‘핵융합 신규 프로젝트’ 추진···인공태양 기술 확보 – Hàn Quốc sẽ đầu tư 866 triệu USD để đảm bảo công nghệ sản xuất năng lượng nhiệt hạch

0
82
▲ 대전 유성구 한국핵융합에너지연구원에 구축된 한국형 초전도 핵융합 연구장치 ‘KSTAR(케이스타)’의 모습. Lò phản ứng nhiệt hạch siêu dẫn “KSTAR” được xây dựng ở Viện nghiên cứu Năng lượng nhiệt hạch Hàn Quốc (KFE), quận Yuseong-gu, thành phố Daejeon. (Ảnh: Viện nghiên cứu Năng lượng nhiệt hạch Hàn Quốc - 한국핵융합에너지연구원)
▲ 대전 유성구 한국핵융합에너지연구원에 구축된 한국형 초전도 핵융합 연구장치 ‘KSTAR(케이스타)’의 모습. Lò phản ứng nhiệt hạch siêu dẫn “KSTAR” được xây dựng ở Viện nghiên cứu Năng lượng nhiệt hạch Hàn Quốc (KFE), quận Yuseong-gu, thành phố Daejeon. (Ảnh: Viện nghiên cứu Năng lượng nhiệt hạch Hàn Quốc – 한국핵융합에너지연구원)

한국 정부가 ‘인공태양’으로 불리는 핵융합 기술 개발 및 인프라 구축을 위해 1조2000억 원 규모의 신규 프로젝트를 추진한다. Mới đây, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố gói đầu tư trị giá 866 triệu USD (tương đương 1,2 nghìn tỷ KRW) cho dự án đảm bảo công nghệ sản xuất năng lượng nhiệt hạch và xây dựng các cơ sở liên quan.

과학기술정보통신부(과기정통부)는 이종호 과기정통부 장관 주재로 제20차 국가핵융합위원회를 열어 이같은 내용을 담은 ‘핵융합 에너지 실현 가속화 전략’을 의결했다고 22일 밝혔다.

Quyết định này là một phần của kế hoạch tăng tốc phát triển công nghệ sản xuất năng lượng nhiệt hạch được đưa ra trong phiên họp thứ 20 của Ủy ban năng lượng nhiệt hạch quốc gia, do Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ Thông tin và Truyền thông Hàn Quốc (MSIT) ông Lee Jong Ho chủ trì vào ngày 22/7 vừa qua.

핵융합은 태양에서 에너지가 만들어지는 원리를 모방해 중수소와 삼중수소의 핵융합 반응으로 에너지를 생산하는 기술이다. 탄소를 배출하지 않을뿐만 아니라 고준위 방폐물을 발생시키지 않아 탈탄소 시대의 핵심 에너지원으로 주목받고 있다.

Công nghệ sản xuất năng lượng nhiệt hạch được phát triển bằng cách mô phỏng nguyên lý hoạt động của Mặt trời và loại năng lượng này được tạo ra từ những phản ứng tổng hợp hạt nhân giữa các đồng vị của hydro là deterium, tritium.

Bài viết liên quan  “24일부터 대중교통 요금 20% 이상 돌려주는 ‘K-패스’ 발급 받으세요” - Đăng ký ngay “K-pass” để nhận ưu đãi khi tham gia giao thông công cộng

Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên toàn thế giới đang đẩy nhanh quá trình khử carbon để bảo vệ môi trường, năng lượng nhiệt hạch được coi là “năng lượng tối thượng” vì nó không phát thải khí thải carbon và không để lại chất thải phóng xạ cấp độ cao.

정부는 핵융합 에너지 상용화에 주도적으로 참여할 역량을 확보해 탈탄소 시대 에너지 안보·주권의 핵심축으로 도약한다는 정책 목표를 설정했다. 이를 위해 기술 혁신, 산업화, 생태계 등의 3가지 기본 방향을 중심으로 민관 협력을 통한 핵융합 기술 혁신, 핵융합 에너지 산업화 기반 구축, 핵융합 에너지 혁신 생태계 조성이라는 3대 전략과 9가지 핵심 과제를 수립했다.

Thông qua kế hoạch mới được công bố, chính phủ nước này đặt mục tiêu vươn lên trở thành một trong những trọng điểm về việc đảm bảo an ninh năng lượng và chủ quyền năng lượng bằng cách nâng cao năng lực cạnh tranh để tham gia vào quá trình thương mại hóa năng lượng nhiệt hạch.

Nhằm mục tiêu này, dựa trên 3 định hướng cơ bản là “đổi mới công nghệ”, “công nghiệp hóa” và “hệ sinh thái”, Hàn Quốc đã trình bày 3 chiến lược chính bao gồm: đổi mới công nghệ sản xuất năng lượng nhiệt hạch; xây dựng nền tảng cho công nghiệp hóa năng lượng nhiệt hạch; và thiết lập hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về năng lượng nhiệt hạch, cũng như 9 nhiệm vụ trọng tâm.

Bài viết liên quan  마음을 끌어당기는 간판 - Bảng hiệu chinh phục trái tim

민관 협력과 관련해서는 민간의 우수한 엔지니어링 역량과 공공의 핵융합 기술 역량을 결합하는 ‘퓨전 엔지니어링 혁신 프로젝트’를 추진하고 디버터 및 증식블랭킷 등 핵심 기술 개발을 지원한다.

Để thúc đẩy hợp tác công tư trên lĩnh vực này, chính phủ sẽ hỗ trợ việc phát triển diverter và breeding blanket, hai thiết bị không thể thiếu để xây dựng lò phản ứng nhiệt hạch hoàn hảo nhất, bằng cách kết hợp năng lực kỹ thuật trong lĩnh vực tư nhân và công nghệ sản xuất năng lượng nhiệt hạch trong lĩnh vực công cộng.

인공지능(AI) 기술을 활용해 핵융합로의 표준 운영 기술을 개발하는 한편 사물인터넷(IoT) 기반의 핵융합로 운전상태 모니터링 기술을 개발해 극한 환경에서 운전하는 핵융합로의 상태를 원격 진단하는 기술도 개발한다.

Nước này sẽ phát triển các tiêu chuẩn kỹ thuật điều hành lò phản ứng nhiệt hạch bằng trí tuệ nhân tạo (AI), đồng thời sử dụng công nghệ internet vạn vật (IoT) để theo dõi từ xa mọi hoạt động của lò phản ứng nhiệt hạch.

이와 함께 한국형 초전도 핵융합 연구장치인 ‘케이스타(KSTAR)’ 설계·건설 경험으로 확보한 기술력과 ‘국제핵융합실험로(ITER)’ 등 국제 공동연구를 통해 쌓은 해외 네트워크를 활용해 해외 연구장치 건설 사업 수주를 지원한다.

Cùng với đó, khi tận dụng kinh nghiệm thiết kế và xây dựng lò phản ứng nhiệt hạch siêu dẫn “KSTAR” được chế tạo trong nước cũng như mạng lưới quốc tế được thiết lập khi tham gia nghiên cứu chung cho Lò phản ứng thí nghiệm nhiệt hạch quốc tế (ITER), Hàn Quốc sẽ hỗ trợ dự án xây dựng lò phản ứng nhiệt hạch ở nước ngoài.

Bài viết liên quan  캐치테이블: 외국인 관광객 앱으로 서울 맛집 예약 가능 - Du khách nước ngoài có thể đặt chỗ tại các quán ăn ở Seoul bằng ứng dụng trên điện thoại

핵융합 인력수요 확대 대응을 위한 전문인력 확보·양성을 위해서는 대학의 핵융합 전공 및 과목을 신설·확대하고, ITER와 연계한 교육훈련 프로그램을 확충한다. 해외 우수연구자 유치와 정착을 위해 인건비 제도개선, 유치기관에 대한 인센티브 제공 등도 적극 검토할 계획이다.

Đối với mục tiêu đào tạo nhân lực chuyên nghiệp, chính phủ có kế hoạch mở khóa học về năng lượng nhiệt hạch tại các trường đại học trong nước, đồng thời mở rộng chương trình đào tạo dựa trên dự án nghiên cứu ITER. Để thu hút các nhà nghiên cứu xuất sắc từ nước ngoài, nước này sẽ tích cực cải thiện những chính sách liên quan đến chi phí nhân công.

이 장관은 “핵융합에너지는 에너지 문제 및 전력수요 증가 문제의 해결책으로 미래에는 핵융합에너지 기술을 확보한 나라만이 세계 에너지 시장을 주도할 수 있다” 면서 “민관 협력 중심의 연구개발 전환과 핵융합 생태계 강화를 통해 핵융합에너지를 조기에 확보해 에너지 패권 경쟁에서 주도권을 확보하겠다”고 강조했다.

Bộ trưởng MSIT Lee Jong Ho cho biết: “Năng lượng nhiệt hạch là giải pháp không chỉ cho vấn đề năng lượng mà còn cho nhu cầu điện ngày càng tăng cao. Trong tương lai, thị trường năng lượng thế giới sẽ được dẫn đầu bởi những quốc gia đảm bảo công nghệ sản xuất năng lượng nhiệt hạch. Nước ta sẽ cố gắng để giành quyền chủ đạo ở lĩnh vực năng lượng bằng cách thực hiện các nghiên cứu liên quan thông qua việc thúc đẩy hợp tác công tư và tăng cường hệ sinh thái cho loại năng lượng này”.

박혜리 기자 hrhr@korea.kr
Bài viết từ Park Hye Ri, hrhr@korea.kr

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here