[KIIP lớp 5 sách mới] Bài 17: 종교 Tôn giáo

0
7493

01. 한국에는 어떤 종교가 있을까? Có những tôn giáo nào ở Hàn Quốc ?

전통 신앙 Tín ngưỡng truyền thống
옛날 사람들은 태양, 별, 바다, 나무 등과 같은 자연을 신성하게 여기거나 천지신명숭배하는 경우가 많았다. 이 같은 전통 신앙은 오랜 기간 이어졌고 지금도 일부 남아 있다.
Ngày xưa người ta thường xem các sự vật tự nhiên như cây cối, biển, sao, mặt trời một cách linh thêng hay có rất nhiều trường hợp sùng bái trời đất quỷ thần. Tín ngưỡng truyền thống này được lưu truyền trong thời gian dài và một số đến nay vẫn còn tồn tại.
신앙: tín ngưỡng (Việc tin, đi theo và tôn sùng thần thánh)
신성하다: thần thánh, thiêng liêng, linh thiêng
여기다: cho, xem như
천지신명 trời đất quỷ thần
숭배하다: sùng bái, tôn sùng
이어지다: được truyền lại, được lưu truyền, được tiếp diễn

불교와 유교 Phật giáo và Nho giáo
불교는 석가모니가 만든 종교로, 중국을 거쳐 4 세기 무렵 삼국 시대에 들어왔다. 자비를 강조하는 불교는 왕과 귀족은 물론 서민의 삶에도 깊숙이 파고들었다. 절, 탑, 불상 등은 불교와 관련된 문화유산이다. 유교도 중국을 통해 삼국 시대에 전파되었다. 특히 14 세기 무렵 이후 한국인의 생활에 큰 영향을 미쳤다. 부모에 대한 효도, 웃어른에 대한 예의, 가족의 결속, 조상을 위한 제사 등 유교의 전통은 현재까지도 남아 있다. 또한 유교 문화를 토대로 만들어진 교육 기관인 향교는 지금도 전국 곳곳에서 일부 운영되고 있다.
Phật giáo là tôn giáo do Thích Ca Mâu Ni tạo ra, du nhập vào thời kì Tam Quốc vào khoảng thế kỉ thứ 4 thông qua Trung Quốc. Phật giáo nhấn mạnh vào lòng từ bi không chỉ đối với vua và tầng lớp quý tộc mà còn đi sâu vào cuộc sống của người dân nghèo khổ. Các di sản văn hoá liên quan đến Phật giáo có thể kể đến là chùa, tháp hay tượng Phật. Nho giáo cũng được truyền bá vào thời Tam Quốc thông qua Trung Quốc. Đặc biệt, nó đã mang lại ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân Hàn Quốc kể từ sau thế kỉ 14. Những truyền thống Nho giáo như thờ cúng tổ tiên, đoàn kết trong gia đình, lễ phép với người trên hay giữ đạo hiếu với cha mẹ vẫn còn lại cho tới ngày nay. Ngoài ra, 향교 (trường học nho giáo) là tổ chức giáo dục được tạo ra bởi nền móng văn hoá Nho giáo đến bây giờ một số vẫn đang được vận hành ở nhiều nơi trên toàn quốc.
무렵: khoảng thời kì, vào lúc
거치다: đi qua, thông qua

자비: sự từ bi
귀족: quý tộc
깊숙이: một cách sâu
파고들다: đi sâu
불상: tượng Phật
전파되다: được truyền bá, được lan truyền
웃어른: người lớn, bề trên
예의: lễ nghĩa, phép lịch sự
결속: sự đoàn kết, sự đồng lòng
토대: nền móng
향교: trường học nho giáo
곳곳: nơi nơi, khắp nơi

 

 

 

천주교와 개신교 Thiên Chúa giáo và đạo Tin Lành
기독교는 예수의 가르침을 따르고 사랑의 실천을 강조하는 종교로, 천주교 (가톨릭)와 개신교로 나뉜다. 천주교는 17 세기 무렵에 서양의 학문과 함께 들어왔다. 천주교를 종교가 아니라 학문으로 받아들인 사례는 한국이 거의 유일하다. 천주교 미사는 성당에서 드린다. 개신교는 19 세기에 서양의 선교사를 통해서 한국에 전파되었다. 개신교전파되는 과정에서 교회뿐 아니라 많은 학교와 병원이 만들어졌다. 개신교는 한국 근대 교육과 보건에 큰 영향을 준 것으로 평가 받는다. 개신교 예배는 교회에서 드린다.
Cơ Đốc giáo là tôn giáo chú trọng việc thể hiện tình yêu qua lời răn dạy của chúa Giêsu, được chia thành Thiên Chúa giáo (Catholic) và đạo Tin Lành. Thiên chúa giáo được du nhập cùng với tri thức phương tây vào khoảng thế kỉ 17. Và Hàn Quốc gần như là trường hợp duy nhất tiếp nhận Thiên Chúa Giáo như một học thức chứ không phải là một tôn giáo. Thánh lễ Misa của Thiên chúa giáo được tổ chức tại thánh đường. Vào thế kỉ 19, Đạo Tin Lành được truyền bá vào Hàn Quốc thông qua các nhà truyền giáo phương tây. Trong quá trình truyền bá đạo Tin lành, không chỉ nhà thờ mà còn nhiều bệnh viện và trường học cũng đã được xây dựng. Đạo Tin lành được đánh giá là có sức ảnh hưởng lớn tới nền giáo dục cận đại và vấn đề chăm sóc sức khoẻ của Hàn Quốc. Lễ cầu nguyện đạo Tin Lành thường được tổ chức ở các nhà thờ.
천주교: Thiên Chúa giáo (Một giáo phái của đạo Cơ Đốc mà theo tính truyền thống và giáo lý của Công giáo La Mã)
기독교: Cơ Đốc giáo (Tôn giáo đặt nền tảng vào điều răn dạy của Chúa Giêsu cùng niềm tin rằng đức Chúa Giêsu là con trai của đức Chúa Trời)
실천: việc đưa vào thực tiễn, việc thực hiện
개신교: đạo tin lành (Một giáo phái của đạo Cơ Đốc được tách ra từ đạo Thiên Chúa dựa vào cải cách tôn giáo)
학문: sự học hành, học vấn, tri thức
유일하다: duy nhất
성당: thánh đường
받아들이다: tiếp thu, tiếp nhận (Không ngăn cản văn hóa hay văn vật khác mà cho vào và làm thành cái của mình)
사례: ví dụ cụ thể, ví dụ điển hình, hình mẫu,
선교사: người truyền giáo
전파되다: được truyền bá, được lan truyền
근대: cận đại
교회: giáo hội, nhà thờ

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 11: 고등 교육과 입시 Giáo dục bậc cao và Thi tuyển sinh

그 밖의 종교 Các tôn giáo khác
국제 교류가 활발해지면서 한국의 종교가 더욱 다양해지고 있다. 이슬람교, 힌두교 등을 종교로 가진 사람도 조금씩 늘고 있다. 한편, 천도교, 대종교, 원불교 등 한국 고유의 종교도 계속 이어져 오고 있다.
Cùng với sự giao lưu quốc tế ngày càng sôi nổi, tôn giáo ở Hàn Quốc cũng ngày càng trở nên đa dạng. Số người theo các tôn giáo như Hồi giáo, Ấn Độ giáo đang dần dần tăng lên. Mặt khác, các tôn giáo vốn có tại Hàn Quốc như Thiên Đường Giáo, Đại Tông giáo, Viên Phật Giáo vẫn đang được tiếp tục duy trì.
이슬람교: Hồi giáo, đạo Hồi (Một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới do nhà tiên tri Mohammed của A-rập sáng lập vào đầu thế kỷ thứ 7, tôn thờ vị thần duy nhất là thánh Allah và lấy kinh Coran làm giáo lý)
힌두교: đạo Hindu, Ấn Độ giáo
천도교: là một tôn giáo Pantheistic (thuyết phiếm thần) của Hàn Quốc thế kỷ 20, dựa trên phong trào tôn giáo Donghak thế kỷ 19 do 최제우 thành lập và được hệ thống hóa dưới thời 
대종교: Đại tông giáo (Tôn giáo của dân tộc Hàn, trong đó sùng bái, xem vua Tangun là thủy tổ của dân tộc Hàn)
원불교: Viên Phật Giáo (Tôn giáo mới xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, chủ trương đại chúng hóa, đời sống hóa và hiện đại hóa của đạo Phật)

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 14: 전통 의식주 Ăn mặc ở truyền thống

02. 종교 간의 배려와 존중이 왜 필요 할까?
Tại sao cần tôn trọng và kính trọng giữa các tôn giáo?

현재 한국의 종교 현황 Hiện trạng tôn giáo của Hàn Quốc hiện nay
를한국은 자신이 원하는 종교를 자유롭게 믿을 수 있는 국가이다. 2015년 인구통계 조사에 따르면 한국 국민들 가운데 종교가 있다고 응답한 경우는 43.9 %, 종교가 없다고 응답한 ‘무교’의 경우는 56.1 %이다. 나라에서 정한 종교인 국교나 특별히 절대 다수를 차지하고 있는 종교가 없다. 한국에서 종교는 다음과 같은 기능을 하고 있다. 첫째, 개인적 차원에서 종교는 안정감과 행복감을 제공한다. 둘째, 사회적 차원에서 종교는 공동체의 유지와 발전에 도움을 준다. 많은 종교 단체가 각자의 교리실천하는 과정에서 어려운 이웃을 돕는 활동을 하거나 외국인을 위한 교육과 문화 서비스를 지원하고 있는 것이 대표적인 예이다.
Hàn Quốc là quốc gia bạn có thể tự do tin sùng tôn giáo mà bạn mong muốn. Nếu theo khảo sát thống kê dân số năm 2015, trong số dân Hàn Quốc có 43.9% trường hợp trả lời là có tôn giáo và 56,1% trường hợp trả lời là không có tôn giáo. Ở Hàn Quốc không có tôn giáo nào là quốc giáo hay đặc biệt chiếm đa số tuyệt đối. Tôn giáo ở Hàn Quốc đang có các chức năng như sau. Thứ nhất ở góc độ cá nhân, tôn giáo mang lại hạnh phúc và cảm giác an toàn. Thứ hai ở góc độ xã hội, tôn giáo giúp cho việc duy trì và phát triển cộng đồng. Một ví dụ điển hình là nhiều tổ chức tôn giáo thực hiện các hoạt động giúp đỡ người xung quanh gặp khó khăn trong quá trình thực hiện giáo lí của mỗi người hay hỗ trợ giáo dục và dịch vụ văn hóa cho người nước ngoài.
차지하다: chiếm, nắm giữ
차원: góc độ, mức (Lập trường suy nghĩ hay xem xét sự vật)
교리: giáo lý (Điều răn dạy và nguyên lý cơ bản của tôn giáo)
실천하다: đưa vào thực tiễn, thực hiện
이웃: láng giềng, hàng xóm, người láng giềng

종교 간의 상호 배려존중 Tôn trọng và quan tâm giúp đỡ qua lại giữa các tôn giáo.
현재 한국 사회에서는 다양한 종교가 공존하고 있고 그것을 유지하려는 노력도 계속되고 있다. 신도 수가 많은 불교와 기독교 (천주교, 개신교)의 기념일은 각각 휴일로 지정되어 있다. 음력 4월 8일 불교의 기념일인 ‘부처님 오신 날’과 양력 12월 25일 기독교의 기념일인 ‘성탄절’이 그것이다. 최근에는 종교 간 화합 차원에서 서로 다른 종교의 기념일을 축하해 주기도 한다. 그리고 대통령은 종교 지도자들과 만남을 가지면서 한국 사회 통합에 대한 논의와 함께 국정 운영에 대한 지혜를 구하기도 한다. 한국의 종교는 앞으로 더욱 다양성을 띨 것으로 예상된다. 이와 함께 종교 간의 상호 배려존중이 더욱 강조되어야 한다. 한국 사회 구성원은 종교가 있든 없든 종교에 대한 타인의 생각을 이해하고, 종교라는 것이 각자가 선택한 삶의 방식 중 하나라는 점을 인식하는 태도를 가져야 한다.
Ở xã hội Hàn Quốc hiện đại có nhiều tôn giáo đang cùng tồn tại và cũng đang tiếp tục nỗ lực để duy trì điều đó. Ngày kỉ niệm của Phật Giáo và Cơ Đốc Giáo (Thiên Chúa Giáo và Đạo Tin Lành) có số lượng tín đồ lớn đang được quy định thành ngày nghỉ lễ riêng. Đó là ngày Phật Đản của Phật Giáo ngày 8 tháng 4 âm lịch và ngày lễ Giáng Sinh của Cơ Đốc Giáo ngày 25 tháng 12 dương lịch. Gần đây ở góc độ hòa hợp giữa các tôn giáo, các tôn giáo cũng chúc mừng ngày kỷ niệm lẫn nhau. Ngoài ra, tổng thống cũng gặp gỡ những người lãnh đạo tôn giáo, đồng thời cùng nhau thảo luận về sự hợp nhất xã hội Hàn Quốc, tìm kiếm trí tuệ trong điều hành việc quốc gia. Tôn giáo Hàn Quốc được dự doán sẽ đa dạng hơn trong tương lai. Cùng với đó phải nhấn mạnh hơn sự tôn trọng và quan tâm giúp đỡ qua lại giữa các tôn giáo. Các thành viên trong xã hội Hàn Quốc dù có tôn giáo hay không phải mang thái độ thấu hiểu suy nghĩ của người khác về tôn giáo, và nhận thức được một điểm rằng tôn giáo là một trong những cách sống mà bản thân mỗi người đã lựa chọn.
배려: sự quan tâm giúp đỡ
존중: sự tôn trọng
공존하다: cùng tồn tại, tương trợ
신도: tín đồ (Người tin và theo một tôn giáo nào đó)
지도자: nhà lãnh đạo, người dẫn dắt, người hướng dẫn
논의: việc bàn luận, việc thảo luận
운영: sự điều hành, sự vận hành, hoạt động
지혜: trí tuệ
상호: tương hỗ, qua lại
타인: người khác
각자: từng người, bản thân mỗi người
삶의 방식: cách sống
인식하다: nhận thức

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 45. 한국의 기후와 지형 Khí hậu và địa hình của Hàn Quốc

알아두면 좋아요:
종교의 자유는 헌법으로 보장된다.
Tự do tôn giáo được đảm bảo bởi Hiến pháp

한국의 헌법에서는 국민이 누려야 할 기본권 중 종교의 자유를 다음과 같이 보장하고 있다.
[헌법 제11조] 모든 국민은 법 앞에 평등하다. 누구든지 성별 · 종교 또는 사회적 신분에 의하여 정치적 · 경제적 · 사회적 · 문화적 · 생활의 모든 영역에 있어서 차별을 받지 아니한다.
[헌법 제20조] 모든 국민은 종교의 자유를 가진다. 국교는 인정되지 아니하며 종교와 정치는 분리된다.

Hiến pháp Hàn Quốc đảm bảo tự do tôn giáo là một trong những quyền cơ bản được hưởng của người dân như sau.
Điều 11 Hiến pháp: Tất cả người dân đều được bình đẳng trước pháp luật, bất cứ ai cũng không bị phân biệt  trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và không bị phân biệt dựa vào giới tính, tôn giáo hay thân phận xã hội.
Điều 20 của Hiến pháp: Tấc cả người dân đều được tự do tôn giáo. Quốc giáo không được công nhận và tôn giáo được tách biệt với chính trị.

누리다: tận hưởng
보장되다: được bảo đảm
평등하다: bình đẳng
신분: thân phận, vai trò, vị trí
의하다: dựa vào, theo
영역: lĩnh vực
아니하다: không
가지다: mang, có (Giữ trong lòng suy nghĩ, thái độ, tư tưởng…)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here