한국의 특별한 여름 별미, 물회 – Mulhoe, Món ngon mùa hè độc đáo của Hàn Quốc

0
249

물회는 과거 불을 피울 수 없던 목선에서 어부들이 간편하게 만든 뒤 빠르게 먹을 수 있는 패스트푸드였다. 하지만 그 탄생 배경은 그리 가볍지 않다. 밥이 주식으로 하는 오랜 전통, 갓 잡은 생선을 날것으로 먹는 독특한 활어회 문화, 그리고 고추를 발효시켜 만든 고추장이라는 세 가지 조건이 절묘하게 결합되었기 때문이다. 물회는 세계 어디에서도 만날 수 없는 한국만의 독특한 음식이다.

Trước đây, mulhoe (gỏi cá sống) là món ăn nhanh mà ngư dân chế biến đơn giản và ăn nhanh trên thuyền gỗ ngoài khơi, nơi không thể nhóm lửa. Tuy nhiên, bối cảnh ra đời của món ăn này không hề đơn giản. Bởi món ăn là sự kết hợp tinh tế của ba thứ là truyền thống lâu đời: xem cơm là món ăn chính, văn hóa cá sống độc đáo là ăn sống cá tươi vừa mới bắt và gochujang (tương ớt được lên men từ ớt đỏ). Mulhoe là món ăn độc đáo chỉ riêng của Hàn Quốc, không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

싱싱한 회와 각종 해산물, 아삭한 식감을 더해줄 야채와 고추장을 베이스로 한 시원한 육수가 어우러진 물회는 한국인들이 여름철 즐겨 찾는 보양식이자 별미이다. Mulhoe với nước dùng mát lạnh làm từ tương ớt hòa quyện với cá tươi sống thái lát, các loại hải sản tươi sống và rau tươi làm tăng độ giòn là món ăn ngon và bổ dưỡng được người Hàn Quốc ưa chuộng vào mùa hè.
싱싱한 회와 각종 해산물, 아삭한 식감을 더해줄 야채와 고추장을 베이스로 한 시원한 육수가 어우러진 물회는 한국인들이 여름철 즐겨 찾는 보양식이자 별미이다. Mulhoe với nước dùng mát lạnh làm từ tương ớt hòa quyện với cá tươi sống thái lát, các loại hải sản tươi sống và rau tươi làm tăng độ giòn là món ăn ngon và bổ dưỡng được người Hàn Quốc ưa chuộng vào mùa hè.

유엔 식량농업기구(FAO)에서 발간하는 세계수산양식현황(SOFIA)에 따르면 한국의 1인당 해산물 소비량은 매년 세계 상위권을 기록하고 있다. 이는 국토의 삼 면이 바다로 둘러싸인 반도 국가라는 환경 탓도 있겠지만, 이것만으로는 한국의 많은 해산물 소비량은 충분히 설명되지 않는다. 한국보다 더 넓은 바다를 가진 나라도 많기 때문이다.

Theo báo cáo “Tình hình Nghề cá và Nuôi trồng Thủy sản Thế giới” (SOFIA) do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) công bố, Hàn Quốc luôn được xếp hạng trong số các quốc gia hàng đầu về lượng tiêu thụ hải sản bình quân đầu người. Hàn Quốc là quốc gia bán đảo có ba mặt giáp biển cũng là một lý do, nhưng chưa đủ để giải thích cho lượng tiêu thụ hải sản cao của Hàn Quốc. Đó là bởi vì có nhiều quốc gia thậm chí có vùng biển rộng hơn Hàn Quốc.

해산물 소비가 많은 한국 – HÀN QUỐC CÓ LƯỢNG TIÊU THỤ HẢI SẢN CAO

한국인의 해산물 소비량이 매년 세계 순위권에 드는 이유에는 한국인의 독특한 식문화도 한몫한다. 우선 한국인은 김, 미역, 다시마 등 세계에서 가장 다양한 종류의 해조류를 먹는다. 심지어 수출도 많이 한다.

Trong những lý do khiến lượng tiêu thụ hải sản của người Hàn Quốc hàng năm xếp thứ hạng cao trên thế giới, văn hóa ẩm thực độc đáo của họ cũng chiếm một phần đáng kể. Trước tiên là người Hàn Quốc ăn và thậm chí xuất khẩu nhiều loại tảo biển nhất thế giới như lá kim, rong biển, tảo bẹ,…

해조류는 바다에서 자라는 식물이다. 바다에 해조류가 많다는 것은 그만큼 다양한 생물이 사는 건강한 바다라는 증거다. 한반도의 바다는 육지와 가깝고 수심도 너무 깊지 않아 해조류 자생에 좋은 조건을 갖추고 있다. 햇볕이 닿지 않는 너무 깊은 바다나 육지와 멀리 떨어져 무기물이 충분하지 못한 바다에는 해조류가 자생하지 못하기 때문이다.한국인은 예로부터 바다에서 쉽게 구할 수 있는 해조류를 활용해 다양한 요리를 만들었다. 다른 나라에서는 바다의 잡초로 인식되었던 해조류가 한국인에게는 요긴한 식재료였다. 그리고 현대에 와서는 한국인의 건강한 밥상을 구성하는 중요한 요소가 되고 있다.

Tảo biển là nhóm thực vật sống ở biển. Sự phong phú của các loài tảo ở biển là minh chứng cho thấy một hệ sinh thái biển trong lành với nhiều sinh vật đa dạng. Biển quanh bán đảo Triều Tiên gần đất liền và không quá sâu là điều kiện tốt cho sự phát triển của tảo biển, bởi vì tảo biển không thể sinh trưởng ở vùng biển quá sâu, nơi thiếu ánh sáng mặt trời hoặc ở vùng biển xa đất liền, nơi ít chất vô cơ. Từ xa xưa, người Hàn Quốc đã biết tận dụng nguồn tảo biển dễ kiếm này để chế biến nhiều món ăn đa dạng. Tảo biển vốn bị xem là cỏ dại ở biển tại các nước khác lại là nguyên liệu thực phẩm thiết yếu đối với người Hàn Quốc. Trong thời hiện đại, tảo biển là thành phần thiết yếu tạo nên bữa ăn lành mạnh của người Hàn Quốc.

두 번째 이유로는 생선을 익히지 않고 먹는 식문화를 들 수 있다. 아주 오래전부터 지금까지 생선을 날것으로 먹는 방식이 일반화된 나라는 한국과 일본 정도가 유일하다. 서구의 경우 남미(특히 페루)에서 시작된 세비체(ceviche)라는 음식을 통해 생선을 날것으로 먹는 문화가 일부 남아있다. 그런데 세비체는 엄밀히 따지면 생선을 전혀 익히지 않는 것은 아니다. 세비체는 라임이나 레몬에 해산물을 재웠다가 먹는 것인데, 이 과정에서 열 대신 산(acid)에 의해 생선의 표면이 익는다. 날것처럼 보이지만 실제로는 날것이 아닌 셈이다. 이에 반해 한국과 일본은 생선을 비롯한 다양한 해산물을 날것으로 먹는 방식을 오래전부터 이어오고 있으며, 이는 한일 양국 식문화에서 중요한 장르로 굳어졌다. 이렇게 생선을 날것 그대로 먹는 방식을 한국에서는 ‘생선회’, 일본에서는 ‘사시미’라고 부른다.

Bài viết liên quan  [Đọc - Dịch] 한국의 ‘어버이 날’과 베트남의 ‘부란절’ ‘Ngày cha mẹ’ của Hàn Quốc và ‘Lễ Vu Lan’ của Việt Nam

Nguyên nhân thứ hai là do văn hóa ẩm thực ăn cá sống không cần nấu chín. Từ rất xưa đến nay, Hàn Quốc và Nhật Bản là những quốc gia duy nhất phổ biến phương thức ăn cá sống. Ở phương Tây còn lưu lại một số vùng văn hóa ăn cá sống qua món gỏi ceviche, có nguồn gốc từ Nam Mỹ (đặc biệt là Peru). Tuy nhiên, ceviche không hẳn là cá chưa được nấu chín. Món ceviche được ướp hải sản với chanh xanh hoặc chanh vàng trước khi ăn và trong quá trình này, bề mặt của cá được làm chín bằng axit thay vì dùng nhiệt. Vậy nên ceviche trông có vẻ giống cá sống nhưng thực tế không phải là cá sống. Ngược lại, Hàn Quốc và Nhật Bản từ lâu đã duy trì tập quán ăn sống nhiều loại hải sản khác nhau, bao gồm cả cá. Đây đã trở lành một loại hình quan trọng trong văn hóa ẩm thực của Hàn Quốc và Nhật Bản. Hàn Quốc gọi cách ăn cá sống này là saengseonhoe và Nhật Bản gọi là sashimi.

복합적인 맛을 즐기다 – THƯỞNG THỨC HƯƠNG VỊ PHỨC HỢP

생선을 날것으로 먹는 방식에서 있어 한국과 일본은 뚜렷한 차이가 있다. 일본은 날생선을 손질한 후 충분한 숙성을 거친 후에야 맛볼 수 있는 부드러운 질감과 풍부함 감칠맛을 즐겼다. 숙성을 거쳐 부드러워진 사시미는 밥과 잘 어울렸다. 밥에 식초를 섞어 부패를 방지한 다음 사시미를 얹어 만든 음식이 스시다.

Có sự khác biệt rõ rệt trong cách thưởng thức cá sống giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhật Bản thích kết cấu mềm và hương vị thơm ngon chỉ có thể nếm được sau khi xử lý và ủ cá sống “lên tuổi”. Sashimi trở nên mềm hơn sau khi ủ rất hợp với cơm. Sushi là món ăn được phủ một lớp sashimi lên trên cơm trộn giấm để tránh hư hỏng.

한국은 생선회를 먹는 포인트가 일본과 달랐다. 숙성된 생선회보다는 사후경직이 진행 중인 생선, 즉 단단한 질감을 선호했다. 대신 다양한 양념과 채소를 곁들였다. 일본이 간장과 고추냉이(와사비) 등 최소한의 소스를 사용해 생선이 가진 본래의 맛을 끌어내는 것에 중점을 뒀다면, 한국은 간장, 된장, 고추장, 참기름, 마늘, 고추 등 다양한 부재료를 곁들였다. 그리고 이 모든 것을 상추나 깻잎 등에 싸서 함께 먹었다. 얼핏 일본보다 덜 섬세해 보일 수 있으나 그렇지 않다. 인간의 미각은 반복되는 행위를 통해 의도된 방향으로 발달한다. 생선과 소스 그리고 채소의 조화를 추구했던 한국인의 미각은 복합적인 맛을 즐기는 쪽을 선호하게 된다. 그래서 사시미를 먹는 일본인의 테이블은 단조로운 반면, 생선회를 먹는 한국인의 테이블은 매우 복잡하고 푸짐하다.

Điểm nhấn trong ăn cá sống ở Hàn Quốc khác với ở Nhật Bản. Người Hàn Quốc thích kết cấu giòn tươi của thịt cá trong quá trình co cứng sau khi chết hơn là thịt cá đã ủ. Thay vào đó, họ sẽ ăn kèm với nhiều loại gia vị và rau củ khác. Nếu như Nhật Bản chỉ sử dụng tối thiểu các loại nước chấm như nước tương và mù tạt (wasabi)… để làm bật hương vị nguyên bản của cá, thì Hàn Quốc lại kèm nhiều phụ liệu như nước tương, tương đậu nành, tương ớt, dầu mè, tỏi và ớt… Họ dùng rau xà lách hoặc lá vừng gói tất cả các nguyên liệu với nhau để ăn. Thoạt nhìn trông món cá sống của Hàn Quốc có vẻ kém tinh tế hơn so với Nhật Bản nhưng không như vậy. Vị giác của con người phát triển theo hướng đã định thông qua việc lặp lại các hành vi. Khẩu vị của người Hàn Quốc vốn theo đuổi sự hài hòa giữa cá, nước chấm và rau củ giờ đây có xu hướng thích thưởng thức những hương vị phức hợp. Thế nên, nếu bàn ăn sashimi của người Nhật Bản trông đơn điệu thì bàn ăn mulhoe của người Hàn Quốc rất cầu kỳ và phong phú.

한국 어부의 패스트푸드, 물회 – MÓN ĂN NHANH CỦA NGƯ DÂN HÀN QUỐC – MULHOE

조선시대(1392~1910년)까지 한국의 어업은 나무로 만든 목선과 노를 젓거나 바람을 이용하는 무동력선에 의지했다. 근대 이후 엔진에 의해 움직이는 동력선이 도입되었으나, 선박의 재질이 나무라는 사실에는 변함이 없었다. 동력선이 도입되자 이전보다 훨씬 먼 바다로 나갈 수 있었다. 먼 바다로 나갈수록 조업 시간은 길어졌다. 배에서 식사를 해결해야 했다.

Cho đến thời Joseon (1392-1910), nghề đánh cá ở Hàn Quốc vẫn dựa vào thuyền gỗ, tàu không có động cơ sử dụng mái chèo hoặc sức gió. Đến thời hiện đại, tàu động cơ được sử dụng nhưng chất liệu đóng tàu thực tế vẫn là gỗ. Với việc sử dụng tàu có động cơ, con người có thể đi ra biển xa hơn trước. Càng đi ra biển xa, thời gian đánh cá càng dài và ngư dân phải giải quyết bữa ăn trên tàu.

Bài viết liên quan  을지로: 슴슴한 육수부터 달곰한 갈비까지 - Euljiro: Từ món nước thịt thanh đạm đến món sườn ngọt tan
매콤하면서 새콤달콤한 육수는 무더위에 지친 입맛을 달래기에 제격이다. 각종 회와 해산물, 그리고 야채를 덜어 먹은 후 남은 육수에 취향에 따라 밥 또는 면을 말아먹어도 좋다. Nước dùng chua cay và thơm ngọt rất phù hợp để phục hồi cảm giác thèm ăn trong ngày hè nóng bức. Sau khi thưởng thức những lát cá sống, hải sản và rau tươi, có thể ăn hết nước dùng còn lại bằng cách cho thêm cơm hoặc mì tùy theo sở thích.
매콤하면서 새콤달콤한 육수는 무더위에 지친 입맛을 달래기에 제격이다. 각종 회와 해산물, 그리고 야채를 덜어 먹은 후 남은 육수에 취향에 따라 밥 또는 면을 말아먹어도 좋다. Nước dùng chua cay và thơm ngọt rất phù hợp để phục hồi cảm giác thèm ăn trong ngày hè nóng bức. Sau khi thưởng thức những lát cá sống, hải sản và rau tươi, có thể ăn hết nước dùng còn lại bằng cách cho thêm cơm hoặc mì tùy theo sở thích.

한국인의 주식은 전통적으로 쌀이나 보리 등을 익힌 밥이었다. 밥은 곡물의 껍질만 벗겨 낱알 그대로를 익힌 음식이다. 밀이나 메밀을 분쇄해 가공한 분식(粉食)에 비해 조리가 간편하고 영양 손실도 적었다. 하지만 한 가지 단점이 있었다. 쌀과 보리에 함유된 탄수화물은 아주 단단한 구조로 결합 되어 있다. 여기에 열과 수분을 가하면 단단 구조가 깨지면서 부드럽게 변한다. 이를 겔화(gelation)라고 한다. 즉 쌀의 겔화가 진행되면 밥이 된다. 그런데 밥을 상온에 두면 수분이 증발하면서 다시 딱딱해진다.

Thực phẩm truyền thống chủ đạo của người Hàn Quốc là cơm nấu từ gạo hoặc lúa mạch. Cơm là món được nấu chín từ hạt lương thực sau khi loại bỏ vỏ trấu, dễ nấu và ít mất chất dinh dưỡng hơn so với thực phẩm bột nghiền và gia công lúa mì hoặc kiều mạch. Thế nhưng, nhược điểm của cơm là tinh bột có trong gạo và lúa mạch liên kết với nhau theo cấu trúc rất cứng. Khi gia nhiệt và độ ẩm, cấu trúc cứng bị phá vỡ và trở nên mềm hơn. Quá trình này được gọi là keo hóa (gelation). Nói cách khác, gạo sau khi trải qua quá trình keo hóa sẽ trở thành cơm. Tuy nhiên, nếu để cơm ở nhiệt độ thường sẽ bị bay hơi và trở nên cứng lại.

과거 한국 어부의 상황을 한번 상상해 보자. 이른 아침 먼바다로 고기잡이를 떠나면서 밥 한 덩어리를 챙겼을 것이다. 고된 바닷일을 하다 보면 금방 허기를 느끼게 된다. 집에서 가져온 밥은 이미 차갑게 식었고 그냥 먹기에는 딱딱하다. 불을 피워 물을 끓이면 딱딱한 밥을 부드럽게 만들 수 있지만, 나무로 만든 목선에서 불을 피우는 것은 위험한 행위다. 게다가 배 위에서는 여러 가지 반찬을 늘어놓고 여유 있게 식사할 상황이 아니었다. 차가운 물에 밥을 말았고 반찬으로 갓 잡은 싱싱한 생선을 듬성듬성 썰어 넣었다. 여기에 고추장 한 숟가락을 곁들여 밍밍한 맛을 보완했다. 조업 중 잠깐 짬을 내어 밥과 생선회를 물에 말아 그릇째 들고 후루룩 마시듯 먹던 물회는 어부들이 배 위에서 쉽고 빠르게 배고픔을 채우기 위해 고안한 패스트푸드였던 것이다.

Hãy thử tưởng tượng đến tình huống của ngư dân Hàn Quốc ngày xưa, chắc họ sẽ mang theo một nắm cơm vào sáng sớm trước khi đi đánh cá xa bờ. Họ sẽ nhanh thấy đói khi làm việc vất vả trên biển và cơm mang từ nhà theo đã nguội, khó ăn. Họ có thể đốt lửa để đun nước làm mềm cơm nguội, nhưng đốt lửa trên thuyền gỗ là một hành động nguy hiểm. Hơn nữa, trên thuyền không đủ điều kiện để bày biện nhiều món ăn phụ hay dùng bữa thư thả. Thế nên, họ buộc phải trộn cơm với nước lạnh và thái mỏng cá tươi mới bắt làm món ăn kèm, thêm vào một thìa tương ớt để bù đắp vị nhạt. Mulhoe là món ăn nhanh có thể dễ dàng và nhanh chóng giải quyết cơn đói trên thuyền khi mà ngư dân chỉ cần bớt chút thời gian trong khi đang đánh bắt để trộn cơm và cá sống với nước rồi bưng bát húp sùm sụp.

뚜렷한 지역별 특색 – ĐẶC TRƯNG RÕ RỆT THEO VÙNG MIỀN

시원한 육수에 싱싱한 횟감의 조화가 일품인 물회는 어부의 음식에서 발전해 오늘날 바다 주변 관광지에서 흔히 만날 수 있는 음식이 되었다. 시원한 육수에 취향별로 고른 횟감과 아삭한 채소, 밥 또는 면을 선택해 후루룩 말아먹는 물회는 무더운 여름을 달래줄 별미가 되었다.

Được phát triển từ một món ăn của ngư dân, mulhoe với sự kết hợp tuyệt vời giữa nước dùng mát lạnh và cá sống tươi ngon nay đã trở thành món ăn phổ biến có thể dễ tìm thấy tại các khu du lịch ven biển. Mulhoe với sự hòa quyện của lát cá sống theo sở thích, rau tươi, cơm hoặc mì với nước dùng mát lạnh đã trở thành món ngon xoa dịu mùa hè nóng bức.

최근에는 몇몇 바닷가 주변에서 관광지 음식으로 입소문이 나면서 소박한 음식으로 출발한 물회는 점점 화려하고 다양하게 변하고 있다. 기본적으로 계절에 따른 생선이나 해산물, 채소 또는 과일을 사용하는 것엔 크게 다를 것 없지만, 한국에서 물회는 ‘물회’라는 하나의 형식만 존재할 뿐 지역마다, 음식점마다 개성이 다른 음식으로 분화하고 있다.

Mulhoe có xuất phát điểm là một món ăn đạm bạc, gần đây được truyền miệng là món ăn ở một số khu du lịch ven biển đang dần có nhiều sắc màu và trở nên đa dạng. Về cơ bản, không có sự khác biệt lớn trong việc sử dụng cá, hải sản, rau tươi hoặc trái cây theo mùa, nhưng ở Hàn Quốc chỉ tồn tại một dạng gỏi cá sống được gọi là “mulhoe” và đang phân hóa thành món ăn mang đặc trưng riêng của mỗi vùng miền, mỗi quán ăn.

Bài viết liên quan  문체부, 저작권 4대 전략 발표 - Bộ VHTTDL Hàn Quốc công bố 4 chiến lược bản quyền
제주도에서는 육지와 달리 된장을 넣어 만든 육수로 물회를 만든다. 자리돔을 뼈 채 썰어 꼬들꼬들하고 담백한 회와 구수한 된장의 조화가 일품이다. Khác với đất liền, mulhoe ở đảo Jeju được chế biến nước dùng làm từ tương đậu. Sự kết hợp giữa những lát cá thia có xương thanh đạm và tương đậu thơm ngon thật tuyệt vời. ⓒ VisitJeju - 비짓제주
제주도에서는 육지와 달리 된장을 넣어 만든 육수로 물회를 만든다. 자리돔을 뼈 채 썰어 꼬들꼬들하고 담백한 회와 구수한 된장의 조화가 일품이다. Khác với đất liền, mulhoe ở đảo Jeju được chế biến nước dùng làm từ tương đậu. Sự kết hợp giữa những lát cá thia có xương thanh đạm và tương đậu thơm ngon thật tuyệt vời. ⓒ VisitJeju – 비짓제주

강원도 영동지방에서 시작된 일명 강원도 물회는 우리가 흔히 생각하는 이미지의 물회다. 냉수나 차가운 육수에 초고추장과 식초, 설탕 등을 넣어 만든 양념이 더해져 매콤 새콤한 맛이 조화를 이루는 가장 대중적인 맛이다. 횟감으로는 주로 담백한 물가자미 등을 사용하며 강릉에서는 길게 채 썬 오징어를 넣은 오징어 물회도 유명하다. 또 속초에서 시작해 전국 체인을 두고 있는 청초수 물회에서는 활전복, 해삼, 멍게, 문어, 날치알과 계절에 따른 여러 가지 횟감, 사골육수 등이 어우러진 ‘해전물회’ 메뉴가 인기다. 사람들은 이 물회를 맛보기 위해 사시사철 긴 대기시간도 기꺼이 감수한다.

Mulhoe Gangwon-do có nguồn gốc từ vùng Yeongdong, Gangwon-do là hình ảnh món mulhoe mà chúng ta thường nghĩ đến. Món ăn có hương vị phổ biến nhất, kết hợp hài hòa vị cay chua khi thêm gia vị làm từ tương ớt, giấm, đường,… vào nước lạnh hoặc nước dùng lạnh. Cá sống chủ yếu được sử dụng là cá bơn thanh đạm. Ở thành phố Gangneung, Gangwon-do, món gỏi mực sống với mực thái lát dài cũng rất nổi tiếng. Ngoài ra, tại chuỗi nhà hàng gỏi cá sống Cheongchosu Mulhoe trên khắp toàn quốc bắt nguồn từ thành phố Sokcho, Gangwon-do có một món ăn được ưa chuộng là haejeon mulhoe với sự kết hợp bào ngư sống, hải sâm, mực biển, bạch tuộc, trứng cá chuồn, các loại cá sống theo mùa và nước hầm xương bò. Người ta luôn sẵn lòng dành thời gian xếp hàng chờ đợi để được nếm thử món gỏi cá sống này.

고추장을 베이스로 하는 또 다른 물회에는 포항식 물회도 있다. 이 물회의 가장 큰 특징은 언 육수를 갈아서 슬러시 형태로 그릇에 담는 것이다. 각종 횟감과 야채 위에 팥빙수처럼 수북하게 쌓인 고추장 베이스의 매콤달콤한 육수를 함께 버무려 먹는 방식이다. 동해식 물회가 식초의 맛을 살린 육수라면 포항식 물회의 육수는 고추장의 맛을 살린 진득함이 두드러진다. 얼핏 보이엔 물회보단 비빔회에 가까운 모습이지만, 슬러시 육수 덕분에 식사를 마칠 때까지 시원하게 먹을 수 있다.

Một loại mulhoe khác có tương ớt làm nền là mulhoe Pohang. Đặc trưng lớn nhất của món mulhoe này là bào nước dùng đã đông đá và cho vào bát dưới dạng đá bào. Món này được ăn bằng cách ăn cùng nước dùng đá bào cay ngọt làm từ vị tương ớt trên các loại cá sống và rau tươi xếp cao như kiểu patbingsu (đá bào với đậu đỏ). Nếu nước dùng của mulhoe Donghae có vị giấm thì nước dùng của mulhoe Pohang làm bật vị đậm đà của tương ớt. Thoạt nhìn, trông nó giống bibimhoe (cá sống trộn) hơn là mulhoe, nhưng nhờ nước dùng dạng đá bào nên có thể thưởng thức món ăn mát lạnh đến cuối bữa.

다른 지역의 물회가 대부분 고추장을 기본으로 하는 육수를 쓰는 반면, 제주도에서는 된장을 사용한 육수를 썼다. 지리적인 특성으로 고추가 귀했기 때문이다. 물회뿐만 아니라 전반적으로 고추장보다는 된장으로 맛을 내는 음식이 많다. 주로 자리돔을 넣은 자리물회가 유명하다. 된장으로 양념한 물회에 제피나무 잎을 약간 넣어 특유의 향을 살리고 생선 비린내를 없앴다. 또 톡 쏘는 빙초산 한 방울을 넣은 뒤 보리밥을 말아서 먹었다. 뼈째 썰어 투박하지만, 담백한 회와 구수한 된장의 조화가 돋보이는 제주 물회는 육지와는 전혀 다른 특징과 매력을 보여준다.

Trong khi hầu hết mulhoe ở các vùng khác sử dụng tương ớt để tạo nước dùng thì đảo Jeju sử dụng doenjang (tương đậu) làm nước dùng. Đặc điểm địa lý của đảo khiến ớt nơi đây rất hiếm nên không chỉ gỏi cá sống mà nhìn chung nơi đây có nhiều món ăn sử dụng tương đậu thay vì tương ớt. Món ăn nổi tiếng ở đây là jaridom mulhoe (gỏi cá thia sống). Một ít lá hoa tiêu Nhật được cho vào cá sống đã được ướp với tương đậu để tạo ra hương vị độc đáo và loại bỏ mùi tanh. Sau đó thêm một giọt giấm công nghiệp (axit axetic băng) tạo vị cay nồng và trộn với cơm lúa mạch để ăn. Do thái cả xương cá vào nên trông khá thô, nhưng món mulhoe Jeju có điểm nhấn là sự hài hoài giữa cá sống thanh đạm và tương đậu thơm ngon, tạo nét đặc trưng và lôi cuốn hoàn toàn khác so với đất liền.

이처럼 계절과 지역에 따라서 서로 다른 생선을 사용하고, 고추장에 설탕, 참기름, 식초, 콩가루 등을 더해 특별한 소스를 만들기도 하고 물 대신 전용 육수를 만들어 사용하는 곳도 늘고 있다. 이러한 다양성 때문에 저마다 ‘물회의 원조’라고 주장한다. 하지만 물회는 그 어느 곳도 원조가 아니면서, 그 모든 곳이 원조가 될 수도 있는 미스터리한 음식이다. 이것은 한국 음식이 갖는 중요한 특징이기도 하다. 멀리서 보면 단조로워 보이는데 알면 알수록 복잡하고 섬세하다. 아무튼 한국의 여름은 물회가 있어 행복하다.

Theo đó, càng ngày càng có nhiều nơi sử dụng các loại cá khác nhau tùy theo mùa và khu vực, có nơi thêm đường, dầu mè, giấm, bột đậu… vào tương ớt để tạo nước chấm và có nơi làm nước dùng chuyên dụng thay cho nước lạnh. Với sự đa dạng này, mỗi nơi đều tự xưng là “nơi khởi nguồn của mulhoe”. Tuy nhiên, mulhoe là một món ăn bí ẩn mà không nơi nào là nơi bắt nguồn và bất cứ nơi nào cũng có thể là nơi bắt nguồn. Nhìn từ xa trông có vẻ đơn điệu nhưng càng tìm hiểu lại càng thấy tinh tế và phức tạp. Tóm lại là người Hàn Quốc thấy hạnh phúc vì có mulhoe vào mùa hè.

박상현(Park Sang-hyun 朴相泫) 맛칼럼니스트
이민희(Lee Min-hee 李民熙) 사진작가
Park Sang-hyun – Nhà báo chuyên mục Ẩm thực
Ảnh. Lee Min-hee
Dịch. Lê Hoàng Bảo Trâm

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here