유네스코 등재유산 (인류무형문화유산) – Di sản UNESCO ở Hàn Quốc (Di sản văn hóa phi vật thể)

0
1032

인류무형문화유산 – Di sản văn hóa phi vật thể

종묘제례악 일무(佾舞) 중 무무(武舞)-종묘제례악에서 추는 춤을 일무라고 하는데 일무는 문무(文舞)와 무무(武舞) 2종류로 나뉜다. 문무는 정적이면서도 부드럽게 추는 문인 취향의 춤인 반면 무무는 강하고 힘차게 추는 무인적 성격을 지닌 춤이다. Mumu (đội quân múa nghi thức) trong Ilmu và Jongmyo Jeryeak (âm nhạc tế lễ tông miếu) Nghi thức tưởng nhớ tổ tiên hoàng gia được tổ chức tại Jongmyo. Trong quá trình thực hiện nghi lễ có đội quân chuyên múa nghi thức gọi là Ilmu, gồm múa văn Munmu và múa võ Mumu. Quân múa văn nhảy uyển chuyển nhẹ nhàng theo đúng khí chất quan văn còn quân múa võ lại có các chuyển động đầy mạnh mẽ và quyết liệt.

종묘제례와 종묘제례악 – Nghi lễ cúng tế và Nhạc tế tông miếu
종묘제례는 종묘에서 행하는 조선왕조의 정교한 기념 의식으로 매년 5월 첫 번째 일요일에 거행된다. 종묘제례는 조선 왕실에서 가장 격식이 높은 의식이었는데 유교가 국가이념으로 자리 잡은 조선 시대에 조상을 모시는 제사를 통해 인간의 도리를 실천하고 사회적 유대감과 질서를 형성하는 역할을 하였다.

Nghi thức cúng tế tổ tiên hoàng gia (Jongmyo Jerye) là nghi lễ thường niên được tổ chức vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 5 tại Jongmyo để tỏ lòng kính trọng các vị vua và hoàng hậu Joseon đã mất. Đây là nghi thức trang trọng nhất trong Triều đại Joseon, khi mà hệ tư tưởng Nho giáo giữ vai trò là hệ tư tưởng của quốc gia, nghi lễ cúng bái tổ tiên góp phần hướng con người về đạo lý, giữ gìn những lễ nghi và trật tự trong xã hội. Nhạc cụ, bài hát và điệu nhảy được sử dụng để tăng phần trang nghiêm cho Jongmyo Jerye được gọi là Jongmyo Jeryeak.

종묘제례와 더불어 의식을 장엄하게 치르기 위하여 연주되는 기악(樂)과 노래(歌)·춤(舞)을 종묘제례악이라 하는데, 타악기, 현악기 등 다양한 악기로 연주되는 음악과 문무(文舞)와 무무(武舞)의 무용을 통해 중후함과 화려함을 동시에 보여준다. 종묘제례와 종묘제례악은 의식과 음악이 어우러져 500년 이상 거의 원형 그대로 보존되어온 종합예술이라고 할 수 있다.

Nhạc tế sử dụng rất nhiều nhạc cụ truyền thống như nhạc cụ gõ, nhạc cụ dây… và các điệu nhảy như múa văn (munmu) và múa võ (mumu) giúp làm nổi bật vẻ đẹp vừa rực rỡ vừa nghiêm trang của nghi lễ. Jongmyo Jerye và Jongmyo Jeryeak là loại hình nghệ thuật tổng hợp truyền thống kết hợp giữa âm nhạc và nghi lễ, được bảo tồn nguyên vẹn trong suốt 500 năm.

판소리 – 한 명의 소리꾼이 고수(북 치는 사람)의 장단에 맞추어 소리(창), 아니리(말), 발림(몸짓)을 섞어가며 구연(口演)하는 일종의 솔로 오페라이다. Hát kể chuyện Pansori, là một loại hình hát opera solo với một người hát chính cùng với chuyển động, lời kể, âm thanh theo nhịp trống.

판소리 – Hát kể chuyện Pansori
판소리는 한 사람의 창자(唱者)가 소리, 아니리, 발림으로 긴 이야기를 엮어 나가고, 고수는 추임새를 하며 북 장단으로 반주하는 극 노래이다. 18세기부터 현대까지 많은 사랑을 받으며 예술 음악으로 발달해왔다.

Pansori là một loại hình hát kể chuyện dân gian với người hát đứng trên sân khấu kể chuyện bằng âm thanh, lời kể, điệu bộ, hòa cùng với nhịp trống của người đánh trống. Người đánh trống đôi khi cũng xen vào các câu xướng đệm để tạo thêm hưng phấn. Hình thức hát kể chuyện pansori phát triển từ thế kỷ 18, nhận được rất nhiều sự mến mộ của công chúng Hàn Quốc và phát triển thành âm nhạc nghệ thuật.

강릉단오제 – Lễ hội đoan ngọ Gangneung Danoje
한국에서 가장 역사가 깊으면서 전통 민속축제의 원형을 그대로 간직한 축제이다. 매년 단오(음력 5월 5일)를 앞두고 강원도 강릉에서 30여 일간 진행된다. Lễ hội này có lịch sử lâu đời nhất ở Hàn Quốc và vẫn giữ nguyên được hình ảnh của lễ hội dân tộc truyền thống. Lễ hội này được tổ chức hàng năm vào trước Tết Đoan ngọ (ngày 5 tháng 5 âm lịch), kéo dài khoảng 30 ngày tại Gangneung, tỉnh Gangwon-do.

마을을 지켜주는 대관령 산신에게 제사를 올리고 마을의 평안과 농사의 번영, 집안의 태평을 기원하며 지역주민이 화합하고 단결하는 협동 정신을 볼 수 있다. Lễ hội dâng đồ tế lễ tới thần núi – người canh giữ ngôi làng và cùng cầu nguyện sự bình an cho ngôi làng, thịnh vượng cho nhà nông, thái bình cho mỗi nhà đã mang đến tinh thần đoàn kết hòa hợp của người dân trong vùng.

강릉단오제-음력 4월부터 5월 초까지 영동 지역에서 벌어지는 전통축제이다. 사진은 강릉단오제 중 관노가면극 공연 모습 – Lễ hội Đoan ngọ Gangneung Danoje Lễ hội Đoan ngọ Gangneung Danoje là lễ hội truyền thống tại vùng Yeongdong kéo dài từ tháng 4 tới đầu tháng 5 âm lịch. Ảnh: Biểu diễn kịch mặt nạ Gwanno tại Gangneung Danoje.

단오제는 음력 4월 5일 신에게 바칠 술을 빚으면서 시작된다. 이를 ‘신주담기(신주근양)’라고 하는데 천상과 지상의 영혼을 연결하는 음식으로 술은 곧 신을 상징한다고 믿었다. Lễ hội bắt đầu với nghi thức truyền thống cúng thần núi Daegwallyeong và tiếp nối với rất nhiều trò chơi, sự kiện và nghi thức dân gian. Người tham gia lễ hội cầu xin mùa màng tươi tốt, cuộc sống gia đình bình an và thịnh vượng, làng xóm hòa hợp, đoàn kết. Lễ hội bắt đầu bằng nghi thức nấu rượu dâng thần vào ngày 5 tháng 4 âm lịch. Loại rượu này được gọi là “Sinjudamgi (Shinju Geunyang)” và người ta tin rằng rượu là thực phẩm kết nối các linh hồn của trời và đất.

Bài viết liên quan  [Đọc-Dịch] 우리 아이 오감자극으로 창의력 증진과 감성지능 발달시키는 방법 Phương pháp phát triển chỉ số cảm xúc và nâng cao sức sáng tạo của con em chúng ta bằng việc kích thích ngũ quan!

이 밖에 관노들이 춤과 몸짓으로 놀았던 한국 내 유일의 무언 가면극인 관노가면극을 비롯하여 그네뛰기, 씨름, 농악 경연대회, 창포물에 머리 감기, 수리취떡 먹기 등 다양한 행사가 개최된다. 특히 창포물에 머리 감기는 여자들이 단옷날 무병장수를 기원하고 나쁜 귀신을 쫓는다는 뜻에서 창포를 삶은 물로 머리를 감아 윤기를 더하게 하는 세시풍속이다.

Tiếp sau là rất nhiều sự kiện như múa mặt nạ gwanno (loại hình kịch câm sử dụng mặt nạ và các điệu nhảy, cử chỉ), chơi đu, đấu vật Hàn Quốc, biểu diễn âm nhạc truyền thống nông thôn, gội đầu bằng cây thủy xương bồ và ăn bánh gạo surichwi. Đặc biệt, nghi thức gội đầu dành cho phụ nữ có ý nghĩa giúp đuổi ma quỷ và cầu mong đời sống khỏe mạnh, trường thọ. Người Hàn Quốc cũng tin rằng nếu nấu nước cây thủy xương bồ (changpo) để gội đầu thì tóc cũng sẽ bóng mượt hơn.

강강술래 – Múa vòng tròn Ganggangsullae
전라남도의 해안 지역 일대에서 추석이나 정월대보름에 주로 부녀자들 사이에서 행해지던 노래, 춤과 놀이가 혼합된 민속놀이이다. 현재는 예술적으로 발전하여 전국에서 민속공연으로 행해진다. 야외의 넓은 공간에 모여 손을 잡고 원을 그리며 추는 집단 무용을 기본으로 하고 중간에 ‘남생이놀이’, ‘덕석몰이’, ‘고사리꺾기’ 등 여러 놀이가 삽입된다. 강강술래의 노래는 한 사람이 메기면 나머지 사람들이 합창으로 받는데 처음에는 느린 진양조의 가락으로 부르다가 점차 중중모리, 자진모리로 빨라지며, 춤 동작도 여기에 맞추어 변한다.

Múa vòng tròn Ganggangsullae là điệu múa truyền thống kết hợp nhảy theo vòng tròn và các trò chơi dân gian được thực hiện bởi những người phụ nữ miền biển tỉnh Jeollanam-do. Điệu múa này thường được múa vào ngày Tết Trung thu (Chuseok) hay ngày rằm Daeboreum (ngày rằm tháng riêng âm lịch). Ngày nay, điệu múa này đã trở thành một loại hình nghệ thuật truyền thống và được biểu diễn trên toàn quốc tại các buổi diễn dân gian. Những người nhảy múa nắm tay nhau thành một vòng tròn trong một không gian rộng lớn ngoài trời, xen vào đó là một vài trò chơi dân gian như namsaengi nori (chú rùa ao), deokseok mori (cuộn chiếu rơm) và gosari kkeokgi (hái chồi non dương xỉ). Khi thực hiện điệu múa Ganggangsullae sẽ có một người hát chính và những người khác hát phụ họa theo. Nhịp ban đầu rất chậm rãi, nhẹ nhàng nhưng càng về sau càng nhanh và các nhịp chân, chuyển động múa cũng phải nhanh theo cho phù hợp với nhịp điệu của bài hát.

남사당놀이 – Trò chơi Namsadang
남사당놀이는 일종의 유랑악단인 남사당패가 장터와 마을을 돌며 펼치던 풍물놀이, 줄타기, 대접 돌리기, 가면극, 꼭두각시놀음 등의 공연이다. 주로 농부들 사이에서 행해지던 한국 고유의 민속 연희다.

Namsadang là một hình thức biểu diễn dân gian do các gánh hát lưu động biểu diễn tại các làng quê và khu chợ. Nội dung buổi diễn rất phong phú với âm nhạc và các điệu nhảy dân gian pungmul nori, đi bộ trên dây jultagi, xoay đĩa daejeop dolligi, kịch mặt nạ gamyeongeuk và múa rối kkokdugaksi noreum. Đây là hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian lâu đời của Hàn Quốc do những người nông dân lưu truyền và phát triển.

북, 장구, 꽹과리, 징, 나발, 태평소를 연주하며 춤추고 노래한다. 김매기·논매기·모심기 등의 힘든 일을 할 때, 일의 능률을 올리고 피로를 덜며 협동심을 불러일으키려는 데서 비롯됐다.

Trong các buổi biểu diễn truyền thống, bao giờ cũng xuất hiện các nhạc cụ như trống (buk), trống phong yêu (janggu), chiêng (jing), phèng (kkwaenggwari), kèn nabal và kèn bầu taepyeongso. Các nhạc cụ cùng điệu múa, hát sẽ giúp người nông dân xua tan mệt mỏi khi cày ruộng, gieo mạ hay gặt lúa, nhằm nâng cao năng suất lao động và tinh thần tập thể.

영산재 – Tế lễ Yeongsanjae
사람이 죽은 지 49일이 되는 날 영혼의 극락왕생을 위해 행하는 불교의식이다. 고려 시대부터 전승되어왔으며, 산 사람과 죽은 사람 모두 부처님의 진리를 깨달아 번뇌와 괴로움에서 벗어날 수 있도록 하는 것이 영산재의 목적이다. 일방적인 공연이 아닌 대중이 참여하는 불교 의식으로서 가치가 있으며, 제사 의례뿐만 아니라 나라의 태평과 백성의 안녕을 기원하는 의식으로 봉행되기도 한다.

Tế lễ Yeongsanjae là một trong những nghi lễ Phật giáo dành cho người chết được thực hiện vào ngày thứ 49 sau ngày mất để tiễn đưa linh hồn người đã chết về chốn cực lạc. Đây là nghi thức được thực hiện từ thời Goryeo cũng để cầu nguyện cho sự phồn thịnh và thái bình của quốc gia, bách tính. Đây là nghi thức văn hóa truyền thống, giúp cả người sống và người chết nhận thức được chân lý của Đức Phật để có thể thoát khỏi sự phiền muộn và nỗi thống khổ trần gian. Đây không phải là một buổi biểu diễn mà là một nghi thức Phật giáo trang nghiêm với sự tham gia của cộng đồng.

1. 남사당놀이-꼭두쇠(우두머리)를 비롯해 최소 40명에 이르는 남자들로 구성된 유랑연예인인 남사당패가 주로 서민층을 대상으로 조선 후기부터 연행했던 놀이이다. Trò chơi Namsadang Đoàn biểu diễn Namsandangpae có ít nhất 40 nam và được chỉ huy bởi một người đứng đầu. Đây là một hoạt động văn nghệ tiêu biểu của tầng lớp dân thường từ cuối thời Joseon.

2. 영산재-49재(사람이 죽은 지 49일째 되는 날에 지내는 제사)의 한 형태로, 영혼이 불교를 믿고 의지함으로써 극락왕생하게 하는 의식이다. Tế lễ Yeongsanjae Nghi lễ thể hiện niềm tin vào Đức Phật được thực hiện vào ngày thứ 49 sau ngày chết của một ai đó để dẫn lối linh hồn người đó đến miền cực lạc.

제주 칠머리당 영등굿 Múa lên đồng Yeongdeunggut ở đền Chilmeoridang, đảo Jeju
제주도 지역의 전래 마을굿의 하나로 풍어와 풍요로운 삶을 기원하는 성격을 띠고 있다. 제주도에서는 음력 2월을 영등달이라고 하는데, 이 기간에 바람의 신인 영등 할머니가 마을과 집안에 들어와 떠돌다가 보름날에 나간다고 여기는 민속신앙에서 비롯되었다.

Bài viết liên quan  “하동녹차 왜 좋은지 알겠어요” “Bây giờ tôi đã biết tại sao trà xanh Hadong lại tốt như thế”

Đây là một hình thức cúng tế cầu thái bình và mùa màng bội thu, được thực hiện tại nhiều làng mạc trên đảo Jeju. Tại đảo Jeju, tháng 2 âm lịch được gọi là tháng Yeongdeung. Trong tín ngưỡng dân gian, Yeongdeung là tên của thần gió và ngày Yeongdeung là ngày thần gió xuống hạ giới. Vào thời gian này, bà thần gió Yeongdeung đi thăm các ngôi làng, cánh đồng và sẽ rời đi vào ngày rằm.

택견 – Võ Taekkyeon
한국 전통무예의 하나로 각희(角戱)‧비각술(飛脚術) 등으로도 불리는 택견은 ‘차기’라는 뜻을 가지며 고문헌에는 ‘탁견’으로 나온다. 태권도와는 역사적, 기술적으로 다른 별개의 무예이다.

Là một trong những môn võ truyền thống còn tồn tại được phát triển ở Hàn Quốc, Taekkyeon từng được biết đến với một số tên khác nhau như Gakhui (môn thể thao chân) và Bigaksul (nghệ thuật chân bay). Trong các tài liệu cũ, môn võ này xuất hiện với tên Takkyeon. Taekkyeon có nguồn gốc lịch sử, đặc điểm võ thuật hoàn toàn khác với môn võ Taekwondo.

택견의 특징은 손‧발과 몸동작이 근육의 움직임과 일치해 유연하고, 상대방과 자연스럽게 주고받을 수 있는 무술이라는 것이다. 또한 음악적이며 무용적인 리듬을 갖고 있어 예술성 짙은 무예로 평가받는다. 다른 무예와 비교하면 공격보다는 수비에 치중하고 발을 많이 움직이는 편이다.

Taekkyeon là môn võ thuật cho phép tay, chân và thân chuyển động nhất quán, mềm dẻo, linh hoạt, trao đổi các đòn tấn công, phòng thủ với đối phương một cách tự nhiên. Đây là môn võ dựa trên nhịp điệu âm nhạc và vũ đạo nên mang đầy tính nghệ thuật, chủ yếu di chuyển chân và tập trung vào phòng thủ hơn là tấn công.

경기 방법은 간단하다. 경기자가 각각 상대방을 향해 한쪽 발을 내딛는 대접(待接)의 상태에서 손발을 사용하여 상대방을 넘어뜨리거나 얼굴을 발로 차면 이긴다.

Phương pháp thi đấu môn võ thuật này rất đơn giản. Trên võ đài, hai đối thủ đứng đối diện nhau, một chân bước lên trước và hướng về phía đối phương. Người chiến thắng là người quật ngã được đối phương bằng tay và chân hoặc nhảy lên và đá vào mặt đối thủ trước.

줄타기 – Trò đi dây
광대가 줄을 타면서 노래하고 춤추며 재담을 늘어놓는 놀이이다. 줄광대가 줄 위에서 재주를 부릴 때, 밑에서는 어릿광대가 익살을 부리며 분위기를 띄운다. 한때는 궁중에서 새해의 평안을 기원하던 나례나 외국 사신을 영접하는 잔치 등에서도 행해졌으나, 점차 마을이나 장터의 서민 놀이로 바뀌었다. 부잣집의 환갑잔치나 생일잔치 등에서도 선보이곤 했다.

Trò chơi dân gian của các chú hề vừa đi bộ trên dây, vừa ca hát, nhảy múa và tấu hài. Trò đi dây Jultagi thường có một nghệ sĩ hài đi thăng bằng trên dây, phía dưới có chú hề phụ đóng vai trò là người đối đáp bằng lời nhận xét hóm hỉnh và hành động hài hước tạo bầu không khí sôi động, vui vẻ. Trò đi dây còn từng được trình diễn tại cung đình để kỷ niệm các dịp đặc biệt như Tết Nguyên đán hoặc nghênh đón các vị khách nước ngoài. Dần dần trò chơi này đã trở về với làng quê hay khu chợ để phục vụ cho đời sống tinh thần của người dân. Jultagi cũng hay xuất hiện trong ngày mừng thọ hay tiệc sinh nhật của những nhà giàu có.

한국의 줄타기는 외국의 줄타기와 달리 줄만 타는 몸 기술에 머무르지 않고, 노래와 재담을 곁들여 줄 타는 사람과 구경꾼이 함께 어우러진 놀이판을 이끄는 특징이 있다.

Trong khi đi trên dây ở các quốc gia khác có xu hướng chỉ tập trung vào kỹ thuật đi, thì đi trên dây ở Hàn Quốc lại nhấn mạnh đến bài hát và vở kịch cũng như phản ứng của khán giả để tạo thành một trò chơi tập thể của cộng đồng.

1. 택견 – 유연한 몸동작으로 상대방을 제압하고 자기 몸을 방어하는 한국 전통 무술이다. Các động tác của Taekkyeon lấy sức mạnh từ sự chuyển động nhịp nhàng và hài hòa của toàn thân, dùng cơ thể để chế ngự đối thủ và bảo vệ bản thân.

2. 줄타기 – 줄만 타는 몸 기술에 머무르지 않고, 노래와 재담을 곁들여 줄타는 사람과 구경꾼이 함께 어우러져 놀이판을 이끈다. Trò đi dây – Biểu diễn đi bộ trên dây kết hợp với ca hát, hài kịch và nhào lộn, cuốn hút người xem.

매사냥 – Nuôi chim ưng để đi săn
야생의 매를 조련해 꿩이나 토끼를 잡는 사냥놀이이다. 한반도에서는 수천 년 전 시작돼 고려 시대(918~1392)에 가장 성행했으며, 지역적으로는 북쪽에서 더 유행했다. 시기적으로는 음력 10월부터 겨울철을 지나 봄 농사가 시작되기 전까지 이어졌다.

Đây là một trò chơi săn bắt trong đó chim ưng hoang dã được huấn luyện để bắt chim trĩ hoặc thỏ. Bằng chứng khảo cổ cho thấy nuôi chim ưng đã bắt đầu từ vài ngàn năm trước trên bán đảo Triều Tiên và phổ biến nhất trong thời kỳ Goryeo (918 – 1392) và ở khu vực phía Bắc. Môn thể thao này thường được chơi trong mùa đông, tức tháng 10 âm lịch, cho đến trước vụ canh tác mùa xuân.

Bài viết liên quan  편의점 점원들의 비슷하지만 다 다른 삶 - Những cuộc sống giống mà khác nhau của những nhân viên cửa hàng tiện lợi

매의 발목에는 가죽끈을 메고 꼬리에는 길들인 주인 이름을 기재한 시치미와 방울을 달았다. 방울의 용도는 꿩을 잡아 땅으로 내려앉은 매의 위치를 찾아내는 것이다. 2010년 몽골, 프랑스, 체코, 스페인, 시리아 등 모두 11개 나라와 공동으로 유네스코 세계무형유산에 등재됐다.

Những người nuôi chim ưng buộc một dây da quanh cổ chân chim và buộc một thẻ có ghi tên người chủ nuôi và một chiếc chuông nhỏ ở đuôi chim. Vai trò của chiếc chuông là để xác định vị trí của chim ưng sau khi chim ưng lao xuống vồ mồi. Truyền thống này của Hàn Quốc được UNESCO liệt kê trong Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2010 cùng với những di sản được bảo tồn ở 11 quốc gia khác như Mông Cổ, Pháp, Cộng hòa Séc, Tây Ban Nha và Siria…

아리랑- ‘아리랑, 아리랑, 아라리요’ 라는 노랫말로 한국 민요 중 가장 널리 알려진 노래의 영어 악보 Bài hát truyền thống Arirang Đây là bài hát dân gian được yêu thích phổ biến nhất của tất cả người Hàn Quốc với đoạn điệp khúc “Arirang, arirang, arariyo”. Trong ảnh là bản nhạc Arirang bằng tiếng Anh.

아리랑 – Bài hát truyền thống Arirang
아리랑은 한국문화를 대표하는 민요이다. 하나의 곡이 아니라 지역마다 다양한 버전으로 전승되고 있다. 현재 ‘아리랑’이라는 제목으로 전승되는 민요는 약 60여 종, 3,600여 곡에 이른다. Arirang là bài hát dân ca tiêu biểu của Hàn Quốc. Có rất nhiều biến thể của bài hát theo mỗi vùng. Theo ghi nhận, có khoảng 60 loại, tổng 3.600 bài hát dân ca được kế thừa phát triển từ tiêu đề ‘Arirang’.

아리랑은 여러 세대를 거쳐 국민들이 공동으로 만들어낸 노래이다. 누구나 새로운 가사와 멜로디를 지어낼 수 있기 때문에 지역 특색에 맞게 다양한 버전으로 전승되어왔다. 가장 유명한 아리랑은 강원도 지역의 ‘정선 아리랑’, 전라남도 지역의 ‘진도아리랑’ 경상남도 지역의 ‘밀양아리랑’이다. 지역마다 가락과 가사가 다르지만 모든 노래에 여음구에 ‘아리랑’, ‘아라리’ 같은 비슷한 구절이 들어간다.

Nội dung của bài hát Arirang cũng rất phong phú, đa dạng như chính các phiên bản Arirang được ra ời và tồn tại. Arirang được hát với nhiều mục đích như động viên công việc đồng áng nặng nhọc của nhà nông, thổ lộ tình cảm với người thương, cầu nguyện về cuộc sống bình yên, hạnh phúc hoặc khuấy động bầu không khí vui vẻ, sôi động. Yếu tố giúp Arirang luôn tồn tại trong tim người Hàn Quốc nhiều năm như vậy là do nhịp điệu gần gũi, dễ cảm thụ và ai cũng có thể viết lời trên nền nhạc để làm thành bản nhạc cho chính mình.

다양한 버전이 존재하는 만큼 노래 내용도 다양하다. 농사일의 고충을 달래는 노동요, 이성 간에 마음을 전하는 사랑 노래, 풍요를 기원하는 노래, 즐거울 때 흥을 돋우는 유희요 등 노래를 부르는 상황과 목적이 무궁무진하다. 한 가지 공통점은 국민들이 삶의 현장에서 느끼는 희로애락의 감정을 담았다는 것이다. 자신의 상황에 맞게 노래를 만들어 부르는 아리랑의 특징은 한국문화의 다양성을 더욱 풍성하게 만들어주는 계기가 되었다.

Arirang là bài hát do tất cả các thế hệ người dân Hàn Quốc sáng tạo ra. Vì bất cứ ai cũng có thể sáng tác ra lời và giai điệu mới nên bài hát có các phiên bản đa dạng mang màu sắc riêng của từng vùng. Bài Arirang nổi tiếng nhất là bài ‘Jeongseon Arirang’ của khu vực Gangwon-do, ‘Jindo Arirang’ của khu vực Jeonlanam-do, Miryang Arirang của khu vực Gyeongsangnam-do. Mỗi khu vực đều có nhịp điệu và lời hát khác nhau tuy nhiều điệp khúc đều có từ ‘Arari’, ‘Arirang’ giống nhau.

오늘날 아리랑은 국가적으로 중요한 행사에서 한국인들을 하나로 묶어 주는 역할을 한다. 2000년 제27회 시드니 올림픽에 출전한 한국 대표팀은 경기장에 입장할 때 아리랑을 불렀고, 2002년 제17회 한일 월드컵 경기 시에는 응원단체인 ‘붉은악마’가 한국 축구 국가대표팀 응원가로 아리랑을 불렀다.

Bài hát Arirang ngày nay được người Hàn Quốc coi như là một bài hát cho người Hàn Quốc tại các sự kiện quan trọng của các quốc gia. Đội tuyển đại diện Hàn Quốc tham dự Thế vận hội Mùa hè – Olympic Sydney 2000 lần thứ 27 đã hát vang bài hát này khi tiến vào sân vận động, và trong trận đấu Worldcup Hàn – Nhật 2002 lần thứ 17, đoàn cổ động viên ‘Con quỷ đỏ’ đã hát bài hát Arirang như bài hát cổ vũ cho đội bóng đá quốc gia Hàn Quốc.

김장문화 – Văn hóa Kimjang của Hàn Quốc
김장은 한국인에게 반드시 필요한 월동 준비로 겨우내 먹어야 할 김치를 대량으로 만드는 작업을 말한다. 김치는 한국을 대표하는 음식 중 하나로 한국인의 밥상에는 주요 반찬으로 항상 등장한다. 따라서 김장은 한국인의 겨울나기 중 가장 중요한 일이라 할 수 있다.

Kimjang là hoạt động làm một lượng lớn kimchi vào dịp cuối thu để chuẩn bị cho cả mùa đông. Kimchi luôn là một trong những món ăn cơ bản có mặt trên bàn ăn của người Hàn Quốc từ thời xa xưa. Bởi vậy, kimjang từ lâu cũng đã trở thành một hoạt động quan trọng để chuẩn bị cho mùa đông của người Hàn Quốc.

김장을 하기 위해서는 꼬박 1년 동안의 준비과정을 거쳐야 한다. 봄에는 각 가정에서 새우젓, 멸치젓 등 다양한 해산물 젓갈을 준비한다. 여름에는 천일염을 준비하고 늦여름에는 고추를 말려 고춧가루를 빻아 놓는다. 늦은 가을과 초겨울에 본격적인 김장 시기가 되면 준비한 재료로 가족 단위에서부터 마을 단위 등 공동체별로 다 함께 모여 김치를 담근다.

Kimjang có quá trình chuẩn bị kéo dài trong suốt 1 năm. Vào mùa xuân, các gia đình Hàn Quốc đã chuẩn bị mua mắm ướp hải sản như mắm tép, mắm cá cơm… Vào mùa hè, người Hàn Quốc lại chuẩn bị muối biển tinh phơi khô, đến cuối hè thì thu hoạch và phơi ớt để xay thành ớt bột. Vào cuối thu và đầu đông, là thời điểm chính thức bắt đầu hoạt động Kimjang, từ các thành viên trong gia đình đến người dân trong làng sẽ tụ tập vào một ngày nhất định để cùng nhau muối kimchi.

김장은 여러 사람이 함께 모여 많은 양의 김치를 담그기 때문에 한국의 공동체 문화와도 관련이 깊다. 따라서 김장 문화는 개인주의 성향이 강해지고 있는 현대의 한국인들이 연대감을 강화하고 한국인으로서 정체성을 유지하게 한다는 점에서 의미가 있다. 여러 세대에 걸쳐 전승되어온 한국의 나눔 문화를 상징한다는 점에서도 의미가 깊다.

Với văn hóa Kimjang, khi cả cộng đồng cùng nhau làm một lượng lớn kimchi, là một cơ hội quan trọng để củng cố tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong xã hội trong bối cảnh chủ nghĩa cá nhân mạnh mẽ trong xã hội hiện đại và cũng để duy trì không đánh mất bản sắc của người Hàn Quốc. Hơn nữa, hoạt động này cũng cho thấy văn hóa chia sẻ của người Hàn Quốc đã được truyền lại qua nhiều thế hệ.

김장 문화는 이러한 점을 인정받아 2013년 12월 5일 유네스코 인류무형문화유산에 등재되었다. Truyền thống sinh hoạt văn hóa ẩm thực tốt đẹp này đã được tổ chức UNESCO ghi nhận vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 5 tháng 12 năm 2013.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here