남북교류 및 협력 – Trao đổi và hợp tác liên Triều

0
882

남북분단의 역사적 배경 – Bối cảnh lịch sử của sự phân chia Nam Bắc
1945년 8월 15일, 일본의 항복 선언으로 제2차 세계대전이 끝났다. 일본의 강압 통치 아래에 있던 한반도에는 미군과 소련군이 38선을 경계로 각각 남쪽과 북쪽에 주둔하게 되었고 이를 계기로 한반도가 남북한으로 갈라지게 됐다.

Vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã kết thúc bằng tuyên bố đầu hàng của Nhật Bản. Bán đảo Triều Tiên dưới sự thống trị cưỡng bức của Nhật Bản đã bị chia cắt thành hai miền ở vĩ tuyến 38, với quân đội Mỹ đóng quân ở phía Nam và quân đội Liên Xô đóng quân ở phía Bắc.

1950년 6월 25일 북한이 무력침공으로 전쟁을 시작해 한반도는 국제적인 이념대립의 끔찍한 전쟁터가 됐다. Vào ngày 25 tháng 6 năm 1950, Bắc Triều Tiên bắt đầu chiến tranh với cuộc xâm lược vũ trang, biến bán đảo Triều Tiên trở thành chiến trường khủng khiếp cho cuộc đối đầu tư tưởng quốc tế.

1953년 7월 27일 정전협정을 맺고 나서야 한민족의 비극적인 총성이 멎었다. 한반도의 분단은 이후로 계속되어 왔으며 많은 위기를 견뎌낸 후 최근 평화로운 상태로 재편되고 있다. Tiếng súng bi thảm của dân tộc Hàn chỉ ngừng lại cho đến khi hiệp định đình chiến được ký kết vào ngày 27 tháng 7 năm 1953. Sự chia rẽ của bán đảo Triều Tiên đã được tiếp tục kể từ đó và sau khi trải qua nhiều lần khủng hoảng, gần đây trạng thái hòa bình đã được khôi phục lại.

남북교류 및 협력 – Trao đổi và hợp tác liên Triều
1990년 9월 남북한은 총리를 단장으로 하는 제1차 남북고위급회담을 서울에서 시작해, 1992년 10월까지 모두 8차례 회담을 했다. 이 과정에서 1991년 12월 ‘남북 사이의 화해와 불가침 및 교류 협력에 관한 합의서’를 채택하는 성과를 거두기도 했다.

Vào tháng 9 năm 1990, hai miền Nam – Bắc Hàn đã bắt đầu các cuộc hội đàm cấp cao liên Triều đầu tiên tại Seoul do Thủ tướng đứng đầu, với tất cả 8 cuộc hội đàm được tổ chức cho đến tháng 10 năm 1992. Trong quá trình này, vào tháng 12 năm 1991, “Hiệp định hòa giải, không xâm phạm, hợp tác và trao đổi giữa miền Bắc và miền Nam” đã được thiết lập.

남북기본합의서는 서로 상대의 체제를 존중하고, 무력침략을 포기하며, 각 분야에서 교류·협력과 자유로운 인적 왕래를 보장하는 내용을 담고 있다. 1990년대 중반 이후 북한의 경제난이 심화되면서 한국 정부는 대북지원을 꾸준히 계속했다.

Nội dung Thỏa thuận cơ bản liên Triều bao gồm tôn trọng thể chế của đối phương, từ bỏ xâm lược vũ trang, đảm bảo giao lưu, hợp tác và giao lưu tự do giữa các lĩnh vực. Kể từ giữa những năm 1990, khi tình trạng khó khăn kinh tế của Bắc Triều Tiên trở nên trầm trọng hơn, chính phủ Hàn Quốc đã liên tục hỗ trợ Bắc Triều Tiên.

1999년 비료 15만 5,000t을 전달한 이후 해마다 20~30만 t씩 지원해 2007년까지 그 규모가 모두 255만 5,000t에 달했다. 이후 북한의 핵실험 등으로 인해 지원이 중단되었다가 2015년 민간단체를 통한 인도적 지원이 재개됐다.

Kể từ khi cung cấp 155.000 tấn phân bón cho Bắc Triều Tiên vào năm 1999, mỗi năm Hàn Quốc đều hỗ trợ 200.000 đến 300.000 tấn. Tính đến năm 2007, tổng số lượng phân bón đã hỗ trợ là 2.555.000 tấn phân bón. Sau đó, viện trợ đã bị dừng do vụ thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên, nhưng viện trợ nhân đạo đã được nối lại vào năm 2015 thông qua các tổ chức dân sự.

Bài viết liên quan  브랜드 리더와 코리아 스탠더드 - Thương hiệu hàng đầu và tiêu chuẩn Hàn Quốc

북한의 식량난이 일시적 현상이 아니라 영농체계의 비효율성, 비료와 농약 부족에 기인한다는 점에서 비료 지원은 굶주리는 북한 주민들을 돕는 효과적인 방법이기도 했다. Tình trạng thiếu lương thực của Bắc Triều Tiên không phải là một hiện tượng tạm thời mà là do hệ thống canh tác nông nghiệp kém hiệu quả, thiếu phân bón và thuốc trừ sâu. Việc hỗ trợ phân bón là một cách hiệu quả để giúp đỡ người dân Triều Tiên đang bị thiếu đói.

2000년과 2007년 남북정상회담은 남북 간 대화와 교류 협력이 획기적으로 증가하는 계기가 되었다. 그러나 이후 북한의 장거리 미사일 발사, 핵실험 등 강경 도발로 남북관계와 한반도 정세가 악화되어 한국은 식량 및 비료 지원을 잠정 중단했다. 다만, 어린이 등 취약계층에 대한 인도적 지원이나 재해에 따른 긴급구호는 계속되었다.

Hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2000 và 2007 đã trở thành cơ hội để tăng cường hợp tác trao đổi và đối thoại giữa hai miền Nam – Bắc. Tuy nhiên, Hàn Quốc sau đó đã tạm thời ngừng viện trợ lương thực và phân bón do các hành động khiêu khích mạnh mẽ như phóng tên lửa tầm xa và thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã làm xấu đi mối quan hệ liên Triều và tình hình bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, viện trợ nhân đạo hoặc cứu trợ khẩn cấp do thiên tai cho nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em vẫn được tiếp tục.

사드 배치 이후, 미국, 중국, 일본, 러시아의 국제 주변국 정세가 불안정한 가운데 문재인 정부에 들어서 평화를 위한 방안을 꾸준히 모색하였다. 2017년 9월 유엔 산하 국제기구의 요청에 따라 800만 달러 규모의 대북 인도적 지원을 진행하는 방안을 심의·의결하는가 하면, 2018년 평창 동계올림픽에 북한의 참가를 이끌어냈다. 이 같은 화해 분위기는 2018 남북정상회담으로 이어져 한반도 비핵화를 향한 여정을 향해 가고 있다.

Kể từ sau khi hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) được triển khai, mối quan hệ giữa các cường quốc láng giềng như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga trở nên bất ổn, chính phủ Moon Jae-in đã nỗ lực tìm kiếm các phương án hòa bình. Tháng 9 năm 2017, theo yêu cầu của tổ chức quốc tế trực thuộc Liên Hợp Quốc, chính phủ Hàn Quốc đã thảo luận và quyết định phương án hỗ trợ nhân đạo với quy mô 8 triệu đô la cho Bắc Triều Tiên, đồng thời mời Bắc Triều Tiên tham gia Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang 2018. Bầu không khí hòa giải này đã dẫn đến Hội nghị thượng đỉnh liên Triều 2018 và hướng tới hành trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

이산가족 상봉 – Sự đoàn tụ cho các gia đình ly tán
한반도 분단으로 인한 이산가족이 약 1,000만 명으로 추산된다. 남과 북은 민족 분단으로 발생한 문제를 인도적으로 해결하기 위해 1970년대부터 남북적십자회담을 통한 이산가족 상봉 행사를 시도해 왔다. 1972년 8월 평양에서 1차 본회담, 9월 서울에서 2차 본회담이 열리는 등 간헐적으로 협상이 이어졌으나 논란을 거듭하다가 1978년에 중단되고 말았다.

Bài viết liên quan  9월 외국인 관광객 146만 명···코로나 이전 회복 - Số lượng du khách quốc tế đến Hàn Quốc trong tháng 9 phục hồi như trước đại dịch Covid-19

Số lượng các gia đình ly tán do chia cắt bán đảo Triều Tiên được ước tính là khoảng 10 triệu. Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã cố gắng đoàn tụ các gia đình ly tán thông qua các cuộc đàm phán của Hội Chữ thập đỏ Bắc – Nam kể từ những năm 1970 để giải quyết một cách nhân đạo các vấn đề do sự phân chia Nam Bắc gây ra. Cuộc hội đàm lần thứ nhất diễn ra vào tháng 8 năm 1972 ở Bình Nhưỡng và cuộc hội đàm lần thứ 2 diễn ra vào tháng 9 ở Seoul. Tuy nhiên, đàm phán bị gián đoạn liên tục sau một loạt tranh cãi, cuối cùng đã bị dừng lại vào năm 1978.

남북한은 1980년대에 회담을 재개해 이산가족 고향 방문에 대한 합의를 이뤘고, 1985년 9월 20일부터 나흘간 역사적인 상호 방문을 성사시켰다. 방문 인원은 남측 35명, 북측 30명씩이었다. 분단 40년 만에 성사된 이 행사에는 양측 예술단 교환 공연도 진행됐다.

Cuộc đàm phán giữa hai miền đã được nối lại vào năm 1980 và đạt được những thỏa thuận để các gia đình ly tán về thăm quê hương. Ngày 20 tháng 9 năm 1985, chuyến thăm lịch sử trong vòng bốn ngày để cho hai bên thăm lẫn nhau đã được thực hiện. Số lượng người đi thăm bao gồm 35 người ở Nam Hàn và 30 người ở Bắc Hàn. Đây là một sự kiện quan trọng diễn ra sau 40 năm chia rẽ. Trong chuyến thăm này cũng có màn trình diễn giao lưu của các đoàn nghệ sĩ hai bên.

2000년에는 6.15 남북정상회담을 계기로 남북 이산가족 문제 해결의 물꼬가 트이기 시작했다. 이후 2015년까지 총 20차례의 남북 이산가족 상봉이 진행됐다. 금강산에는 남북 이산가족의 상봉 행사를 위한 이산가족 면회소가 설치되기도 했다. 이와는 별개로 2005년부터 2007년까지는 모니터를 통한 화상 상봉이 7차례 실시되기도 했다.

Sau Hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 15 tháng 6 năm 2000, việc giải quyết vấn đề gia đình ly tán liên Triều bắt đầu và đến năm 2015, tổng cộng có 20 cuộc đoàn tụ gia đình Nam Bắc được tổ chức. Triều Tiên đã xây dựng một nơi để các gia đình ly tán đến thăm nhau tại núi Geumgangsan. Riêng về đoàn tụ thông qua màn ảnh cũng đã được tiến hành 7 lần từ năm 2005 đến năm 2007.

아쉽게도 남북 이산가족 상봉은 2015년 금강산 상봉 행사를 마지막으로 중단되었다. 그러나 판문점 선언을 계기로 8.15 이산가족 상봉 행사 재개 등 다양한 방식의 이산가족 교류 방안이 검토되고 있다. Sự kiện đoàn tụ núi Geumgangsan đã được thực hiện lần cuối cùng vào năm 2015, sau “Tuyên bố Bàn Môn Điếm”, rất nhiều phương án đang được xem xét nhằm nối lại các cuộc đoàn tụ của các gia đình ly tán, như tái tổ chức sự kiện gặp mặt đoàn tụ gia đình ly tán ngày 15 tháng 8.

개성공단 – Khu công nghiệp Gaeseong
평양, 남포와 함께 북한의 3대 도시로 꼽히는 개성은 서울과 거리가 가깝다. 판문점에서 개성까지의 거리는 불과 8km다. Gaeseong cùng với Bình Nhưỡng và Nampo là 3 thành phố lớn nhất ở Bắc Triều Tiên, có lợi thế là nằm gần Seoul. Khoảng cách từ Bàn Môn Điếm đến Gaeseong chỉ là 8km.

Bài viết liên quan  DMZ 숲길에서 누리는 ‘마음속의 평화’ - Hòa bình từ tâm trên con đường mòn khu vực DMZ

햇볕정책의 일환으로 시작된 개성공단 사업은 한국의 민간기업이 북한의 토지를 50년간 임차해 공장을 건설하고 국내외 기업에 분양해 관리하는 방식으로 전개되었다. 2000년 착공하여 2005년부터 본격적으로 업체들이 입주하기 시작했는데 한때는 120여 개의 남한 제조업체가 입주해 북한 근로자 5만여 명을 고용하기도 했다. 남측의 자본과 기술, 북측의 노동력으로 공단이 가동됨으로써 남북경제협력의 본보기로 간주되었다.

Dự án Khu công nghiệp Gaeseong, được bắt đầu như một phần của Chính sách Ánh dương, đã được triển khai theo cách các doanh nghiệp tư nhân Hàn Quốc thuê đất của Bắc Triều Tiên trong 50 năm, xây dựng nhà máy rồi phân chia cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Được khởi công xây dựng vào năm 2000 và chính thức bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2005, đã có lúc có khoảng 120 doanh nghiệp sản xuất Hàn Quốc đã chuyển đến đây và tuyển dụng 50.000 công nhân Bắc Triều Tiên. Đây được coi là một ví dụ về hợp tác kinh tế liên Triều bằng cách vận hành tổ hợp công nghiệp với vốn và công nghệ của miền Nam và sức lao động của miền Bắc.

그러나 북한의 계속된 핵실험으로 남북한 사이의 마찰이 이어지면서 2016년 2월 남한 기업의 철수가 결정됐다. Tuy nhiên, vụ thử hạt nhân liên tục của Bắc Triều Tiên khiến cho quan hệ giữa hai miền Nam Bắc xấu đi, dẫn đến quyết định rút lui của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào tháng 2 năm 2016.

개성공단 생산액 및 근로자 현황 생산액 단위:만 달러 북측 근로자 수단위:명/통일부

남북한 사이에는 개성공단 운영과 관련해 통신·통관·검역, 출입 및 체류합의서 외에 개성공단의 정상화를 위한 합의서 등 4개의 합의서가 발효돼 있다. Hàn Quốc và Triều Tiên đã ký 4 thỏa thuận về việc bình thường hóa hoạt động tại khu công nghiệp Gaeseong cùng với các thỏa thuận liên quan đến vận hành khu công nghiệp Gaeseong gồm thông tin, thông quan, kiểm dịch, nhập cảnh và lưu trú.

7·4 공동성명 이후 남북한은 ‘남북 사이의 화해와 불가침 및 교류 협력에 관한 합의서(남북기본합의서)’, ‘한반도 비핵화에 관한 공동선언’, ‘6.15 남북공동선언’, ‘남북군사공동위 구성, 운영에 관한 합의서’, ‘남북연락사무소 설치 운영에 관한 합의서’ 등 매우 다양한 합의서를 작성하고 발전적 관계를 형성하기 위해 노력해 왔다. ‘판문점 선언’ 이후 대결 구도가 종식되면서 제2 개성공단 건립 등 다양한 남북 교류 협력을 통해 한반도 신경제 구상을 펼쳐나가고 있다.

Kể từ sau Tuyên bố chung ngày 4 tháng 7, hai bên đã có những nỗ lực xây dựng mối quan hệ phát triển với nhiều thỏa thuận đa dạng như “Thỏa thuận hòa giải, bất khả xâm phạm, trao đổi và hợp tác giữa miền Bắc và miền Nam (Thỏa thuận liên Triều cơ bản)”, “Tuyên bố chung về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên”, “Tuyên bố chung liên Triều 15/6”, “Hiệp định về sự hình thành và hoạt động của Cộng đồng quân sự liên Triều”, “Thỏa thuận về việc thành lập và vận hành Văn phòng liên lạc Nam Bắc”…. Sau khi “Tuyên bố Bàn Môn Điếm” kết thúc cuộc đối đầu, một kế hoạch kinh tế mới đang được mở rộng trên bán đảo Triều Tiên thông qua các hoạt động trao đổi liên Triều đa dạng như xây dựng khu công nghiệp Gaeseong thứ 2.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here