
뉴욕타임스(NYT)가 21일 보도한 ‘한국은 어떻게 문화 강국이 됐나. 그리고 그다음은’ 기사에서 한국 문화의 힘이 되는 요소를 분석했다.
Giữa bối cảnh làn sóng Hallyu tiếp tục chinh phục thế giới, báo The New York Times vào ngày 21/6 (giờ Mỹ) đã đưa ra một bài báo dưới tiêu đề “Làm thế nào Hàn Quốc trở thành một cường quốc văn hóa, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo” và phân tích những yếu tố tiếp thêm sức mạnh cho sự lan tỏa mạnh mẽ của văn hóa Hàn Quốc.
NYT는 1990년대 말 중국과 일본에서 시작한 한류에 이어 2004년 박찬욱의 ‘올드보이’ 칸국제영화제 수상, 2012년 유튜브에서 처음으로 조회수 100억을 기록한 가수 싸이의 ‘강남스타일’, 코로나19 세계 무대로 K-팝을 올린 방탄소년단 등을 소개해 한국 문화가 어떻게 세계적으로 유명해졌는지 설명했다.
Đầu tiên, khi giải thích cách văn hóa Hàn Quốc trở nên phổ biến trên toàn thế giới, báo The New York Timé đã viết làn sóng Hallyu đã bắt đầu vào cuối những năm 1990 tại Trung Quốc và Nhật Bản.
Bài báo cũng giới thiệu đạo diễn phim Park Chan-wook thắng giải Grand Prix tại Liên hoan phim Cannes năm 2004 với tác phẩm “Old Boy”, ca khúc “Gangnam Style” của ca sĩ Psy đạt 10 tỷ lượt view trên YouTube vào năm 2012 và BTS – nhóm nhạc đã nâng cao đáng kể vị thế toàn cầu của K-pop trong tình hình đại dịch Covid-19.
최근 구성원들이 국방의 의무를 마친 방탄소년단의 재결합, 걸그룹 블랙핑크 다음 달 시작하는 월드투어, 오는 27일 공개를 앞두는 넷플릭스 ‘오징어 게임 시즌3’ 등을 언급하면서 한류가 가라앉을 기미가 보이지 않는다고 짚었다.
Tiếp đó, tờ báo Mỹ đánh giá rằng làn sóng Hallyu không có dấu hiệu lắng xuống, khi đề cập đến sự tái hợp của cả bảy thành viên BTS sau khi họ hoàn thành nghĩa vụ quân sự bắt buộc, chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới của nhóm nhạc nữ BLACKPINK bắt đầu vào tháng tới, phần cuối của loạt phim ăn khách “Squid Game” sắp lên sóng vào ngày 27/6.
한류 팬들이 K-팝과 K-드라마 스타들이 먹는 음식을 먹고, 화장을 따라하고, 사용하는 언어를 배우고 싶어 하면서 한국 화장품과 한식, 한글을 향한 관심도 급증했다. 한류는 이미 오락을 넘어 생활 방식으로 깊이 자리 잡았다고 보도했다.
The New York Times cũng cho biết sự quan tâm đến mỹ phẩn, thực phẩm và ngôn ngữ Hàn Quốc ngày càng tăng vọt khi nhiều người hâm mộ làn sóng Hallyu trên toàn thế giới đang bắt chước thần tượng K-pop và ngôi sao K-drama.
이 같은 관심은 한국의 화장품 수출이 지난해 21% 상승하면서 한국은 미국과 프랑스에 이어 3위 화장품 수출국이 됐다. 김밥 관련 영상이 입소문을 타면서 미국 식료품점에서는 재료가 동이 났고 라면 수출도 크게 늘었다.
Theo tờ báo Mỹ, sự quan tâm lớn như vậy kéo theo kết quả kim ngạch xuất khẩu mỹ phẩm Hàn Quốc đã tăng 21% vào năm ngoái, đưa quốc gia này trở thành thị trường xuất khẩu mỹ phẩm lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Pháp.
한국을 찾는 관광객과 외국인 거주자, 교환 학생의 증가도 이어졌다. 이들 중 일부는 한국 드라마, 소셜미디어의 대중문화 스타들을 통해 묘사되는 한국의 삶에서 영향을 받았다고 전했다.
Ngoài ra, The New York Times đã cho rằng số lượng khách du lịch, công dân nước ngoài và sinh viên trao đổi ở Hàn Quốc cũng tăng lên và một số người trong số họ đã lấy cảm hứng từ cuộc sống của những ngôi sao xuất hiện trong các bộ phim truyền hình.
다만 한국이 문화 강국인지에 관한 의견은 갈린다고 소개했다. 한국 문화가 이미 정점을 찍었는지, 아니면 지속적으로 힘을 발휘할지는 판단하기 이르다는 견해를 밝혔다.
Tuy nhiên, tờ báo Mỹ cho rằng vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về Hàn Quốc có được coi là cường quốc văn hóa hay không. Một số cho rằng Hallyu đã đạt đỉnh, trong khi những người khác tin rằng sức mạnh văn hóa Hàn vẫn đang tiếp tục phát triển, và còn quá sớm để đưa ra kết luận.
샤를 오두앙 기자 caudouin@korea.kr
Bài viết từ Charles Audouin, caudouin@korea.kr