한국 하면 가장 먼저 어떤 이미지가 연상되는가? 오랜 기간 ‘빨리빨리’가 한국의 주요 이미지였던 적이 있었다. 사실 빨리빨리 문화는 한국전쟁 이후 새로운 도약을 위해 어쩔 수 없이 내재화할 수밖에 없었던 삶의 방편이었다. 이 겨울, 당신이 한반도 남쪽의 내륙 깊숙한 곳에 있는 무주군(茂朱郡)을 여행한다면 단편적인 빨리빨리 이미지 너머에 존재하는 진짜 한국의 숨겨진 단면들을 만날 수 있을 것이다.
Khi nhắc đến Hàn Quốc, hình ảnh đầu tiên hiện lên trong bạn là gì? “Ppalli ppalli” (nhanh nhanh) đã từng là hình ảnh chủ đạo của Hàn Quốc trong một thời gian dài. Trên thực tế, văn hóa “ppalli ppalli” trở thành lối sống mà người dân không còn cách nào khác buộc phải lựa chọn để tạo ra bước phát triển mới sau cuộc chiến liên Triều. Nhưng vào mùa đông này, nếu bạn du lịch đến huyện Muju nằm sâu trong nội địa phía nam bán đảo Triều Tiên, bạn có thể khám phá những khía cạnh thật sự đang tiềm ẩn của Hàn Quốc vượt ngoài hình ảnh nhịp sống hối hả đơn điệu.
덕유산(德裕山)은 ‘덕(德)이 넉넉하다’는뜻을 품고 있다. 해발고도 1,614미터의 향적봉(香積峯)을 중심으로 장대한 능선이 남북 방향으로 30킬로미터 넘게 이어져 있다. 그 속에는 해발고도 1,300미터 안팎의 봉우리들만이 아니라 20여 개의 크고 작은 폭포, 13개의 이름난 대(臺), 수십 개에 달하는 못(潭)들이 안겨져 있다.
Núi Deogyu có cái tên mang ý nghĩa “đức hạnh đủ đầy”. Dãy núi hùng vĩ trải dài hơn 30km theo hướng bắc – nam, với trung tâm là đỉnh Hyangjeokbong cao 1.614m so với mực nước biển. Trong khu vực này không chỉ có những đỉnh núi cao trên dưới 1.300m so với mực nước biển mà còn có khoảng 20 thác nước lớn nhỏ, 13 đài quan sát nổi tiếng và hàng chục hồ nước.
특히 물돌이가 9천 개에 이를 정도로 굽이굽이 흐른다고 하여 구천동(九千洞)이라 부르는 계곡은 경치가 빼어나 사시사철 여행자들을 불러 모은다. 그 중 인상적인 곳을 추려 ‘구천동 33경(景)’이라 한다.
Đặc biệt, thung lũng Gucheondong với cái tên bắt nguồn từ việc có đến 9.000 con suối uốn lượn chảy qua, thu hút du khách quanh năm nhờ phong cảnh tuyệt đẹp. Những địa điểm ấn tượng nhất được chọn ra và gọi là “33 tuyệt cảnh của Gucheondong”.
한국 최고의 겨울 산 – Ngọn núi mùa đông đẹp nhất Hàn Quốc
산의 매력은 두 발로 걸어야 제맛이다. 겨울에 눈이 내리면 나뭇가지에 내려앉은 눈이 낮엔 햇빛에 살짝 녹는 듯하다가 기온이 내려가면 다시 얼어붙는데, 이렇게 녹았다 얼기를 반복하면 나뭇가지 전체가 마치 유리로 코팅한 듯 투명한 얼음으로 둘러싸이게 된다. ‘상고대’라 부르는 자연현상이다. 그런데 덕유산의 상고대는 다른 곳의 상고대와 달리 훨씬 두껍고 투명하다. 고도가 1,000미터 이상인 데다 습도와 풍량까지 알맞기 때문이다. 상고대가 뒤덮은 나무를 밀치며 걸을 때면 가지끼리 서로 맞부딪치며 소리를 내는데, 직접 들어보지 않고는 말로 설명할 수 없을 정도로 청아한 소리가 울려 퍼진다.
Vẻ quyến rũ của núi chỉ thực sự hiện ra khi bạn dạo bước trên đôi chân mình. Vào mùa đông, lớp tuyết rơi đọng trên cành cây dường như tan nhẹ dưới ánh nắng ban ngày, nhưng sau đó lại đóng băng khi nhiệt độ giảm xuống. Chu trình tan chảy và đóng băng này lặp đi lặp lại, khiến cho toàn bộ cành cây được bao quanh bởi tinh thể băng trong suốt, như thể chúng được phủ một lớp kính. Đây là hiện tượng tự nhiên được gọi là sương muối. Tuy nhiên, sương muối ở núi Deogyu dày hơn và trong suốt hơn nhiều so với các nơi khác. Điều này là do độ cao của nó vượt quá 1.000m, lại thêm độ ẩm cũng như lượng gió vừa phải. Khi bạn gạt những cành cây phủ đầy sương muối để bước đi, các cành cây va vào nhau và tạo ra âm thanh trong trẻo đến mức không thể diễn tả bằng lời trừ khi bạn trực tiếp nghe thấy.
덕유산은 한국에서 네 번째로 높은 산임에도 불구하고 어렵지 않게 올라갈 수 있다. 평소 등산이 익숙하지 않아 산행이 힘들다면, 곤돌라를 이용할 수 있기 때문이다. 해발고도 1,520미터 지점까지 단 20분 만에 오른다. 곤돌라를 타고 상부 승강장에서 내린 후 향적봉까지 가기 위해서는 완만한 계단 600미터만 걸으면 된다. 등산 채비가 되지 않았다면, 승강장 휴게소에서 아이젠과 스패츠, 등산 스틱 등의 겨울 산행용품을 대여할 수 있다.
Dẫu là ngọn núi cao thứ tư ở Hàn Quốc nhưng núi Deogyu không hề khó leo. Lý do là có thể sử dụng dịch vụ cáp treo trong trường hợp bạn thấy vất vả với việc leo núi vì chưa quen. Chỉ mất 20 phút để đạt đến độ cao 1.520m so với mực nước biển. Sau khi sử dụng cáp treo và xuống ở trạm trên cùng, chỉ cần đi bộ 600m bậc thang thoai thoải là có thể đến được đỉnh Hyangjeokbong. Ngay cả khi chưa trang bị cho việc leo núi, bạn có thể thuê đồ dùng leo núi mùa đông như đế đinh gắn giày leo núi, xà cạp, gậy leo núi… tại khu vực nghỉ chân.
덕유산을 즐길 수 있는 또 다른 방법으로는 스키가 있다. 한국 유일의 국립공원 내 스키장이자, 슬로프 면적이 가장 넓은 스키장인 동시에 제일 큰 표고 차를 보이는 스키장이다. 여러모로 압도적이다. 하이킹을 하든 스키를 타든 왜 덕유산이 한국에서 가장 아름다운 겨울 산이라 불리는지, 어렵지 않게 이유를 알게 될 것이다.
Cách khác để thưởng ngoạn núi Deogyu là trượt tuyết. Đây là khu nghỉ dưỡng trượt tuyết duy nhất ở Hàn Quốc nằm trong một công viên quốc gia, cũng là khu nghỉ dưỡng trượt tuyết có dốc trượt tuyết lớn nhất và độ dốc thẳng đứng dốc nhất trong cả nước. Quả là sự áp đảo trên nhiều phương diện! Dù leo núi hay trượt tuyết, bạn sẽ dễ dàng nhận ra lý do tại sao núi Deogyu được mệnh danh là ngọn núi mùa đông đẹp nhất Hàn Quốc.
절경만 대단한 것이 아니다. 자연환경도 어느 곳보다 청정한 곳이 덕유산, 나아가 무주다. 예컨대 무주에서는 1997년 이래 코로나19가 유행한 2020년과 2021년을 제외하면 매년 여름마다 무주반딧불축제가 열리고 있다. 반딧불이는 오염되지 않은 깨끗한 곳에서만 서식하기 때문에 환경지표종으로도 알려져 있다. 덕유산의 북쪽을 휘돌아 흐르는 남대천(南大川) 일대에 특히 반딧불이가 많이 서식하고 있다. 무주 일원 반딧불이와 그 먹이 서식지는 1982년부터 천연기념물 322호로 지정되어 보호받고 있다.
Phong cảnh không phải là điều tuyệt vời duy nhất. Núi Deogyu, và thậm chí cả Muju, là nơi có môi trường tự nhiên trong lành hơn bất kỳ nơi nào khác. Ví dụ, ở Muju, lễ hội đom đóm Muju được tổ chức vào mùa hè hàng năm kể từ năm 1997, ngoại trừ năm 2020 và 2021 khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Đom đóm còn được biết đến là loài chỉ thị môi trường vì chúng chỉ sống ở những nơi sạch sẽ, không ô nhiễm. Đặc biệt, nhiều đom đóm sống ở khu vực quanh sông Namdaecheon chảy quanh phía bắc núi Deogyu. Khu vực sinh sống của đom đóm và môi trường kiếm ăn của chúng ở Muju đã được chỉ định là di tích tự nhiên số 322 và được bảo vệ từ năm 1982.
빼어난 자연환경 – Môi trường thiên nhiên nổi bật
한반도에서 환경을 보호하기 위한 노력이 본격화된 것은 지난 1960년대부터다. 1963년 재건국민운동본부는 정부에 지리산국립공원 지정을 건의했다. 이어 1964년 덕유산 남쪽에 있는 지리산(智異山) 근방 구례군민들이 지리산국립공원 추진위원회를 결성하여 십시일반 기금을 마련하는 등의 자발적 움직임 끝에 지리산은 1967년 1호 국립공원으로 지정되었다. 이후 1975년, 덕유산 일대도 국립공원으로 지정되었다. 한국의 10번째 국립공원이 탄생하는 순간이었다.
Nỗ lực bảo vệ môi trường trên bán đảo Triều Tiên bắt đầu chính thức từ thập niên 1960. Năm 1963, Trụ sở Phong trào Tái thiết Quốc gia đề xuất chính phủ công nhận Vườn quốc gia núi Jiri. Sau đó, vào năm 1964, cư dân huyện Gurye gần núi Jiri (phía nam núi Deogyu), đã thành lập Ủy ban Xúc tiến Vườn quốc gia núi Jiri và gây quỹ chung. Những nỗ lực tự nguyện của họ đã được đền đáp vào năm 1967, khi núi Jiri được ghi danh là vườn quốc gia đầu tiên của đất nước. Sau đó, vào năm 1975, khu vực quanh núi Deogyu cũng được chỉ định là vườn quốc gia. Đó là thời điểm vườn quốc gia thứ 10 của Hàn Quốc ra đời.
덕유산 해발고도 1,300미터 지점에는 낯익은 나무가 보인다. 크리스마스 시즌이면 빼놓을 수 없는 크리스마스트리로 사용되는 구상나무이다. 야외용 크리스마스트리로는 키가 큰 독일가문비나무나 전나무를 많이 사용하지만, 실내용으로는 아담한 구상나무를 사용한다. 크기도 크기지만, 가지 사이사이에 여백이 있어 장식물을 달기에 용이하기 때문이다.
Ở độ cao 1.300m so với mực nước biển trên núi Deogyu có thể nhìn thấy một loài cây quen thuộc. Đó là cây linh sam Hàn Quốc, được sử dụng như một cây thông Noel không thể thiếu trong mùa Giáng sinh. Cây vân sam Đức hoặc thông trắng (lãnh sam) cao có thể là lựa chọn phổ biến làm cây thông Noel ngoài trời, nhưng cây linh sam Hàn Quốc được ưa chuộng trong nhà vì kích thước nhỏ hơn và khoảng cách giữa các cành lớn hơn, cho phép có nhiều không gian hơn để treo đồ trang trí.
크리스마스트리용 구상나무는 20세기 초반에 ‘한반도 고유종’으로서의 구상나무를 개량한 것으로, ‘한반도 고유종’이라는 말에서 알 수 있듯 한반도가 원산지다. 그런데 이 친숙한 나무를 언젠가는 영영 볼 수 없을지도 모른다. 2013년 국제자연보전연맹에서 이 나무를 ‘위기종’으로 분류했기 때문이다.‘한반도 고유종’이라는 말은 한반도에서 사라지면 멸종된다는 뜻과도 같다. 자칫하다간 크리스마스트리의 원형이 멸종돼 지구상에서 영영 자취를 감출 수 있다는 의미이다.
Cây linh sam Hàn Quốc dùng làm cây thông Noel được phát triển từ giống cây linh sam, một “loài đặc hữu của bán đảo Triều Tiên” vào đầu thế kỷ XX. Như có thể thấy từ thuật ngữ “loài đặc hữu của bán đảo Triều Tiên”, nó là loài cây bản địa của bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, một ngày nào đó chúng ta có thể sẽ không còn nhìn thấy loài cây quen thuộc này nữa. Lý do là vì vào năm 2013, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã xếp loài này vào danh sách “loài có nguy cơ tuyệt chủng”. Thuật ngữ “loài đặc hữu của bán đảo Triều Tiên” cũng ngụ ý rằng nếu loài cây này biến mất khỏi bán đảo Triều Tiên thì đồng nghĩa với việc nó bị tuyệt chủng. Điều này có nghĩa là nguyên mẫu của cây thông Noel sẽ bị tuyệt chủng và biến mất khỏi bề mặt trái đất mãi mãi.
다행스러운 점은 구상나무의 멸종을 넋 놓고 바라보고 있는 것이 아니라 대응책을 찾기 시작했다는 것이다. 1984년부터 ‘우리강산 푸르게 푸르게’라는 이름으로 산림조성 및 숲가꾸기 사업을 펼쳐오고 있는 (주)유한킴벌리(Yuhan-Kimberly, Ltd.)가 국립백두대간수목원과 함께 2021년부터 구상나무 보존 사업을 진행해 오고 있다. 실제로 국립백두대간수목원 온실에서 6,800여 본의 모종을 키우고 있으며, 그 수를 늘리기 위해 2022년에는 12만 개의 구상나무 씨앗을 수집했다. 덕유산을 비롯해 구상나무가 살기에 적합한 곳을 찾아 이식하기 위해서다. 마치 중요한 데이터를 잃지 않기 위해 백업 작업을 하듯 구상나무를 보존하기 위한 일종의 ‘노아의 방주’를 마련하고 있는 것이다.
Điều đáng mừng là chúng ta không phải chỉ đứng nhìn sự tuyệt chủng của cây linh sam Hàn Quốc trong vô vọng mà còn bắt đầu tìm kiếm các biện pháp ứng phó. Là đơn vị thực hiện dự án trồng cây gây rừng và quản lý rừng dưới tên gọi “Làm cho giang sơn chúng ta xanh hơn và xanh hơn” từ năm 1984, Công ty TNHH Yuhan-Kimberly đã và đang triển khai dự án bảo tồn cây linh sam Hàn Quốc từ năm 2021 cùng với Vườn ươm Quốc gia Baekdudaegan. Trên thực tế, khoảng 6.800 cây giống đang được nuôi trong nhà kính của Vườn ươm Quốc gia Baekdudaegan và để tăng số lượng, 120.000 hạt giống cây linh sam Hàn Quốc đã được thu thập vào năm 2022. Mục đích là tìm ra những nơi phù hợp để chuyển giao loài cây này, không chỉ ở núi Deokyu mà còn ở nhiều địa điểm khác. Dự án này tạo ra một “con thuyền Noah” để bảo tồn cây linh sam Hàn Quốc, như thể đang thực hiện một biện pháp sao lưu để không mất đi dữ liệu quan trọng.
백업의 기원 – Khởi nguồn của việc sao lưu
그러고 보면 무주에는 실제 노아의 방주 역할을 해온 공간이 있다. 덕유산 국립공원에 속해 있는 적상산(赤裳山)에 위치한 사고(史庫)가 그곳이다. Thật ra mà nói có một khu vực ở Muju đã và đang đóng vai trò “con tàu Noah”. Đó chính là Viện Lưu trữ Lịch sử trên núi Jeoksang thuộc Vườn Quốc gia núi Deogyu.
14세기 말~20세기 초 존재했던 조선왕조는 기록을 무척 소중히 여겼다. 기록을 남김으로써 절대 권력자인 왕의 전횡을 막고, 후대에는 노하우를 전수하겠다는 목적이 있었다. 대표적인 기록물로는 『조선왕조실록(朝鮮王朝實錄)』이 있다. 건국 이래 자그마치 472년 동안의 역사를 매일 같이 수록한 책이다. 한 왕조의 역사적 기록 중 세계에서 가장 긴 시간에 걸쳐 작성된 기록물로 꼽힌다. 심지어 왕조 시절의 원본이 그대로 남아 있는 세계 유일의 사례다. 이러한 점을 높이 사 1973년에는 대한민국 국보로 지정되었고, 1997년에는 유네스코 세계기록유산에도 등재되었다.
Triều đại Joseon tồn tại từ cuối thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XX, rất coi trọng việc chép sử. Mục đích là thông qua hoạt động lưu trữ sử liệu có thể ngăn chặn sự chuyên chế của nhà vua – người nắm giữ quyền lực tuyệt đối, cũng như truyền lại tri thức cho hậu thế. Một sử liệu tiêu biểu là bộ “Triều Tiên vương triều thực lục”. Đây là bộ sách ghi chép lịch sử hàng ngày trong suốt 472 năm kể từ khi lập vương triều Joseon. Bộ sách này được xem là những ghi chép lịch sử thực hiện trong khoảng thời gian dài nhất trong số các ghi chép lịch sử của bất kỳ triều đại nào trên thế giới. Thậm chí, đây là trường hợp duy nhất trên thế giới mà bản gốc của đương thời vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Để ghi nhận điều này, bản gốc đã được chỉ định là Di sản quốc gia Hàn Quốc vào năm 1973 và cũng được UNESCO ghi danh vào Di sản Tư liệu thế giới vào năm 1997.
기록 당시부터 지금에 이르기까지 여러 차례의 전쟁과 화재, 그리고 무수한 천재지변에도 불구하고 잘 보존되어 전해질 수 있었던 것은 무엇 때문일까? 바로 ‘백업’ 덕분이다. 조선은 『조선왕조실록』을 항상 4~5질씩 만들어, 한 질은 수도에 두고 나머지는 여러 지방에 분산해 보관했다. 그냥 보관만 한 것이 아니었다. 3년마다 한 번씩 꺼내 ‘포쇄(曝曬)’라 부르는 작업, 즉 습기 때문에 곰팡이가 슬거나 좀이 먹는 것을 방지하기 위해 햇볕과 바람에 말리는 일을 반복했다.
Tại sao từ lúc ghi chép đến tận ngày nay, bộ sử vẫn được bảo tồn tốt và truyền lại nguyên vẹn như vậy bất chấp nhiều lần chiến tranh, hỏa hoạn, hay vô số thiên tai? Đó là nhờ sự “sao lưu”. Joseon luôn tạo ra 4-5 bộ “Triều Tiên vương triều thực lục”, giữ một bộ ở kinh thành và phân bố các bộ còn lại ở nhiều địa phương. Sách không chỉ được lưu trữ, mà cứ ba năm một lần, chúng trải qua quy trình được gọi là “phơi nắng”, tức là được lấy ra và phơi khô dưới nắng và gió để ngăn ngừa nấm mốc phát triển do ẩm ướt hoặc mối mọt ăn.
절체절명(絕體絕命)의 순간도 있었다. 16세기 말에 벌어진 동아시아 3국 사이의 전쟁 도중이었다. 무주 남서쪽 약 50킬로미터 거리의 전주(全州) 사고에 있던 것을 제외한 모든 『조선왕조실록』이 불에 타 버린 것이었다. 전쟁이 끝난 뒤 조선이 한 일은 무엇이었을까? 당연히 그 유일한 『조선왕조실록』을 다시 백업하는 것이었다. 재차 5질로 복구해 전국에 분산 보관했는데, 그중 한 곳이 적상산 사고였다. 사고 주변이 절벽이다 보니 적군이 침입하기 어려웠고, 완만한 지대에는 이미 1,500여 년 전부터 있었던 적상산성(赤裳山城)을 고쳐 지어 보완했다.
Cũng có những lúc tuyệt vọng vô cùng. Đó là trong cuộc chiến giữa ba nước Đông Á diễn ra vào cuối thế kỷ XVI. Tất cả các phiên bản “Triều Tiên vương triều thực lục” đều bị thiêu hủy, ngoại trừ bản ở sử khố Jeonju, cách Muju khoảng 50km về phía tây nam. Joseon đã làm gì sau khi chiến tranh kết thúc? Đương nhiên là sao lưu lại bản duy nhất của “Triều Tiên vương triều thực lục”. Một lần nữa triều đình cho phục hồi lại thành năm bộ rồi lưu trữ rải rác trên cả nước, một trong số đó là sử khố núi Jeoksang. Xung quanh nơi đây là vách đá nên quân địch khó xâm nhập, vả lại, thành trì núi Jeoksang xây dựng cách đây 1.500 năm trên địa hình dốc thoải đã được tu bổ lại để bảo quản sách.
다만 적상산 사고에 보관되어 온 조선왕조실록은 20세기 초에 서울로 옮겨졌는데, 한국전쟁 와중에 홀연히 사라져 버렸다. 그럼에도 총 1,893권 888책으로 구성된 방대한 양의 『조선왕조실록』은 오늘, 이 순간까지도 전해지고 있다. 익히 이야기한 백업 덕분이다.
Tuy nhiên, bộ “Triều Tiên vương triều thực lục” lưu trữ ở núi Jeoksan đã được chuyển đến Seoul vào đầu thế kỷ XX, nhưng rồi đột nhiên biến mất trong chiến tranh liên Triều. Dẫu vậy, bộ sử “Triều Tiên vương triều thực lục” đồ sộ, bao gồm tổng cộng 888 tập với 1.893 quyển, vẫn đang được lưu truyền cho đến tận thời điểm ngày nay. Điều này là nhờ vào việc sao lưu đã đề cập bên trên.
무주 여행을 해야 하는 까닭 – Lý do nên du lịch Muju
무주는 관광을 넘어 한국 사회가 자연과의 공존을 위해 들이는 노력의 깊이와 폭을 이해하는 데 도움이 될 만한 곳이다. 읍내 남쪽에는 ‘등나무운동장’이라는 곳이 있다. 500여 그루의 등나무 넝쿨이 철제 뼈대를 타고 올라가 여름에는 관중석에 그늘을 만들어 주고 겨울에는 내리는 눈을 막아줄 수 있도록 설계한 운동장이다.
Muju không chỉ là điểm du lịch, mà còn là nơi giúp bạn hiểu biết sâu rộng hơn về những nỗ lực cùng hòa mình với thiên nhiên của xã hội Hàn Quốc. Ở phía nam thị trấn Muju có một nơi tên là sân vận động Deungnamu. Sân vận động này được thiết kế sao cho khoảng 500 cây hoa tử đằng (đậu tía) leo lên khung thép để tạo bóng mát cho khán đài trong mùa hè và chắn tuyết rơi vào mùa đông.
한때 실용적이고 기능적인 건축물을 지향했던 모더니즘 건축이 놓친 것이 있었다. 바로 인간과 자연의 교감이다. 사실 모더니즘 건축은 자연 위에 군림하려는 듯 왕왕 위압적인 모습을 보였고, 자연도 조경(造景)이라는 이름으로 만들어 낸 인공적인 자연이었다. 하지만 이 운동장을 설계한 건축가 정기용(鄭奇鎔, 1945-2011)의 생각은 달랐다. 자연을 인위적으로 변형해 활용하는 것이 아니라, 그 스스로 주인처럼 설 수 있도록 자연을 대하는 시각을 바꾼 것이다. 자연은 시시각각 변화한다. 매년 봄이면 꽃이 피고, 여름이면 어느 때보다 왕성하게 줄기를 뻗으며 잎이 돋고, 가을이 되면 낙엽이 지고, 겨울이 오면 앙상해진다. 건축가는 앙상한 가지조차 인상적인 등나무를 이용해 천연의 스타디움이 완성되도록 유도한 것이다. 관중석 가장 뒷줄에 올라서서 운동장 한 바퀴를 걸어본다면 세계에 단 하나뿐인 무주 등나무운동장의 매력에 빠져들게 될 것이다.
Đã từng có thời kiến trúc theo chủ nghĩa hiện đại hướng đến các công trình có tính thực tiễn và công năng, nhưng đã bỏ lỡ một điều quan trọng. Đó là sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên. Thực tế cho thấy, kiến trúc theo chủ nghĩa hiện đại thường toát lên vẻ thị uy như thể muốn ngự trị thiên nhiên, và thậm chí, thiên nhiên chỉ là thiên nhiên nhân tạo được thiết kế dưới danh nghĩa kiến tạo cảnh quan. Tuy nhiên, kiến trúc sư Chung Gu-yon (1945 – 2011), người thiết kế sân vận động này, lại có suy nghĩ khác. Ông thay đổi góc nhìn về thiên nhiên, rằng không phải biến đổi và sử dụng thiên nhiên một cách nhân tạo, mà là để cho nó có thể giữ vị trí “chủ nhân”. Thiên nhiên không ngừng thay đổi. Mỗi năm xuân đến hoa nở, mùa hè thân cây xòe rộng hơn bao giờ hết và lá đâm chồi, đến mùa thu lá rụng, đến mùa đông thì trơ trụi. Kiến trúc sư đã sử dụng hoa tử đằng có cành đẹp ngay cả khi trơ trụi để tạo ra một sân vận động thiên nhiên. Nếu tiến lên hàng ghế cuối của khán đài và dạo bước một vòng quanh sân vận động, bạn sẽ phải lòng trước vẻ đẹp quyến rũ của sân vận động Deungnamu độc nhất trên thế giới.
무주 여행은 한국의 겨울이 어떤 매력을 가졌는지 감탄하는 계기를 마련해줄지 모른다. 또 그 매력의 가장 큰 근원 가운데 하나인 자연 그 자체의 아름다움과 소중함을 일깨워 주는 여정이 될 것이다. 동시에 ‘빨리빨리’에 집중하느라 주변을 돌보지 못했을 것 같은 한국 사회가 자연과 어떤 방식으로 교감하고 공존해 왔는지를 발견하는 여행이 될 수 있다. 무주에 겨울이 왔다. 당신도 어서 무주에 와야 할 이유다.
Chuyến du lịch đến Muju mang đến cho bạn cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp quyến rũ của mùa đông ở Hàn Quốc. Đó sẽ là hành trình giúp bạn nhận ra vẻ đẹp và giá trị quý báu của thiên nhiên, một trong những căn nguyên lớn nhất của sự quyến rũ ấy. Đồng thời, đây có thể là chuyến đi khám phá cách xã hội Hàn Quốc, vốn dường như không thể quan tâm đến môi trường xung quanh vì quá tập trung vào lối sống “ppalli ppalli”, đã tương tác và sống hòa hợp với thiên nhiên như thế nào. Mùa đông đã đến với Muju rồi. Đây là lý do bạn cũng nên sớm đến Muju.
권기봉(KWON Ki-bong 權奇鳯) 작가
이민희(Lee Min-hee 李民熙) 사진작가
Dịch. Nguyễn Trung Hiệp