<Trang 151> Section 1: 소송을 통해 어떻게 권리를 보호받을 수 있을까? Có thể được bảo vệ quyền lợi như thế nào thông qua kiện tụng?
Từ vựng:
소송: sự tố tụng, sự kiện tụng
공정하게 : một cách công bằng
요청하다: yêu cầu
인하다: do, bởi, tại
과도하다: quá mức
납부하다: nộp, đóng
제기하다: đưa ra, đề xuất
소송을 제기하다: khởi kiện
주장 : chủ trương
기구 : dụng cụ, tổ chức
타협 : sự thỏa hiệp
가급적 : nếu như có thể, như mức có thể
원만하다: dễ chịu, suôn sẻ, thân tình
바람직하다: lý tưởng, đúng đắn
Người ngoại quốc trong quá trình sinh sống tại Hàn Quốc thì việc tranh chấp quyền lợi với người khác là có thể xảy ra. Trong trường hợp tranh chấp không giải quyết được, bạn có thể nhận được sự giúp đỡ từ luật pháp để có thể giải quyết một cách công bằng và bảo vệ được quyền lợi của bản thân.
Một cách điển hình để đảm bảo được quyền lợi thông qua pháp luật chính là kiện tụng. Kiện tụng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua xét xử tại tòa án. Nếu phát sinh tranh chấp do vấn đề gia đình hay vấn đề tài sản giữa các cá nhân, các bên liên quan đến tranh chấp có thể nộp đơn yêu cầu sự phán quyết của tòa án thông qua tố tụng. Ngoài ra trong trường hợp nếu hành vi của nhà nước gây ra thiệt hại trực tiếp hoặc bắt đóng tiền vượt mức ví dụ như thuế thì bên bị hại có thể khởi kiện nhà nước. Khi một vụ kiện được đệ trình, thẩm phán của tòa án sẽ lắng nghe chủ trương của các bên liên quan và đưa ra phán quyết theo quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp.
Thông thường, trong quá trình tố tụng, thường nhận được sự giúp đỡ của các chuyên gia luật như là luật sư. Tuy nhiên, giả sử nếu gặp khó khăn trong việc tìm luật sự do vấn đề như là chi phí, bạn cũng có thể nhận được sự giúp đỡ về mặt pháp luật thông qua các tổ chức công ích như là Cơ quan hỗ trợ pháp lý Hàn Quốc (대한법률구조공단).
Tất nhiên, giải quyết bằng xét xử tranh chấp có thể không phải là cách tối ưu trong mọi trường hợp. Bởi vì việc giải quyết thông qua xét xử cần nhiều chi phí và thời gian, và việc tham gia vào xét xử có thể gây ra mệt mỏi cho các bên đương sự. Do đó, nếu có thể thì đừng đưa ra xét xử và cố gắng giải quyết vấn đề một cách thân tình bằng cách đối thoại và thỏa hiệp giữa các bên sẽ hợp lý hơn.
Từ vựng:
적법하다: hợp pháp
의하다: dựa vào, theo
절차: trình tự, quy trình, thủ tục
소송 : sự tố tụng
민사 : dân sự
형사 : hình sự
대리: sự thay thế, sự làm hộ, người đại diện, người thay mặt…
구조 : sự cứu hộ
사이버상담 : tư vấn trực tuyến
Việc sử dụng Cơ quan hỗ trợ pháp lý Hàn Quốc (대한법률구조공단)
대한법률구조공단 là cơ quan hoạt động để những người không nhận được sự bảo vệ theo đúng luật pháp do khó khăn về mặt kinh tế hay không hiểu luật có thể được bảo vệ quyền lợi chính đáng theo một trình tự hợp pháp.
Để nhận được sự hỗ trợ pháp lý của cơ quan, trước tiên bạn phải đến văn phòng của cơ quan để được tư vấn, lúc này tốt nhất hãy mang hết tất cả những tài liệu liên quan bạn đang có đến. Nếu gặp khó khăn trong việc đến trực tiếp, bạn có thể nhận được sự tư vấn trực tuyến thông qua trang web.
<Trang 152> Section 2: 권리 보호를 위해 도움을 주는 기관은 어디일까? Cơ quan giúp bảo vệ quyền lợi nằm ở đâu?
타인 : người khác
국가인권위원회 : Ủy ban nhân quyền quốc gia (https://www.humanrights.go.kr)
차별 : phân biệt, kì thị
부당하다: không chính đáng, bất chính, bất công, phi lý
인권침해: vi phạm nhân quyền
당하다: bị, gặp phải
구제 : sự cứu trợ
판단되다: được phán đoán
개선하다: cải tiến, cải thiện
권고하다: khuyến cáo
국민권익위원회 : Ủy ban quyền công dân (http://www.acrc.go.kr)
부패: tham nhũng
방지 : phòng chống
권익 : quyền lợi và lợi ích
피해를 입다: bị thiệt hại
제기하다: đề xuất, đưa ra
한국소비자원 : cục tiêu dùng Hàn Quốc, cục bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc
존재하다: tồn tại, có thật
불이익: sự bất lợi, sự trở ngại
소송: tố tụng, kiện tụng
주민자치센터 : trung tâm tự quản của cư dân
Bài dịch:
Với tư cách là một đất nước theo chủ nghĩa dân chủ, HQ đã và đang tạo ra nhiều chế độ để bảo vệ quyền lợi cho toàn dân. Do đó mỗi cá nhân cần hiểu rõ và vận dụng tích cực các chế độ này để bảo vệ không chỉ quyền lợi của bản thân mình mà còn cả quyền lợi của người khác.
국가인권위원회 (Ủy ban nhân quyền quốc gia) là cơ quan nhà nước để bảo vệ nhân quyền cơ bản cho tất cả mọi người. Người bị xâm phạm nhân quyền như là bị phân biệt kì thị hoặc đối xử bất công bởi cơ quan nhà nước, công ty hay người khác, có thể yêu cầu đến Ủy ban nhân quyền quốc gia xin tư vấn, điều tra, cứu trợ để được giúp đỡ. Trường hợp được phán đoán rằng thực tế có sự vi phạm nhân quyền, Ủy ban nhân quyền quốc gia sẽ đưa ra các khuyến cáo cho bên vi phạm nhân quyền để cải thiện vấn đề.
국민권익위원회 (Ủy ban quyền công dân) là cơ quan nhà nước về phòng chống tham nhũng và bảo vệ, hỗ trợ quyền lợi quốc dân. Người dân bị thiệt hại do lỗi của cơ quan nhà nước có thể đưa vấn đề lên Ủy ban quyền công dân và yêu cầu xin hỗ trợ cho tổn thất mình gặp phải.
Ngoài ra, gần đây cũng thường xuyên xảy ra trường hợp người tiêu dùng bị thiệt hại oan trong quá trình mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ. Ở cục bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc đang thay mặt cho người tiêu dùng thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đối với người bán. Người tiêu dùng bị thiệt hại có thể báo cho cục người tiêu dùng Hàn Quốc về thực tế tổn thất một cách cụ thể để được tư vấn hoặc hỗ trợ tổn thất.
Đặc biệt, còn có các cơ quan chuyên trách để giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi của cư dân hoặc người nước ngoài. Ở từng khu vực địa phương, có nhiều đoàn thể như là trung tâm hỗ trợ cho cư dân hoặc người nước ngoài đang hoạt động. Những nơi này cũng giúp đỡ người nhập cư hoặc người nước ngoài đang cư trú tại Hàn thích ứng với xã hội HQ và hỗ trợ các vấn đề như tư vấn, tiến hành kiện tụng để có thể phục hồi lại tổn thất trong trường hợp bạn bị thiệt hại hay gặp bất lợi khi đang sinh sống ở Hàn. Ngoài ra nếu hỏi các cơ quan công quyền hoặc đoàn thể nhân dân như trung tâm tự quản cư dân có ở mỗi địa phương, bạn cũng có thể nhận được sự giúp đỡ cơ bản.
Từ vựng:
한국방송공사 : công ty phát thanh truyền hình Hàn Quốc (KBS)
차별: phân biệt, kì thị
유의하다: lưu ý
권고하다: khuyến cáo
모니터: giám sát và đánh giá
정확하다: chính xác
근거하다: căn cứ, trên cơ sở
출연자 : người trình diễn, người biểu diễn
놀리다: giễu cợt
비하하다: coi thường
특정 : cá biệt, riêng biệt
왜곡되다: bị sai sót, bị nhầm lẫn
편견 : cái nhìn phiến diện
선입견 : định kiến
불러일으키다: khơi dậy, tạo ra, gây ra
Bài dịch:
Ủy ban nhân quyền quốc gia (국가인권위원회) đang nỗ lực để bảo vệ quyền lợi cho người nhập cư.
Ủy ban nhân quyền quốc gia tháng 1 năm 2014 đã đưa ra khuyến cáo đến 4 đài phát thanh truyền hình mặt đất như là công ty phát thanh truyền hình HQ (KBS) và 4 kênh phát sóng tổng hợp cần lưu ý để không phát sóng những biểu hiện phân biệt kỳ thị đối với người nước ngoài. Căn cứ vào kết quả giám sát đánh giá đối với tổng 35 chương trình phát sóng của 4 đài phát thanh truyền hình mặt đất và 4 kênh phát sóng tổng hợp tính từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2013, không căn cứ trên thực tế chính xác ở một phần chương trình, điều này là vì sử dụng các biểu hiện phân biệt kì thị như là giễu cợt hay coi thường đất nước xuất thân hoặc màu da của người biểu diễn có tính chất tạo nên định kiến hoặc cái nhìn phiến diện không đúng đối với người nhập cư và một số quốc gia cá biệt. Ủy ban nhân quyền khuyến cáo lưu ý không phát sóng lên TV các biểu hiện phân biệt kì thị đối với người nhập cư và người nước ngoài và đưa ra những phương án cụ thể đển có thể phòng tránh được vấn đề này. (Nhật báo thế giới 10/01/2014)
Bài dịch:
Xem tiếp bài học ở trên app Dịch tiếng Việt KIIP:
– Link tải app cho điện thoại hệ điều hành android (Samsung…): Bấm vào đây
– Link tải app cho điện thoại hệ điều hành iOS (Iphone): Bấm vào đây
————————————————————————————
>> Xem các bài học khác của lớp 5 chương trình KIIP: Bấm vào đây
>> Tham gia group dành riêng cho học tiếng Hàn KIIP lớp 5: Bấm vào đây
>> Theo dõi các bài học ở trang facebook: Hàn Quốc Lý Thú