[KIIP lớp 5 심화 sách mới] 9과. 정치 과정과 시민 참여 Quá trình chính trị và sự tham gia của người dân

0
5241


1. 사람들의 다양한 이익은 어떻게 정치에 반영될까?

Những lợi ích đa dạng của con người được phản ánh như thế nào trong chính trị?

정치 과정 Quá trình chính trị
민주주의 국가에서 개인이나 집단은 각자 다양한 이익을 추구한다. 그리고 자신에게 유리한 정책이 만들어지도록 노력한다. 정책을 만드는 사람들은 그와 같은 다양한 요구를 반영해서 정책을 결정한다. 이렇게 만들어진 정책은 시행 과정에서 또다시 많은 개인과 집단의 의견에 따라 수정·보완되기도 한다. 이처럼 개인이나 집단의 요구를 반영하여 정책을 만드는 과정을 정치 과정이라고 한다. 국가의 정책은 우리의 일상생활에 많은 영향을 미치므로 어떤 정책이 어떻게 만들어지는지에 대해 늘 관심을 가져야 한다.
Ở một quốc gia dân chủ, từng cá nhân hay đoàn thể (nhóm) theo đuổi các lợi ích đa dạng. Và nỗ lực để tạo ra các chính sách có lợi cho bản thân. Các nhà hoạch định chính sách phản chiếu những nhu cầu đa dạng đó rồi quyết định chính sách. Những chính sách được tạo ra như thế này, trong quá trình thực hiện cũng sẽ được sửa đổi, được hoàn thiện lại theo ý kiến ​​của nhiều cá nhân và đoàn thể. Quá trình phản chiếu nhu cầu của cá nhân hay đoàn thể và hoạch định chính sách như thế này được gọi là quá trình chính trị. Vì các chính sách của quốc gia có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta nên phải luôn quan tâm xem chính sách nào đó được tạo ra như thế nào.
추구하다: mưu cầu, theo đuổi
반영하다: phản chiếu (Chịu ảnh hưởng từ ý kiến của người khác, sự việc, tình hình… nên bộc lộ ra hiện tượng nào đó)
보완되다: được hoàn thiện
또다시: lại (Lặp đi lặp lại)

정치 참여의 의미 Ý nghĩa của việc tham gia chính trị
과거에는 정치 과정에서 입법부, 행정부 등 국가 기관의 비중이 큰 편이었다. 그러나 오늘날에는 정당, 시민단체, 이익집단, 언론 등의 역할이 점점 커지고 있다. 민주 국가의 국민은 선거는 물론 집회, 서명 등 다양한 방법으로 정책 결정이나 사회적 쟁점 해결 과정에 영향을 미치는데, 이러한 모든 행동을 가리켜 정치 참여라고 한다.
Ở quá khứ, trong quá trình chính trị tỷ trọng của các cơ quan nhà nước như cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp (chính phủ) là rất lớn. Tuy nhiên, ngày nay, vai trò của các chính đảng, các đoàn thể dân sự, các nhóm lợi ích và ngôn luận đang ngày càng gia tăng. Công dân của các quốc gia dân chủ gây ảnh hưởng đến quá trình hoạch định chính sách hoặc giải quyết các điểm tranh cãi mang tính xã hội theo nhiều cách khác nhau như bầu cử, hội họp, ký tên và tất cả những hành động này được gọi là tham gia chính trị.
쟁점: điểm tranh cãi, chủ đề tranh cãi

정치 참여의 중요성 Tầm quan trọng của việc tham gia chính trị
정치 참여는 국민이 나라의 주인임을 증명하는 것으로서 민주 정치 발전에서 매우 중요하다. 국민이 정치에 적극적으로 참여할 때 국민주권과 국민자치가 실현된다.
또한, 정치 참여를 통해 국민의 이익을 증진할 수 있다. 국민이 정치에 무관심하면 몇몇 개인이나 집단만이 정부 정책에 영향을 주게 되고 결국 국민의 뜻에 맞지 않는 정책이 만들어질 수도 있다.
Tham gia chính trị là rất quan trọng trong việc phát triển chính trị dân chủ bởi chứng minh được rằng người dân là chủ nhân của đất nước. Chủ quyền của người dân và sự tự chủ của người dân được thực hiện khi người dân tích cực tham gia chính trị.
Ngoài ra, có thể làm tăng tiến lợi ích của người dân thông qua việc tham gia chính trị. Nếu người dân thờ ơ với chính trị, chỉ một số cá nhân hoặc nhóm gây ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ, và cuối cùng, những chính sách không phù hợp với mong muốn của người dân cũng có thể được tạo ra.
자치: sự tự trị, sự tự quản
증진하다: làm tăng tiến (Dần dần làm tăng và khiến những điều như sức lực hay thế lực tiến triển)

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 심화 sách mới] 8과. 사회 변동 Sự biến động của xã hội

알아두면 좋아요
정치 과정은 어떻게 이루어질까? Quá trình chính trị được thực hiện như thế nào?

민주 사회의 정치 과정에서는 개인이나 집단이 제기하는 다양한 요구와 지지가 정당이나 언론 등을 통해 수렴·조정된다. 국회나 정부 등의 국가 기관에서는 여론을 바탕으로 정책을 결정하고 이를 정부가 집행하며, 정책이 집행되는 과정에서 국민의 평가를 받게 된다. 이후 정책에 관해 문제점을 발견하거나, 국민의 새로운 요구를 정책에 반영하는데, 이를 환류라고 한다.
Trong quá trình chính trị của một xã hội dân chủ, các nhu cầu và sự ủng hộ khác nhau do các cá nhân hoặc nhóm đưa ra được thu thập và điều chỉnh thông qua các chính đảng và ngôn luận. Các cơ quan quốc gia như quốc hội hay chính phủ quyết định chính sách dựa trên dư luận xã hội và chính phủ thi hành chúng, đồng thời nhận được đánh giá của người dân trong quá trình thực thi các chính sách. Sau đó, các điểm vấn đề về chính sách được phát hiện hoặc những yêu cầu mới của người dân được phản chiếu trong chính sách và điều này được gọi là phản hồi (feedback).
제기하다: đề xuất, nêu ra, đưa ra
지지: sự ủng hộ
수렴: sự thu thập, sự tập hợp (Việc tập hợp ý kiến hay suy nghĩ… được chia sẻ bởi nhiều người thành một)
여론: dư luận (Ý kiến mà nhiều người trong xã hội cùng có chung)
집행되다: được thi hành, được thực thi

2. 정치에 참여하는 방법에는 어떤 것이 있을까?
Có những cách nào để tham gia vào chính trị?
선거와 투표 Bầu cử và bỏ phiếu
정치 참여 방법 중에서 가장 기본적인 것은 선거와 투표이다. 국민은 선거에 참여하며 대표자를 뽑고 정치적 결정에 영향을 미친다. 또한, 국가의 중요한 정책을 결정하는 국민투표에 참여하여 자신의 의사를 나타낼 수 있다. 특히 한국에서 헌법을 개정할 때는 국민투표를 통해 반드시 국민의 동의를 받도록 하고 있다.
Thứ cơ bản nhất trong các phương thức tham gia chính trị là bầu cử và bỏ phiếu. Mọi người tham gia vào bầu cử, bầu ra người đại diện và gây ảnh hưởng đến các quyết định mang tính chính trị. Ngoài ra, có thể thể hiện ý chí của mình bằng cách tham gia trưng cầu dân ý quyết định các chính sách quan trọng của quốc gia. Đặc biệt, khi sửa đổi hiến pháp ở Hàn Quốc, nhất định phải được sự đồng thuận của người dân thông qua trưng cầu dân ý.
의사: ý, ý nghĩ, ý định
국민투표: trưng cầu dân ý

단체나 조직 활용 Vận dụng các đoàn thể hoặc tổ chức
어떤 단체나 조직을 활용하여 정치에 참여할 수도 있다. 예를 들어, 자신이 지지하는 정당이나 시민단체, 이익집단에 가입하여 활동하거나 그 단체를 지지하는 방법으로 참여할 수 있다. 이러한 단체들은 시민의 의견 수렴, 토론회 개최, 국회의원의 활동 감시, 정책에 대한 의견 제시, 캠페인이나 집회 등 다양한 활동을 이끈다.
Bất kỳ đoàn thể hoặc tổ chức nào cũng có thể được vận dụng để tham gia vào chính trị. Ví dụ: bản thân có thể (trực tiếp) tham gia hoạt động ở một chính đảng hay đoàn thể dân sự, nhóm lợi ích mà mình ủng hộ hoặc có thể tham gia bằng cách tán đồng (ủng hộ) các đoàn thể đó. Các đoàn thể này dẫn dắt các hoạt động đa dạng như thu thập ý kiến ​​của người dân, tổ chức các buổi thảo luận, giám sát hoạt động của các nghị sĩ quốc hội, đưa ra ý kiến ​​về các chính sách, thực hiện các chiến dịch và các cuộc mít tinh.
활용하다: vận dụng, ứng dụng (Sử dụng tốt và đầy đủ công dụng hay năng lực có trong một đối tượng nào đó)
지지하다: tán thành, tán đồng
이끌다: lãnh đạo, dẫn dắt
수렴: sự thu thập, sự tập hợp
감시: sự giám sát
제시: sự đưa ra, sự cho thấy
캠페인: (campaign) chiến dịch

개인적 참여 Sự tham gia mang tính cá nhân
개인적으로 정부 정책에 대한 지지나 비판 의견을 언론을 통해 표현할 수도 있다. 그리고 집회, 시위 등에 참가하여 자신의 의사를 나타내는 방법도 있다. 또한, 국가 기관에 진정이나 청원을 하여 정치에 참여하는 것도 가능하다.
Có thể bày tỏ ý kiến tán thành hoặc phê phán mang tính cá nhân về các chính sách của chính phủ thông qua ngôn luận. Và cũng có phương pháp thể hiện ý chí của bản thân bằng cách tham gia vào các cuộc mít tinh và biểu tình (thị uy). Cũng có thể tham gia vào chính trị bằng cách kiến nghị hoặc tường trình đến cơ quan nhà nước.
진정하다: tường trình, trần tình (Trình bày một cách chi tiết tình trạng thực tế đến cơ quan nhà nước hay văn phòng chính phủ với mong muốn được giải quyết một vấn đề nào đó)
청원하다: yêu cầu, thỉnh cầu, đề nghị (Yêu cầu và mong muốn cho việc nào đó được thực hiện)

바람직한 정치 참여 태도 Thái độ tham gia chính trị đúng đắn
정치 참여가 민주주의의 발전으로 이어지기 위해서는 참여하는 사람 스스로 주인 의식과 자발적인 태도를 가져야 한다. 그리고 정치 과정에 관심을 갖고 자신의 의견을 올바른 방법으로 반영시키기 위해 노력해야 한다. 다른 사람의 입장과 의견도 존중하고 공동의 이익을 생각하는 시각도 필요하다.
Để sự tham gia chính trị được tiếp nối bởi sự phát triển của chủ nghĩa dân chủ, bản thân những người tham gia phải có ý thức tự chủ và thái độ tự giác. Và phải quan tâm đến quá trình chính trị và nỗ lực để phản ánh ý kiến ​​của bản thân theo cách đúng đắn. Cũng cần tầm nhìn mà tôn trọng lập trường, ý kiến ​​của người khác và cân nhắc lợi ích chung.
바람직하다: lí tưởng, đúng đắn
자발적: mang tính tự giác, có tính tự giác
시각: tầm nhìn (Quan điểm nhìn nhận, hiểu và phán đoán một việc gì đó)
입장: lập trường, quan điểm

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 심화 sách mới] 13과. 한국의 경제체제 Thể chế kinh tế của Hàn Quốc

알아두면 좋아요
외국인을 위한 이익집단, 시민단체도 있어요.

Cũng có các nhóm lợi ích và đoàn thể dân sự dành cho người nước ngoài.

2020년 정부와 지자체에서는 코로나19 사태로 인해 힘들어하는 사람들을 지원하고 침체되는 소비를 활성화하기 위해 긴급재난 지원금 정책을 펼쳤다. 하지만 이 정책에서 다수의 이주민과 이주근로자들이 배제되었다. 이주민 단체와 인권 단체들이 이주민도 재난지원금 지급 대상이 되어야 한다는 목소리를 냈고, 몇몇 지자체에서는 이주민 대상 긴급재난지원금을 지급했다.
*이미지 출처: 빅이슈코리아(http://www.bigissue.kr/magazine/new/259/982)
Năm 2020, chính phủ và các chính quyền địa phương đã thực hiện chính sách tiền hỗ trợ thiên tai khẩn cấp để hỗ trợ những người đang gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19 và thúc đẩy phát triển tiêu dùng đang bị đình trệ. Tuy nhiên, đa số người di cư và lao động nhập cư đã bị loại khỏi chính sách này. Các đoàn thể dân di cư và nhóm nhân quyền đã lên tiếng rằng những người di cư cũng phải thuộc đối tượng nhận tiền hỗ trợ thiên tai khẩn cấp, và một số chính quyền địa phương đã cung cấp tiền hỗ trợ thiên tai khẩn cấp cho người di cư.
* Nguồn ảnh: Big Issue Korea (http://www.bigissue.kr/magazine/new/259/982)
침체되다: bị đình trệ
활성화하다: phát triển, thúc đẩy phát triển
펼치다: tạo nên (Thực hiện ước mơ hay kế hoạch… trong thực tế)
사태: tình huống, tình trạng, hoàn cảnh (Tình hình diễn biến của sự việc hay trạng thái của sự việc xảy ra)

이야기 나누기
“시장 후보? 몰라요” 선거 무관심 심각

“Ứng cử viên thị trưởng ư? Tôi không biết “Sự thờ ơ nghiêm trọng với bầu cử

지방선거가 다가오는 가운데 유권자의 선거 무관심이 심각한 것으로 나타났다. 20~30대의 젊은 층은 시장 후보 이름조차도 모를 정도로 지방선거에 무관심하다. 한 대학생은 “지방선거가 6월인 것은 아는데 정확 한 날짜는 모른다. 누가 시장이 되더라도 내가 사는 지역이 변화될 게 없다는 생각”이라며 정치 혐오감을 드러냈다.
40~60대의 중장년층은 젊은 층에 비해서는 선거에 대한 관심과 정보를 가지고 있지만 침체된 경기와 민생 문제로 정치 혐오감을 보이고 있다.
Giữa lúc cuộc bầu cử địa phương đang đến gần đã xuất hiện sự thờ ơ nghiêm trọng của cử tri đối với cuộc bầu cử. Những người trẻ ở độ tuổi 20 đến 30 không quan tâm tới cuộc bầu cử địa phương đến mức họ thậm chí không biết tên của các ứng cử viên thị trưởng. Một sinh viên đại học cho biết, “Tôi biết cuộc bầu cử địa phương diễn ra vào tháng Sáu, nhưng tôi không biết ngày chính xác. Tôi nghĩ rằng cho dù ai trở thành thị trưởng thì khu vực tôi sống cũng sẽ không thay đổi ” và bộc lộ nỗi chán chường đối với chính trị.
Lớp người trung niên ở độ tuổi 40 đến 60 quan tâm và tìm hiểu thông tin về bầu cử nhiều hơn so với lớp người trẻ, nhưng đang tỏ ra chán ghét chính trị do nền kinh tế bị trì trệ và các vấn đề dân sinh.
다가오다 : đến gần (Ngày hoặc thời điểm nào đó đến gần)
유권자: cử tri, người có quyền bầu cử
혐오감: nỗi chán ghét, nỗi ghét cay ghét đắng, nỗi chán chường
드러내다: làm lộ ra, phơi bày, bộc lộ
민생: dân sinh (Đời sống của người dân)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here