왜 베트남 여자는 한국남자를 좋아하는가? Tại sao phụ nữ Việt thích đàn ông Hàn Quốc
1992년 한베수교를 전후하여 주재원, 유학생, 개인사업자들이 베트남에 들어오면서 한베국제결혼이 하나 둘씩 이루어졌다. 베트남 대학에서 한국어를 가르치다가 제자와 사랑에 빠져서, 하숙을 하던 중 하숙집 주인 딸과 띵감(정감)이 통하여, 유학생으로 왔다가 같은 과 여학생에 feel이 꽂혀서, 이렇게 다양한 상황 속에서 한국남성과 베트남 여성이 만나 결혼을 하게 되었다. 국경을 초월한 사랑은 쉽지가 않기에 크고 작은 난관에 부딪치며 힘겹게 결혼을 했다. 그래서 국제결혼은 더 애틋하고 스토리가 풍부하다.
Hôn nhân Hàn – Việt bắt đầu được hình thành vào khoảng thời điểm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, khi những nhân viên, du học sinh, doanh nhân Hàn Quốc sang Việt Nam học tập, làm việc và kết hôn với phụ nữ Việt Nam. Một thầy giáo đến dạy tiếng Hàn trong trường đại học và đem lòng yêu học sinh của mình, một anh đến thuê nhà có tình cảm với con gái chủ nhà trọ, một chàng du học sinh trúng tiếng sét ái tình với cô sinh viên cùng khoa,… họ gặp nhau trong những hoàn cảnh khác biệt, đem lòng yêu thương và trở thành vợ chồng. Những mối tình vượt biên giới không hề dễ dàng, họ phải vượt qua nhiều khó khăn và trở ngại để đến với nhau. Bởi vậy, kết hôn quốc tế thường buồn và ẩn chứa nhiều câu chuyện bên trong.
그런데 어느 날부터 한 떼의 한국 남성들이 우르르 몰려 오더니 3일만에 맞선을 보고 결혼을 한다는 것이다. 이 무슨 날벼락 같은 일 인가. 베트남 여성을 어떻게 보고 이러는가, 경제적으로 우리보다 약하다고 이럴 수 있을까? 이때의 충격은 이루 말할 수가 없었다. 그리고 나의 조국 대한민국의 남자들이 베트남에 와서 이와 같은 무례한 행동을 저지르는 것에 대해 베트남 사람들에게 미안해서 견딜 수가 없었다. 그래서 어찌된 영문인지 파악하기 위해 조사를 하기 시작했고 그 과정에서 이런 속성 결혼은 대만에서부터 시작된 것임을 알게 되었다.
Vậy mà không biết từ bao giờ, một bộ phận nam giới Hàn Quốc đổ sang Việt Nam với ý định kiếm vợ, nhưng quá trình gặp mặt và tổ chức lễ cưới chỉ diễn ra trong vòng 3 ngày. Tôi không thể nào hiểu nổi hình thức cưới hỏi lạ lùng đó. Họ nghĩ thế nào về phụ nữ Việt Nam khi đưa ra những quyết định hôn nhân chóng vánh, vì kinh tế của họ dư dả hơn chăng? Khi nghe thông tin này tôi rất buồn. Và hơn hết là cảm thấy có lỗi với người dân Việt Nam khi nam giới Hàn Quốc đến Việt Nam và có những hành động thiếu tôn trọng như vậy. Với suy nghĩ đó, tôi bắt đầu tìm hiểu ngọn nguồn và biết được hôn nhân quốc tế của phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài bắt nguồn từ Đài Loan.
대만은 오랫동안 남존여비의 사상으로 여성이 현저하게 부족하여 대만 남자 3명중에 1명은 외국여성과 결혼을 했다. 주로 베트남을 비롯한 동남아 여성들이다. 1989년부터 대만남자들이 간혈적으로 국경을 넘어와 라오까이, 랑선, 까오방에 사는 소수민족 여성들을 합법적으로 데려가기도 하고, 납치해 가기도 했다. 그리고 1995년부터는 좀더 공식적인 절차를 통해서 베트남 여성과 결혼을 하기 시작했다.
Tư tưởng “Trọng nam khinh nữ” tồn tại ở Đài Loan đã lâu và Đài Loan phải đối mặt với vấn đề “thừa nam thiếu nữ”. Cứ trong ba nam giới Đài Loan sẽ có một người lấy vợ nước ngoài, chủ yếu là phụ nữ Đông Nam Á, đứng đầu là Việt Nam. Từ năm 1989, nhiều đàn ông Đài Loan sang Việt Nam kết hôn hợp pháp với những cô gái dân tộc thiểu số ở Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng. Cũng có những trường hợp họ bắt cóc phụ nữ Việt Nam mang sang Đài Loan. Đến năm 1995, kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam và người Đài Loan bắt đầu được tiến hành theo những thủ tục chính thức hơn.
대만 내무부 통계에 의하면 1995~2005까지 10년 동안 베-대만 국제결혼 건수는 꾸준한 상승세를 보이며 72,411건이 되었다고 한다. 그리고 2003~2005년까지 전체 국제결혼 건수 31,949건 중에 24,601건이 베-대만 국제결혼으로 전체 국제결혼에 77%를 차지했다. 이런 상승세를 타던 베-대만 국제결혼이 2006년부터 급격하게 하향 곡선을 그리게 된 것은 바로 한국 남성들의 출현에 의해서이다. 한국남성들이 베트남에 입성하자 대만으로 향하던 베트남 여성들의 발길이 한국으로 돌아 선 것이다.
Theo thống kê của Bộ Nội vụ Đài Loan, kết hôn quốc tế Việt Nam – Đài Loan gia tăng dần dần trong vòng 10 năm từ năm 1995~2005 với 72.411 cuộc hôn nhân. Từ năm 2003~2005, trong tổng số 31.949 cuộc hôn nhân quốc tế, có tới 24.601 cuộc hôn nhân Việt – Đài, chiếm 77% tổng số hôn nhân quốc tế. Từ năm 2006, hôn nhân Việt – Đài đang trên đà gia tăng bỗng giảm xuống đột ngột. Đối tượng của hôn nhân quốc tế thay đổi cùng với sự xuất hiện của nam giới Hàn Quốc tại Việt Nam. Phụ nữ Việt Nam trước đây hướng theo Đài Loan nay đổi hướng sang Hàn Quốc.
왜 베트남 여자들은 대만남자보다 한국남자를 더 선호하게 되었을까? 본시 베트남인은 중국인을 별로 좋아하지 않는다. 우리가 일본에 대해 가지고 있는 감정과 비슷하다. 이런 국민적 정서의 탓도 있지만 이보다 더 결정적인 것은 한국 드라마의 영향 때문이다.
Tại sao phụ nữ Việt Nam thích đàn ông Hàn Quốc hơn Đài Loan? Người Việt Nam vốn không thích người Trung Quốc, cũng giống như Hàn Quốc không ưa Nhật Bản. Mặc dù một phần lý do là vì tình cảm của đại đa số người dân, nhưng yếu tố quyết định là ảnh hưởng của làn sóng phim Hàn Quốc.
1996년에 ‘첫사랑(Mối tình đầu)’이 방영된 이후 모든 베트남 아가씨들은 한국남자들을 배용준과 오버랩해서 바라 보았고, 1997년에 ‘의가형제(Anh em nhà bác sĩ)’ 가 방영되자 모든 한국남자를 장동건화 시켰다. 그리고 2000년대에 접어들어 ‘가을동화(Trái tim mùa thu)’가 방영되자 송승헌과 원빈이 떴고, 2010년에는 ‘Good Doctor’ 의 주원, ‘상속자들’ 에서 이민호, ‘별에서 온 그대’에서 김수현이 모든 한국남자를 대표하여 베트남의 여성들에 가슴에 심어졌다. 그리고 한국 드라마에 나오는 멋진 배경과 화려한 소품들에 베트남 사람들은 점점 매료되어갔다. 결국 한국 드라마가 국제결혼의 판도를 바꾸어 놓은 것이다. 베트남 신부들을 교육시키면서 ‘왜 한국남자와 결혼하게 되었는가?’ 라고 질문을 하면 한국드라마를 보고 한국을 그리워하게 되었다는 대답이 수두룩하게 나온다.
Năm 1996, sau khi phim ‘Mối tình đầu’ của Hàn Quốc được công chiếu, các cô gái Việt Nam đều mơ tưởng rằng tất cả đàn ông Hàn Quốc đều giống nam diễn viên Bae Yong Joon. Và đến khi phim ‘Anh em nhà bác sĩ’ lên sóng vào năm 1997, một lần nữa nam giới Hàn Quốc đều được hóa thành Jang Dong Gun trong mắt phụ nữ Việt Nam. Bước vào những năm 2000, bộ phim ‘Trái tim mùa thu’ nổi lên với hai mỹ nam Song Seung Hun và Won Bin; Đến những năm 2010, Joo Won trong ‘Good doctor’, Lee Min Ho trong ‘Người thừa kế’, Kim Soo Hyun trong ‘Vì sao đưa anh tới’ trở thành những đại diện tiêu biểu cho nam giới Hàn Quốc và lần lượt chiếm giữa trái tim của các cô gái Việt. Ngoài ra, những khung cảnh đẹp đẽ và vẻ hào nhoáng trong phim Hàn đã không ngừng chinh phục khán giả Việt. Cuối cùng, chính những bộ phim Hàn Quốc lại đang làm thay đổi phạm vi của hôn nhân quốc tế. Trong khi dạy những cô dâu Việt, tôi có hỏi ‘‘Vì sao các em muốn lấy chồng Hàn Quốc?”, rất nhiều người trả lời rằng sau khi xem phim Hàn Quốc đều muốn được sang Hàn.
우리는 한국 입국전의 베트남 신부들 중에 약 25명 정도만 받아서 15일 동안 ‘한국문화교실’(삼성전자 후원)에서 교육을 시킨다. 그리고 이 신부들이 한국에서 어떻게 살고 있는지 살피기 위해 여름방학을 이용하여 한국에 들어가 이들의 가정을 방문한다. 베트남에서 신부들만 교육시킬 때는 몰랐는데 한국에 가서 남편과 함께 있는 베트남 신부들을 보면 너무 어색하다. 20살의 싱싱한 젊음이 40살의 주름진 얼굴과 함께 앉아 있는 모습은 부부가 아니라 아버지와 딸 같다. 그런데 남편과 시어머니 쪽에서 잘난 척을 하면 더욱더 마음이 불편하다. “왕으로 착각하지 마세요, 당신이 잘나서 꽃다운 외국여성과 결혼한 것 아니에요. 국가의 경제력과 한류스타들 덕분이지요.” 라고 말하고 싶지만 꾹 참으면서 어찌하든지 두 사람을 잘 살게 하기 위해 시어머니와 남편의 비위를 맞춰가며 좋은 말로 설득하고 상담을 한다.
Dưới sự tài trợ của Công ty điện tử Samsung Việt Nam, hàng tháng, Trung tâm chúng tôi tổ chức ‘Lớp Trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc dành cho phụ nữ Việt Nam di trú theo diện kết hôn quốc tế’. Lớp học với khoảng 25 học viên, các cô sẽ được học tập và trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc trong 15 ngày. Ngoài ra, chúng tôi cũng tận dụng kỳ nghỉ hè để sang Hàn Quốc thăm gia đình các cô dâu Việt, theo dõi cuộc sống của các cô ở bên Hàn Quốc có được tốt không. Khi ở Việt Nam, vì chỉ tham gia giảng dạy nên tôi không nắm rõ được tình hình thực tế về cuộc hôn nhân của các cô dâu Việt. Nhưng khi sang Hàn Quốc thăm họ, nhiều trường hợp tôi nhận thấy rõ sự chênh lệch tuổi tác giữa hai vợ chồng. Người con gái đang độ tuổi 20 ngồi bên cạnh người đàn ông 40 tuổi với đầy nếp nhăn trên mặt, trông họ giống hai cha con hơn là cặp vợ chồng. Nhìn người chồng và mẹ chồng trưng ra vẻ mặt tự cao, tôi thấy rất bức bối trong lòng. Tôi muốn nói thẳng rằng: “Anh đừng nhầm tưởng mình là vua. Đâu phải vì anh tài giỏi nên lấy được người con gái tuổi xuân kia. Tất cả là nhờ vào năng lực tài chính và trào lưu Hàn Quốc của quốc gia mà thôi”, nhưng tôi đã cố nhịn không nói ra. Thay vào đó, tôi cố gắng làm vừa lòng người chồng và mẹ chồng, lựa lời để thuyết phục, tư vấn với mong muốn đời sống vợ chồng của họ được êm đẹp.
그러고 가끔씩 도리를 아는 신랑과 시어머니들도 만난다. 전라도 어느 지방을 방문했을 때, 그 집의 시어머니는 내 손을 붙잡고 “고맙지라우, 나이 많은 신랑과 살아주는 것 만으로도 고맙지라우, 얼마나 고향이 그립고 부모가 보고자블까…” 하며 눈물을 글썽이는 것이었다. 노처녀 시누이는 자기보다 한참 어린 올케에게 ‘언니, 언니’ 하며 살갑게 대해주고 있었다.
Cũng có lúc tôi gặp được gia đình nhà chồng hiểu lý lẽ. Trong lần chúng tôi đến thăm gia đình cô dâu Việt ở một vùng thuộc tỉnh Jeolla, người mẹ chồng khi đó nắm chặt lấy tay tôi, mắt ướt lệ: “Thật cảm tạ quá. Chỉ riêng việc con dâu chịu sống với người chồng nhiều tuổi hơn nó là tôi đã thấy cảm tạ rồi. Không biết con bé nhớ nhà, nhớ cha mẹ thế nào…”. Người em chồng nhiều tuổi hơn và chưa lập gia đình, dù vậy, vẫn gọi chị xưng em và đối xử với chị dâu bằng trái tim rộng mở.
20대의 베트남 꽃 봉오리들이 남편하나 바라보고 홀홀단신 건너왔다. 드라마에서 본 배용준과 장동건이 있는 나라 한국으로. 앞으로 한국남자들은 새로운 드라마를 써야 한다. 남편은 배용준이 되고 아내는 최지우가 되어 멋진 사랑의 작품을 만들어 가기를 바라마지 않는다.
Những cô gái trong độ tuổi 20 như những nụ hoa xinh đẹp đã vượt qua sự đơn độc hướng về chồng mình. Có lẽ ngoài những Bae Yong Jun, Jang Dong Gun trong điện ảnh, Hàn Quốc cần phải dựng thêm những bộ phim khác nói về nam giới Hàn Quốc. Tôi hy vọng đó không chỉ là những tác phẩm nói về tình yêu hoàn mỹ của những người chồng là Bae Yong Jun và người vợ là Choi Ji Woo.