[KIIP Lớp 4 – Trung cấp 2] Bài 9: 한국의 경제 Kinh tế của Hàn Quốc (South Korea’s Economy)

2
4707
1/경제 관련 어휘 Từ vựng liên quan đến kinh tế

경제 주체 Chủ thể kinh tế/ the aspects of economics
가계 Hộ gia đình/ household
기업 Công ty, doanh nghiệp, tập đoàn/ corporation
정부 Chính phủ/ government

1. 소비자 Người tiêu dùng/ consumer
2. 생산자 Nhà sản xuất/ manufacturer/producer
3. 수요 Nhu cầu/ demand
4. 공급 Sự cung cấp/ supply
5. 세금을 내다 Nộp thuế/ to pay one’s taxes
6. 세금을 걷다 Thu thuế/ to collect taxes
7. 직원을 고용하다 Thuê nhân công, nhân viên/ to hire staff
8. 월급을 받다 Nhận lương tháng/ to get paid monthly
9. 생산하다 : Sản xuất/ to produce
판매하다 : Bán ra/ to sell
제공하다 : Cung ứng/ to provide
10. 소비하다: Tiêu thụ/ to consume
구매하다: Mua sắm/ to purchase
11. 대기업 Doanh nghiệp lớn/ conglomerate, large company
중소기업 Doanh nghiệp vừa và nhỏ/ small and medium sized businesses
12.농산물: Sản phẩm nông nghiệp/ agricultural produce
수산물: Hàng thủy sản/ aquatic products
공산품: Sản phẩm công nghiệp/ industrial goods

물가가 오르다: Vật giá, giá cả tăng lên/ to go up in price
물가가 내리다: Vật giá, giá cả hạ xuống/ to go down in price
소비가 늘다 Nhu cầu tiêu thụ gia tăng/ to increase consumption
소비가 줄다 Nhu cầu tiêu thụ giảm/ to decrease consumption

2/경제 관련 어휘 2 Từ vựng liên quan đến kinh tế 2

경기가 줗다: Tình trạng kinh tế tốt/ a good economy
경기가 나쁘다: Tình trạng kinh tế xấu/ a bad economy

실업률이 증가하다: Tỷ lệ thất nghiệp tăng/ to be an increase in the unemployment rate
실업률이 감소하다: Tỷ lệ thất nghiệp giảm/ to be a decrease in the unemployment rate

수출하다: Xuất khẩu/ to export
수입하다: Nhập khẩu/ to import

수출(수입)이 늘다 Xuất (nhập) tăng
수출(수입)이 줄다 Xuất (nhập) giảm

수출품: Hàng xuất khẩu/ exports
수입품: Hàng nhập khẩu/ imports

손해: Sự thiệt hại, tổn thất/ loss
이익: Lợi ích, lợi nhuận/ gain

해외에 투자하다 Đầu tư nước ngoài/ to invest in a business overseas
사업에 투자하다 Đầu tư kinh doanh/ to invest in a business

환율이 오르다 Tỷ giá hối đoái tăng/ to be an increase in the exchange rate
환율이 내리다 Tỷ giá hối đoái giảm/ to be a decrease in the exchange rate

선진국 Nước phát triển/ an advanced country
개발도생국 Nước đang phát triển/ a developing country
저개발국 Nước kém phát triển/ an underdeveloped country

산업 Công nghiệp/ industry
농업 Nông nghiệp/ the farming industry
수산업 Thủy sản/ the fishing industry
공업 Công nghiệp/ industrial
건설업 Xây dựng/ the construction industry
서비스업 Dịch vụ/ the service industry

국민소득 Thu nhập quốc dân/ the national income
국민총소득 tổng thu nhập quốc dân GNI/ national increase
인구수 Dân số/ population
1인당 국민소득 Thu nhập quốc dân tính theo đầu người/gross domestic product
한국의 국민소득은 2만 달러 Thu nhập quốc dân của Hàn Quốc là 20000 USD

경제성정률 Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
일정 기간(보통 1년) 얼마나 경제가 성장했어요?
(일정 Lịch trình/ a period of time
성장하다 tăng trưởng/ to develop, grow)

<Trang 96 -97> 3/문법 :  
Các bạn nhấn vào tiêu đề tên ngữ pháp bên dưới (màu xanh) để xem chi tiết hơn mô tả về cách dùng và ví dụ kèm theo. 
Ở cấu trúc này từ ‘차라리’ có nghĩa là ‘thà, thà rằng’ nhằm bổ trợ thêm cho từ khóa chính ‘느니’. [A 느니 B] biểu hiện rằng ‘cả A và B đều không làm hài lòng, vừa ý, ưng ý nhưng so với A thì thà rằng B xuất hiện sẽ tốt hơn, có ý nghĩa hơn’. Có thể dịch là ‘Nếu…thì thà rằng/ thà…’ ‘ thà rằng….còn hơn’
 
•맛이 없는 음식을 먹느니 차라리 저녁을 안 먹을래요.

Tôi thà rằng sẽ không ăn tối còn hơn ăn đồ ăn vô vị.

•차를 또 고치느니 차라리 그 돈으로 차를 한 대 사는 게 좋겠어요.
Nếu sửa lại chiếc xe thì tôi thà rằng dùng số tiền đó mua 1 chiếc mới sẽ tốt hơn
 
•노래를 하느니 차라리 춤을 추겠습니다.
Thà tôi nhảy còn hơn là hát

Bài viết liên quan  [KIIP Lớp 4 - Trung cấp 2] Bài 2: 영화와 드라마 - Phim điện ảnh (chiếu rạp) và Phim truyền hình (Movie and Drama)
Các bạn nhấn vào tiêu đề tên ngữ pháp bên dưới (màu xanh) để xem chi tiết hơn mô tả về cách dùng và ví dụ kèm theo.
1. [A 더니 B] Sử dụng khi một trạng thái khác (là B) xuất hiện có tính tương phản, trái ngược với thứ mà người nói đã từng có kinh nghiệm hay đã biết trước đây (là A). Có thể dịch là ‘…vậy mà…’, ‘…thế mà…’
2. Sử dụng khi tình huống kế tiếp (là B) xảy ra tiếp theo sau việc mà đã từng có kinh nghiệm hoặc đã biết trước đây (là A). Lúc này rất nhiều trường hợp A và B là các tình huống lần lượt xuất hiện theo trình tự thời gian.

3. Việc đã có kinh nghiệm hoặc đã biết trước đó (A) trở thành lý do mà biết được kết quả B đó xảy ra. Lúc này có thể dịch là ‘…vậy mà, nên…’; ‘vì/ do…nên’

•어제는 춥더니 오늘은 날씨가 좋다.
Hôm qua trời còn lạnh vậy mà hôm nay thời tiết thật đẹp.

•메이 씨가 돈을 열심히 모으더니 이번에 집을 샀다고 하네요.
Mei đã kiếm tiền chăm chỉ vậy mà, nên nghe bảo cố ấy lần này đã mua nhà rồi đó.

•제가 고등학교 때는 이곳이 산이더니 지금은 아파트가 되었어요. 
Hồi tôi còn trung học chỗ này còn là núi vậy mà giờ đã trở thành chung cư rồi.

<Trang 98> 4/말하기
상 호:
하산 씨, 뭐 하고 있어요?
Hasan, đang làm gì thế?
하 산: 뉴스를 보고 있는데 내년에도 물가가 계속 오르고 소비와 투자도 줄 거라고 하네요. 지금도 사업이 안 되는데 정말 걱정이에요. 이렇게 계속 손해를 보느니 차라리 회사를 정리하고 중소기업에 취직을 해서 월급을 받는 게 나을 것 같아요.
Mình xem thời sự, thấy bảo là sang năm vật giá vẫn tiếp tục tăng trong khi đầu tư và mức tiêu thụ sẽ giảm này. Giờ việc kinh doanh cũng không tốt cho lắm, thật đáng lo. Cứ tiếp tục thô lỗ thế này thì thà thu xếp công ty rồi đi làm thuê ở công ty vừa và nhỏ rồi nhận lương có khi còn tốt hơn đấy.
상 호: 하산 씨 회사는 농수산물을 수입하고 있지요?
Công ty của Hasan đang nhập khẩu hàng nông thủy sản đúng không?
하 산: 네, 맞아요. 그런데 경기도 안 좋은데 환율도 많이 올라서 손해가 너무 많아요.
Đúng vậy. Nhưng kinh tế khó khăn, tỷ giá lại lên cao nên bị lỗ nhiều lắm,
상 호: 압둘라 씨는 수입을 줄이고 수출을 늘리더니 돈을 좀 벌었대요. 하산 씨도 그렇게 해 보는 게 어때요?
압둘라 bảo là đã giảm nhập hàng vào và tăng lượng xuất đi rồi cũng kiếm được ít tiền đấy. HaSan cũng là thử vậy xem sao?
하 산: 좋은 정보네요. 내일 압둘라 씨를 한번 만나봐야겠어요.
Thông tin hay đó, Mai mình phải thử gặp 압둘라 mới được.

<Trang 99> 5/듣기

앵커 :
설 명절을 앞두고 전기와 가스 요금 그리고 교통 요금, 채소 값 등 안 오르는 게 없습니다. 즐거운 명절이어야 하는데 부담만 많아 지고 지갑은 자꾸 가벼워져서 걱정입니다. 한동수 기자입니다.
기자 : 20년 가까이 식당을 운영하고 있는 김현숙 씨. 최근 손님이 많이 줄어 어려운데, 임대료 부담에 전기, 가스 요금까지 모두 올라 걱정이 많습니다.
김현숙 씨(여자): “전기 요금하고 가스 요금이 많이 올랐어요. 겨울에는 난방도 해야 하고 밑에서 탕도 끓어야 하는데 걱정이에요. 매달 만 늘고 있는데 이렇게 장사를 하느니 차라리 가게를 정리하는 게 나을 것 같아요.”
기자 : 전기와 가스는 작년보다 4% 이상, 지역난방 요금은 7% 넘게 올랐습니다. 여기에 지난해 인상된 대중교통 요금, 전, 월세 값은 7년째 내려갈 줄 모릅니다. 당장 다음 주로 다가온 설을 앞두고 식탁 물가는 더 비상입니다. 올겨울 폭설과 냉해 때문에 배추는 무려 3배, 당근은 2배 이상 값이 오르는 등 채소는 작년보다 30% 가까이 비싸졌습니다. 다행히 국제 유가는 내려가고 있어 소비자물가는 안정세를 보이고 있지만 계속 오르기만 하는 생활 물가에 서민들의 부담은 커져만 갑니다. KBC 뉴스 한동수입니다.

Bài viết liên quan  [KIIP Lớp 4 - Trung cấp 2] Tổng hợp tất cả các bài văn hóa sách KIIP trung cấp 2

Từ vựng: 
운영하다: vận hành, điều hành, hoạt động
부담 trọng trách, gánh nặng
빚 món nợ, khoan nợ
당장 ngay tại chỗ, ngay lập tức
서민: dân thường

<Trang 99> 6/ 발음

1. 다음 발음을 잘 듣고 따라하세요.
1) 밤새워 찾느니 차라리 
2) 그걸 먹느니 차라리
3) 그 옷을 입느니 차라리 
4) 집을 새로 짓느니 차라리

2. 다음 문장을 자연스럽게 읽어 보세요.
1) 여기서 차가운 물로 씻느니 차라리 하루 안 씻는 게 낫겠다.
2) 그 이상한 옷을 입느니 차라리 파티에 안 가겠어요.
3) 그렇게 많은 돈을 들여 집을 새로 짓느니 차라리 큰 집을 하나 사겠네요.

<Trang 100> 7/ 읽기 (Chú ý bài này, hay xuất hiện trong đề phỏng vấn)

한강의 기적

작은 영토와 자원이 부족했던 한국은 1960년대 국민소득 78달러로 세계에서 가장 가난한 나라였습니다. 하지만 현재 한국은 국민소득 2만 달러, 세계 10위권의 무역 거래량을 가진 나라로 발전했습니다. 이러한 한국의 약 50여년만의 급격한 경제 성장을 세계에서는 ‘한강의 기적’이라고 합니다.
현재 한국은 조선업계 세계 1위, 반도체 매출 세계 1위, 세계 최대의 IT 강국 등 세계 최고의 기술을 가진 나라입니다. 또한 1988년과 2002년에는 ‘서울 88 올림픽’과 ‘월드컵’을 주최하며 세계적으로 이름을 알렸습니다.
하지만, 한국에도 어려움은 있었습니다. 90년대 외국에서 무리하게 돈을 빌려 투자하는 바람에 1997년 말외환 위기’가 발생했습니다. 정부는 이 위기를 해결하기 위해 1997년 12월 국제통화기금(IMF)에서 돈을 빌렸고 한국은 IMF의 관리를 받는 나라가 되었습니다.
하지만 이러한 경제 위기극복하기 위해 국민들은 자발적으로 ‘금 모으기 운동, 달러 모으기 운동’ 등을 하며 위기를 이겨내기 위해 한마음으로 노력했습니다. 그 결과 한국은 IMF의 돈을 모두 갚으며 위기를 이겨냈고 위기 이후 더 단단한 경제 강국이 되었습니다.

Kỳ tích sông Hàn 

Một đất nước có tài nguyên và lãnh thổ hạn hẹp, Hàn Quốc đã từng là đất nước nghèo nhất thế giới với thu nhập đầu dân là 78 đô la vào những năm 1960. Tuy nghiên hiện tại Hàn Quốc đã phát triển thành đất nước có lượng giao dịch thương mại đứng thứ 10 thế giới, với thu nhập đầu người là 20 nghìn đô la. Trên thế giới gọi sự phát triển kinh tế vượt bậc trong khoảng 50 năm như thế này của đất nước Hàn Quốc là “Kỳ tích sông Hàn”.
Hàn Quốc hiện nay là đất nước đang sở hữu những kỹ thuật tốt nhất thế giới như cường quốc IT đứng đầu thế giới, số 1 thế giới về bán mạch bán dẫn, số 1 thế giới về ngành đóng tàu. Ngoài ra còn tổ chức Olimpic Seul 88 vào năm 1988, Word Cup vào năm 2002 và đã được lan rộng tên tuổi ra tầm thế giới.
Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng đã gặp khó khăn. Vào thập niên 90 do mượn tiền quá mức từ nước ngoài để đầu tư mà đã phát sinh “khủng hoảng tài chính” vào cuối năm 1970. Để khắc phục khủng hoảng này, Chính phủ đã mượn tiền ở Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tháng 12/1997 và Hàn Quốc đã trở thành đất nước chịu sự quản lý của IMF.
Nhưng để khắc phục khủng hoảng kinh tế này người dân đã cùng vận động tự nguyện gom đô la, gom vàng đã nỗ lực hợp sức để chiến thắng khủng hoảng đó. Kết quả là Hàn Quốc đã trả được hết nợ tiền của IMF và thoát khỏi khủng hoảng và sau đó đã trở thành cường quốc có kinh tế vững mạnh hơn.

Từ vựng
한강의 기적 Kỳ tích sông Hàn
영토  lãnh thổ
국민소득 thu nhập quốc dân
무역  thương mại
거래량 lượng giao dịch
급격하다 nhanh chóng, vượt bậc
조선업계  ngành đóng tàu
반도체 chất bán dẫn (Chất có dẫn điện hoặc không có dẫn điện tùy vào nhiều trạng thái.)
매출  việc bán hàng
강국 cường quốc
올림픽  thế vận hội Olympic
월드컵  Worldcup
주최하다 bảo trợ, đỡ đầu (Nhận trách nhiệm chương trình hay tổ chức rồi lên kế hoạch và mở ra)
무리하다 quá mức (vượt khỏi phạm vi thích hợp.)
외환 위기 khủng hoảng tài chính, khủng hoảng trao đổi tiền tệ
해결하다 giải quyết
국제통화기금 quỹ tiền tệ quốc tế / International Monetary Fund (IMF)
경제 위기  khủng hoảng kinh tế
극복하다 vượt qua
자발적  mang tính tự giác, có tính tự giác
이겨내다 chiến thắng, vượt qua
돈을 갚다  trả lại tiền (đã mượn)
단단한 경제 nền kinh tế vững chắc

<Trang 103> 8/한국 사회와 문화
2012년 한국은 세계에서 7번째로 20-50 클럽에 가입했다. 여기에서 ‘20’은 선진국 진입의 기준이 되는 1인당 국민소득 2만 달러, ‘50’은 인구 5,000만 명을 의미하는데 이는 한 국가가 높은 수준의 국가 경쟁력갖추기 위해서는 국민경제 규모의 기준이 되는 1인당 국민소득과 함께 적정선의 인구 경쟁력갖추어야 한다는 의미다. 실제 인구가 많으면 국민소득이 적고, 국민소득이 높으면 인구가 적은 경우가 많아, 한 국가가 이 두 가지 조건을 만족하기는 쉽지 않다. 이렇듯 국민소득 2만 달러, 인구 5,000만 명이 넘는 나라는 세계에서 일본, 미국, 프랑스, 이탈리아, 독일, 영국, 그리고 한국이 유일하다.

한국이 20-50 클럽이 되었다는 것은 어떤 의미일까? 과거 1950년대 외국의 도움이 없이는 살 수 없던 가난한 나라가 이제는 힘이 있는 나라가 되었음을 의미한다. 한국의 20-50클럽 가입은 선진국 대열 진입에의 청신호로 보고 있다.

Bài viết liên quan  [KIIP Lớp 4 - Trung cấp 2] Bài 1: 결혼 Kết hôn (Wedding/Marriage)

Năm 2012 Hàn Quốc đã tham gia vào nhóm quốc gia (Club) 20-50 và đứng thứ 7 trên thế giới. Ở đây 20 là thu nhập quốc dân 20 nghìn đô la trên 1 người được coi là tiêu chuẩn xếp vào nước tiên tiến. 50 có nghĩa là dân số 50 triệu người và đây còn nghĩa là để một quốc gia có sức cạnh tranh quốc gia ở mức độ cao thì phải có sức cạnh tranh về dân số phù hợp cùng với thu nhập quốc dân theo đầu người đạt tiêu chuẩn quy mô kinh tế quốc gia. Thực tế có nhiều trường hợp dân số nhiều thì thu nhập quốc dân thấp và thu nhập quốc dân cao thì dân số thấp, một quốc gia mà thỏa mãn cả hai điều kiện này thật không dễ dàng. Những đất nước có thu nhập quốc dân 20 nghìn đô la và dân số hơn 50 triệu người như thế này trên thế giới chỉ có Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Italya, Đức, Anh, và Hàn Quốc.
Việc Hàn Quốc nằm trong nhóm 20-50 có ý nghĩa thế nào? Nó mang ý nghĩa là Hàn Quốc từng là một đất nước nghèo nàn không thể sống nổi nếu không có sự trợ giúp từ nước ngoài vào những năm 1950 trong quá khứ thì nay đã trở thành đất nước có sức mạnh. Việc gia nhập nhóm quốc gia 20-50 đang cho thấy tín hiệu xanh để tiến vào hàng ngũ những nước tiên tiến (phát triển).

Từ vựng
클럽 Club = câu lạc bộ (Tổ chức được thành lập với mục đích (cho mọi người) trở nên thân thiết hoặc cùng nhau hoạt động sở thích.)
선진국 nước phát triển
진입 sự thâm nhập, sự tiến vào
경쟁력 sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
갖추다 trang bị, có ,giữ
만족하다 thỏa mãn, thỏa lòng, hài lòng
적정선 mức phù hợp, mức hợp lý
유일하다 duy nhất
대열 hàng ngũ
청신호 đèn xanh

– Xem các bài khác của lớp 4 KIIP tại đây
– Nhóm học và thảo luận tiếng Hàn KIIP: Bấm vào đây
– Trang facebook cập nhật bài học tiếng Hàn KIIP: Hàn Quốc Lý Thú

2 BÌNH LUẬN

    • cảm ơn bạn đã chỉ ra chỗ viết sai, mình đã sửa lại rồi nhé.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here