[KIIP lớp 5 – Dịch tiếng Việt] Bài 17. 한국의 여러 가지 의례 Các loai nghi lễ ở Hàn Quốc

0
7442

<Trang 79> Section 1: 한국의 주요 의례에는 어떤 것이 있을까? Nghi lễ chủ yếu ở Hàn Quốc có những cái nào?Từ vựng:
제사: lễ cúng giỗ, lễ cúng tế
혼인 신고 : đăng ký kết hôn
결혼식을 치르다: tổ chức đám cưới, thiết đãi tiệc cưới.
예식장: nhà hàng tiệc cưới
축의금: tiền mừng
양가 가족 : gia đình hai bên
폐백: nghi lễ Pyebaek (việc cô dâu khi kết hôn lạy chào bố mẹ chồng và những người thân thích lớn tuổi bên nhà chồng)
예: lễ
갖추다: có, chuẩn bị, trang bị
떠나보내다: tiễn đưa
문상객: khách dự lễ tang
맞이하다: tiếp đón
묻다: chôn cất
화장하다: hỏa táng
유족: thân nhân, gia quyến
위로하다: an ủi
조의금: tiền phúng viếng
절을 하다: lạy
추모하다: tưởng niệm
기리다: tôn vinh, tưởng nhớ
덕: đức, ơn đức
=> Hướng dẫn chi tiết cách dịch tiếng Việt: Bấm vào đây

Bài dịch:
Ở bất kỳ xã hội nào thì trong cuộc đời mỗi người việc sinh ra, kết hôn và mất đi là những ngày vô cùng quan trọng. Ở Hàn Quốc cũng có các nghi lễ ghi nhớ đặc biệt những ngày như trên, đó là lễ kết hôn, tang lễ, lễ cúng giỗ, tiệc sinh nhật…

Người ta gọi nghi lễ mà nam nữ chính thức trở thành vợ chồng là lễ kết hôn. Mặc dù theo pháp lý phải đăng ký kết hôn ở ủy ban thành phố, quận huyện thì sẽ trở thành vợ chồng, nhưng cùng với đó thông thường mọi người đều tổ chức lễ cưới riêng trước nhiều người như gia đình, bạn bè… Lễ kết hôn chủ yếu diễn ra ở nhà hàng tiệc cưới hoặc địa điểm tôn giáo, khách mời đến lễ kết hôn sẽ gởi tiền mừng và sau khi lễ kết hôn kết thúc, mọi người vừa ăn uống vừa chúc mừng đám cưới cô dâu chú rể. Sau khi lễ cưới kết thúc và làm lễ 폐백 chào hỏi theo truyền thống gia đình hai bên thì cô dâu chú rể sẽ đi du lịch trăng mật.

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 - Dịch tiếng Việt] Bài 31. 외국인의 정착과 참여를 위한 법과 제도 Luật và chế độ cho việc hòa nhập và định cư của người nước ngoài

Nếu ai đó mất đi, người ta làm lễ để tiễn đưa người đã khuất, đây được gọi là tang lễ. Dạo gần đây, chủ yếu là tiếp khách đến dự lễ tang tại bệnh viện hoặc nhà tang lễ, sau đó người đã khuất sẽ được chôn xuống đất hoặc hỏa thiêu. Trong gia quyến, nam giới mặc âu phục màu đen, nữ giới mặc Hanbok màu đen hoặc trắng. Đại đa số khách đến viếng tang cũng mặc đồ đen và chuẩn bị tiền phúng viếng để an ủi gia quyến. Khách đến viếng tang sẽ lạy di ảnh người đã khuất 2 lần, lạy gia quyến 1 lần. Khách đến viếng tang trong lúc dùng bữa ăn do gia quyến chuẩn bị thì chia sẻ chuyện trò về người đã khuất và an ủi gia đình người mất.

Việc tưởng niệm tổ tiên vào ngày tổ tiên như là ông bà, cha mẹ qua đời hoặc vào ngày lễ tết như tết nguyên đán hay tết trung thu được gọi là 제사 (lễ cúng). Vào ngày này, gia đình tụ họp nhớ về tổ tiên và lạy 2 lần trước mâm đồ cúng. Đồ ăn cúng được cả gia đình chia sẻ và ăn uống cùng nhau. Điều này mang ý nghĩa tưởng nhớ ơn đức tổ tiên và nhờ vào ơn đức tổ tiên cầu xin cho cả gia đình sống hạnh phúc hơn.

Từ vựng:
위로하다: an ủi
비롯되다: được bắt nguồn

Bài dịch:
Tại sao mang tiền đến lễ cưới, lễ tang?
Đại đa số mọi người đến dự tiệc cưới hoặc tang lễ đều có lòng muốn chúc mừng hoặc an ủi gởi tiền mừng hoặc tiền phúng viếng. Cái này được bắt nguồn từ truyền thống giúp đỡ lẫn nhau của người Hàn Quốc khi có phát sinh chuyện buồn hoặc chuyện vui đối với người khác. Tiền mừng và tiền viếng tang do nhiều người mỗi người gởi mỗi chút được sử dụng như là chi phí cho mỗi lễ cưới và lễ tang.

<Trang 80> Section 2: 한국에서는 생일잔치를 어떻게 할까? Ở Hàn Quốc tiệc sinh nhật được tổ chức như thế nào?

Từ vựng:
대개 : đại bộ phận, phần lớn
산모 : sản phụ
회복하다: hồi phục
벌이다: bày biện
돌잡이: Nghi lễ bày nhiều đồ vật khác nhau lên bàn tiệc sinh nhật đầu tiên của đứa trẻ và để cho đứa trẻ chọn lấy, qua đó dự đoán tương lai của đứa trẻ.
환갑 : hoàn giáp, lục tuần
평균 수명: tuổi thọ trung bình
: phúc
사시기 (살다) Việc sống (kính ngữ)
길어지다: dài ra
칠순 : 70 tuổi
=> Hướng dẫn chi tiết cách dịch tiếng Việt: Bấm vào đây

Bài dịch:
Ở Hàn Quốc, vào ngày sinh nhật hầu hết các gia đình hoặc bạn bè sẽ tụ họp cùng nhau ăn uống và trao nhận quà chúc mừng sinh nhật. Vào ngày sinh nhật mọi người thường nấu canh rong biển để ăn. Ở Hàn Quốc, trong khi sản phụ sinh em bé ăn canh rong biển để hồi phục sức khỏe, thì việc ăn canh rong biển vào ngày sinh nhật mang ý nghĩa kỷ niệm ngày đó (ngày sinh ra) và cám ơn đến bố mẹ. Ở Hàn Quốc, sinh nhật lần đầu tiên và sinh nhật lần thứ 60 được mang ý nghĩa đặc biệt hơn một chút.

Ngày xưa, có nhiều trường hợp trẻ em sinh ra chưa được bao lâu thì mất. Vì vậy khi trẻ được tròn 100 ngày thì người ta cũng bày biện tổ chức tiệc 100 ngày để chúc mừng đứa trẻ đã lớn lên khỏe mạnh tính đến thời điểm ấy. Thời gian trôi qua thêm thì có tiệc thôi nôi khi đón mừng sinh nhật đầu tiên. Vào ngày này, gia đình và các bạn bè tụ họp cùng nhau ăn uống và chúc mừng cho đứa trẻ đã lớn lên khỏe mạnh. Đặc biệt trong tiệc thôi nôi sẽ tổ chức và hứng khởi với sự kiện 돌잡이.

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 - Dịch tiếng Việt] Bài 22. 한국의 정부형태 Hính thái chính phủ Hàn Quốc

Sinh nhật chào đón lần thứ 60 kể từ lúc sinh ra được gọi là 환갑 (Hoàn giáp). Ngày xưa tuổi thọ trung bình thấp, mọi người có suy nghĩ rằng sống được đến lúc hoàn giáp là phúc lớn. Vì vậy khi bố mẹ chào đón tuổi 60, các con tổ chức tiệc và cầu mong bố mẹ được sống lâu. Ngày nay khi tuổi thọ trung bình tăng lên thì ngày càng nhiều trường hợp tổ chức tiệc 칠순 – sinh nhật lần thứ 70 lớn hơn tiệc sinh nhật hoàn giáp. 

Từ vựng:
세월 : năm tháng
가치: giá trị
순수하다: thuần khiết, thuần túy, vô tư, trong sáng
오르다: lên, leo lên

Bài dịch:
Khi đến dự tiệc thôi nôi, bạn phải chuẩn bị quà gì?
Ở Hàn Quốc, có nhiều trường hợp tặng nhẫn vàng cho trẻ đầy năm. Vàng thì năm tháng trôi đi cũng không biến đổi nhiều. Nhẫn vàng mang ý nghĩa rằng đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh, không bị thay đổi dáng vẻ thuần khiết trong sáng và có giá trị như vàng. Gom những chiếc nhẫn vàng được tặng trong ngày thôi nôi đến khi đứa trẻ kết hôn thì sẽ làm thành chiếc nhẫn cưới. Dạo gần đây khi giá vàng lên cao, nhiều trường hợp tặng tiền mừng thay cho nhẫn vàng

>> Xem các bài học khác của lớp 5 chương trình KIIP: Bấm vào đây
>> Tham gia group dành riêng cho học tiếng Hàn KIIP lớp 5: Bấm vào đây
>> Theo dõi các bài học ở trang facebook: Hàn Quốc Lý Thú

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here