[KIIP lớp 5 sách mới] Bài 13: 전통 가치 Giá trị truyền thống

0
7720

01. 효와 예절은 무엇일까? Hiếu và Lễ tiết là gì?

한국의 (孝) Chữ Hiếu ở Hàn Quốc
한국 사회가 그동안 많은 변화를 겪어 왔지만, 전통적으로 이어져 온 가치와 문화는 지금도 한국인의 일상생활에 영향을 끼치고 있다. 그 대표적인 예로 효와 예절을 꼽을 있다.
Mặc dù xã hội Hàn Quốc đã trải qua nhiều thay đổi trong thời gian qua, nhưng những giá trị và văn hóa mang tính truyền thống được truyền lại vẫn đang ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người Hàn Quốc. Ví dụ điển hình có thể kể đến là đạo hiếu và lễ tiết.
효: hiếu, sự hiếu thảo (Sự phụng dưỡng và chăm sóc bố mẹ chu đáo)
끼치다: gây (ảnh hưởng) (Mang lại ảnh hưởng cho xã hội hoặc người khác bởi việc gì đó)
예절: lễ tiết, nghi thức giao tiếp, lễ nghi phép tắc (Hành động hay thái độ khiêm nhường và đúng đắn mà con người phải tuân thủ trong cuộc sống xã hội)

유교 문화의 영향을 받은 한국에서는 부모를 잘 섬기고 기쁘게 해 드리고자 하는 효를 중시한다. 자녀가 성장하면서 취직, 결혼 등으로 부모와 떨어져 지내는 경우가 많지만, 명절이나 부모의 생일되면 자녀가 부모를 직접 찾아뵙는다. 이러한 문화는 효에서 비롯된 것이다. 효는 살아계신 부모뿐 아니라 돌아가신 조상에게도 적용된다. 그래서 많은 사람들이 명절이면 조상의 묘나 봉안당을 찾아 추모 한다. 효는 다른 웃어른을 존중하고 공경하는 행동으로 이어지기도 한다.
Ở Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo, coi trọng đạo hiếu muốn phụng dưỡng cha mẹ chu đáo và làm cho họ vui lòng. Nhiều trường hợp tuy khi con cái trưởng thành phải sống xa cha mẹ vì công việc hay kết hôn, nhưng vào các ngày lễ tết hoặc sinh nhật cha mẹ, con cái sẽ trực tiếp tìm về thăm cha mẹ mình. Văn hóa này được bắt nguồn từ lòng hiếu thảo. Đạo hiếu không chỉ áp dụng đối với cha mẹ còn sống, mà còn đối với tổ tiên đã khuất. Vì vậy, nhiều người vào các ngày lễ tết tìm đến thăm mộ hay điểm lưu trữ tro cốt của tổ tiên để tưởng nhớ họ. Đạo hiếu cũng được truyền lại với hành động cung kính và tôn trọng những người lớn tuổi khác.
섬기다: trông nom, chăm sóc
성장하다: trưởng thành, phát triển

추모: sự tưởng niệm
공경하다: cung kính (Đối đãi với người bề trên một cách cung kính, tôn trọng)
이어지다: được truyền lại, được lưu truyền

한국에서는 버스나 지하철에서 노인에게 자리를 양보하거나 노인의 무거운 짐을 함께 들어주는 모습을 자주 볼 수 있다. 이는 웃어른을 공손히 모시고자 하는 유교 문화가 지금까지 이어져 오고 있음을 보여주는 사례이다.
Ở Hàn Quốc có thể thường xuyên thấy cảnh người ta nhường ghế cho người già trên xe buýt hay tàu điện ngầm hoặc mang vác hộ hành lý nặng của người già. Đây là một ví dụ điển hình cho thấy văn hóa Nho giáo coi trọng người cao tuổi đang được tiếp nối cho đến ngày nay.
들어주다: mang vác hộ ai
공손히: một cách lễ phép và khiêm tốn
모시다: xem là, coi là (Tiếp nhận người trên hay người mình tôn kính rồi làm cho nắm giữ vị trí hay thân phận nào đó)
사례: ví dụ cụ thể, ví dụ điển hình

한국의 예절 Lễ tiết ở Hàn Quốc
한국인은 다른 사람과의 관계에서 예절을 중요하게 여긴다. 예절은 다른 사람을 대할 때 존중하는 마음을 담은 말투나 행동을 가리킨다.
Người Hàn Quốc coi trọng lễ tiết trong mối quan hệ của họ với người khác. Lễ tiết đề cập đến cách nói chuyện hay hành động mang theo lòng tôn trọng khi đối đãi với người khác.
예절: lễ tiết, lễ nghi phép tắt
말투: cách nói chuyện, lối nói chuyện

가리키다: chỉ, chỉ ra (chỉ ra đối tượng nào đó mà nói hoặc ngụ ý sự việc hay nội dung nào đó)

일반적으로 웃어른과 인사를 나눌 때는 고개를 숙여 인사한다. 웃어른과 식사할 때는 웃어른이 먼저 수저를 들 때까지 잠시 기다린다. 웃어른에게 물건을 건네거나 받을 때는 두 손으로 주고받는다. 명절이나 결혼식 등과 같은 날에는 부모를 비롯한 웃어른께 절을 한다.
Thông thường, khi trao đổi chào hỏi với người lớn tuổi thường cúi đầu chào hỏi. Khi dùng bữa với người lớn tuổi thì đợi một chút đến khi người lớn nhấc thìa đũa lên trước. Khi đưa hay nhận một đồ vật từ người lớn tuổi thì dùng cả hai tay để đưa nhận. Vào những ngày như lễ tết hay lễ kết hôn thì cúi lạy những người lớn tuổi bắt đầu từ cha mẹ.
나누다: trao đổi (Trao đổi lời nói, câu chuyện, sự chào hỏi…)
숙이다: cúi (đầu)

건네다: trao, đưa
비롯하다: bắt đầu, khởi đầu, làm đầu, dẫn đầu

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 38. 고조선의 건국 Sự thành lập nhà nước Gojoseon

예절은 웃어른을 대할 때만 필요한 것은 아니다. 어떤 사람을 처음 만났거나 공적인 자리에서는 각자의 지위나 나이에 관계없이 서로 높임말을 사용한다. 특히 언어 예절은 다른 사람과의 관계에서 가장 기본적인 것으로서 매우 강조되고 있다. 그래서 가정이나 학교에서도 아이가 어릴 때부터 높임말을 정확히 쓰는 습관을 기르도록 가르친다.
Lễ tiết không chỉ cần thiết khi cư xử với người lớn tuổi. Khi gặp ai đó lần đầu tiên hoặc gặp ở nơi công cộng thì dùng kính ngữ với nhau bất kể địa vị hay tuổi tác của mỗi người. Đặc biệt, lễ tiết trong ngôn ngữ đang rất được chú trọng, được coi là điều cơ bản nhất trong quan hệ với người khác. Vì vậy dù ở nhà hay ở trường, trẻ em đều được dạy để nuôi dưỡng thói quen sử dụng kính ngữ một cách chính xác ngay từ khi còn nhỏ.
각자: từng người, bản thân mỗi người, riêng mỗi người
기르다: nuôi nấng, nuôi dưỡng, rèn luyện

알아두면 좋아요
만 65세 이상 노인을 위한 복지 혜택(2020년 기준)
Trợ cấp phúc lợi dành cho người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên (tiêu chuẩn năm 2020)
한국은 고령화 사회가 되면서 노인 공경 뿐 아니라 실질적으로 노인의 삶의 질이 향상될 수 있도록 많은 노력을 기울이고 있다. 만 65세 이상의 노인들에게 다양한 복지 혜택을 지원하고 있으며, 그 대표적인 예는 다음과 같다.
Trong khi Hàn Quốc trở thành một xã hội già hóa thì cũng đang hướng nhiều nỗ lực không chỉ để cung kính người cao tuổi mà còn để có thể nâng cao chất lượng cuộc sống thực sự cho người cao tuổi. Đối với người già trên 65 tuổi đang hỗ trợ nhiều đãi ngộ phúc lợi khác nhau và dưới đây là các ví dụ tiêu biểu cho điều đó.
실질적: thực chất, thực tế, thực sự
기울이다: nghiêng, thiên, hướng (Tập trung sự tận tâm hay nỗ lực vào một chỗ)
향상되다: được cải tiến, được tiến bộ, được phát triển, được tiến triển, được nâng cao

■ 지하철, 도시철도 무료 Miễn phí tàu điện ngầm, đường sắt đô thị
■ 열차 30% 할인(공휴일 제외) Giảm giá 30% tàu hỏa (ngoại trừ ngày lễ)
■ 고궁 및 국공립 박물관 무료 이용 Sử dụng miễn phí các cung điện và viện bảo tàng quốc gia
■ 치과 임플란트틀니 50% 할인 지원 Hỗ trợ giảm giá 50% cấy ghép nha khoa và răng giả
■ 국가 예방 접종 지원(폐렴구균/인플루엔자) Hỗ trợ tiêm chủng quốc gia (phế cầu khuẩn / cúm)
■ 노인 일자리 및 사회활동 지원 프로그램 참여 Tham gia các chương trình hỗ trợ việc làm và hoạt động xã hội cho người cao tuổi
임플란트: (implant) cấy ghép
틀니: răng giả
폐렴구균: (Diplococcus pneumoniae) phế cầu khuẩn
인플루엔자: (influenza) bệnh cúm

02. 공동체연고를 중요하게 여기는 모습은 어떻게 나타날까?
Hình ảnh xem trọng cộng đồng và quan hệ ràng buộc thể hiện như thế nào?

공동체를 중요하게 생각하는 한국인 Người Hàn Quốc coi trọng cộng đồng
한국인은 자신과 관련된 이야기를 할 때, ‘우리 엄마 ‘우리 동네’ 등과 같이 ‘우리’라는 표현을 자주 사용한다. 이는 과거 농경 사회에서 만들어진 공동체 의식과 관련이 깊다. 농사를 지을 때는 많은 일손이 필요하기 때문에 과거에는 가까이서 함께 살면서 함께 밥 먹고 함께 일을 하곤 했다. 그에 따라 과거 농촌에서는 ‘두레‘ 와 ‘품앗이‘와 같은 상부상조 풍습을 많이 볼 수 있었다. 공동체 의식은 나라에 중요한 일이 있을 때 함께 힘을 모으는 계기가 되기도 한다. 한국이 1997년 외환 위기를 맞이했을 때 많은 국민이 ‘금 모으기 운동’을 통해 위기를 극복하는 데 도움을 주었다. 2002년 월드컵 축구 대회 때 수백만 명이 모여 길거리 응원을 했던 것을 시작으로 국가적인 스포츠 경기가 있을 때 많은 사람들이 대규모 응원벌이는 모습도 한국인 의 공동체 의식을 보여주는 사례라고 할 수 있다.

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 33. 가족과 법 Pháp luật và gia đình

Người Hàn Quốc khi nói chuyện liên quan đến bản thân thường sử dụng biểu hiện ‘chúng tôi’, chẳng hạn như ‘mẹ chúng tôi,’ khu phố chúng tôi ‘. Điều này liên quan sâu sắc đến ý thức cộng đồng được tạo thành trong xã hội nông nghiệp trước đây. Vì làm nông đòi hỏi nhiều việc tay chân nên trong quá khứ người ta thường vừa sống gần nhau vừa cùng ăn, cùng làm với nhau. Theo đó, ở nông thôn trong quá khứ có thể thấy rất nhiều phong tục tương trợ lẫn nhau như ‘nhóm nông dân’ và ‘làm công luân phiên’. Ý thức cộng đồng cũng có thể trở thành bước ngoặc tập hợp sức mạnh với nhau khi có việc quan trọng của đất nước. Khi Hàn Quốc đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, rất nhiều người dân đã giúp khắc phục khủng hoảng thông qua ‘Phong trào quyên góp vàng’. Bắt đầu từ việc hàng triệu người tập trung trên đường phố cổ vũ giải bóng đá World Cup 2002, thì mỗi khi có sự kiện thể thao mang tính quốc gia, hình ảnh nhiều người tham gia cổ vũ trên quy mô lớn được coi là một ví dụ điển hình cho thấy ý thức cộng đồng của người Hàn Quốc.

공동체: cộng đồng (Tập thể có cùng mục tiêu hay lý tưởng)
연고: quan hệ ràng buộc (Quan hệ được kết nối bởi huyết thống, tình yêu thương, pháp luật…)
농경: nông canh, việc canh tác
일손: bàn tay làm việc, việc tay chân
두레: nhóm nông dân, đoàn thể nông dân (Một tập thể nông dân được lập ra để làm việc chung giúp đỡ lẫn nhau lúc mùa màng bận rộn)
품앗이: việc làm vần công (Việc làm luân phiên nhau để giúp nhau những việc khó nhọc)
상부상조: sự tương phù tương trợ, sự tương trợ giúp đỡ
계기: bước ngoặt, dấu mốc, mốc (Nguyên nhân hay động cơ khiến một việc nào đó xảy ra hoặc được định đoạt)
계기: dấu mốc, bước ngoặc

맞이하다: đón, đón tiếp, tiếp đón
극복하다: khắc phục
길거리: đường phố
응원: sự cổ vũ, sự động viên

벌이다: vào việc, bắt đầu (Lên kế hoạch công việc và bắt đầu hoặc triển khai)
사례: ví dụ điển hình, ví dụ cụ thể

연고를 중시하는 한국인 Người Hàn Quốc coi trọng quan hệ ràng buộc
한국에서는 처음 만나는 사람으로부터 나이, 사는 곳, 직장 등 개인적인 것에 대한 질문을 받기도 한다. 이는 지나친 관심으로 비춰질 수도 있다. 그런데 이러한 질문을 하는 이유는 자신과 비슷한 점이 있는지 찾아보고 그것을 활용하여 가까워지고 싶어 하기 때문이다. 이렇게 서로의 공통점을 연결 고리로 하여 맺어지는 관계를 연고라고 한다. 가족이나 친족 등 같은 핏줄로 연결된 인간관계를 혈연이라고 한다. 같은 성씨일 경우 “어디 O(성)씨 세요?”와 같은 질문을 통해 동일한 본관이라면 중요한 인연으로 생각한다. 그리고 같은 고향이나 출신 지역에 따라 이어진 인연을 지연이라고 한다. 직장 생활을 하면서 같은 지역 출신을 만나면 반가움을 드러내며 또한 적극적으로 향우회에 참여해 친목을 다지는 사람들도 있다. 같은 학교를 졸업한 사람들이 서로 인연을 맺은 관계는 학연이라고 한다. 특히, 한국에서는 출신 고등학교와 대학교를 통해 맺어지는 인연이 중시되고 있으며 동문회를 통해 교류를 이어가고 있다.

Ở Hàn Quốc bạn có thể nhận được những câu hỏi về chuyện mang tính cá nhân như tuổi tác, nơi sống và công việc từ những người gặp mặt lần đầu tiên. Đây có thể được coi là sự quan tâm thái quá. Tuy nhiên, lý do hỏi những câu hỏi này là vì họ muốn tìm hiểu xem có điểm tương đồng nào với bản thân họ không, và sử dụng những điều đó để trở nên thân thiết hơn. Mối quan hệ được gắn kết bởi sợi dây liên kết những điểm tương đồng của nhau được gọi là quan hệ ràng buộc. Mối quan hệ con người được kết nối bởi cùng dòng máu như gia đình hoặc họ hàng được gọi là quan hệ huyết thống. Trong trường hợp trùng họ, nếu là cùng nguyên quán thông qua câu hỏi như “Họ O ở đâu vậy ạ?”, thì sẽ coi là một mối nhân duyên quan trọng. Và mối nhân duyên được tiếp nối theo cùng quê hương hoặc cùng khu vực xuất thân được gọi là mối quan hệ đồng hương. Trong sinh hoạt ở nơi làm việc, cũng có rất nhiều người bộc lộ sự vui mừng khi gặp người xuất thân cùng vùng miền, đồng thời cũng tham gia hội đồng hương một cách tích cực để siết chặt sự thân tình. Mối quan hệ gắn kết mối nhân duyên với nhau giữa những người tốt nghiệp cùng trường được gọi là mối duyên học tập. Đặc biệt ở Hàn Quốc, những mối nhân duyên được gắn kết thông qua xuất thân từ trường trung học phổ thông và trường đại học rất được xem trọng, đồng thời sự giao lưu thông qua hội đồng môn đang được tiếp nối.

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 31. 한국 체류과 법 Sự lưu trú ở Hàn Quốc và pháp luật

지나치다: quá, quá thái
비치다: cho thấy, bộc lộ

가까워지다: trở nên gần gũi, gần gũi thêm
공통점: điểm chung, điểm giống nhau, điểm tương đồng
맺어지다: được kết, được gắn kết
핏줄: dòng máu, huyết thống
성씨: họ
본관: nguyên quán
지연: mối quan hệ đồng hương, mối quan hệ láng giềng, mối quen biết cùng khu vực
드러내다: bộc lộ
향우회: hội đồng hương
친목: sự thân tình, sự hòa thuận
친목을 다지다: siết chặt sự thân tình
맺다: kết, gắn kết
학연: mối duyên học tập (Mối nhân duyên có từ việc tốt nghiệp cùng trường)
중시되다: được coi trọng, được xem trọng, được trọng thị
동문회: hội đồng môn (Hội của những người tốt nghiệp cùng một trường)
교류: sự giao lưu

알아두면 좋아요
‘생활협동조합 (생협)’에 대해 들어 봤나요? Bạn đã bao giờ nghe nói về ‘Hợp tác xã tiêu dùng’
(Hợp tác xã tiêu dùng là các hợp tác xã do người tiêu dùng thành lập và được quản lý một cách dân chủ nhằm mục đích thực hiện các nhu cầu và nguyện vọng của các thành viên của chúng)

생활협동조합이란 조합원들 간에 일상적인 식품과 공산품(공장에서 생산한 물건) 등을 서로 나누는 형태를 말한다. 생활협동조합에서는 생산자를 통해 비교적 싼 가격으로 안전하게 물품을 살 수 있다. 뿐만 아니라 이웃과 더불어 살려는 노력, 지구를 지키고 생명을 살리는 윤리적 소비를 통해 상부상조 정신을 실천하는 데도 도움이 된다. 대표적인 생협으로는 한살림, 두레생협, ICOOP생협 등이 있다.

Hợp tác xã tiêu dùng nói đến hình thức chia sẻ với nhau thức ăn hàng ngày và sản phẩm công nghiệp (sản phẩm được sản xuất trong nhà máy) giữa các thành viên. Ở hợp tác xã tiêu dùng có thể mua hàng hóa một cách an toàn với giá cả tương đối thấp thông qua người sản xuất. Không chỉ vậy, nó còn giúp ích cho việc thực hiện tinh thần tương trợ lẫn nhau thông qua nỗ lực sống chan hòa với láng giềng và tiêu dùng có đạo đức cứu sống sinh mệnh, bảo vệ trái đất. Có các hợp tác xã tiêu dùng tiêu biểu như Hợp tác xã Hansalim, Hợp tác xã nông dân, Hợp tác xã ICOOP.

조합원: hội viên, thành viên
더불어: cùng nhau, với
윤리적: có tính đạo đức
상부상조: sự tương trợ giúp đỡ
실천하다: đưa vào thực tiễn, thực hiện

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here