[KIIP lớp 5 – Dịch tiếng Việt] Bài 34. 한국의 생활법률 Quy định pháp luật trong đời sống ở Hàn Quốc

0
4272

<Trang 147> Section 1: 재산과 관련된 문제는 어떻게 해결해야 할까? Vấn đề liên quan đến tài sản phải giải quyết thế nào?Từ vựng:
피해를 입다: bị thiệt hại
정당하다: chính đáng
문서: tài liệu, tư liệu
차용증 : chứng từ vay mượn, giấy vay nợ
이자 : tiền lãi
갚다: trả
살펴보다: xem xét
부동산의 등기부등본 : bản sao công chứng giấy đăng ký bất động sản
활용하다: tận dụng, ứng dụng, sử dụng
계약을 맺다: ký hợp đồng
법무사: chuyên viên tư vấn luật
변호사 : luật sư
대신하다: thay thế
공인 중개사: người mô giới được công nhận tư cách pháp lý (Người có tư cách pháp lý giới thiệu và liên kết người mua và người bán khi mua và bán đất đai hay tòa nhà)

Bài dịch:
Sẽ có những trường hợp gặp phải khó khăn không biết rõ luật khi thực hiện giao ước hay một giao dịch quan trọng với người khác. Để không bị thiệt hại và thực hiện được quyền lợi chính đáng của mình trong các tình huống, bạn phải nắm rõ trước các cách thức để có thể nhận được trợ giúp về luật khi lỡ có phát sinh vấn đề.

Khi thực hiện giao dịch trao đổi tiền bạc với người khác, bạn nên làm hợp đồng. Hợp đồng là tài liệu xác nhận thực tế giao ước giữa tôi và đối phương. Giấyvay nợ được viết khi vay mượn hoặc cho người khác vay mượn cũng thuộc là một hợp đồng. Trong chứng từ vay mượn có ghi tên và chữ ký của người vay tiền và người cho vay, số tiền vay, tiền lãi, ngày sẽ trả…

Khi thực hiện ký hợp đồng bất động sản như là tòa nhà, nhà hoặc đất, bạn phải xem xét và kiểm tra kỹ lưỡng các loại giấy tờ. Đặc biệt, nhất định phải kiểm tra hợp đồng với bản sao công chứng giấy đăng ký bất động sản đó và phải kiểm tra một cách tỉ mỉ xem người ký hợp đồng có đúng là chủ nhà thực tế không, có vấn đề pháp lý gì khác đối với bất động sản đó không… Cũng có nhiều trường hợp thuê sử dụng nhà hoặc tòa nhà trong một thời gian nhất định, trong trường hợp đó có nhiều chế độ được soạn thảo để bảo vệ quyền lợi của người thuê nhà hoặc tòa nhà, nên điều quan trọng là bạn cần tận dụng nó cho tốt.

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 - Dịch tiếng Việt] Bài 32. 대한민국 국민 되기 Trở thành công dân Hàn Quốc

Người nước ngoài trong lúc sinh sống tại Hàn Quốc, khi ký các loại hợp đồng tốt hơn hết là nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia luật như là chuyên viên tư vấn luật hoặc luật sư. Chuyên viên tư vấn luật sẽ đại điện thay để soạn thảo hồ sơ giấy tờ trình lên tòa án hay cơ quan kiểm sát. Luật sư thì có thể giúp đỡ các vấn đề như tư vấn và bào chữa khi tiến hành xét xử liên quan đến vấn đề tài sản. Đặc biệt là khi ký kết hợp đồng liên quan đến bất động sản nếu thông qua 공인 중개사 (nhà mô giới được công nhận tư cách pháp lý), bạn có thể thực hiện giao dịch tương đối an toàn.

Từ vựng:
소유하다: sở hữu
종료하다: kết thúc, chấm dứt
의사 : ý định, ý nghĩ
자동으로 : tự động
세 들어 살다: thuê nhà
효력: hiệu lực

Bài dịch:
“Đạo luật bảo vệ cho thuê nhà” (주택임대차 보호법) để bảo vệ những người thuê nhà.
Luật bảo vệ những người đang sinh sống trong ngôi nhà thuộc sở hữu của người khác theo hình thức thuê theo tháng (월세) hoặc thuê kiểu kí gởi (전세) được gọi là 주택임대차 보호법. Hợp đồng thuê thường có thời hạn 2 năm. Nếu đến 1 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng, chủ nhà (임대인) và người thuê nhà (임차인) không thể hiện ý định chấm dứt hợp đồng thì hợp đồng sẽ được tự động gia hạn và có hiệu lực thêm 2 năm. Nếu chủ nhà chưa trả lại tiền đặt cọc dù đã quá thời hạn hợp đồng, thì người thuê nhà có quyền không rời khỏi nhà cho đến khi nhận lại được tiền cọc. Người nước ngoài cũng có thể được bảo vệ theo luật bảo vệ cho thuê nhà nếu đã có khai báo thay đổi địa chỉ cư trú và được xác nhận giấy 확정일자 (giấy xác nhận ngày)


<Trang 148>  Section 2: 가족과 관련된 문제는 어떻게 해결해야 할까? Vấn đề liên quan đến gia đình phải giải quyết thế nào?
Từ vựng:
합리적으로: một cách hợp lý
인정받다: được công nhận
거부하다: từ chối, khước từ
정신적: tính tinh thần
육체적 : tính thể chất
의지하다: tựa vào, nhờ vả vào
벌어들이다: kiếm về
가정주부 : nội trợ gia đình
가사노동 : việc nhà
만약: nếu, giả dụ như
양측: hai bên
가정법원 : tòa án gia đình
부정하다: ngoại tình
제대로 : đúng mực
이행하다: thực hiện
강제로 : bằng cưỡng chế
위자료 : tiền bồi thường

Bài dịch:
Ngày nay có nhiều tranh chấp xảy ra trong mối quan hệ gia đình hoặc họ hàng. Tất cả những vấn đề như thế này thì khó mà giải quyết nếu chỉ thông qua đối thoại hoặc quyết định giữa gia đình hoặc họ hàng với nhau. Để giải quyết các tranh chấp đó một cách hợp lý hơn, Hàn Quốc đã quy định sẳn trong luật các nội dung liên quan đến gia đình.

Đầu tiên, để kết hôn ở Hàn Quốc, chỉ 18 tuổi trở lên mới được phép và nếu nhỏ tuổi hơn, bạn phải có được sự đồng ý của cha mẹ. Và để hai người được công nhận là vợ chồng chính thức, phải làm đăng ký kết hôn ở ủy ban thành phố, ủy ban quận, ủy ban huyện… Trong trường hợp không làm đăng ký kết hôn, sẽ có thể nảy sinh hình huống bạn không được bảo vệ bởi pháp luật.

Khi đã kết hôn, các cặp vợ chồng phải có nhiều nghĩa vụ đối với nhau. Ví dụ như là, vợ chồng không thể từ chối chung sống với nhau mà không có lý do đặc biệt.  Ngoài ra vợ chồng phải chung sống và hỗ trợ nhau về mặt tinh thần, thể chất, kinh tế. Thông thường, chúng ta sinh sống bằng tiền do chồng hoặc vợ kiếm được ở nơi làm việc hoặc cửa hàng…, nhưng theo pháp lý, các công việc nhà như là nấu ăn, dọn dẹp do người nội trợ làm ở nhà cũng được công nhận là công việc kiếm sống.

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 - Dịch tiếng Việt] Bài 30. 외국인의 권리와 의무 Quyền lợi và nghĩa vụ của người nước ngoài

Khi muốn chấm dứt quan hệ vợ chồng, có thể ly hôn theo thỏa thuận hoặc xét xử. Nếu cả hai bên đều muốn ly hôn, họ có thể ly hôn với sự xác nhận của tòa án gia đình. Tuy nhiên trong trường hợp vợ hoặc chồng không thực hiện đúng nghĩa vụ và gây ra đau khổ cho đối phương chẳng hạn như là đối phương có hành vi ngoại tình thì dù không có sự đồng thuận cũng có thể ly hôn bằng cưỡng chế thông quan xét xử của tòa án. Ly hôn phải đưa ra lý do và người vợ hoặc chồng có lỗi phải chi trả tiền bồi thường cho đối phương.

Từ vựng:
당사자 : đương sự, người có liên quan
제한되다: bị hạn chế
범위 : phạm vi, giới hạn
허용된다 : đương chấp nhân, được thừa nhận

Bài dịch:
Ai sẽ nuôi dưỡng con cái khi ly hôn?
Dù có cha mẹ có ly hôn thì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái vẫn giữ nguyên. Vấn đề ai sẽ nuôi con được quyết định dựa trên thỏa thuận giữa 2 bên ly hôn có liên quan. Tuy nhiên nếu các bên không thể đi đến thống nhất, tòa án gia đình sẽ xem xét hoàn cảnh của các bên và đưa ra quyết định. Bên đảm nhận nuôi con có thể yêu cầu đối phương một khoản nhất định chi phí cần thiết cho việc nuôi dưỡng con cái. Bên không nuôi con được chấp phép gặp con cái trong phạm vi hạn chế.

Bài dịch:
Xem tiếp bài học ở trên app Dịch tiếng Việt KIIP:
– Link tải app cho điện thoại hệ điều hành android (Samsung…): Bấm vào đây
– Link tải app cho điện thoại hệ điều hành iOS (Iphone): Bấm vào đây

————————————————————————————
>> Xem các bài học khác của lớp 5 chương trình KIIP: Bấm vào đây
>> Tham gia group dành riêng cho học tiếng Hàn KIIP lớp 5: Bấm vào đây
>> Theo dõi các bài học ở trang facebook: Hàn Quốc Lý Thú

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here