[KIIP lớp 5 sách mới] Bài 6: 도시와 농촌 Đô thị và Nông thôn
01. 한국 도시는 어떤 특징이 있을까?
Đô thị ở Hàn Quốc có những đặc trưng nào?
도시의 특징과 변화 Đặc trưng và sự biến hóa của đô thị
한국의 도시화는 1960년대 이후 산업화가 이루어지면서 본격적으로 시작되었다. 1970년대부터는 인구의 절반 이상이 도시에서 살게 되었고, 현재는 총인구 중 90%가 넘는 사람이 도시에 거주하고 있다. 도시에는 기업체, 대학, 공공 기관, 의료 시설, 문화 시설 등이 많아 생활이 편리하다.
Quá trình đô thị hóa ở Hàn Quốc bắt đầu một cách chính thức từ sau thập niên 1960, khi công nghiệp hóa được triển khai. Từ những năm 1970, hơn một nửa dân số đã sinh sống tại thành thị, và hiện nay, hơn 90% tổng dân số đang cư trú ở các đô thị. Thành phố có nhiều doanh nghiệp, trường đại học, cơ quan công, cơ sở y tế và văn hóa, nên đời sống sinh hoạt rất thuận tiện..
도시화: sự đô thị hóa
산업화: công nghiệp hóa
이루어지다: được thực hiện, đạt được, được tạo thành
본격적: thực sự, chính thức (Có hình dạng đầy đủ và đạt được một cách tích cực)
인구: nhân khẩu, dân số
절반: sự chia đôi, một nửa
기업체: doanh nghiệp, công ty
서울, 인천, 경기 등 수도권은 국토 면적의 약 12% 정도에 불과하지만 총인구의 약 50%가 살고 있는 대표적인 도시화 지역이다. 부산, 대구, 광주, 대전 울산 등과 같은 지방의 광역시에도 많은 사람이 살고 있다.
Khu vực thủ đô gồm Seoul, Incheon và Gyeonggi chỉ chiếm khoảng 12% diện tích lãnh thổ, nhưng lại là khu vực đô thị hóa tiêu biểu khi có khoảng 50% tổng dân số sinh sống tại đây. Ngoài ra, ở các thành phố trực thuộc trung ương như Busan, Daegu, Gwangju, Daejeon và Ulsan cũng có rất đông người dân đang sinh sống.
수도권: vùng thủ đô (Thủ đô và vùng lân cận thủ đô)
국토: lãnh thổ (Đất đai thuộc chủ quyền của một nước)
면적: diện tích
불과하다: không quá, không hơn
광역시: thành phố trực thuộc trung ương, thành phố lớn
대도시에 집중된 기능을 분산 시키기 위해 특히 서울 주변에는 위성 도시들이 많이 만들어졌다. 주거 기능을 담당하는 분당이나 일산, 행정 기능을 담당하는 과천, 공업 지역이 많은 안산이나 부천, 군사 시설이 있는 동두천, 오산 등이 그 예이다. 최근에는 보다 깨끗하고 쾌적한 환경을 찾아 대도시 주변 지역으로 이동하는 역도시화 현상도 나타나고 있다.
Để phân tán các chức năng đang tập trung tại các thành phố lớn, nhiều đô thị vệ tinh đã được hình thành, đặc biệt là ở khu vực xung quanh Seoul. Chẳng hạn như Bundang và Ilsan đảm nhiệm chức năng cư trú, Gwacheon đảm nhiệm chức năng hành chính, Ansan và Bucheon là các khu vực có nhiều khu công nghiệp, còn Dongducheon và Osan là nơi có các cơ sở quân sự. Gần đây, hiện tượng đô thị hóa ngược cũng đang xuất hiện, khi người dân chuyển ra các khu vực xung quanh thành phố lớn để tìm kiếm môi trường sống sạch sẽ và dễ chịu hơn.
분산: sự phân tán
위성 도시: đô thị vệ tinh (Đô thị vừa và nhỏ nằm ở xung quanh đô thị lớn, đảm nhận một phần chức năng của đô thị lớn ấy)
군사: quân sự
쾌적하다: dễ chịu, sảng khoái
역- : ngược (Tiền tố thêm nghĩa ‘thứ tự hay phương pháp thay đổi ngược lại’ hoặc ‘trái ngược với’)
도시 문제와 대책 Vấn đề đô thị và đối sách
많은 도시에서 도시 문제가 발생한다. 교통, 환경, 주택 문제 등이 대표적인 예이다. 교통 혼잡, 대중교통 부족, 주차 시설 부족 등과 같은 교통 문제를 해결하기 위해 대중교통수단 확충, 대중교통 환승 할인, 버스 전용 차로제, 혼잡 통행료 등을 실시하고 있다. 대기 오염, 수질 오염 등과 같은 환경 문제를 해결하기 위해서 에너지 절약, 쓰레기 분리수거, 일회용품 규제 등의 노력을 기울이고 있다. 한편, 주택 부족이나 낡은 주택 문제를 해결하기 위해 공공 임대 주택 보급, 신도시 건설, 도시 재개발 사업 등을 실시하고 있다.
Nhiều thành phố đang đối mặt với các vấn đề đô thị. Các vấn đề điển hình bao gồm giao thông, môi trường và nhà ở. Để giải quyết các vấn đề giao thông như tình trạng ùn tắc, thiếu phương tiện giao thông công cộng, thiếu bãi đỗ xe, các biện pháp như mở rộng hệ thống giao thông công cộng, áp dụng chính sách giảm giá khi chuyển tuyến, làn đường dành riêng cho xe buýt và thu phí khi đi vào khu vực ùn tắc đang được triển khai. Để khắc phục các vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, các nỗ lực như tiết kiệm năng lượng, phân loại và thu gom rác thải, hạn chế sử dụng đồ dùng một lần đang được thực hiện. Mặt khác, để giải quyết tình trạng thiếu nhà ở hoặc nhà ở xuống cấp, chính phủ đang thúc đẩy việc cung cấp nhà thuê công cộng, xây dựng các đô thị mới và triển khai các dự án tái phát triển đô thị.
발생하다: phát sinh
혼잡: sự hỗn tạp, sự hỗn loạn
확충: sự tăng cường, sự mở rộng, sự phát triển
전용 차로제: chế độ ngăn đường chuyên dụng
실시하다: thực thi, thi hành
통행: sự thông hành, sự qua lại, sự lưu thông
혼잡 통행료: chế độ phí thông hành dành cho đối tượng xe ô tô cá nhân lưu thông qua khu vực có giao thông hỗn tạp
자가용: xe ô tô gia đình, xe ô tô cá nhân
대기 오염: sự ô nhiễm khí quyển
수질 오염: sự ô nhiễm nước
규제: sự hạn chế
기울이다: nghiêng, thiên, hướng (Tập trung sự tận tâm hay nỗ lực vào một chỗ)
낡다: cũ
건설: kiến thiết, sự xây dựng
재개발: sự tái phát triển, sự tái khai thác
알아두면 좋아요
도시 재생 사업으로 확 달라진 우리 마을 (부산 영도 깡깡이 마을)
Ngôi làng của chúng tôi trở nên đổi khác bởi dự án phục hồi đô thị (làng 깡깡이 tại 영도 부산).
부산시 영도구의 깡깡이 마을은 우리나라 최초의 조선소가 세워져 번영을 누렸던 곳이다. 지금은 다소 발전이 뒤쳐졌지만 기존의 역사적 시설들을 새롭게 정비하면서 최근 관광객의 방문이 증가하고 있다. 도시 재생 사업은 도시 안의 쇠퇴 한 지역 에 새로운 기능을 도입하여 지역을 다시 일으키는 사업이다. 이를 통해 낙후되었던 지역에 관광객이 늘고 일자리가 많아지는 등 활기를 찾는 긍정적인 효과가 나타나고 있다.
Làng Kkangkkangi ở quận Yeongdo, thành phố Busan, là nơi từng trải qua thời kỳ phồn vinh khi xưởng đóng tàu đầu tiên của Hàn Quốc được xây dựng tại đây. Hiện nay, dù phần nào đã tụt hậu trong quá trình phát triển, nhưng nhờ việc chỉnh trang lại các công trình lịch sử sẵn có, lượng du khách đến tham quan gần đây đang tăng lên. Dự án tái sinh đô thị là một chương trình nhằm khôi phục các khu vực suy thoái trong thành phố bằng cách đưa vào những chức năng mới. Thông qua đó, các khu vực từng lạc hậu đang dần lấy lại sức sống với những hiệu quả tích cực như lượng du khách tăng và cơ hội việc làm được mở rộng..
재생: (sự) hồi phục
확: một cách bùng lên
달라지다: trở nên khác, khác đi, đổi khác
조선소: xưởng đóng tàu
번영: sự phồn vinh, sự thịnh vượng
누리다: tận hưởng
뒤쳐지다: bị lộn ngược, bị đảo ngược
정비하다: tổ chức lại, chỉnh đốn lại, sửa sang
도입하다: đưa vào
쇠퇴하다: suy thoái, thoái trào
일으키다: vực dậy (Bắt đầu cái gì đó hoặc làm cho trở nên tốt đẹp và phồn thịnh)
낙후되: bị lạc hậu
활기: hoạt khí, sinh khí, sức sống
02. 한국 농촌은 어떤 특징이 있을까?
Nông thôn ở Hàn Quốc có đặc trưng gì?
농촌의 특징과 변화 Đặc trưng và sự biến đổi của nông thôn
농촌은 대체로 함께 농사를 지으며 같은 마을에서 오랫동안 살아온 사람들이 많아 사람 간의 관계가 친밀한 편이다. 농촌에는 회의를 하거나 모여서 쉬는 공간인 마을 회관, 농산물을 안전하게 오랜 기간 보관할 수 있는 농산물 저장 창고, 수확한 벼를 찧는 정미소, 주변의 하천에서 물을 끌어와 농지에 물을 공급해 주는 인공 수로 등의 시설이 있다.
Nông thôn nói chung là nơi có nhiều người đã cùng nhau làm nông và sinh sống trong cùng một làng suốt thời gian dài, nên mối quan hệ giữa con người với nhau thường khá thân thiết. Ở nông thôn có các cơ sở như: nhà văn hóa làng – nơi họp hành hoặc tụ họp nghỉ ngơi, kho bảo quản nông sản – nơi có thể lưu trữ an toàn các sản phẩm nông nghiệp trong thời gian dài, trạm xay xát – nơi xay lúa đã thu hoạch, và hệ thống kênh dẫn nước nhân tạo – dẫn nước từ các con suối, sông ngòi gần đó để tưới tiêu cho đất nông nghiệp.
대체로: nói chung, đại thể
친밀하다: thân mật
마을 회관: hội quán làng, nhà văn hóa làng
저장 창고: kho tích trữ
찧다: giã
정미소: nhà máy xay lúa, trạm xay xát gạo
인공: nhân tạo
수로: đường nước, đường dẫn nước
하천: sông ngòi
끌다: dẫn (nước, điện)
농지: đất nông nghiệp
1960년대까지만 해도 한국에는 농촌 인구가 도시 인구보다 더 많았다. 그러나 공부, 취업, 결혼 등을 위해 촌락을 떠나 도시로 이동하는 현상이 증가하면서 농촌의 인구는 크게 줄어들었다. 2018년 통계청 조사에 따르면 농촌 인구는 약 230만 명으로 전체 인구의 5%를 조금 넘는 수준이다. 농촌은 새로운 변화를 맞이하고 있다. 농산물 직거래 장터나 사이트를 통해 농산물을 도시에 직접 판매하면서 농촌의 생산자와 도시의 소비자 모두에게 이익을 주고 있다. 또한, 주말 농장이나 농촌 체험 프로그램을 운영하거나 자연환경, 특산물 등을 이용하여 지역의 전통과 문화를 알리는 축제를 열고 이를 관광업으로 발전시키기도 한다.
Cho đến những năm 1960, dân số nông thôn ở Hàn Quốc vẫn nhiều hơn dân số thành thị. Tuy nhiên, cùng với xu hướng rời bỏ làng quê để học tập, tìm việc làm và kết hôn, hiện tượng di cư từ nông thôn ra thành phố ngày càng gia tăng, khiến dân số nông thôn giảm mạnh. Theo khảo sát của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc năm 2018, dân số nông thôn chỉ chiếm hơn 5% tổng dân số, tương đương khoảng 2,3 triệu người. Hiện nay, nông thôn đang đón nhận những thay đổi mới. Thông qua các chợ hoặc trang web giao dịch nông sản trực tiếp, nông sản được bán thẳng vào thành phố, mang lại lợi ích cho cả người sản xuất ở nông thôn lẫn người tiêu dùng ở thành thị. Ngoài ra, các hoạt động như nông trại cuối tuần, chương trình trải nghiệm nông thôn, hoặc tổ chức các lễ hội quảng bá văn hóa và truyền thống địa phương thông qua việc tận dụng môi trường tự nhiên và đặc sản vùng miền, cũng đang được phát triển thành ngành du lịch.
촌락: thôn xóm
맞이하다: đón, đón tiếp, tiếp đón
직거래: giao dịch trực tiếp, mua bán trực tiếp
장터: chợ, ngôi chợ
자연환경: môi trường tự nhiên
특산물: đồ đặc sản (Đồ vật được sản xuất đặc biệt ở vùng nào đó)
관광업: ngành du lịch
발전시키: làm cho phát triển
농촌 문제와 대책 Vấn đề nông thôn và đối sách
농촌에도 해결해야 할 문제가 있다. 우선 농촌 인구의 고령화로 인한 일손 부족을 꼽을 수 있다. 2018년 통계청 조사에 따르면, 농촌에는 만 65세 이상 인구가 약 45%를 차지할 정도로 노인이 많다. 이를 해결하기 위해 농촌 지역의 지방자치단체에서는 귀농을 하려는 사람에게 많은 지원을 하고 있다. 또한 새로운 기술이나 품종 개발, 농업의 기계화, 자동화 등을 통해 농촌의 생산성을 높이는 노력도 계속하고 있다. 한편 농촌문화 시설, 의료 시설, 정보화 등의 측면에서 도시에 비해 부족한 측면이 있다. 이를 해결하기 위해 폐교, 마을 회관 등을 문화 시설로 개조 하기도 하고 병·의원 등과 같은 편의 시설을 늘리고 있다. 또한 인터넷 등과 같은 정보화 교육을 실시하기도 한다.
Ở nông thôn cũng tồn tại những vấn đề cần được giải quyết. Trước hết có thể kể đến tình trạng thiếu lao động do dân số nông thôn đang già hóa. Theo khảo sát của Cơ quan Thống kê năm 2018, người từ 65 tuổi trở lên chiếm khoảng 45% dân số nông thôn, cho thấy tỷ lệ người cao tuổi rất cao. Để khắc phục vấn đề này, các chính quyền địa phương ở khu vực nông thôn đang có nhiều chính sách hỗ trợ dành cho những người muốn quay về quê làm nông. Bên cạnh đó, những nỗ lực nhằm nâng cao năng suất nông nghiệp vẫn đang tiếp tục được thúc đẩy thông qua việc ứng dụng các kỹ thuật mới, phát triển giống cây trồng, cơ giới hóa và tự động hóa nông nghiệp. Mặt khác, so với thành thị, nông thôn vẫn còn thiếu hụt về mặt cơ sở hạ tầng như các thiết chế văn hóa, cơ sở y tế và hệ thống thông tin. Để cải thiện điều này, các công trình như trường học bị bỏ hoang hay nhà văn hóa làng đang được cải tạo thành cơ sở văn hóa, đồng thời các tiện ích như bệnh viện và phòng khám cũng đang được mở rộng. Ngoài ra, các chương trình giáo dục tin học và công nghệ thông tin như sử dụng Internet cũng đang được triển khai.
꼽다: vạch ra, đưa ra
차지하다: chiếm, nắm giữ
귀농: sự trở về quê làm nông
품종 개발: sự cải tiến giống, phát triển giống
생산성: năng suất
측면 : phương diện, mặt
개조하다: cải tạo
폐교: sự đóng cửa trường, trường hoang phế, trường học ngừng hoạt động
알아두면 좋아요
한국의 농촌을 체험해 볼까? Hãy thử trải nghiệm nông thôn ở Hàn Quốc nhé?
농촌 생활을 체험을 할 수 있는 농촌 체험 마을이 많이 조성되고 있다. 농사 체험, 특산물이나 농작물 수확 체험, 수확한 작물을 활용한 음식 만들기, 고추장 만들기, 두부 만들기, 메기 잡기, 야외 사육 체험, 원두막 만들기, 도자기 만들기 등 다양한 농촌 문화를 체험할 수 있다. 농어촌 정보 포털 서비스 (농어촌 알리미, https://www.alimi.or.kr)를 통해 전국에서 운영 중인 농촌 체험 마을 정보를 얻을 수 있다.
Hiện nay, nhiều làng trải nghiệm nông thôn – nơi có thể tham gia các hoạt động trải nghiệm đời sống nông thôn đang được xây dựng. Tại đây, bạn có thể trải nghiệm đa dạng các nét văn hóa nông thôn như: làm nông, thu hoạch đặc sản hoặc nông sản, chế biến món ăn từ nông sản thu hoạch, làm tương ớt, làm đậu phụ, bắt cá trê, trải nghiệm chăn nuôi ngoài trời, dựng chòi gác ruộng, làm đồ gốm sứ, v.v. Thông tin về các làng trải nghiệm nông thôn đang hoạt động trên toàn quốc có thể được tra cứu qua Cổng thông tin nông thôn và ngư thôn (Nong-eo-chon Alimi, https://www.alimi.or.kr).
조성되다: được tạo thành, được tạo dựng
활용하다: vận dụng, ứng dụng
작물: sản phẩm thu hoạch (Rau quả hay ngũ cốc được trồng và chăm sóc ở đồng ruộng)
메기: con cá trê
원두막: chòi, lều
도자기: đồ gốm sứ
농어촌: nông thôn và làng chài
이야기 나누기
외국인 계절 근로자 최장 ‘5개월’ 고용 Lao động thời vụ người nước ngoài được phép làm việc tối đa 5 tháng
외국인 계절 근로자 제도는 농번기 일손 부족을 완화하고자 외국인 근로자들이 단기간 지정된 농가에서 일할 수 있도록 한 것이다. 계절 근로자는 한국에 거주하는 결혼이민자의 4촌 이내 가족 또는 우리 지방자치단체와 업무협약 (MOU)을 체결한 국가의 지자체가 선정한 사람 중에서 뽑는다. 기존에는 ‘단기취업(C-4) 비자’로 들어와 3개월 체류할 수 있었으나 이번에 ‘(E 8) 비자’를 신설하여 5개월로 체류기간을 연장할 수 있게 되었다. 또한 기존에는 결혼이민자 가족의 경우 해당 농가와 고용관계가 아닌 가족이라는 이유로 산재보험 가입을 허용하지 않았으나 근로계약서를 통해 고용관계가 인정되면 결혼이민자의 가족도 산재보험에 가입할 수 있게 되었다.
Chế độ lao động thời vụ dành cho người nước ngoài được thiết lập nhằm giảm bớt tình trạng thiếu lao động trong mùa vụ bằng cách cho phép người lao động nước ngoài làm việc ngắn hạn tại các nông hộ được chỉ định. Lao động thời vụ là những người được lựa chọn từ hai đối tượng: thân nhân trong vòng 4 đời của người nhập cư theo diện kết hôn đang cư trú tại Hàn Quốc, hoặc những người do chính quyền địa phương của các quốc gia đã ký kết bản ghi nhớ (MOU) với chính quyền địa phương Hàn Quốc giới thiệu. Trước đây, người lao động chỉ được lưu trú tối đa 3 tháng theo visa lao động ngắn hạn (C-4), nhưng hiện nay đã có visa mới (E-8) cho phép kéo dài thời gian lưu trú lên đến 5 tháng. Bên cạnh đó, trước đây, gia đình của người nhập cư theo diện kết hôn không được phép tham gia bảo hiểm tai nạn lao động do không có quan hệ lao động chính thức với nông hộ. Tuy nhiên, nếu quan hệ lao động được xác nhận thông qua hợp đồng lao động, thì gia đình của người nhập cư cũng có thể tham gia bảo hiểm tai nạn lao động.
농번기: vụ mùa
완화하다: làm giảm, xoa dịu
지정되다: được chỉ định, được qui định
농가: nhà nông, nông gia, nhà của nông dân
지자체: tổ chức tự trị địa phương (Cách nói rút gọn của “지방 자치 단체”)
선정하다: tuyển chọn
체결하다: kí kết
기존: vốn có, sẵn có
신설하다: thiết lập mới, thành lập mới, lắp mới
고용관계: quan hệ thuê mướn người lao động
산재보험: bảo hiểm tai nạn lao động