Sự khác nhau giữa người Hàn Quốc và người Nhật Bản

0
2055
Thế giới đã từng ngạc nhiên trước phản ứng điềm đạm và bình tĩnh của người Nhật đối với trận động đất lớn thứ năm thế giới. Câu hỏi được đặt ra là tại sao người Hàn và người Nhật lại có sự phát triển kinh tế ngang nhau mặc dù có sự khác biệt nội bật về những nét đặc trưng.
 
Hai đất nước ấy chính là phần cốt lõi trong nền kinh tế thần kì của Đông Á.

<Ảnh: nguồn internet)
 
Người Hàn “nóng”, hiếu thắng, trực tính, tràn đầy năng lượng và xúc cảm trong khi người Nhật lại điềm đạm, lịch sự, thận trọng, bình tĩnh và bí hiểm.
 
Người Hàn có khả năng thực hiện công việc nhanh chóng. Họ là những người nhanh nhẹn, mạo hiểm nhưng làm việc thiếu chỉn chu. Người Nhật là những nhà lập kế hoạch cẩn thận, di chuyển chậm và chắc chắn nhưng thiếu năng động.
 
Người Hàn Quốc được ví như người Ý, người Ailen hoặc người Pháp của châu Á. Còn người Nhật là người Đức với các đức tính điềm đạm, bình tĩnh và lý trí.
 
Bà Oh Kong-dan, một chuyên gia kinh tế về Đông Á ở Washington cho hay: “Địa lý cũng ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách một dân tộc”. Hàn Quốc luôn luôn e dè và lo lắng bởi sự quấy nhiễu liên tục từ bên ngoài như đường hành lang của đại dương cho đến phần lục địa chính châu Á, phần nào giống với Ý ở châu Âu.
 
Ngoài ra, bà cho rằng người Nhật điềm tĩnh và duy tâm vì khá khó cho người ngoài xâm nhập vào đất nước Nhật, cũng như khó cho người Nhật thoát ra khỏi quốc đảo mình. Ngoài ra người Nhật hình thành nên sự chịu đựng và thích ứng mạnh mẽ bởi việc rèn dũa dưới sự đe dọa liên tục của thiên tai. Rất khó để đọc được nội tâm của người Nhật Bản.
 
Thực phẩm cũng được cho là góp phần hình thành nên đặc tính của một dân tộc. Những người ăn tiêu cay và tỏi thường nóng tính, sáng tạo, năng động, vui tính, trực tính và thẳng thừng. Những thức ăn mềm được cho là có sự liên kết với tính điềm đạm và tuổi thọ của người Nhật.
 
Giáo dục cũng góp phần hình thành đặc tính quốc gia. Các nhà quan sát phương tây cho rằng người Nhật e dè, bận tâm với cái nhìn của người khác về mình và ít đòi hỏi quyền lợi hơn người Hàn Quốc. Nhà bình luận của tờ Korea Times, Michael Breen, phỏng đoán rằng điều này phải bắt nguồn từ các mô hình nuôi dạy con cái ở hai nước.
 
Ông nói rằng Nhật có được sự lãnh đạo không gián đoạn trong hàng thế kỉ qua và dường như luôn tồn tại một sự tin cậy cao đối với sự lãnh đạo đất nước. Hàn Quốc thì lại khác, họ có một lịch sử từng bị đối xử tệ và bỏ rơi bởi các nhà cầm quyền. Vì vậy, sự tin tưởng vào lãnh đạo, chính phủ và nhà cầm quyền không cao.
 
Vì những lý do đó, ông nói, người Nhật rất yêu nước và trung thành với công ty. Người Hàn có vẻ cũng giống vậy, nhưng họ không quá yêu nước và trung thành như người Nhật. Thay vào đó họ đặt niềm tin vào các nhóm nhỏ hoặc công ty. Các nhóm nhỏ ấy được phân định bởi quê quán, tuổi tác, và trường học.
 
Theo bà Oh, cả hai nước đều du nhập bởi văn hóa Khổng giáo từ Trung Quốc nhưng áp dụng một cách khác nhau. Vu Sejong Hàn Quốc đã áp dụng Khổng giáo vào triết lý của nhà cầm quyền nhằm cai trị dân chúng dưới hệ thống chính quyền tập trung. Nhật đã lấy Khổng giáo làm nền tảng của chuẩn mực đạo đức xã hội dưới hệ thống chính quyền phân cấp: “Các chiến binh Samurai không nên giết những người nhân vô tội; Dân không nên ăn cắp tài sản của chính phủ; luôn làm việc chăm chỉ dù có có người giám sát hay không vì đó là hành động đúng đắn của một con người. Người Nhật đã khắc họa nên hệ thống những chuẩn mực đạo đức một cách tỉ mỉ từ Nho Giáo, rất khác so với Hàn Quốc”
 
Kết quả là, Nhật Bản đã xây dựng một phong trào mạnh mẽ hình thành nên một xã hội có trật tự và điềm tĩnh. Hàn Quốc thì thỉnh thoảng bị khóa trong chủ nghĩa phe phái mãnh liệt, cạnh tranh gay gắt, các cuộc chơi có tổng bằng không trong sự tranh cãi phe nào đúng phe nào sai.
Cựu tổng thống Park Chung Hee được biết đến là người đã tạo nên sự biến đổi đặc tính dân tộc. Trong thời đại của ông, người Hàn được dẫn dắt trở thành những người năng nổ, siêng năng, ý thức dân tộc cao, đầy mục tiêu và tham vọng. Dưới áp lực cuộc sống của những năm xây dựng đất nước, những cảm xúc ấy được lan tỏa khắp nơi. Văn hóa “Nhanh lên, nhanh lên” được coi là di sản văn hóa trong quân đội.

Bài viết liên quan  NANTA, biểu diễn samulnori của các đầu bếp - Nanta Cookin- Nghệ thuật từ...dụng cụ nhà bếp

Có một thứ mà người Nhật ghen tị với người Hàn Quốc đó là Hallyu. “Hallyu nghĩa là Làn sóng Hàn Quốc, là tên gọi được bắt nguồn từ cách gọi của một số nhà báo ở Bắc Kinh về sự nổi tiếng nhanh chóng của Hàn Quốc và các sản phẩm của Hàn Quốc tại Trung Quốc, hiện được dùng để ám chỉ sự nổi tiếng của văn hóa Hàn Quốc trên thế giới trong thế kỷ 21” (theo wikipedia). Với đặc tính của người Nhật, họ gặp khó khăn trong việc tạo nên “Làn Sóng Nhật Bản”

Tuy có sự khác biệt trong đặc tính dân tộc, cả hai nước này đều có niềm đam mê mãnh liệt với giáo dục, tinh thần yêu nước, ít nhiều đều hướng theo lợi ích nhóm, có năng lực sản suất thiết bị dụng cụ, máy móc. Các nước nghèo tài nguyên có bản năng sống còn cao. Khác với các nước phương Tây, họ có xu hướng đặt lợi ích nhóm lên trên chủ nghĩa cá nhân. Chính vì lối suy nghĩ này đôi khi làm giảm sự sáng tạo và đổi mới bản thân. Họ cũng gặp khó khăn trong việc học tiếng Anh. 
 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here