[KIIP lớp 5 sách mới] Bài 21: 입법부 Cơ quan lập pháp

0
8260

01. 법은 누가, 어디서 만들까? Luật pháp được tạo ra bởi ai, ở đâu?
국회라고 불리는 입법부 Quốc hội là cơ quan lập pháp
민주주의 국가에서는 국민이 선거를 통해 뽑은 대표를 중심으로 국가의 일을 결정하고 있다. 국민의 대표가 모여서 나라의 중요한 일을 논의하고 그와 관련한 법을 만들거나 고치는 기관을 입법부라고 한다. ‘입법’은 ‘법을 세운다.’, ‘법을 만든다. ‘ 는 의미이다. 한국에서는 입법부를 국회라고 부른다.
Ở các nước dân chủ, công việc của quốc gia chủ yếu được quyết định dựa trên những đại diện do người dân bầu ra thông qua bầu cử. Các đại biểu của nhân dân họp lại rồi cùng thảo luận các công việc quan trọng của đất nước và cơ quan tạo ra hoặc sửa đổi luật pháp liên quan đến những việc đó được gọi là cơ quan lập pháp. Mang ý nghĩa là “sự lập pháp”, “xây dựng luật pháp”, “ tạo ra luật pháp”. Ở Hàn Quốc, cơ quan lập pháp được gọi là Quốc hội.
대표: người đại diện, cái tiêu biểu
논의하다: bàn luận, thảo luận
고치다: sửa đổi, chỉnh sửa, sửa chữa
세우다: lập, xây dựng

국회의 구성 Sự cấu thành của Quốc Hội
국회는 4 년에 한 번씩 실시되는 국회의원 총선거 (총선)를 통해 선출된 국회의원으로 구성된다. 국회의원은 각 지역의 대표인 지역구 의원과 각 정당득표율에 따라 선출되는 비례대표 의원이 있다. 각 지역구에서는 출마한 후보자들 중 가장 많은 표를 얻은 사람 1 명이 당선되고, 비례대표정당 투표를 통해 얻은 득표율에 따라 당선자가 가려진다. 국회의원 수는 헌법과 법률에 따라 결정되는데 2020년 기준으로는 300명이다. 한국 국회는 상원, 하원의 구분이 없는 단원제 방식을 선택하고 있다.
Quốc hội được cấu thành bởi (bao gồm) các đại biểu Quốc hội được bầu ra thông qua tổng tuyển cử Quốc hội được tổ chức bốn năm một lần. Đại biểu quốc hội gồm có đại biểu khu vực bầu cử đại điện cho từng khu vực và đại biểu đại diện theo tỷ lệ được lựa chọn dựa vào tỉ lệ phiếu bầu của từng chính đảng. Ở từng khu vực bầu cử, trong số các ứng cử viên đứng ra tranh cử chỉ có 1 người nhận số phiếu bầu nhiều nhất được đắc cử, và đại diện theo tỉ lệ (비례대표) thì được phân định dựa vào tỷ lệ phiếu bầu nhận được thông qua bỏ phiếu chính đảng. Số lượng Đại biểu Quốc Hội được quyết định dựa trên hiến pháp và pháp luật, và theo tiêu chuẩn năm 2020 là 300 người. Quốc Hội ở Hàn Quốc đang lựa chọn theo chế độ đơn viện không phân chia thượng viện và hạ viện.
국회의원: ủy viên quốc hội, đại biểu quốc hội
총선거: tổng tuyển cử
지역구: khu vực bầu cử (Khu vực bầu cử qui định khu vực nhất định thành một đơn vị)
정당: chính đảng (Tổ chức của những người có cùng suy nghĩ hay chủ trương chính trị tập hợp nhau lại để nắm giữ chính quyền và hiện thực hóa những lý tưởng chính trị)
득표율: tỉ lệ phiếu bầu (Tỉ lệ nhận được phiếu tán thành trong tổng số phiếu bầu)
선출되다: được chọn ra, được tuyển chọn, được lựa chọn
출마하다: ra ứng cử, đứng ra tham gia bầu cử
후보자: ứng cử viên
비례대표: đại diện theo tỉ lệ
당선되다: được trúng cử, được đắc cử
당선자: người trúng cử, người đắc cử
가려지다: được phân biệt, được phân định, được sàng lọc
단원제: chế độ đơn viện (ở quốc hội)

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 6: 도시와 농촌 Đô thị và Nông thôn

국회의원의 특권과 의무 Đặc quyền và nghĩa vụ của thành viên Quốc Hội
국회의원이 국가의 중요한 법을 만들거나 행정부, 사법부 등 다른 국가 기관을 견제하는 과정에서 부당한 압력을 받아서는 안 된다. 이를 위해 국회의원에게는 특권이 주어지기도 한다. 예를 들어 국회의원은 국회가 열리고 있는 회기 중에는 국회의 동의 없이 체포되지 않는다. 이를 불체포 특권이라고 한다.
국회의원이 이러한 특권을 누리는 만큼 따라야 할 의무도 있다. 국회의원은 고위 공직자로서 청렴해야 하고 개인보다 나라의 이익을 먼저 생각해야 한다. 또한, 자신의 높은 지위를 이용해서 부정한 방법으로 재산을 모으지 않도록 재산을 공개해야 한다.
Đại biểu Quốc Hội không được bị áp lực bất chính trong quá trình xây dựng luật pháp quan trọng của đất nước hoặc trong quá trình kiềm chế các cơ quan nhà nước khác như cơ quan hành pháp, tư pháp. Chính vì điều này mà có những đặc quyền được quy định sẵn dành cho đại biểu Quốc Hội. Ví dụ trong thời gian Quốc hội đang diễn ra hội nghị thì các đại biểu Quốc hội không thể bị bắt giữ nếu không có sự đồng ý của Quốc hội. Điều này được gọi là đặc quyền không bị bắt giữ.
Đại biểu Quốc Hội cũng có những nghĩa vụ phải tuân theo tương đương với những đặc quyền họ được hưởng. Đại biểu Quốc Hội là viên chức nhà nước cấp cao nên phải thanh liêm và đặt lợi ích quốc gia lên trước lợi ích cá nhân. Ngoài ra, phải công khai tài sản của mình để không lợi dụng địa vị cao của bản thân để thu vén tài sản một cách bất chính.
견제하다: kìm hãm, cản trở, khống chế, kiềm chế
부당하다: không chính đáng, bất chính
주어지다: được quy định, được cho sẵn
회기: thời gian hội nghị, kỳ họp
체포되다: bị bắt giữ
누리다: tận hưởng
청렴하다: thanh liêm
지위: địa vị

알아두면 좋아요:
총선에는 투표 용지가 2 장! Có 2 phiếu bầu trong cuộc tổng tuyển cử!

국회의원을 뽑는 선거총선이라고 한다. 총선에 참여하는 유권자투표소에 가서 두 번 투표하게 된다. 한 장은 자신이 살고 있는 지역의 대표 후보자에게, 다른 한 장은 본인이 지지하는 정당에 투표한다.

Cuộc bầu cử lựa chọn ra đại biểu Quốc Hội được gọi là tổng tuyển cử. Các cử tri tham gia tổng tuyển cử sẽ đến điểm bỏ phiếu và được bỏ phiếu hai lần. Một phiếu bầu cho ứng cử viên đại diện ở khu vực mà mình đang sinh sống, và phiếu bầu còn lại bầu cho chính đảng mà mình ủng hộ.

총선: tổng tuyển cử (Cuộc tuyển cử bầu toàn bộ nghị sĩ quốc hội trong một lần)
투표 용지: phiếu bầu
선거: cuộc tuyển cử, cuộc bầu cử (Việc chọn ra người đại diện, người nhậm chức thông qua việc bỏ phiếu ở đoàn thể hay một tổ chức nhất định)
유권자: cử tri, người có quyền lợi
투표소: điểm bỏ phiếu, địa điểm bầu cử, nơi bỏ phiếu
지지하다: tán thành, tán đồng (Ủng hộ và đi theo ý kiến hay chủ nghĩa… của người nào đó hay tổ chức nào đó sáng lập ra)


02. 국회는 어떤 일을 할까? Quốc Hội làm những việc gì?

입법에 관한 일 Việc liên quan đến lập pháp
법을 만드는 것 (입법)은 국회의 가장 기본적인 일이다. 국회의원 10명 이상이 함께 법안을 제출하면 새로운 법을 만들거나 고치는 일이 시작된다. 국회 재적 의원의 과반수출석하고 그중 과반수가 찬성하면 법안이 통과되어 법이 만들어진다. 국회 재적 의원의 수가 300명이라면 151 명 이상이 국회에 출석해야 법안 통과를 위한 투표를 실시할 수 있다. 만약 국회의원 200명이 국회에 출석해서 투표를 했다면 101명 이상이 법안에 찬성해야 법안이 통과된다.
Việc tạo ra luật pháp (lập pháp) là việc cơ bản nhất của Quốc Hội. Khi có hơn 10 đại biểu Quốc hội cùng đệ trình một dự luật thì việc tạo ra một luật mới hoặc sửa đổi sẽ được bắt đầu. Nếu hơn một nửa số đại biểu có tên trong quốc hội có mặt và quá nửa trong số đó tán thành thì dự luật được thông qua và luật được ban hành. Nếu số đại biểu được đề tên trong Quốc hội là 300 người thì phải có 151 người trở lên có mặt tại Quốc Hội thì mới có thể tiến hành bỏ phiếu thông qua dự thảo luật. Giả sử số đại biểu có mặt biểu quyết ở Quốc Hội là 200 người thì phải có ít nhất 101 người tán thành thì dự thảo luật mới được thông qua.
재적: sự được đề tên, sự có tên
과반수: số quá bán
출석하다: có mặt
찬성하다: đồng tình, tán thành

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 36. 범죄와 법 Pháp luật và sự phạm tội

국가 재정 (살림)에 관한 일 Việc liên quan đến tài chính quốc gia (Tình hình kinh tế quốc gia)
국회는 나라의 살림에 필요한 예산확정하는 일을 한다. 정부가 1년 동안 나라를 이끌어 가는 데 쓸 돈에 대한 계획 (예산안)을 짜서 국회에 제출하면 국회는 그것이 적절한지 살펴본다. 만약 건설 분야에 너무 많은 예산배정되었다고 판단되면 그와 관련한 예산을 줄이기도 하고, 교육 분야에 더 많은 돈이 필요하다고 판단되면 교육 예산을 늘리기도 한다. 정부의 예산은 국민이 낸 세금으로 마련되기 때문에 국민의 대표인 국회의원이 이를 검토하고 확정하는 것이다.
Quốc Hội làm công việc xác định ngân sách cần thiết cho đời sống của đất nước. Khi Chính Phủ lên kế hoạch (dự thảo ngân sách) về số tiền sẽ dùng cho việc lãnh đạo đất nước trong một năm và trình Quốc hội thì Quốc hội sẽ xem xét xem việc đó có thỏa đáng hay không. Giả sử nếu có quá nhiều ngân sách cấp cho lĩnh vực xây dựng đã được xem xét ấn định thì sẽ cắt giảm ngân sách liên quan tới việc đó, nếu xác định cần nhiều tiền hơn cho lĩnh vực giáo dục thì tăng ngân sách giáo dục. Vì ngân sách của Chính phủ được chuẩn bị bởi tiền thuế do dân đóng nên đại biểu Quốc hội – đại diện của nhân dân sẽ xem xét và kiểm tra nó.
재정: tài chính
살림: đời sống (Tình hình kinh tế của gia đình hay quốc gia)
예산: dự toán, ngân sách
확정하다: xác định
이끌다: lãnh đạo, dẫn dắt
예산안: dự thảo ngân sách
짜다: lên kế hoạch, xây kế hoạch
적절하다: thích hợp, thích đáng, đúng chỗ
살펴보다: suy xét, xem xét, soi xét
배정되다: được phân công, được ấn định, được phân định
만약: nếu, giả như, nhỡ mà
마련되다: được chuẩn bị

국정에 관한 일 Việc liên quan đến tình hình quốc gia
국회는 정부가 법에 따라 일을 잘하고 있는지 확인하기 위해 국정 감사를 실시한다. 국정 감사는 매년 9월 -11월 사이에 기간을 정해 약 20일 정도 실시된다. 국회의원은 나랏일을 맡은 사람들에게 궁금한 점을 질문하고, 잘못한 일이 있으면 바로잡도록 요구한다. 국정 감사는 국회가 정부를 견제하고 감시할 수 있는 중요한 역할을 한다.
Quốc Hội sẽ tiến hành thanh tra nhà nước để đảm bảo rằng chính phủ có đang hoạt động tốt theo quy định của pháp luật hay không. Thanh tra nhà nước được ấn định thời gian trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm và được thực hiện trong khoảng 20 ngày. Các đại biểu Quốc hội chất vấn những người phụ trách công việc của đất nước về các điểm thắc mắc và yêu cầu chỉnh sửa nếu có những sai phạm. Thanh tra nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc cho phép Quốc hội có thể kiềm chế và giám sát chính phủ.
국정: quốc chính, sự quy định của nhà nước, tình hình đất nước
국정 감사: việc thanh tra nhà nước, việc thanh tra tình hình quốc gia
정하다: định, chọn
나랏일: việc nước, công việc của đất nước
질문하다: đặt câu hỏi, chất vấn, hỏi
바로잡다: chỉnh đốn, chỉnh sửa
감시하다: giám sát

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 28. 금융 기관 이용하기 Sử dụng cơ quan tài chính

알아두면 종아요:
나라의 중요한 일을 맡으려면 먼저 국회 인사청문회부터!
Muốn đảm đương công việc quan trọng của đất nước, trước hết bắt đầu từ phiên điều trần Quốc Hội

청문회는 나라의 중요한 일과 관련하여 국회가 당사자 (직접 관련된 사람) 나 증인, 참고인 등에게 질문하고 사실이나 의견을 듣는 제도이다. 인사청문회는 대법원장, 국무총리, 장관 등과 같은 고위 공직자가 되고자 하는 사람들 (후보자)에 대해 실시하는 것이다. 국회는 후보자가 그 자리에 적합한 능력과 도덕성을 갖추고 있는지에 관한 질문하고 답변을 듣는다. 인사청문회가 끝난 뒤, 국회는 후보자 임명에 대해 동의 또는 반대투표를 하거나 적격 혹은 부적격 의견을 정부에 제출한다.

Phiên điều trần là chế độ trong đó Quốc hội chất vấn và lắng nghe ý kiến hay sự thật từ đương sự (người có liên quan trực tiếp), hay nhân chứng hoặc người tham vấn liên quan đến những việc quan trọng của đất nước. Phiên điều trần nhân sự được tiến hành với những người (ứng cử viên) mong muốn trở thành quan chức cấp cao như Chánh án Tòa án Tối cao, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng. Quốc hội chất vấn và nghe trả lời liên quan đến việc người ứng cử có đủ năng lực thích hợp và đạo đức cho vị trí đó hay không. Sau khi phiên điều trần nhân sự kết thúc, Quốc hội đồng ý hoặc bỏ phiếu phản đối người ứng cử hoặc đệ trình chính phủ ý kiến ​​đủ tư cách hay không đủ tư cách.

청문회: họp trưng cầu ý kiến, phiên điều trần
당사자: đương sự (Người có quan hệ trực tiếp với việc gì đó)
참고인: người cho ý kiến tham khảo, người tham vấn, người được điều tra tham khảo
공직자: công nhân viên chức, công chức
대법원장: chánh án tòa án tối cao (Chức vụ cao nhất ở tòa án tối cao)
국무총리: thủ tướng chính phủ
장관: bộ trưởng
도덕성: giá trị đạo đức, ý nghĩa đạo đức, tính đạo đức
임명: sự bổ nhiệm
적격/부적격: sự đủ tư cách/ sự không hợp quy cách, sự không đủ tư cách
혹은: hoặc, hay

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here