두 개의 큰 강의 발원지이자, 두 국가의 시작과 끝을 기억하는 땅 영주에는 헤어지는 시간을 늦추는 굽고 낮은 다리와 신비한 전설을 간직한 뜬 바위가 있다. 천혜의 자연 속에 숨겨진 깊은 역사를 따라가다 보면, 보물 같은 공간이 말을 걸어온다.
Ở Yeongju, nơi bắt nguồn của hai con sông lớn đồng thời cũng là mảnh đất ghi nhớ sự khởi đầu và kết thúc của hai quốc gia, có chiếc cầu cong và thấp như đang làm chậm lại giờ biệt li và hòn đá lưu giữ những truyền thuyết huyền bí. Dõi theo lịch sử lâu đời ẩn trong vẻ đẹp tự nhiên, không gian như kho báu sẽ thì thầm với bạn nhiều câu chuyện kể.
지도를 펼쳐놓고 보면 어쩌면 옛날 영주 사람들에게는 자신들이 사는 곳이 세상의 끝이었을 수도 있겠다는 생각이 든다. 영주시는 한반도의 동남쪽을 차지하고 있는 경상북도의 가장 위쪽에 있다. 강원도와 맞닿아 있는 북동쪽으로는 태백산이, 서쪽 경계선을 길게 공유하고 있는 충청북도 쪽으로는 소백산이 우뚝 솟아 있다. 영주 사람들은 북쪽을 가로막은 저 높은 산들의 건너편이 궁금했을 것이다. 저 남쪽 바닷가에서부터 세계의 넓이가 궁금한 타지 사람들도 끊임없이 모여들었을 것이고, 사람들은 이곳에서 서로의 상상과 경험을 나누었으리라.
Mở bản đồ ra xem, tôi có cảm giác người Yeongju xưa nghĩ rằng có lẽ nơi họ sống là vùng đất tận cùng của thế giới. Yeongju nằm ở tận trên cùng của tỉnh Gyeongsangbuk, phía đông nam của Bán đảo Triều Tiên. Phía đông bắc tiếp giáp với tỉnh Gangwon có núi Taebaek và phía tây vốn có đường ranh giới kéo dài với tỉnh Chungcheongbuk có núi Sobaek hiên ngang sừng sững. Người Yeongju tò mò về bên kia những ngọn núi cao chót vót chắn vùng phía bắc. Từ bờ biển phía nam, những người từ các vùng khác tò mò về sự rộng lớn của thế giới liên tục đổ về, tại đây chắc hẳn họ đã cùng chia sẻ những câu chuyện tưởng tượng và cuộc sống mưu sinh.
남쪽에서부터 영주로 모여든 사람들의 길잡이가 되어주었을 물길을 생각해봤다. 남한에서 가장 긴 낙동강이다. 나는 영주에 반드시 그 발원지가 있을 거라는 확신을 가지고 정보를 찾아봤다. 짐작대로 『세종실록지리지』(世宗實錄地理志 1454)에 “낙동강의 근원은 태백산 황지, 문경 초점, 순흥 소백산이며, 그 물이 합하여 상주에 이르러 낙동강이 된다.”고 적혀 있었다. 이 기사에서 ‘순흥’이 바로 영주 일대의 옛 이름이다. 그뿐 아니라 놀라운 정보를 하나 더 얻었다. 영주에는 낙동강뿐 아니라 한강의 여러 작은 발원지들 가운데 하나도 있었다. 한강은 동에서 서로 흐르는 강이라 예상조차 하지 못했던 뜻밖의 정보였다. 한반도 남쪽의 중요한 두 강이 모두 이 곳에서 흘러나왔으니 영주는 세상의 시작이기도 한 셈이었다.오후 늦게 서울을 벗어나 두 시간쯤 고속도로를 달리다 보니 저 멀리 죽령터널 입구가 보였다. 죽령터널은 소백산 아래를 뚫어 충북과 경북을 이은 4,600미터짜리 긴 관문이다. 터널 저쪽이 바로 영주라는 걸 알고 있어 다른 세계로 들어서고 있다는 게 실감났다.
Tôi nghĩ về những con sóng nước dẫn đường cho những người đổ về vùng đất này từ phương nam. Đó chính là sông Nakdong (Lạc Đông), con sông dài nhất ở Hàn Quốc. Tôi chắc chắn rằng đâu đó tại Yeongju là nơi bắt nguồn của con sông này và bắt đầu tìm kiếm thông tin. Đúng như dự đoán, trong “Sách Địa chí Sejong thực lục” (1454) có viết: “Nơi bắt nguồn của sông Nakdong là vùng Hwangji của núi Taebaek, trung tâm của vùng Mungyeong và núi Sobaek vùng Sunheung, các nhánh này nhập lại, đến vùng Sangju thì thành sông Nakdong. Sunheung ở đây chính là tên xưa của vùng Yeongju. Không chỉ vậy, tôi còn thu được một thông tin đáng ngạc nhiên khác. Ở Yeongju, không chỉ có sông Nakdong mà còn có một trong nhiều nguồn nhỏ của sông Hán. Sông Hán chảy từ đông sang tây nên đây là thông tin bất ngờ mà tôi không ngờ tới. Hai con sông quan trọng ở phía nam Bán đảo Triều Tiên đều bắt nguồn từ vùng đất này nên có thể xem Yeongju là nơi bắt đầu của thế giới. Rời Seoul vào chiều muộn, sau hai giờ lái xe trên đường cao tốc, xa xa trước mắt tôi là lối vào đường hầm Jungnyeong. Đường hầm Jungnyeong là cửa ngõ dài tận 4.600 mét chạy qua chân núi Sobaeksan, nối liền hai tỉnh Chungbuk và Gyeongbuk. Biết rõ bên kia đường hầm là Yeongju, tôi cảm nhận rõ mình đang bước vào một thế giới khác.
외나무다리가 굽은 이유 Lý do chiếc cầu độc mộc bị cong?
나는 영주 남쪽의 무섬마을로 향했다. 강물이 크게 굽어지는 안쪽, 마치 강줄기를 밀어내며 혹처럼 툭 불거진 육지에 오래된 마을이 있었다. 이런 지형에 형성된 마을을 물돌이 마을이라고 한다. 마을 앞과 양옆은 물길이 감싼 채 휘돌고 뒤로는 산이 막고 있어 그야말로 섬이나 다름없다. 완벽히 고립된 곳에 마을이 형성된 이유는 이런 지형이 거주민들에게 좋은 기운을 준다는 풍수학적 믿음과 함께, 많은 사람들이 자급하며 살 수 있을 만큼 넓고 기름진 땅이 있기 때문일 것이다.
Tôi tìm đến làng Museom ở phía nam Yeongju. Có một ngôi làng cổ xưa trên vùng đất nơi con sông uốn mình xuôi dòng tạo nên mảnh đất nhô ra như chiếc bướu. Làng được đặt tên là Muldoli theo đặc trưng địa hình. Phía trước và hai bên làng là những dòng nước quấn quanh chảy xiết, sau lưng là núi nên giống như một hòn đảo nhỏ. Ngôi làng được hình thành ở một nơi hoàn toàn biệt lập, chắc hẳn là vì người ta tin vào phong thủy với địa hình có sông và núi sẽ mang lại nhiều vận khí tốt, đồng thời đất đai rộng lớn, màu mỡ đủ để người dân làm nông, tự cung tự cấp.
현대에 이르러 이 마을을 세상에 널리 알린 건 강을 가로질러 놓인 외나무다리다. 강은 여름 장마철만 아니면 두 발로 건너다닐 수 있을 만큼 얕은데, 그렇다고 옷을 적실 수는 없으니 간단하게나마 다리를 놓은 것이다. 모래톱과 얕은 물에서 고작 1미터나 떠 있을까? 외나무다리의 폭은 남자 어른 손으로 두 뼘이 될까 말까 했다. 희한하게도 다리는 강을 직선으로 가로지르지 않고 커다란 S자 형태로 늘어져 있었다. 그 이유에 대해서는 아무리 찾아봐도 알 길이 없었으나 보기에는 무척 아름다웠다. 사진에 담아두고 오래 추억하고 싶은 마음이 절로 일어 남녀노소에게 인기이고, 드라마나 방송에도 소개되어 끊임없이 관광객을 불러들인다고 했다.
Đến thời hiện đại, chính chiếc cầu độc mộc duy nhất bắc qua sông đã giúp thế giới biết đến ngôi làng. Mùa hè nếu không trúng mùa mưa dầm, sông cạn có thể lội qua bằng chân không nhưng dân làng vẫn bắc một chiếc cầu để không bị ướt quần áo. Nó chỉ là chiếc cầu bắc bãi cát qua dòng nước nông, cao tầm một mét. Chiều rộng của chiếc cầu độc mộc cũng chỉ bằng hai gang tay nam giới trưởng thành. Điều kì lạ là chiếc cầu không bắc qua sông theo đường thẳng mà lại uốn cong theo hình chữ S lớn. Tìm hiểu mãi mà chẳng biết được lý do tại sao, trông nó rất xinh xắn. Ai nhìn vào cũng muốn ghi lại vẻ đẹp này trong một bức ảnh và lưu giữ suốt về sau. Chiếc cầu được mọi người yêu thích, giới thiệu trên phim và truyền hình, thu hút nhiều du khách đến tham quan.
나는 사람들이 들이닥치기 전에 호젓하게 즐길 생각으로 일찍 도착했다. 나처럼 서둘러 움직이는 사람이 없진 않았다. 외나무다리 위에 앞뒤로 서서 느릿느릿 건너는 한 커플이 있었다. 나는 그들이 카메라 앵글에서 빠져나가길 기다리며 다리를 굽이지게 설치한 이유에 대해 내내 생각했다. 장마 때문에 물살이 거세지면 쉽게 무너진다고 했다. 지금이야 북쪽으로 멀지 않은 위치에 차량이 다닐 수 있을 만큼 큰 다리가 놓여 있으나 그것이 없던 시절에는 유일한 통로였을 것이다. 한번 물살에 휩쓸려버리면 다시 설치하기가 무척 번거로울 게 뻔하고 불어난 강의 물살을 이겨내도록 단단하게 놓을 기술도 없었을 것이다. 필요에 따라 자주 다시 놓지 않으려면 재료도 아낄 겸 직선으로 놓는 게 아무래도 합리적이었을 것이다.
Tôi đến sớm, với hy vọng tận hưởng chút thời gian thư thái trước khi những người khác ùn ùn kéo đến. Chẳng có ai di chuyển vội vàng như tôi. Có cặp đôi đang đứng quay lưng vào nhau, cẩn thận bước qua cầu. Trong lúc chờ hai người họ ra khỏi góc chụp, tôi liên tục suy nghĩ về lí do tại sao chiếc cầu lại được đặt cong.Nghe bảo mùa mưa nước chảy mạnh, cầu sẽ dễ bị sập. Bây giờ, cách đó không xa ở phía bắc có một cây cầu lớn cho các phương tiện qua lại, nhưng thời đó chiếc cầu này hẳn là lối đi duy nhất nối người trong làng và bên ngoài. Sẽ rất vất vả và phiền phức khi phải lắp một chiếc cầu khác nếu chẳng may cầu bị nước cuốn trôi. Lúc bấy giờ cũng chưa có kĩ thuật để dựng cầu chắc chắn, chịu được dòng nước sông dâng cao, chảy siết. Suy đi nghĩ lại nếu không muốn dựng đi dựng lại lẽ ra nên đặt nó theo một đường thẳng để tiết kiệm nguyên liệu.
고택과 정자로 가득한 무섬마을의 가옥 중 16동은 조선시대 후기의 전형적인 사대부 가옥으로 잘 보존돼있다. 아직은 일반인들에게 널리 알려지지 않아 옛 선비 고을의 고요한 정취가 비교적 잘 남아 있다. 16 ngôi nhà trong số nhiều ngôi nhà cổ ở làng Museom, được bảo tồn nguyên vẹn. Đây là những ngôi nhà tiêu biểu đặc trưng của kiến trúc hậu kì triều đại Joseon. Những ngôi nhà này cũng chưa được mở cửa rộng rãi cho công chúng nên bầu không khí yên tĩnh của ngôi làng học giả cũ vẫn còn được lưu giữ vẹn nguyên.
혹시나 그저 미관상의 이유 때문이었을까? 고개를 갸웃거리며 다리를 건너봤다. 한 가닥 외나무다리에는 곳곳에 다리의 폭만큼 짤막하게 옆으로 덧대 놓아 두 가닥이 되는 곳이 있었다. ‘비껴다리’라고 불리는 구조물이었다. 어쩌다 사람과 마주치게 되면 잠시 비켜서서 양보할 수 있도록 공간을 마련해놓은 것이었다. 사려 깊고 합리적인 사고에 감탄하는 한편으로는 바로 그 점 때문에 S자로 길게 구부려 놓은 비효율적 형상이 더욱 나를 혼란스럽게 했다.
Hay người ta dựng cầu cong vì muốn tạo vẻ đẹp riêng? Tôi nghiêng người và bước qua cầu. Trên chiếc cầu độc mộc một nhánh, có những đoạn được gia cố thêm bằng các thanh gỗ có chiều rộng bằng với nhánh ban đầu thành ra như hai nhánh. Cấu trúc này được gọi là cầu rẽ. Nó giúp người ta dễ dàng tránh sang một bên nhường đường cho người khác nếu tình cờ chạm mặt nhau trên cầu. Tôi không ngừng ngưỡng mộ sự tính toán chỉn chu của những người làm cầu nhưng lại cảm thấy băn khoăn trước dáng vẻ cong hình chữ S vốn không được hiệu quả lắm của nó.
마을로 들어서자 잘 보존된 전통 가옥들이 한눈에 가득 담겼다. 19세기 말까지도 120여 가구에 500여 명이 살았을 만큼 큰 마을이었다. 마을을 대표하는 몇몇 기와집들의 크기와 모양만 봐도 그저 잠시 사람들이 거주했던 섬이 아니라 하나의 이상적인 소도시쯤으로 봐야 할 것 같았다. 이곳에서 수많은 학자와 선비가 배출되었고 독립유공자만도 다섯 명이라니 처음 터를 잡은 사람의 안목과 뜻이 새삼 가슴 깊이 다가왔다.
Vào trong làng, du khách có thể thấy nhiều nhà truyền thống được bảo tồn nguyên vẹn. Đến cuối thế kỉ XIX, nơi này vẫn là ngôi làng lớn với hơn 120 hộ gia đình, số dân lên đến hơn 500 người. Chỉ cần nhìn qua độ rộng lớn và hình dáng của những nhà mái ngói tiêu biểu trong làng, chắc hẳn phải xem nơi này như một thành phố nhỏ chứ không phải là ngôi làng trên cù lao sông. Tôi thấy xúc động sâu sắc khi nghĩ về niềm tin và lòng mong mỏi của tổ tiên lập làng khi tại nơi này rất nhiều nhà trí thức, học giả đã được sinh ra, còn thêm năm người góp công trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập của đất nước.
돌담과 흙길을 따라 걷다가 무섬마을 자료 전시관에 들어섰다. 마당에 한 시인을 기리는 시비가 세워져 있었다. 조지훈(Cho Chi-hun 趙芝薰 1920~1968). 학창시절 교과서를 펼치고 그의 시 「승무(僧舞 The Nun’s Dance)」를 소리 내어 읊어보지 않은 사람은 없을 것이다. 무섬은 그의 처가였고 그가 이곳에서 남긴 시 「별리(別離)」가 커다란 바위에 아내이자 서예가인 김난희(金蘭姬 1922~)의 필치로 깊게 새겨져 기념되고 있었다. 남편이 집을 나서 어디론가 떠나는 상황을 새색시의 눈으로 그린 시였다. 아내는 남편의 뒷모습을 마루의 큰 기둥 뒤에서 몰래 지켜보며 눈물로 옷고름을 적신다. 아마 이 여인의 남편도 외나무다리로 강을 건넜으리라.
Dọc theo tường đá và đường đất, tôi tìm đến Bảo tàng tư liệu làng Museom. Trong sân có một tấm bia khắc thơ để tưởng nhớ nhà thơ Cho Chi-hun (1920-1968). Không người Hàn Quốc nào mà không từng đọc to bài thơ “Tăng vũ” (The Nun’s Dance) được in trong sách giáo khoa của ông. Làng Museom là quê hương của vợ ông, bài thơ ông viết gửi lại nơi này mang tên “Biệt li” đã được khắc lên một tảng đá lớn với nét bút là nét chữ của người vợ mang tên Kim Nan-hui xuất thân là nghệ nhân thư pháp của ông. Đó là bài thơ nói lên tâm tình của người vợ khi chồng vắng nhà. Vợ nép người sau chiếc cột nhà ở sảnh maru, lén nhìn hình bóng người chồng đang dần xa, nước mắt thấm đẫm vạt áo. Chắc hẳn chồng bà cũng đã bước qua chiếc cầu độc mộc để qua sông.
생각이 여기에 이르자 문득 외나무다리의 S자 모양이 이해되는 듯했다. 가족을 남겨두고 마을을 나서던 무수한 사람들은 쉽게 발길을 뗄 수 없었다. 돌아올 기약 없이 떠나 가야만 하는 마음이 무거워 차마 강을 훌쩍 건너버리지 못했고, 한 번쯤은 돌아보고 싶어도 남아서 그 모습을 볼 이의 가슴이 더 미어질 것을 염려해 눈물을 삼키며 걸었다. 보내는 이도 기둥 뒤에 몸을 숨겨 떠나는 이의 마음에 짐이 되지 않으려 애썼다. 그나마 길게 굽이져 놓인 다리가 강을 건너는 시간을 늦춰주니 서로 위안으로 삼았다. 나는 시 속의 남편이 한 걸음 한 걸음 아껴 디디며 외나무다리를 건너는 모습을 상상했다. 그의 머리 위로 흰 구름이 무심히 피었다 지고, 아득히 멀리서 떠내려온 작은 잎사귀는 발 아래 잠시 머물지도 않고 스쳐 흘러가버린다.
Nghĩ đến đây, tôi có cảm giác như mình đã hiểu ý nghĩa tại sao chiếc cầu lại có hình chữ S. Nhiều người phải rời xa gia đình, làng xóm nhưng không nỡ rời nhịp bước chân. Họ nặng trĩu lòng khi phải ra đi mà không hẹn ngày trở về, chắc hẳn sẽ không đủ dũng khí để bước qua sông. Muốn ngoái lưng lại nhìn nhưng họ sợ người nhà thấy cảnh bản thân yếu lòng nên đành nuốt nướt mắt vào trong và nặng nề bước đi. Người ở lại cũng không khá hơn là bao khi phải nấp sau cột nhà, kìm nén cảm xúc để không trở thành gánh nặng cho người ra đi. Chiếc cầu cong làm thời gian qua sông dài hơn, họ như thêm được phần nào những khoảnh khắc an ủi nhau. Đọc thơ, tôi tưởng tượng ra hình ảnh người chồng quý giá từng bước chân bước qua cầu. Trên đầu anh một đám mây trắng bay lững lờ và dưới chân một chiếc lá nhỏ vô tình trôi theo dòng nước.
열린 왕조와 닫힌 왕조 Mở ra một triều đại và khép lại một triều đại
시내로 돌아와 영주의 중심가를 돌아봤다. 도심 인근에 정도전(鄭道傳 1342~1398)의 고향집이 있었다. 정도전은 조선왕조 창업의 기틀을 설계했다고 알려진 인물이다. 한 국가의 초석을 놓은 사람이 큰 강들의 발원지를 품은 영주에서 자랐다는 사실이 예사롭지 않게 느껴졌다. 그의 고향집은 세 명의 판서를 배출했다 해서 ‘삼판서 고택’이라고 불렸다. 비록 원래 있던 자리에서 수해를 당해 무너진 것을 옮겨다 복원해놓았다 해도 한 국가의 통치 이념을 성립하고 대를 이어 고위 관리를 배출해 낸 가문의 위세는 그대로 남아 있었다.
Quay về trung tâm thành phố, tôi đến khu sầm uất nhất của Yeongju. Gần trung tâm thành phố, có nhà của Jeong Do-jeon (1342-1398). Jeong Do-jeon được biết đến là người đã tạo tiền đề cho sự thành lập triều đại Joseon. Tôi có cảm giác lạ lẫm trước việc người đặt nền móng thành lập một đất nước đã sinh ra và lớn lên tại Yeongju, nơi khơi nguồn của các con sông lớn. Ngôi nhà này đã sinh ra ba vị quan nên được gọi là “nhà cổ Sampanseo”. Dù ngôi nhà hiện này là ngôi nhà đã được di dời, trùng tu giống nguyên trạng do nhà ban đầu bị sập vì thiên tai, nhưng những vận khí nghiêm của dòng họ đã sản sinh ra những con người xây dựng nên hệ tư tưởng của một quốc gia và quan lại triều đình suốt nhiều đời vẫn còn vẹn nguyên
시내 중심가로 들어가 영주 근대문화거리를 둘러보다가 완만한 언덕길을 올라 숭은전에 이르렀다. 신라의 마지막 왕인 경순왕(敬順王 재위 927~935)의 위패를 모신 곳으로, 그가 고려에 항복하러 개성으로 가던 길에 이곳에 머물렀던 인연이 이어진 것이라 전해지고 있었다. 나는 방금 하나의 왕조를 열었던 혁명적 사상가를 만나고 온 길이었고 이제는 천 년을 이어 오다 멸망한 자신의 나라를 새로운 왕조에 바칠 수밖에 없었던 비운의 임금을 만나는 중이었다. 국운이 기울어질 대로 기울어진 상황에서 백성들의 목숨을 지키고자 어쩔 수 없이 내린 결단이었다고 한다. 영주는 경순왕의 그런 애민정신을 기리며 그를 신으로 모시고 있었다. 숭은전 앞에서 시내를 내려다보며 용이 이 자리에 떨구었을 눈물을 생각하는 중에 겨울 해는 또 빠르게 기울었다.
Quay về trung tâm thành phố, dạo quanh các con đường văn hóa cận đại của Yeongju, tôi lại leo lên những con dốc thoải để tìm đến Sung-Eunjeon. Đây là nơi thờ bài vị của vua Gyeongsun (Kính Thuận), trị vì từ năm 927 đến năm 935. Tương truyền đây là nơi vua Gyeongsun lưu lại trên đường đến Gaeseong để quy hàng quân Goryeo. Tôi vừa trên đường đến gặp một nhà tư tưởng cách mạng có công khởi thủy một triều đại lớn của dân tộc, và giờ đây tôi đang gặp một vị vua không còn cách nào khác phải dâng đất nước có lịch sử hàng ngàn năm nhưng cuối cùng lại bị diệt vong của mình cho một triều đại mới. Tương truyền đó là quyết định khó khăn của vua để bảo vệ tính mạng cho nhân dân trong tình hình đất nước đã thất thế. Yeongju là nơi tưởng nhớ tinh thần yêu nước thương dân của vua Gyeongsun, tôn thờ ông như một vị thần. Tôi đứng trước Sung-Eunjeon nhìn ngắm thành phố. Mặt trời mùa đông như nhanh tắt hơn khi tôi vẫn đang còn chìm trong suy nghĩ về những giọt nước mắt của rồng rơi xuống nơi này.
다음 날 이른 아침인데도 부석사에 오르는 사람들이 더러 보였다. 부석사는 “산사, 한국의 산지승원”이란 이름으로 통도사, 봉정사, 법주사, 마곡사, 선암사, 대흥사와 함께 유네스코 세계문화유산으로 등재돼 있다. 긴 오르막길과 가파른 계단을 오르며 아름답고 웅장한 건축물들을 감상하던 중에 이마에 땀이 맺히고 숨이 차올랐다. 그러나 나를 비롯해 앞뒤에서 걷고 있는 관광객들은 조금도 불평하지 않았다. 공중에 떠다니며 도적떼를 물리치고 내려앉았다는 바위를 보기 위해 온 사람들이었다. 잠시의 불편쯤이야 전설이 깃든 신비의 세계를 경험하기 위해 기꺼이 치를 수 있는 대가인 셈이었다. 그 전설적 바위 곁에 부석사가 지어지던 676년은 신라가 고구려와 백제를 제압하고 삼국을 통일할 만큼 강성하던 때다. 불교가 국교로 그만큼 큰 지원을 받던 시기였기에 부석사의 규모나 위상은 특별했다. 그런 나라가 약 250년 뒤에는 남의 손에 넘어갔다. 복잡한 생각에 잠겨 드디어 108개의 계단을 모두 지나 한국에서 가장 오래된 목조건축물인 무량수전 앞에 섰을 때, 내 머릿속에서 왕조의 흥망성쇠 따위는 어느새 하얗게 지워지고 없었다. 무량수전을 마주하고 왼쪽에 바로 그 뜬 돌, ‘부석’이 있었다.
Sáng sớm hôm sau, tôi đã thấy nhiều người lên chùa Buseok. Chùa Buseok có nghĩa là “sơn tự, ngôi chùa trên núi của Hàn Quốc” đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới cùng với chùa Tongdo, chùa Bongjeong, chùa Beopju, chùa Magok, chùa Seonam và chùa Daeheung. Mồ hôi tôi nhễ nhại trên trán và thở bở hơi tai khi leo lên những con dốc dài và các bậc thang cao để chiêm ngưỡng vẻ hùng tráng và xinh đẹp của các tòa kiến trúc. Nhưng cả tôi và những du khách đang tham quan, chẳng ai thấy phàn nàn. Tất cả đều tìm đến đây để xem tảng đá được cho là đã bay lơ lửng trên không trung, ngày xưa đã đánh bại quân địch và hạ cánh tại nơi này. Một chút vất vả đáng để đánh đổi để có thể trải nghiệp thế giới thần bí trong truyền thuyết. Khi chùa Buseok được xây dựng bên cạnh tảng đá huyền thoại này vào năm 676, Silla đã đủ sức mạnh để chinh phục Goguryeo và Baekje và thống nhất ba vương quốc. Đó là thời Phật giáo là quốc giáo, với sự ủng hộ của triều đình, quy mô và vị thế của chùa Buseok vô cùng đặc biệt. Và rồi 250 năm sau, đất nước lớn như vậy lại vào tay của kẻ khác. Miên man trong những dòng suy nghĩ phức tạp, tôi đi hết 108 bậc thang lúc nào không hay. Trước mắt tôi là Muryangsujeon, tòa kiến trúc được xây dựng bằng gỗ lâu đời nhất Hàn Quốc. Lúc này, những suy nghĩ về sự thăng trầm của triều đại hoàn toàn bị xóa nhòa khỏi tâm trí tôi. Tôi đã thấy Muryangsujeon, và hòn nổi mang tên ‘Buseok’ nằm ngay bên trái.
조선 영조 때 편찬된 인문지리서 『택리지』(擇里志 1751)에는 바위 아래로 밧줄을 밀어넣고 훑어도 걸리는 데가 없다고 적혀 있다. 과학적으로 설명하자면 부석사 뒤편의 화강암 일부가 판상절리에 의해 떨어져 나와 경사면을 따라 미끄러지다가 잔돌들 위에 얹혀 떠 있는 것처럼 보인다. 내 눈에는 어른 스무 명쯤 둘러앉을 수 있을 크기의 테이블 같았다. 속세의 잣대로 절의 창건설화를 재고 있자니 어디선가 고양이가 나타나 부석과 나 사이에 끼어들었다. 경계심 없이 느리고 게으른 걸음걸이에서 일종의 핀잔이 읽혔다. 고양이가 나타났던 방향의 반대편으로 사라지고서야 나는 무심결에 도서관 책벌레 짓을 하고 있었다는 걸 깨닫게 되었다. 불교에서는 삼라만상에 불성이 깃들어 있다고 하던데 내게 깨우침을 준 고양이에게서 혹시 부처를 만난 건 아닐까.
Trong “Trạch lý chí” (1751), sách địa lý nhân văn được biên soạn dưới thời vua Yeongjo triều đại Joseon đã viết dùng một sợi dây đặt xuống dưới tảng đá và kéo qua thì dây vẫn dễ dàng trượt qua mà không gặp vấn đề gì. Giải thích một cách khoa học thì một phần của đá granit ở phía sau của đền Buseoksa dường như đang nổi trên các tảng đá nhỏ trong khi trượt dọc theo độ dốc do các khớp nối tấm. Tôi nghĩ nó giống như một chiếc bàn đủ lớn cho 20 người ngồi. Khi tôi đang định đo kích thước của chùa thì một con mèo từ đâu đó xuất hiện và xen vào giữa tôi và chùa Buseok. Điệu bộ của nó như đang trách móc tôi khi nó hoàn toàn không sợ người lạ, bước đi chậm rãi, lười nhác. Mãi cho đến khi con mèo đi qua và biến mất ở hướng ngược lại, tôi mới nhận ra rằng mình đang vô tình trở thành con mọt sách ở thư viện. Đạo Phật nói rằng Phật tính trú ngụ ở mọi thứ trên đời, có lẽ tôi đã gặp được Phật trong dáng vẻ của chú mèo đã khiến tôi giác ngộ.
순환을 포용하는 공간 Không gian tuần hoàn
오후에는 강원도 방향으로 난 고개, 마구령을 넘어 남대리의 산간마을을 다녀왔고 다시 부석사 아래로 돌아와 소수서원을 둘러봤다. 남대리는 조선의 6대 왕 단종(端宗 재위 1452~1455)이 삼촌인 세조(世祖 재위 1455~1468)의 손에 폐위되어 유배길에 올랐을 때 머물렀던 곳이며, 바로 거기에 한강의 영남 발원지가 있다. 소수서원은 학자를 양성하던 조선시대 최고의 지방 사립 교육기관인데 ‘한국의 서원’이란 이름으로 유네스코 세계문화유산으로 등재되어 있는 아홉 곳 중 하나다. 최초로 임금이 그 이름을 내려준 서원이며 한반도에 처음 성리학을 전파한 안향(安珦 1243~1306)을 비롯해 많은 유학의 거목들을 모시고 있다.
Buổi chiều, hướng về phía tỉnh Gangwon, tôi vượt đèo đến thăm làng trên núi cùa vùng Namdae-ri, sau đó quay lại chùa Buseok và dạo quanh thư viện Sosu. Namdae-ri là nơi mà vua Danjong, vị vua thứ sáu của triều đại Joseon (trị vì 1452-1455), bị phế truất bởi người chú của mình là Sejo (trị vì 1455-1468) và phải đi đày. Đây là nơi khởi nguồn Yeongnam của sông Hán. Thư viện Sosu là cơ sở giáo dục tư nhân địa phương đầu tiên của triều đại Joseon nhằm nuôi dưỡng và đào tạo các nhà trí thức, đồng thời là một trong chín thư viện được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với tên gọi “thư viện của Hàn Quốc”. Đây là thư viện đầu tiên được nhà vua đặt tên, hiện thờ tự nhiều cây đại thụ của Nho giáo Hàn Quốc bao gồm Anhyang (1243-1306), người đầu tiên đưa Tính lý học (Tân Nho giáo) vào bán đảo Triều Tiên.
영주의 곳곳을 다녀 볼수록 그 독특한 면모가 감탄스러웠다. 한 국가의 설계자가 난 곳이면서 사라진 왕조의 마지막 임금을 기리고 있는가 하면, 서원을 통해 수많은 학자와 정치가를 배출한 곳인데 권력 투쟁에서 밀려난 어린 왕의 여린 발자국이 남은 곳이기도 했다. 마치 하나의 거대한 순환을 반복해서 보고 있는 기분이 들었다. 나는 영주가 자랑하는 인물인 송상도(宋相燾 1871~1946) 선생을 통해 발원과 회귀에 대해 깊이 생각해볼 수 있었다.
Càng dạo quanh Yeongju, tôi càng cảm thán trước những diện mạo độc đáo của vùng đất này. Đây là nơi sinh ra của bậc vĩ nhân tạo nên nền móng của một quốc gia hưng thịnh, nơi tưởng nhớ vị vua cuối cùng của một triều đại đã suy tàn; đồng thời cũng là nơi sản sinh ra nhiều nhà tri thức và các chính trị gia, nơi in dấu chân của một vị vua trẻ đã bị đẩy ra khỏi cuộc chiến tranh giành quyền lực. Cảm giác như tôi đang xem một vòng tuần hoàn to lớn. Tôi có cô hội suy ngẫm về sự khởi đầu và quay về qua nhân vật Song Sang-do (1871-1946) người con đầy tự hào của vùng đất Yeongju.
그가 자신의 호를 붙여 엮은 저서 『기려수필』(騎驢隨筆 1955)에는 식민지 시기에 전국 각지에서 항일투쟁을 했던 한국인들의 이모저모가 아주 자세히 기록돼 있다. 선생은 봄에 영주를 떠났다가 겨울이면 한껏 초췌해진 몰골로 돌아왔다고 한다. 식민지 주민으로 점령국에 맞서는 일에 대해 캐고 다니는 게 발각되기라도 하면 목숨이 위태로울 수 있었다. 그는 이곳저곳에서 들은 얘기들을 깨알 같은 글씨로 종이에 기록하고 그 종이를 새끼처럼 꼬아 봇짐의 멜빵으로 만들었다. 덕분에 검문을 당하더라도 화를 피할 수 있었다. 그렇게 1910년 이후 수십 년 동안 전국을 돌아다니며 애국지사들의 유가족을 만났고 사건 당시의 신문기사와 같은 객관적 자료를 조금씩 수집했다.
Trong quyển sách được ông lấy tên hiệu và viết mang tên “Kị lư tùy bút” (1955) đã ghi chép chi tiết hình ảnh những người Hàn Quốc vùng lên chiến đấu chống lại thực dân Nhật Bản ở nhiều nơi khác nhau trên khắp cả nước. Ông rời Yeongju vào mùa xuân và quay về với dáng vẻ tiều tụy hốc hác vào mùa đông. Đối với người dân của đất nước bị đô hộ, việc chống đối chính quyền thực dân sẽ bị đe dọa tính mạng nếu bị phát hiện. Ông đi khắp nơi, nghe ngóng và ghi chép cẩn thận lên giấy những câu chuyện từ hết nơi này đến nơi khác rồi xoắn chúng lại làm thành dây đeo như dây đeo tay nải. Nhờ đó ông tránh được rắc rồi dù có bị kiểm duyệt. Cứ như vậy trong nhiều thập kỷ sau năm 1910, ông đã đi khắp đất nước để gặp gỡ gia quyến của những người yêu nước và thu thập dữ liệu khách quan, như các bài báo tại thời điểm xảy ra các vụ việc.
송상도 선생의 사례에 이르러 나는 뜻을 품고 바깥 세계로 나갈 때 어떤 마음가짐이 필요한지를 되새기게 되었다. 무섬마을에 가족을 남겨두고 외나무다리를 건너던 사람들의 단단한 각오도 조금은 알 것 같았다. 그것은 포용과 포섭이었다. 세상 모든 것의 발원지인 동시에 그 어떤 것도 회귀할 수 있는 피안의 공간이고자 하는 것이 영주에 깃들어 있는 정신이었다.
Sau vụ việc của thầy Song Sang-do, tôi đã tự nhủ bản thân về tâm thế cần có khi ôm trong lòng lý tưởng và bước ra thế giới bên ngoài. Dường như tôi cũng hiểu được đôi chút về quyết tâm sắt đá của những người dân làng Museom để lại gia đình sau lưng và bước qua sông trên chiếc cầu độc mộc. Đó chính là sự bao dung và vỗ về. Nơi vừa là khởi đầu của tất cả sự sống trên thế giới vừa là cõi Niết Bàn mà tất cả mọi thứ có thể luân hồi chính là những tinh thần ẩn giấu trong vùng đất Yeongju.
마지막 날 아침, 나는 서울로 돌아올 채비를 할 때까지도 평생을 바쳐 나라를 다시 일으킬 불씨를 모으던 어느 선비의 행로를 생각했다. 형언할 수 없는 고난의 여정을 그대로 따르지는 못할지언정 고속도로를 타고 휑하니 돌아가는 건 어딘가 송구했다. 나는 옛 죽령 고갯길로 방향을 잡았다. 가파르고 좁고 구불구불한 산길 도로를 운전하는 동안 이 험한 고개를 두 발로 넘어 영주를 떠나던 선비의 단단하고도 거대한 기개(氣槪)를 느껴보고 싶었다. 고갯마루에 올랐을 때, 나는 지금 서울로 돌아가는 것인가 아니면 영주에서 나서는 것인가 자문했다. 영주에서의 경험을 자랑할 것 같고 여러 번 다시 올 것이므로 출발로 여기기로 했다.
Sáng ngày cuối cùng, cho đến khi chuẩn bị hành lý quay về Seoul tôi vẫn còn suy nghĩ về hành trình của một học giả đã dành cả cuộc đời thắp lên ngọn lửa vực dậy đất nước. Tuy không thể dõi theo hành trình đầy gian khổ không thể diễn tả bằng lời đó được, nhưng tôi vẫn cảm thấy có gì đó hối lỗi vì đã lên xe theo đường cao tốc để quay về Seoul. Tôi men theo hướng đường đèo Jungnyeong xưa. Đơn giản là vì tôi muốn cảm nhận khí phách hiên ngang và son sắt của những nhà tri thức quyết tâm rời xa Yeongju bằng đôi chân mạnh mẽ qua chiếc cầu độc mộc chông chênh bằng cảm giác lái xe trên con đường đèo nguy hiểm dốc cao và ngoằn nghoèo. Lên đến đỉnh đèo, tôi tự hỏi mình đang quay về Seoul hay đang rời bỏ Yeongju. Tôi tự hào vì những trải nghiệm tại vùng đất này và cũng sẽ nhiều lần quay lại với nó, do đó tôi sẽ chọn Yeongju là nơi xuất phát của mình.
김덕희(Kim Deok-hee 金㯖熙) 소설가
안홍범(Ahn Hong-beom 安洪範) 포토그래퍼
Kim Deok-hee, Nhà văn
Ảnh. Ahn Hong-beom