추석 귀성 행렬 Về quê dịp tết trung thu

0
1312

“추석 ‘황금 연휴’를 맞아 귀성 행렬이 점점 길어지고 있습니다. 전국 주요 고속도로에서 목격되는 정체는 자정을 넘겨 내일 오전 1시 전후로 해소될 전망입니다.”
“Bước vào ‘kỳ nghỉ vàng’ dịp Tết Trung thu, đoàn người về quê đang dần trở nên đông đúc dài hơn. Tình trạng tắc nghẽn giao thông diễn ra trên các trục đường cao tốc chủ yếu khắp cả nước được dự đoán sẽ tiếp tục kéo dài qua nửa đêm và giải tỏa vào khoảng 1 giờ sáng ngày mai.”

해마다 추석이 되면 교통 방송은 이런 뉴스를 전한다. 오늘날 한국인의 시간은 태양력에 기준한다. 그러나 유독 음력 정월 초하루 설날과 8월 보름 추석, 두 가지의 전통 명절만은 예외로 남아 여전히 고향을 찾아가는 인파로 ‘민족 대이동’의 장관을 연출한다. 올해 추석은 양력 9월 24일이지만, 연휴는 대체 공휴일을 더하여 무려 5일간 계속된다. 땀 흘려 농사 지은 곡식과 과일을 거두어 풍요를 함께 즐기는 동시에 산 부모와 죽은 조상들에게 감사드리는 축제가 추석이다. ‘돌아가 살핀다’는 의미의 귀성은 객지에 사는 자녀가 부모가 사는 고향을 찾는 것, 즉 지연과 혈연에 대한 한국인 특유의 유대감과 그리움의 표현이며 실천이다.
Dịp Chuseok, Tết Trung thu mỗi năm, các đài phát thanh giao thông đều truyền đi tin tức như thế. Ngày nay, thời gian của người Hàn Quốc được tính theo dương lịch. Tuy nhiên, duy chỉ có hai ngày lễ truyền thống đến nay vẫn tạo ra được cảnh tượng “cuộc đại di chuyển của dân tộc” do đoàn người di chuyển về quê, đó là Tết Nguyên đán vào những ngày đầu tiên của tháng 1 âm lịch, và Tết Trung thu vào ngày rằm tháng 8 âm lịch. Năm nay, Tết Trung thu rơi vào ngày 24 tháng 9 âm lịch, nhưng nếu tính thêm ngày nghỉ bù thì kỳ nghỉ được kéo dài liên tục đến năm ngày. Tết Trung thu là khoảng thời gian người nông dân thu hoạch ngũ cốc, hoa quả mà họ đã vất vả trồng cấy và cùng nhau tận hưởng sự sung túc, đồng thời cũng là thời gian tổ chức những lễ hội tưởng nhớ tổ tiên và báo đáp công ơn cha mẹ. Hồi hương, gwiseong, với ý nghĩa “quay trở về”, khi con cháu nơi đất khách tìm về quê hương nơi ông bà cha mẹ đang sống, thể hiện tình cảm khắng khít và nỗi nhớ đặc thù của người Hàn Quốc đối với người thân và đồng hương của mình.

Bài viết liên quan  K-종자 세계화···‘2024 국제종자박람회’ 16~18일 개최 - Triển lãm Hạt giống Hàn Quốc 2024 diễn ra từ ngày 16-18/10

명절의 귀성 행렬이 사회적 현상으로 등장한 것은 대체로 1945년 해방 이후부터다. 이 시기에는 서울을 비롯한 대도시의 학교로 진학한 지방과 농촌의 청소년들이 명절이나 방학에 고향으로 돌아가는 ‘학생 귀성’이 주를 이루었다. 1960년대 이후 산업화와 더불어 도시 인구 집중이 진행되자 대도시로 이주한 일반 근로자들이 귀성 대열에 대거 합류했다. 이 시기에는 기차가 귀성을 위한 유일한 교통 수단이어서 서울역 광장은 열차표 예매를 위한 인파로 출렁였다. 객차에는 정원의 3배가 넘는 승객이 탑승하여 피난 열차를 방불케 했다.
Đoàn người trở về quê trong ngày lễ tết bắt đầu xuất hiện như một hiện tượng xã hội từ sau cuộc giải phóng năm 1945. Vào thời gian này chủ yếu là “cuộc hồi hương của học sinh” do các thanh thiếu niên xuất thân nông thôn theo học tại các trường của các thành phố lớn, trong đó có Seoul, trở về quê vào những ngày lễ tết hoặc kỳ nghỉ. Từ sau những năm 1960, do quá trình công nghiệp hóa và thêm vào đó là sự tập trung dân cư tại các thành phố, những người lao động phổ thông di cư đến các thành phố lớn đã góp một phần rất lớn vào đoàn người hồi hương. Thời điểm này, tàu hỏa là phương tiện giao thông duy nhất phục vụ cho việc di chuyển về quê, nên quảng trường Ga Seoul cũng trở nên nhộn nhịp hơn bởi rất nhiều người mua vé tàu ở đây. Trên những chuyến xe khách, số lượng khách lên xe nhiều gấp ba lần so với số lượng quy định, làm gợi nhớ hình ảnh những chuyến tàu tị nạn.

Bài viết liên quan  추억을 돌돌 말아낸 한국의 맛, 김밥 - Gimbap, hương vị cuộn giữ ký ức của Hàn Quốc

1970년대에는 고속도로가 개통되어 철도에 더하여 고속도로, 고속버스가 귀성 수단이 되었다. 오늘날과 같은 극단적 고속도로 정체가 나타난 것은 개인용 자동차가 널리 보급된 1990년대 이후다. 마침내 이 하향의 귀성 전쟁을 피하여 고향에 사는 늙은 부모가 서울에 사는 자식들 집으로 올라가는 ‘역 귀성’도 새로운 유행으로 등장했고, 젊은이들은 아예 비행기를 타고 외국으로 여행을 떠나기도 한다. 그러나 잠시나마 고향과 부모의 품으로 돌아가 기쁨과 위안을 찾으려는 한국인 특유의 ‘그리움’이 남아 있는 한 귀성 행렬은 계속될 것이다.
Vào những năm 1970, đường cao tốc được thông xe, nhờ đó mà bên cạnh đường sắt, các xe buýt cao tốc chạy trên những con đường mới này cũng trở thành phương tiện để người dân đi về quê. Sự tắc nghẽn giao thông trên các tuyến đường cao tốc ở mức đỉnh điểm như hiện nay bắt đầu xảy ra từ sau những năm 1990, khi xe ô-tô cá nhân được bán ra một cách rộng rãi. Kết quả là để tránh cuộc chiến hồi hương từ thành phố về các tỉnh, những người bố mẹ sống ở quê đi lên nhà của con cái đang sống ở Seoul và dẫn đến sự xuất hiện của một xu hướng mới là “hồi hương ngược”, ngoài ra cũng có những người trẻ bay ra nước ngoài du lịch. Thế nhưng, dòng người hồi hương vẫn sẽ tiếp tục, mang theo “nỗi nhớ” đặc trưng của người Hàn mong muốn quay trở về vòng tay của quê hương, bố mẹ và tìm thấy niềm vui, sự an ủi.

Bài viết liên quan  '푸른 용의 해' 용의 기운 품은 곳으로 떠나볼까? - Những điểm du lịch thích hợp nhân dịp năm Giáp Thìn

김화영(Kim Hwa-young 金華榮) 문학평론가, 대한민국예술원 회원
Trần Công Danh Dịch

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here