[KIIP lớp 5 sách mới] Bài 3: 일터 Chỗ làm

0
10468

1. 한국인은 어떤 일터에서 일할까?
Người Hàn Quốc làm việc tại chỗ làm như thế nào?

한국인들이 선호하는 일터
Nơi làm việc mà người Hàn Quốc ưa chuộng

한국에서는 만 15세 이상부터 일을 하는 것이 가능하다. 그러나 일반적으로는 고등학교 졸업 후 20 대 초반이나, 대학교 졸업 후 20 대 중후반쯤에 일을 시작하는 편이다. 최근에는 취업난으로 인해 일을 시작하는 나이가 더 늦어지는 경우도 많다. 취업 후에는 대체로 60 세 전후까지 직장 생활을 한다. 요즘은 평균 수명이 길어져서 은퇴 이후에도 경제적 이유나 자아 실현, 사회 공헌 등을 위해 새로운 직업을 갖거나 창업을 준비하는 사람들이 많아졌다. 한국에서 취업을 준비하는 사람들 중에는 안정적인 직업을 선호해 공무원이 되거나 공기업에서 일하는 것을 희망하는 경우가 많다. 이러한 직장은 다른 곳에 비해 근무 기간이나 근무 환경이 안정적이지만 뽑는 인원수가 많지 않아 경쟁률이 높은 편이다. 대기업에서 일하기를 원하는 사람도 있다. 대기업은 임금이 높고 직원에 대한 복지 혜택도 많아서 인기가 높다. 그 외에 다소 규모가 작은 중소기업에 취직하거나 일정한 소속이 없이 자유 계약으로 일하는 사람들, 직접 회사나 가게를 만들어 사업을 하는 사람들도 있다.

Ở Hàn Quốc từ 15 tuổi trở lên có thể đi làm. Tuy nhiên, thường thì mọi người bắt đầu làm việc ở độ tuổi đầu tuổi 20 sau khi tốt nghiệp phổ thông, hoặc ở độ tuổi nửa sau 20 sau khi tốt nghiệp đại học. Gần đây, nhiều trường hợp độ tuổi bắt đầu đi làm còn trễ hơn nữa do vấn nạn khó tìm việc. Sau khi tìm được viêc, nhìn chung mọi người sẽ làm tới trước sau 60 tuổi. Dạo này tuổi thọ trung bình ngày càng kéo dài nên sau khi nghỉ hưu những người chuẩn bị cho việc kinh doanh hay tìm một công việc mới với lý do kinh tế hay để thể hiện bản thân, công hiến cho xã hội vv…cũng trở nên nhiều hơn. Trong số những người chuẩn bị tìm việc ở Hàn Quốc thì có rất nhiều người thích những công việc ổn định và trở thành công nhân viên chức, hay mong được làm trong những doanh nghiệp nhà nước. Những chỗ làm này nếu so với chỗ khác thì thời gian làm việc hay môi trường làm ổn định hơn nhưng số lượng tuyển dụng không nhiều nên tỷ lệ cạnh tranh khá cao. Cũng có những người muốn được làm trong những tập đoàn lớn. Tập đoàn lớn thường lương cao và có nhiều chế độ đãi ngộ cho nhân viên nên rất nhiều người yêu thích. Ngoài ra thì đa số sẽ làm trong những doanh nghiệp vừa và nhỏ, và cũng có nhiều người tự mở công ty hay cửa hàng để kinh doanh, hay làm những công việc hợp đồng tự do mà không có sự phụ thuộc nhất định.

선호하다: ưa chuộng, ưa thích
초반: phần đầu, lúc đầu
20 대 초반: những năm đầu tuổi 10

중후반: nửa cuối, nửa sau 
20 대 중후반: những năm giữa, cuối tuổi 20

취업난: tình trạng xin việc khó khăn, vấn nạn khó xin việc, vấn nạn thất nghiệp
전후: trước sau
은퇴: sự nghỉ hưu
자아: cái tôi, bản ngã
실현: sự thực hiện
공헌: sự cống hiến
안정적: tính ổn định
뽑다: tuyển chọn
인원수: đầu người, số người
공기업: doanh nghiệp nhà nước
경쟁률: tỷ lệ chọi, tỷ lệ cạnh tranh
임금: tiền lương
혜택: sự ưu đãi, sự ưu tiên, sự đãi ngộ
일정하다: nhất định
소속: sự thuộc về (một cơ quan hay đoàn thể nào đó) 

여성의 경제 활동
Hoạt động kinh tế của nữ giới

과거에는 직장인 대부분이 남성이었다. 그러나 점차 남녀의 대학 진학률이 비슷해지고 여성의 사회 진출이 활발해지면서 일하는 남녀의 비율 차이가 크게 줄어들었다. 경제 활동을 하는 여성이 많아지면서 직업별 남녀 간 불균형도 조금씩 완화되고있다. 남편과 아내 모두가 일을 하는 맞벌이 부부도 증가하고 있으나(맞벌이 가구 비율 46.3 %, 통계청, 2019)기혼 여성 중 상당수는 출산과 양육 문제로 직장을 그만두기도 하며, 이로 인해 경력 단절이 발생한다. 자녀를 어느 정도 키운 후에 다시 일하기 원하는 여성들을 위해 재취업과 창업을 지원하는 교육 및 정책이 시행되고 있다.

Trong quá khứ, đa phần những người đi làm là nam giới. Tuy nhiên, bên cạnh việc tỷ lệ nhập học đại học của nam nữ ngày càng ngang nhau và sự tiến thân ra xã hội của phụ nữ cũng tăng lên nên sự chênh lệch tỷ lệ đi làm của nam và nữ cũng giảm đi rất nhiều. Ngày càng có nhiều nữ giới làm hoạt động kinh tế, kéo theo đó là sự mất cân bằng giữa nam và nữ trong từng ngành nghề cũng giảm bớt. Những gia đình mà cả vợ và chồng cùng đi làm cũng đang tăng lên (theo cục thống kê 2019 có 46,3% tỷ lệ gia đình cả vợ chồng cùng đi làm), nhưng có một số lượng đáng kể những phụ nữ đã kết hôn đã nghỉ việc do vấn đề sinh đẻ và nuôi dạy con cái, vì lý do này mà cũng phát sinh ra vấn đề như sự gián đoạn việc tích luỹ kinh nghiệm làm việc. Bên cạnh đó, cũng có chính sách và giáo dục đang được thi hành để giúp cho những nữ giới muốn khởi nghiệp hoặc đi làm lại sau khi nuôi con tới một mức độ nào đó.

점차: dần dần, từ từ dần dần, tuần tự dần dần(Từng chút một theo thứ tự)
진학률: tỉ lệ học lên cao, tỉ lệ học tiếp
진출: sự thâm nhập, sự tiến vào, sự mở rộng, sự bắt đầu tham gia (Sự mở rộng thế lực hay phạm vi hoạt động và tiến tới phương diện nào đó)
비율: tỉ lệ
불균형: sự mất cân bằng
완화되다: được giảm bớt, được dịu bớt
맞벌이: việc vợ chồng cùng kiếm tiền
통계청: cục thống kê
기혼: sự có gia đình
상당수: số lượng đáng kể
시행되다: được thi hành

알아두면 좋아요:
한국에서 특별히 많이 볼 수 있는 직업은?
Những nghề đặc biệt có thể thấy rất nhiều ở Hàn Quốc.

차의 주인이 일정 금액을 내고 요청하면 차를 대신 운전해 주는 사람을 대리운전기사라고 하는데 한국 특유의 회식 문화로 인해 대리 운전 전문 회사가 생겨나기 시작했다. 주로 밤 시간에 일하고, 운전 면허가 있으면 일할 수 있어 본인의 직업 외에 겸업하는 사람들도 많다. 한편, 1 인 가구와 맞벌이 가구가 증가하면서 인터넷으로 물건을 주문하면 새벽에 배송 해주는 산업도 크게 성장하고있다. 이에 따라 새벽 배송 일에 종사하는 사람들의 수도 많아졌다.

Người lái xe thay thế khi chủ xe yêu cầu và trả một số tiền nhất định được gọi là tài xế lái thay và do văn hóa họp mặt ăn uống đặc hữu của Hàn Quốc, các công ty chuyên cung cấp dịch vụ lái xe thay thế đã bắt đầu ra đời. Chủ yếu làm vào ban đêm và có rất nhiều người ngoài công việc của bản thân còn kiêm thêm do có thể làm nếu có bằng lái xe. Mặt khác, trong khi các hộ gia đình độc thân và gia đình cả vợ chồng cùng đi làm tăng lên thì đồng thời ngành công nghiệp giao hàng vào lúc sáng sớm khi có đặt hàng qua Internet cũng đang tăng trưởng đáng kể. Theo đó, số lượng những người theo nghề giao hàng vào sáng sớm cũng trở nên nhiều hơn.

요청하다: đòi hỏi, yêu cầu
대리운전기사: tài xế lái thay
특유: sự đặc hữu, sự sở hữu đặc biệt

생겨나다: sinh ra, phát sinh ra
겸업하다: kiêm nhiệm, làm thêm nghề tay trái, kiêm thêm, làm thêm
성장하다: phát triển, tăng trưởng
새벽: sáng sớm, bình minh
종사하다: tận tụy, toàn tâm toàn ý/theo nghề, sống với nghề …

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 11: 고등 교육과 입시 Giáo dục bậc cao và Thi tuyển sinh

2. 한국인의 직장 생활은 어떤 모습일까?
Cuộc sống công sở của người Hàn Quốc thì như thế nào?

직장 근무 시간과 근무 유형
Thời gian làm việc và loại hình công việc.

한국의 관공서나 회사는 일반적으로 오전 9 시부터 오후 6 시까지 일한다. 낮 12시 전후로 1 시간 정도의 점심 시간이 있으므로 하루에 8 시간 정도 근무한다. 보통 오후 6 시가 되면 퇴근을 하는데, 해야 할 일이 남았을 경우에는 직장에 남아 시간 외 근무를 하기도 한다. 그래도 일주일 동안의 총 근무 시간은 52 시간 이내여야 한다 (2020 년 기준). 근무 시작 시간과 종료 시간이 명확하게 정해진 정규 근무 외에 일정한 기간 동안 근로해야 할 총 근로 시간만 정하고 시간을 효율적으로 활용하도록 하는 탄력적 근로 시간제를 운영하는 회사도 있다. 대부분의 직장에서는 월요일에서 금요일까지 5 일을 일하는 ‘주 5일제’가 적용되지만 일터의 특성상 주말에 일을 해야 하는 경우는 평일에 쉬기도 한다. 24 시간 운영하는 찜질방, 편의점, PC 방이나 경찰서, 소방서, 병원, 항만, 공항 등 24 시간 내내 서비스가 제공되어야 하는 곳에서 일하는 경우는 직원들이 서로 차례를 바꾸어 교대 근무를 한다.

Các cơ quan nhà nước hay công ty ở Hàn Quốc thường làm việc từ 9h sáng tới 6h tối. Khoảng trước sau 12h trưa sẽ có chừng 1 tiếng nghỉ ăn trưa nên tổng thời gian làm việc sẽ là 8 tiếng một ngày. Thường thì khi tới 6h tối sẽ tan làm, tuy nhiên khi còn việc phải làm thì sẽ ở lại công ty và làm ngoài giờ. Tuy vậy thì tổng thời gian làm trong một tuần phải trong khoảng 52 tiếng (tiêu chuẩn năm 2020). Ngoài làm chính quy, tức là thời gian bắt đầu làm việc và kết thúc đã được quy định rõ ràng thì cũng có công ty áp dụng chế độ thời gian làm việc linh động, đó là chỉ quy định tổng thời gian phải làm trong thời hạn nhất định và sử dụng thời gian một cách hiệu quả. Đa phần ở các chỗ làm thường áp dụng chế độ làm việc 5 ngày một tuần, làm 5 ngày từ thứ 2 tới thứ 6; trong trường hợp phải làm việc vào cuối tuần theo đặc thù công việc thì sẽ được nghỉ vào ngày trong tuần. Trong trường hợp làm việc ở những nơi phải cung cấp dịch vụ trong suốt 24 giờ như phòng tắm hơi, cửa hàng tiện lợi, quán net, hay sở cảnh sát, sở cứu hỏa, bệnh viện, hải cảng, phi trường vv… thì các nhân viên sẽ làm việc theo ca bằng cách đổi ca cho nhau.

관공서: cơ quan nhà nước, cơ quan công
명확하다: minh bạch, rõ ràng chính xác, rành mạch
정규: chính quy, chính thức
효율적: mang tính hiệu suất, mang tính năng suất
탄력적: tính linh động, tính linh hoạt
활용하다: vận dụng, ứng dụng
소방서: sở cứu hỏa, trung tâm phòng cháy chữa cháy

항만: cảng vịnh (Nơi mà bờ biển thụt vào bên trong để tàu thuyền có thể neo đậu an toàn, tiện lợi cho người hay hàng hóa lên xuống giữa tàu với đất liền)
차례: thứ tự, lượt (Tuần tự làm việc nào đó hoặc việc nào đó xảy ra)
교대: ca (làm việc), người làm theo ca

직장 문화
Văn hoá công sở

한국에서는 근무를 마친 후에 종종 회사 직원들끼리 회식을 한다. 회사 직원들끼리 친밀한 관계를 형성하기 위해서 또는 축하나 위로를 받아야 할 직장 동료가 있을 때 회식을 하는 경우가 많다. 회식하는 날은 식사와 이야기가 밤늦게까지 이어지기도 한다. 최근에는 일과 균형추구하는 문화, 개인의 의사를 존중하는 문화가 확산되면서 회식의 빈도가 줄어드는 경향이 있다. 그리고 회식을 하더라도 술이나 식사 대신 직장 동료들과 함께 영화나 공연, 스포츠를 즐기는 등 모두가 참여해서 즐길 수 있는 방식이 늘어나고 있다.

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 43. 한국의 역사 인물 Các nhân vật lịch sử của Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, sau khi kết thúc công việc thì thỉnh thoảng nhóm các nhân viên công ty sẽ cùng nhau đi ăn. Mọi người tổ chức ăn uống với nhau nhằm tạo mối quan hệ thân thiết hơn giữa các nhân viên trong công ty, hay khi có đồng nghiệp được chúc mừng, hay cần an ủi. Vào ngày này việc cùng nhau ăn uống và nói chuyện thường được tiếp diễn tới tận khuya. Dạo gần đây, cùng với việc lan rộng của văn hoá tôn trọng ý kiến cá nhân, văn hoá mưu cầu sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc thì mọi người đang có khuynh hướng giảm bớt tần suất việc họp mặt ăn uống. Và hình thức mọi người cùng nhau đi xem biểu diễn, xem phim, hay chơi thể thao khi 회식 thay vì ăn uống nhậu nhẹt cũng đang tăng lên nhiều.

종종: thỉnh thoảng, đôi khi
-끼리 nhóm (Hậu tố thêm nghĩa ‘chỉ nhóm đó cùng với nhau’)
친밀하다: thân mật
형성하다: hình thành
이어지다: được nối tiếp, được tiếp diễn
삶: cuộc sống, đời sống
균형: sự cân bằng
추구하다: mưu cầu, theo đuổi
확산되다: được mở rộng, được phát triển, bị lan rộng, bị lan tỏa
빈도: tần xuất
늘어나다: tăng lên

알아두면 좋아요:
한국 직장인들은 일 년에 휴가를 며칠 정도 사용할까?
Người đi làm ở Hàn Quốc nghỉ khoảng bao nhiêu ngày trong một năm?

한국직장인은 2018 년 한 해 평균 15 일의 유급 휴가 (쉬면서도 임금을 받는 휴가)를 받아 이 중 14 일을 사용한 것으로 조사되었다. 평균 사용 일수가 8 일 이린 2016 년보다 6 일, 평균 10 일이던 2017 년보다 4 일이 늘어났다. 이에 따라 조사 대상 국가 가운데 하국이 가장 높은 증가율을 보였다. 이러한 결과는 일과 삶의 균형을 추구하는워라밸‘ 문화 확산, 주 52 시간 근로제 시행, 그리고 정부와 기업의 휴가 권장 분위기가 더해지면서 나타난 것으로 보인다. (익스 피디아, 2018, 국가 유급 휴가 사용 현황, 한국 경제 2018.11.25 기사)

Đã có điều tra được rằng người lao động Hàn Quốc nhận được trung bình 15 ngày nghỉ phép có lương (kỳ nghỉ được trả lương trong thời gian nghỉ ngơi) trong năm 2018 và sử dụng 14 ngày trong số đó. Nó dài hơn 6 ngày so với năm 2016, với số ngày trung bình được sử dụng là 8 và dài hơn 4 ngày so với năm 2017, với số ngày trung bình là 10 ngày. Theo đó, trong số các quốc gia là đối tượng điều tra cho thấy Hàn Quốc có tỷ lệ gia tăng cao nhất. Kết quả này dường như được mang lại nhờ sự lan rộng của văn hóa ‘Work and Life Balance’ theo đuổi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, việc thi hành chế độ tuần làm việc 52 giờ và cộng thêm bầu không khí khuyến khích sự nghỉ phép của chính phủ và các doanh nghiệp. (Expedia, 2018, Tình trạng Sử dụng Kỳ nghỉ có lương theo Quốc gia, Bài báo Kinh tế Hàn Quốc 2018.11.25 )

유급: sự được trả lương
증가율: tỉ lệ gia tăng, tỉ lệ tăng
추구하다: mưu cầu, theo đuổi

워라밸: “Work and Life Balance” sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
권장: sự khuyến khích, sự đề nghị, sự cổ vũ, sự động viên
더하다: thêm, cộng thêm, bổ sung thêm
별: theo
현황: hiện trạng

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here