[Ngữ pháp TOPIK II] Nhóm 4: 순서 – Thứ tự

0
6919
TỔNG HỢP:
170 NGỮ PHÁP TOPIK I: BẤM VÀO ĐÂY
420 NGỮ PHÁP TOPIK II: BẤM VÀO ĐÂY

25. ~ 기(가) 무섭다
V – 기(가) 무섭다 Ngay khi hoàn thành một việc gì đó thì làm việc khác.

•그녀는 무슨 일이 있는지 수업이 끝나기가 무섭다 집에 갔어요.
Cô ấy có việc gì đó nên ngay khi buổi học kết thúc thì đã về nhà luôn.

•그 사람은 얼굴을 보기 무섭게 화를 냈어요.
Ngay khi nhìn thấy tôi, cậu ta nổi giận.

•가게 문을 열기가 무섭게 손님들이 들어왔어요.
Cửa hàng ngay khi vừa mở cửa đã có rất nhiều khách hàng đi vào trong.
 
•수업이 끝나기가 무섭게 학생들이 밖으로 나갔어요.
Ngay sau khi lớp học vừa kết thúc học sinh đã ồ ra ngoài.
 

Có thể thay thế bằng 자마자

26. ~ 다가 Biểu hiện liên kết – Chuyển đổi/ hoán đổi của hành động, trạng thái
V – 다가
1. Khi đang làm việc gì đó thì phải dừng lại làm việc khác. Khi đang … thì …
2. Việc gì đó xảy ra trong khi đang làm việc gì đó

공부하다가 전화를 받았어요.
Khi tôi đang học thì tôi nhận được điện thoại.

텔레비전을 보다가 잤어요.
Khi đang xem phim thì tôi ngủ.

버스를 타고 가다가 친구를 만났어요.
Tôi gặp bạn khi đang đi xe buýt.

역화를 보다가 울었어요. Tôi đã khóc khi xem bộ phim.

잠을 자다가 꿈을 꿨어요. Tôi đã mơ một giấc mơ khi ngủ.
 

Sự khác biệt với một số biểu hiện khác:
1. 았/었다가: không phải quá khứ của 다가, nó có nghĩa là 1 việc gì đó hoàn thành xong thì đến việc khác (thể hiện việc hoán chuyển hành động sau khi hành động vế trước được hoàn thành.)

학교에 가다가 친구를 만났어요.
Tôi đã gặp bạn khi đang trên đường đi học

학교에 갔다가 친구를 만났어요.
Tôi gặp bạn sau khi tôi đến trường.

편지를 썼다가 지웠습니다. Tôi đã viết bức thư rồi lại xóa bỏ nó

옷을 입었다가 벗었어요. Tôi đã mặc quần áo rồi lại cởi bỏ nó.

 
2. So sánh ‘다가’ và ‘면서 , -고’:
① -다가: Hành động hay trạng thái nào đó bị ngắt quãng và thay bằng hành động hay trạng thái khác
예) 책을 읽다가 음악을 들어요. Tôi đang đọc sách thì (dừng lại và) chuyển qua nghe nhạc.

② -면서: Trong khi đang duy trì hành động hay trạng thái này thì đồng thời duy trì hành động hay trạng thái khác
예) 책을 읽으면서 음악을 들어요. Tôi nghe nhạc trong khi đọc sách.

③ -고: Kết nối các hành động theo trình tự thời gian.
예) 책을 읽 음악을 들어요. Tôi đọc sách rồi nghe nhạc. (việc đọc sách đã xong rồi sau đó chuyển sang nghe nhạc)

3. 다가는: được dùng khi người nói dự đoán nếu sự việc xảy ra ở vế trước thì vế sau sẽ chịu ảnh hưởng xấu

그렇게 술을 매일 마시다가는 건강이 안 좋아질 거예요.
Nếu cứ uống rượu hàng ngày như thế thì sức khỏe của cậu sẽ kém đi đấy.

4. 는 길: nếu vế trước dùng 가다/오다 thì có thể đổi 다가 thành 는 길
Sử dụng khi người nói thực hiện một hành động nào đó trong quá trình di chuyển đến đâu đó. Lúc này nó chỉ có thể kết hợp với các động từ mang ý nghĩa di chuyển, di động như “가다[오다], 나가다[나오다], 들어가다[들어오다], 돌아가다[돌아오다], 올라가다[올아오다], 내려가다[내려오다], 출근하다[퇴근하다]”

퇴근하는 길에 지하철에서 우연히 친구를 만났어요.
Trên đường đi làm về tôi vô tình gặp lại bạn ở tàu điện ngầm.

Bài viết liên quan  Tài liệu 420 Ngữ pháp tiếng Hàn TOPIK II (Trung cấp + Cao cấp)

집에 돌아오는 길에 식당에서 식사하고 왔어요.
Trên đường về nhà, tôi đã ghé vào nhà hàng dùng bữa.

부산으로 여행 가는 길에 안동도 들를 거예요.
Tôi sẽ ghé qua Andong trên đường đi du lịch đến Busan.

 
5. 다가 말다가 하다: dùng nói về hành động lặp đi lặp lại, lúc làm lúc không

그렇게 운동을 하다가 말다가 하면 아무 효과가 없을 거예요.
Nếu cậu cứ lúc tập thể dục lúc không như thế thì không có hiệu quả gì đâu.

6. 아/어다(가): được sử dụng với ý nghĩa hành động ở vế trước chính dẫn đến kết quả được sử dụng ở vế sau

집에서 김밥을 만들어다가 공원에서 먹었어요.
Tôi làm kimbap và đã ăn nó ở công viên.
(Kimbap: kết quả, hành động: ăn ở công viên)

7. 다(가) 보니(까): vì làm gì đó nhiều, liên tục thì sẽ dẫn đến kết quả.

그 사람을 자주 만나다 보니까 사랑하게 되었어요.
Vì thường xuyên gặp gỡ anh ta nên tôi đã yêu anh ấy.

8. 다(가) 보면: Nếu làm việc gì đó liên tục, có thói quen làm gì đó thì dẫn đến kết quả

매일 듣기 연습을 열심히 하다 보면 듣기 실력이 늘 거예요.
Nếu hàng ngày luyện tập nghe thì khả năng nghe sẽ tăng lên.

27. ~ 았/었더니
1. Một việc gì đó được nhận ra khi sau khi làm việc gì
2. Vì … nên

V – 았/었더니
Diễn tả sau khi thực hiện hành động ở mệnh đề trước thì người nói phát hiện ở mệnh đề sau một điều gì đó mới, khác với sự việc hay tình huống trong quá khứ.

1. 오랜만에 고향에 갔더니 많은 것이 변해 있었다.
Đã lâu không về quê, nhiều việc biến đổi thật đấy.

2. 문을 열었더니 친구가 서 있어서 깜짝 놀랐어요.
Khi mở cửa thì thấy người bạn đang đứng đó làm tôi giật mình.

3. 저는 아침을 많이 먹었더니 아직 배가 안 고프네요.
Vì sáng tôi ăn nhiều nên giờ vẫn chưa đói

Khác biệt giữa 았/었더니 và 더니:
1. 았/었더니 dùng để nối giữa các động từ
– 더니 dùng để nối động từ và tính từ

2. 았/었더니: chủ ngữ của vế trước thường là người nói
– 더니: chủ ngữ của vế trước thường không phải người nói

아침에 날씨가 춥더니 오후에 비가 왔다.
Buổi sáng trời lạnh nên chiều mưa.

내가 공부를 열심히 했더니 성적이 올랐다.
Vì tôi học chăm chỉ nên điểm của tôi tăng lên.


28 ~ 자마자
V – 자마자
Ngay sau khi xong việc gì thì làm việc gì

1. 너무 피곤해서 씻자마자 잤어.
Vì quá mệt nên sau khi tắm tôi ngủ luôn.

2. 미국에 도착하자마자 전화하세요.
Ngay khi đến Mỹ hãy gọi điện cho tôi.

1. Có thể thay thế bằng – 기(가) 무섭게

2. So sánh với 는 대로:
– Có thể thay thế cho 는 대로 với nghĩa là ngay khi, ngay khi xong việc gì thì làm việc gì.
– Với 는 대로 vế sau không thể dùng ở thì quá khứ còn 자마자 thì được

3. So sánh với 자
– Có thể thay thế bằng 자
– Với 자 thì vế sau không thể dùng mệnh lệnh hoặc gợi ý còn 자마자 thì được

29. – 고 나서 Sau khi…
V – 고 나서
Đứng sau động từ với nghĩa là “xong rồi thì…” biểu hiện hành động ở vế sau được thực hiện sau khi hành động ở vế trước hoàn thành.

1. 취직하고 나서 결혼할 생각이에요.
Sau khi tìm được việc tôi sẽ kết hôn.

Bài viết liên quan  [Ngữ pháp TOPIK II] Nhóm 1: 양보: nhượng bộ, thỏa hiệp

2. 여행지에 도착하고 나서 부모님께 전화 드렸어요.
Sau khi đến điểm du lịch tôi đã gọi điện cho bố mẹ

1. Có thể thay thế bằng 고서

2. So sánh -고 và -고 나서
Cả hai đều thể hiện sau khi hành động ở vế trước kết thúc thì thực hiện hành động ở vế sau nhưng so với cấu trúc -고 thì -고 나서 nhấn mạnh hơntrạng thái hoàn thành (một cách hoàn toàn, trọn vẹn) của hành động ở vế trước, do đó -고 나서 được dùng nhiều hơn trong các câu nhấn mạnh về trình tự, trật tự của hành động.

준비 운동을 하고 나서 수영장에 들어가세요.
Hãy khởi động xong rồi mới xuống bể bơi nha.

손을 씻고 나서 식사를 해야 합니다.
Phải rửa tay xong rồi mới được ăn.

30. – 고 보니(까) làm (vế trước) ~ rồi mới thấy/ rồi mới biết/ rồi mới nhận ra…(vế sau)

V- 고 보니(까)
Sự thật nào đó được tìm thấy sau khi làm việc gì đó. Sau khi làm gì rồi thì thấy.

1. 물인 줄 알고 마셨는데 마시고 보니까 술이었어요.
Tôi cứ nghĩa là nước mà sau khi uống mới biết là rượu.

2. 전철에서 내리고 보니 다른 역이었어요.
Sau khi xuống ở ga tày điện thì đã là ga khác rồi.

Khác với 고 보면 có nghĩa là nếu làm việc gì đấy thì sau đó sẽ nhận thấy.

그 사람은 알고 보면 좋은 사람이에요.
Sau khi biết người đó thì sẽ thấy người đó là người tốt.

So sánh ‘고 보니’ và ‘다 보니(까)’
Với ‘다 보니까’ sử dụng khi thể hiện tình huống, hoàn cảnh được biết đến khi đang làm một việc nào đó còn ‘고 보니’ thể hiện một tình huống, hoàn cảnh được biết đến sau khi hoàn thành tất cả một việc nào đó.

시험을 보다 보니(까) 모르는 단어가 너무 많았다. (시험을 보는 도중에 알게 된 사실)
Trong khi thi mới biết những từ vựng không biết thật là nhiều.

시험을 보고 보니 모르는 단어가 너무 많았다.(시험이 다 끝난 후에 알게 된 사실)
Sau khi thi xong mới biết những từ vựng không biết thật là nhiều.

31 – 고서 Sau khi 
V – 고서
Thể hiện mối quan hệ hữu cơ giữa hai sự việc của mệnh đề trước và mệnh đề sau. So với đuôi liên kết thể hiện sự tiếp nối -고 thì sự việc ở mệnh đề trước -고서 được nhấn mạnh là tiền đề của sự việc ở mệnh đề sau (mệnh đề sau nhận sự ảnh hưởng của mệnh đề trước).

청소를 끝내고서 외출을 했어요.
Sau khi dọn dẹp xong thì tôi ra ngoài.

친구는 그 말을 듣고서 너무 기뻤했습니다.
Bạn tôi đã rất vui sau khi nghe thông tin.

저는 아침마다 조깅을 하고서 학교에 옵니다.
Sáng nào tôi cũng tập thể dục rồi mới đến trường.
 
책을 읽고서 친구들과 토론을 했어요.
Sau khi đọc sách tôi đã thảo luận cùng với bạn bè.
 

Có thể thay thế bằng 고 나서

32 – 고서야 Sau khi
V – 고서야
Được sử dụng trong câu hỏi tu từ có tính mỉa mai, vế trước là điều kiện cho vế sau.
Nhấn mạnh việc không thể nào đạt được hoặc khó mà thực hiện được tình huống đến ở phía sau (nhấn mạnh tình huống mà vế sau thể hiện khó hay không thể xảy ra khi vế trước là điều kiện)

친구들은 우리 집에 있는 음식을 모두 먹고서야 집에 갔어요.
Hôm qua các bạn đã ăn hết thức ăn ở nhà tôi rồi mới đi về.
 
그렇게 공부를 안 하고서야 어떻게 좋은 대학에 갈 수 있겠니?
Nếu không học như thế thì làm thế nào vào được trường đại học tốt đây?

1. So sánh với 아/어야
– Vế trước của 아/어야 là điều kiện bắt buộc cho vế sau: phải làm gì thì mới làm được gì.
아이를 낳아야 부모님 마음을 알 수 있다.
Phải sinh con mới biết lòng cha mẹ.

– 아/어야 có thể sử dụng khi hành động của vế trước trở nên vô nghĩa
열심히 해 봐야 그 사람을 이길 수는 없을 것이다.
Kể cả chăm chỉ đi nữa thì cũng không thể thắng được cậu ta.

33. – 아/어서야
V/A – 아/어서야
1. Được dùng khi hành động vế trướng diễn ra khi nó đạt tới một thời điểm nào đó. Cứ phải … thì mới ..
2. Nhấn mạnh sự khó khăn để thực hiện được hành động vế sau, hành động vế trước là điều kiện.

요즘 너무 바빠서 새벽 2 시가 넘어서야 잠을 잘 수 있어.
Dạo này bận rộn nên phải qua 2 giờ đêm tôi mới có thể ngủ được.

시험 때가 돼서야 공부를 시작하면 시험을 잘 보기 힘들 거예요.
Nếu mà cứ đến thi mới học thì sẽ không thi tốt được.

이렇게 운동을 안 하고 컴퓨터 게임만 해서야 어떻게 건강할 수 있겠어요?
Nếu cứ không học và chỉ chơi game như thế thì khỏe làm sao được?

Sau 아/아서야 có thể sử dụng 을 수 없다 hoặc 겠어요?

 

34. 았/었다가
V – 았/었다가
Một sự việc diễn ra hoàn toàn ngược với một sự việc đã xảy ra. … vừa xong thì …

Diễn tả sau khi hành động ở mệnh đề trước kết thúc thì hành động ở mệnh đề sau xảy ra. Chú ý rằng hình thức -았/었 trong -았/었다가 không ngụ ý quá khứ mà diễn tả sự hoàn tất của hành động.
 
버스를 탔다가 잘못 탄 것 같아서 내렸어요.
Tôi vừa lên xe thì hình như là nhầm xe nên tôi đã xuống.

편지를 쎴다가 마음에 안 들어서 버렸어요.
Tôi đã viết thư nhưng không thích nên tôi đã bỏ lá thư đi.

코트를 샀다가 마음에 안 들어서 환불했어요.
Tôi đã mua áo khoác nhưng không vừa ý nên đã trả lại rồi.

비행기 표를 예약했다가 갑자기 일이 생겨서 취소했어요.
Tôi đã đặt vé máy bay rồi nhưng đột nhiên có việc nên đã hủy vé rồi.

35. 자 Ngay sau khi, vừa… thì…, vừa… liền…
V – 자
Vĩ tố liên kết thể hiện sau khi động tác mà vế trước diễn đạt kết thúc thì động tác mà vế sau diễn đạt xảy ra tiếp theo.

창문을 열 시원한 바람이 들어왔다.
Khi tôi vừa mở cửa sổ thì luồng gió mát thổi vào.

갑자기 비가 오 사람들이 모두 뛰어갔어요.
Đột nhiên trời vừa mưa thì tất cả mọi người đều chạy.

상자를 열 오래된 책들과 문서가 보였다.
Vừa mở hòm ra liền thấy những sách và tài liệu cũ.

유민이는 나와 눈이 마주치 얼른 고개를 돌렸다.
Yumin và tôi ngay khi ánh mắt chạm nhau thì cô ấy liền nhanh chóng quay đầu lại.

Chú ý:
1. 자 chỉ sử dụng khi hành động đã xảy ra, không dùng với tương lai hay khả năng
2. Không dùng với mệnh lệnh hay gợi ý

Tham khảo, biên soạn, chỉnh sửa và bổ sung từ bản dịch tóm tắt cuốn sách “150 ngữ pháp tiếng Hàn cơ bản của Tiếng Hàn Vân Anh.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here