준 1번, 즉 인간의 창의성으로 빚어진 ‘걸작’으로 인정받았는지 알 수 있다. 서양에서 조각에 주로 쓰이는 대리석과 달리 까다롭다는 화강암으로 만들어졌기에 당대의 기술적 수준에 다시 한번 놀라게 된다.
Khi mãi mê chiêm ngưỡng tinh hoa nghệ thuật Phật giáo Silla, bạn sẽ hiểu vì sao nơi này được UNESCO công nhận theo tiêu chí số 1 – kiệt tác được tạo nên bởi sự sáng tạo của con người. Khác với đá cẩm thạch thường dùng ở phương Tây, người xưa đã tạo tác nên những công trình này bằng đá granite – loại đá rất khó xử lý – cho thấy trình độ kỹ thuật vượt trội.
한편 불국사에는 불교의 이상향이 그대로 재현되어 있다. 황룡사와 마찬가지로 호국 사찰이지만, 번뇌의 굴레를 벗어난 깨끗한 세상인 불국정토(佛國淨土)를 이루겠다는 신라의 야심찬 꿈을 보여준다. 신라인들은 신라가 바로 부처의 나라라고 믿었기에 불국사는 부처님 나라의 사찰로서 곧 현세의 낙원을 의미한다. 8세기 건축 당시 모습 그대로 유일하게 남아 있는 청운교와 백운교를 지나 예배 공간인 대웅전과 극락전에 올라갈 수 있다. 석굴암과 마찬가지로 곳곳에서 신라 시대의 우수한 석공 기술을 엿볼 수 있는데, 대웅전 앞 완벽한 비례와 직선미를 보여주는 석가탑과 자유분방하면서도 화려하기 그지없는 다보탑이 대비된다.
Chùa Bulguksa thể hiện khát vọng tái hiện thế giới lý tưởng của Phật giáo – Phật quốc Tịnh độ. Dù cũng là chùa hộ quốc như Hwangnyongsa, nhưng Bulguksa phản ánh giấc mơ táo bạo của người Silla về một cõi Phật thanh tịnh, không vướng bụi trần. Họ tin rằng Silla chính là quốc độ của Phật, nên Bulguksa chính là cõi Phật trong thế giới hiện thực. Qua hai cầu đá Cheongungyo và Baegungyo còn nguyên vẹn từ thế kỷ 8, bạn sẽ lên đến chính điện Daeungjeon và Geungnakjeon. Như Seokguram, nơi đây thể hiện kỹ thuật chế tác đá vượt bậc, với tháp đá Seokgatap cân đối và nghiêm trang, tương phản với tháp Dabotap tự do và lộng lẫy.
석굴암과 불국사는 수난을 여실히 겪었다. 도요토미 히데요시 치하의 일본이 조선(1392~1910)을 침략하면서 발발한 임진왜란(1592~1598) 시기 불국사의 목조 건축물은 방화로 모두 불타고 파괴되었다. 현재 모습은 1960~70년대에 석조물을 중심으로 다시 재건한 것이다. 석굴암의 경우 일제강점기(1910~1945)에 대대적인 해체와 복원을 거치면서 오히려 훼손의 위기에 놓였다. 근대에 와서야 전면적인 수리를 거쳤는데, 여기에 국제 사회의 도움이 있었다. 1960년 당시 한국은 석굴암에서 원인 모를 누수가 계속되자 유네스코한국위원회를 통해 국제적 전문가를 초빙했고, 유네스코의 기술 자문과 재정 지원을 통해 긴급 보수를 마칠 수 있었다. 프로젝트를 총괄한 헤럴드 J. 플렌더라이스(H.J. Plenderleith) 박사는 석굴암이 당시 완전히 원형을 잃어버릴 뻔했다고 회고했다. 이렇게 세계인의 도움으로 되살아난 석굴암이 한국 최초의 유네스코 세계유산이 된 것이 마치 운명처럼 느껴진다.
Seokguram và Bulguksa từng phải trải qua nhiều biến cố. Trong thời kỳ Nhật Bản dưới quyền Toyotomi Hideyoshi xâm lược Triều Tiên (1392–1910), tức Chiến tranh Nhâm Thìn (1592–1598), các công trình kiến trúc gỗ tại chùa Bulguksa đã bị thiêu rụi và phá hủy hoàn toàn. Hình dáng hiện tại là kết quả của quá trình tái thiết tập trung vào các công trình đá trong thập niên 1960–70. Riêng với Seokguram, trong thời kỳ Nhật Bản đô hộ (1910–1945), công trình này từng bị tháo dỡ và phục dựng quy mô lớn, khiến nó rơi vào tình trạng có nguy cơ hư hại nghiêm trọng. Mãi đến thời hiện đại, việc sửa chữa toàn diện mới được thực hiện nhờ vào sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế. Năm 1960, khi Seokguram liên tục bị thấm nước không rõ nguyên nhân, Hàn Quốc đã mời chuyên gia quốc tế thông qua Ủy ban UNESCO Hàn Quốc, và hoàn tất việc sửa chữa khẩn cấp nhờ sự tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ tài chính từ UNESCO. Tiến sĩ H.J. Plenderleith, người phụ trách toàn bộ dự án, từng hồi tưởng rằng Seokguram đã suýt mất hoàn toàn nguyên trạng. Có vẻ như định mệnh đã an bài cho việc Seokguram – được cứu sống nhờ sự giúp đỡ toàn cầu – trở thành di sản thế giới đầu tiên của Hàn Quốc.
전 세계인의 핫플레이스 – Địa điểm hot toàn cầu
경주는 중장년층과 노년 세대에게 수학여행의 인기 명소였다. 인근 도시에서 소풍을 온 초등학생부터 전국 각지에서 온 중고등학생들까지 관광 버스로 항상 붐비는 곳이었다. 2박 3일 일정으로 하루 종일 버스를 타고 이동해도 볼 것이 가득하니, 토함산의 구불구불한 길에 느끼는 멀미도 참을 만했을 것이다. 신라 귀족들이 술잔을 띄워 놀았다는 포석정에는 그를 따라해 보는 학생들의 장난스러운 목소리가 가득하곤 했다.
Gyeongju từng là điểm đến yêu thích trong các chuyến du lịch học tập của học sinh, người trung niên và cao tuổi. Nơi đây luôn nhộn nhịp với học sinh tiểu học đi dã ngoại từ các thành phố lân cận cho đến học sinh trung học đến từ khắp nơi trên cả nước bằng xe du lịch. Với hành trình kéo dài 3 ngày đầy hấp dẫn, mọi người sẵn sàng chịu đựng những chuyến xe dài, thậm chí cả cơn say xe khi đi qua những khúc cua quanh co trên núi Toham. Ở Poseokjeong – nơi quý tộc Silla từng chơi trò thả ly rượu – luôn vang lên tiếng cười đùa sôi nổi của các học sinh nghịch ngợm bắt chước trò chơi đó.

지금 경주는 20~30대 젊은 세대의 핫플레이스로 거듭났다. 경주는 우스갯소리로 아무 땅이나 파도 유물이 나오는 곳이라, 일대의 문화유산 보존을 위한 법과 정책이 강력한 편이다. 한때 개발 바람이 불며 지나친 규제라는 반발도 있었지만, 지금은 지역 주민이 발 벗고 나서 마을과 문화유산을 지키는 모습을 쉽게 볼 수 있다. 덕분에 고층 건물의 방해 없이 신라 시대 고분을 볼 수 있고, 월지 전각에 올라 주변 경치를 둘러볼 수도 있다. 화려하면서도 은은한 야경은 덤이다. 밤늦게까지 밝히는 조명 덕분에 안전하게 주요 유적지를 둘러볼 수 있으니 젊은 세대들의 인증샷이 끊이지 않는다. 기성 세대가 간직한 수학 여행의 추억이 시대의 변화와 함께 또 다른 모습으로 이어지는 듯하다.
Hiện nay, Gyeongju đã trở thành địa điểm hot của giới trẻ độ tuổi 20–30. Người ta thường nói đùa rằng ở Gyeongju, cứ đào đất là sẽ tìm thấy di vật, nên nơi đây có hệ thống pháp luật và chính sách bảo tồn di sản rất nghiêm ngặt. Dù từng có phản ứng phản đối về việc bị hạn chế phát triển, nhưng hiện nay có thể dễ dàng thấy người dân địa phương tích cực chung tay bảo vệ làng mạc và di sản. Nhờ vậy, du khách có thể ngắm nhìn các ngôi mộ cổ thời Silla mà không bị che khuất bởi nhà cao tầng, hoặc đứng trên các điện đài của Nguyệt Trì để nhìn ngắm phong cảnh xung quanh. Khung cảnh đêm rực rỡ nhưng dịu dàng cũng là một món quà thêm. Nhờ ánh sáng được thắp sáng đến tận khuya, du khách có thể tham quan các di tích một cách an toàn, và giới trẻ liên tục chụp ảnh “sống ảo”. Ký ức du lịch học tập của thế hệ trước dường như đang được tiếp nối bằng một hình thức khác theo dòng chảy thời gian.
경주는 지금도 변하고 있다. 끊임없이 출토되는 유물과 함께 이미 발굴된 문화유산도 단장을 쉬지 않는다. 덩달아 거리 모습도 시대에 따라 빠르게 바뀌고 있다. 최고의 핫플레이스로 꼽히는 대릉원 옆 한옥 거리를 걷다 보면 아기자기한 카페와 음식점, 게스트하우스 등이 들어서 있어 이채로운 풍경을 선사한다. 과히 수천 년 전 시간과 현재가 공존하는 곳이다.
Gyeongju vẫn đang không ngừng thay đổi. Các di vật liên tục được phát hiện, và cả những di sản đã khai quật cũng luôn được chỉnh trang. Bộ mặt thành phố cũng thay đổi nhanh chóng theo thời đại. Khi dạo bước trên con đường nhà truyền thống Hanok bên cạnh khu mộ cổ Daereungwon – một trong những điểm hot nhất – du khách có thể bắt gặp nhiều quán cà phê xinh xắn, nhà hàng và nhà nghỉ khách sạn, tạo nên khung cảnh thú vị. Đây đúng là nơi thời gian hàng ngàn năm trước và hiện tại cùng tồn tại song song.
나아가 미래도 이야기된다. 2025년 10월 말 경주 개최로 예정된 제32차 아시아태평양경제협력체(APEC) 정상회의가 그것이다. 과거의 아름다운 문화유산 속에서 미래를 보고 싶어 하는 전 세계 손님들로 경주는 더욱 바빠질 것 같다. 가급적이면 빨리 경주를 만나길, 그리고 미리미리 방문지 목록도 만들라고 당부하고 싶다. 경주에 담긴 천년을 만나는 데 시간은 항상 부족할 테니.
Gyeongju vẫn đang không ngừng thay đổi. Các di vật liên tục được phát hiện, và cả những di sản đã khai quật cũng luôn được chỉnh trang. Bộ mặt thành phố cũng thay đổi nhanh chóng theo thời đại. Khi dạo bước trên con đường nhà truyền thống Hanok bên cạnh khu mộ cổ Daereungwon – một trong những điểm hot nhất – du khách có thể bắt gặp nhiều quán cà phê xinh xắn, nhà hàng và nhà nghỉ khách sạn, tạo nên khung cảnh thú vị. Đây đúng là nơi thời gian hàng ngàn năm trước và hiện tại cùng tồn tại song song.

김지현(KIM Jihon)유네스코한국위원회 정책팀장