옛부터 한국의 불교 사찰에서 전해 내려오는 음식과 식사법이 궁극적으로 실천하려는 것은 한 끼의 식사를 마음을 닦는 방편으로 여기는 것이다. 한 끼의 식사를 통해서도 소유의 욕망과 집착을 끊고 이를 통해 마음에 평온을 얻고자 함이다. 그러므로 절에서의 식사는 청정한 마음에 이르려는 수행에 다름 아니다.
Tại các ngôi chùa Phật giáo Hàn Quốc, các món ăn và phép tắc ăn uống truyền lại từ xưa được xem như là cách thức tu hành tối thượng, tức bữa ăn là phương thức thanh tịnh tâm hồn. Dù chỉ qua một bữa ăn, người ta mong muốn có được sự an lạc trong tâm hồn bằng cách từ bỏ những ham muốn và ám ảnh sở hữu vật chất. Do đó, việc ăn uống tại chùa chẳng khác nào phương pháp tu hành hướng đến một tâm trí thanh khiết.
나는 어려서부터 어머니와 함께 한 시간 남짓 거리의 절에 걸어서 다녔다. 어머니는 논과 밭에서 직접 수확한 곡물을 들고 가서 부처님께 바쳤다. 그리고 절에 가시기 사흘 전부터는 음식을 매우 가려서 드셨는데, 특히 육식을 하지 않으셨다. 또 절에 가는 날에는 새벽에 일찍 일어나 머리를 감고 몸을 청결하게 씻었다. 마치 당신의 몸과 마음에 붙은 나쁜 기운을 모두 버리기라도 하듯 정성을 다하셨다. 어머니는 부처님 앞에 엎드려 절을 하면서 낮은 목소리로 당신의 소원을 빌었다.
Từ thuở nhỏ, tôi hay cùng mẹ đến một ngôi chùa, cách nhà hơn một giờ đi bộ. Mẹ tôi mang những hạt ngũ cốc tự thu hoạch từ cánh đồng lúa và nương rẫy để cúng dường Đức Phật. Ba ngày trước khi viếng chùa, mẹ kiêng cử nhiều món và đặc biệt loại trừ tất cả thịt. Không những thế, đến ngày lên chùa, bà dậy sớm từ lúc hừng đông, gội đầu và tắm rửa sạch sẽ. Bà nhiệt thành như thể đang cố gắng trục xuất tất cả tà khí bám lấy cơ thể và tâm trí bà. Tại chùa, mẹ tôi vừa cúi sát người lạy trước Đức Phật, vừa thì thầm nguyện cầu.
어린 내가 새벽부터 부산을 떨며 나서야 했던 그 동행을 싫어하지 않은 데는 절밥이 한몫을 했다. 내가 절에서 먹은 최초의 음식은 아마도 팥죽이 아니었나 싶다. 붉은 팥을 삶아 으깨어 거른 팥물에 쌀을 넣고 쑨 팥죽은 별미였다. 특히 찹쌀가루를 동글동글 새알 모양으로 빚어 팥죽 속에 넣어 끓이는 새알심은 생김새도 귀엽고 맛도 있었다. 팥죽 한 그릇을 받아 어머니 곁에서 먹었던 기억은 지금도 비교적 또렷하다. 절에서 팥죽을 먹는 까닭은 팥죽의 붉은색이 사악한 귀신과 불길한 기운, 그리고 우연한 재앙을 물리쳐 준다고 믿었기 때문이다. 팥죽 이외에도 여러 나물을 따뜻한 밥에 비벼서 먹는 비빔밥이나 국수를 먹을 때도 있었다.
Một phần lý do tôi không ghét việc đồng hành lên chùa với mẹ dù phải hối hả rời khỏi nhà từ sáng sớm là vì bữa ăn chốn thiền môn. Tôi nghĩ rằng hương vị đầu tiên tôi nếm trải trong chùa có lẽ là món cháo đậu đỏ (patjuk). Cháo đậu đỏ có hương vị thật đặc biệt, được nấu bằng cách ninh nhừ gạo trong nước lọc từ đậu đỏ luộc bị nghiền nát. Trong cháo, những viên bột hình trứng chim làm từ gạo nếp có hình dáng rất dễ thương và vị cũng ngon. Ký ức về việc nhận một bát cháo và ăn nó khi tôi ngồi cạnh mẹ vẫn còn tương đối rõ ràng. Cháo đậu đỏ được ăn tại các chùa là vì người ta tin rằng màu đỏ xua đuổi tà ma, vận xui hay tai ương bất ngờ. Ngoài cháo đậu đỏ, đôi khi chúng tôi ăn mì (guksu) hoặc cơm trộn (bibimbap) nóng hổi với nhiều loại rau xanh.
하지만 절밥은 대체로 어린 내가 먹기에는 좀 싱거웠다. 고기도 들어가지 않았고, 그다지 달거나 짜거나 맵지도 않았다. 그래서 음식을 먹는 시간이 몹시 길게 느껴졌고, 내내 지루한 기분이 들었다. 그랬던 내가 절에서 먹는 음식의 심심한 맛을 좋아하게 된 것은 한참의 시간이 흐른 후였다. Tuy nhiên, cơm nhà chùa nhìn chung khá nhạt nhẽo với khẩu vị trẻ con như tôi. Không có thịt, vị cũng không đủ ngọt, mặn hay cay một cách đậm đà. Vì vậy, phải mất thời gian dài để ăn hết và cảm thấy tẻ nhạt từ đầu đến cuối. Tuy nhiên, qua thời gian, tôi dần trở nên thích hương vị nhạt nhẽo của các món ăn tôi đã ăn ở cảnh chùa.
극도로 간소한 식단 – Thực đơn cực kỳ đơn giản
나이가 들어서도 나는 절에 가는 일이 아주 많았다. 노스님들과의 대담을 위해서, 또 신문에 절을 소개하는 글을 쓰기 위해서, 일상을 잠시 떠나 마음과 몸을 쉬게 하려고 간 때도 있었다. 절을 찾아간 이유는 각각 달랐지만, 절을 다녀온 후에는 하나같이 몸과 마음이 예전보다 한결 깨끗해졌고, 생각의 크기가 커졌으며, 욕심의 가짓수가 줄어들었다는 것을 느꼈다.
Ngay cả khi trưởng thành, tôi vẫn rất nhiều lần viếng chùa. Đôi khi là để đàm đạo với các vị cao tăng, đôi khi để viết một bài báo giới thiệu ngôi chùa nào đó, cũng có lúc mong muốn tạm rời bỏ đời sống thường nhật để cơ thể và tâm trí nghỉ ngơi. Lý do tuy mỗi lần mỗi khác nhưng sau khi viếng chùa, tôi cảm thấy cơ thể và tâm trí đều thanh tịnh hơn trước, suy nghĩ được mở rộng và những ham muốn trần tục giảm bớt đi.
절을 찾는 횟수가 늘어날수록 나는 절의 살림살이가 대단히 세분화되어 스님들마다 각각 맡은 소임이 있다는 것도 알게 되었다. 예를 들면 절의 살림을 전반적으로 관리하는 스님, 차를 담당하는 스님, 채소밭을 가꾸는 스님, 식수를 관리하는 스님, 주식을 만드는 스님, 부식을 담당하는 스님, 음식을 짓는 데 필요한 땔감을 만드는 스님, 난방을 위해 군불을 때는 스님 들이 있어서 질서 있게 자신의 일을 맡아 하고 있었다.
Khi các chuyến viếng thăm trở nên thường xuyên hơn, tôi nhận ra rằng cuộc sống sinh hoạt trong chùa được phân chia rạch ròi, mỗi nhà sư đảm nhận một nhiệm vụ. Chẳng hạn, có nhà sư quản lý tổng thể cuộc sống sinh hoạt trong chùa, nhà sư pha trà, nhà sư chăm sóc vườn rau, nhà sư lo nước uống, nhà sư nấu những món ăn chính, lại có nhà sư phụ trách những món ăn phụ, trong khi có nhà sư chẻ củi hay có nhà sư lo đốt lửa sưởi ấm phòng. Tất cả họ thực hiện nhiệm vụ của bản thân trong trật tự.
절에서는 거의 모든 식재료를 자급자족해서 조달하고, 그 모든 식재료는 스님들의 노동을 통해 마련한다는 것도 알게 되었다. 그래서 절에서는 “하루 일하지 않으면 그날은 먹지 않는다”라는 말까지 있다고 들었다. 절에 찾아간 어느 날에는 스님들 모두가 팔을 걷어붙이고 김장을 담고 있었으며, 또 어느 날에는 콩을 쑤어서 메주를 덩이덩이 매달아 놓고 있었다.
Tôi đã học được rằng hầu hết các nguyên liệu thực phẩm trong chùa là tự cung tự cấp và tất cả được làm nên nhờ lao động của các nhà sư. Vì vậy, tôi từng nghe trong chùa có cả câu nói, “Ngày nào không làm việc thì ngày đó không được ăn”. Một ngày nọ đến thăm một ngôi chùa, tôi thấy tất thảy các sư đang xắn tay áo lên muối kimchi. Vào một ngày khác, tôi thấy họ đang nghiền đậu nành, nhào nặn thành các khối đậu tương và treo lên cao.
스님들이 수행을 집중적으로 하기 위해 거처하는 선방에서의 생활을 소개한 글을 읽고 깜짝 놀란 적이 있다. 내가 소유하고, 내가 소비하는 것이 너무나 많고 크다는 자책감이 들었기 때문이었다. 한국의 스님들이 해마다 여름과 겨울에 각각 석 달 동안 한곳에 모여 집중적으로 수행하는 것을 안거 수행이라고 하고, 그 공간을 선원이라고 한다. 이 기간 동안에 절에서는 스님들이 수행에만 전념할 수 있도록 각별하게 신경을 쓰게 된다.
Tôi đã từng hết sức ngạc nhiên khi đọc một bài viết giới thiệu lối sinh hoạt trong phòng thiền nơi các nhà sư chuyên tâm tu hành. Bởi lẽ, lúc ấy, tôi chợt tự trách bản thân sao lại sở hữu và tiêu dùng quá nhiều thứ với quy mô lớn. Mỗi năm vào mùa hè hoặc mùa đông, các nhà sư Hàn Quốc tụ hợp tại một nơi, cùng chú tâm tu tập trong ba tháng. Đấy là phép tu an cư, còn không gian cộng trú gọi là thiền viện (seonwon). Trong thời gian này, các ngôi chùa đều được chăm sóc đặc biệt để đảm bảo rằng các nhà sư hoàn toàn có thể toàn tâm toàn ý cho tu hành.
스님들의 식사는 아주 단출해서 끼니마다 밥, 국, 김치 외에 서너 가지의 반찬만이 제공된다. 선방에서의 생활을 기록한 글에 의하면 머리는 시원하게 하고, 발은 따뜻하게 하고, 음식을 섭취하되 배부른 상태에서 2할이 모자라는 상태로 사는 것이 규범이라고 한다. 선방의 하루 급식량도 나를 놀라게 했는데, 하루 급식량이 주식의 경우 1인당 겨우 세 홉이었다. 아침에는 죽을 먹고, 점심에는 쌀밥을 먹고, 저녁에는 잡곡밥을 약간 먹는다. 부식은 채소를 주로 섭취하고 가끔 콩으로 만든 두부, 김, 미역을 맛볼 수 있다. 그야말로 극도로 간소한 식단이었다. 또 끼니 때가 되지 않으면 먹지 않는다.
Bữa ăn của các nhà sư rất đạm bạc, mỗi bữa chỉ được phục vụ ba bốn món ăn phụ ngoài cơm, canh và kimchi. Theo các ghi chép về cuộc sống trong thiền phòng, có quy định rằng nhà sư phải giữ cho đầu mát, chân ấm và được ăn uống nhưng không quá 80% trạng thái no. Lượng thực phẩm cung cấp mỗi ngày trong thiền phòng làm tôi kinh ngạc, bởi mỗi nhà sư chỉ được gần 3 hop (khoảng 0,54 lít) món ăn chính. Họ ăn cháo vào buổi sáng, ăn cơm vào bữa trưa và một ít cơm độn ngũ cốc cho buổi tối. Đối với món ăn phụ, họ chủ yếu ăn rau, đôi khi thưởng thức đậu phụ làm từ đậu, rong biển khô, rong biển tươi. Đó là một chế độ ăn uống cực kỳ giản đơn. Hơn nữa, nếu không có thời gian, họ sẽ không ăn.
욕심 없는 마음 – Tâm vô tham
한국인들이 존경했던 스님 가운데 성철 스님(1912~1993)이 있다. 이 스님의 말씀 중에 “자기를 바로 봅시다”, “남모르게 남을 도웁시다”, “남을 위해 기도합시다” 같은 말씀은 간명하면서도 깊은 울림으로 내게 다가왔다. 특히 스님은 눕지 않고 수행하는 장좌불와(長坐不臥)를 8년 동안 하셨고, 10년 동안이나 절 바깥으로 외출하지 않는 생활을 하셨다. 스님께서 돌아가신 후에 남은 유품으로는 닳아서 여러 차례 기운 장삼과 검정 고무신, 지팡이가 전부였다. 스님의 생전 식단도 이와 다르지 않았다. 성철 스님을 오래 모신 한 스님은 스님의 식사법에 대해 이렇게 말했다.
Trong số các nhà sư được người Hàn Quốc kính trọng có sư Seongcheol (1912–1993). Những câu nói của ông như, “Chúng ta hãy nhìn lại chính mình”, “Chúng ta hãy thầm lặng giúp đỡ người khác”, “Chúng ta hãy cầu nguyện cho người khác”… rất súc tích nhưng đến với tôi như một âm thanh sâu lắng. Đặc biệt, ông đã thực hiện phép tu thiền định ngồi mãi không nằm (trường tọa bất ngọa) trong suốt tám năm và không rời khỏi chùa trong hơn 10 năm. Khi nhà sư viên tịch, toàn bộ di vật ông để lại chỉ gồm chiếc áo nhà sư sờn cũ vá đi vá lại, một đôi giày cao su màu đen và một cây gậy. Chế độ ăn uống của ông lúc sinh thời cũng giản dị không kém. Một nhà sư chăm sóc Seongcheol lâu năm cho biết về phương pháp ăn uống của ông như sau:
“성철 스님의 밥상은 아주 간단했다. 무염식이니 간 맞추려고 어렵게 고생할 필요가 없었다. 드시는 반찬이라곤 쑥갓 대여섯 줄기, 2~3밀리미터 두께로 썬 당근 다섯 조각, 검은 콩자반 한 숟가락 반이 전부다. 그리고 감자와 당근을 채 썰어 끓이는 국과 어린아이 밥공기만 한 그릇에 담은 밥이 스님의 한 끼 공양이다. 아침 공양은 밥 대신 흰죽 반 그릇으로 대신했다.”
“Bàn ăn của sư thầy Seongcheol rất đơn giản. Không cần phải khổ sở để nêm mùi vì thầy ăn kiêng muối. Món ăn kèm thầy hay dùng chỉ có năm sáu nhánh tần ô, năm lát cà rốt dày khoảng 2~3 mm và một nửa thìa đậu sốt tương đen. Bữa ăn chính của thầy gồm phần canh khoai tây, cà rốt thái mỏng và một bát cơm dành cho em bé. Phần ăn sáng là nửa bát cháo trắng thay cơm.”
요약하자면 성철 스님의 식사법은 적게 먹는 것이었고, 욕심을 줄인 것이었다. 식물의 잎과 줄기, 열매를 섭취하되 그 수량에 제한을 두었고, 포만감이 들지 않도록 했다. 이 정도의 음식으로 과연 건강을 유지할 수 있었을까 싶을 정도였다. 한 끼 식사를 오직 수행을 위한 약으로만 삼았고, 몸을 가까스로 지탱할 정도로만 취했다. 음식에 욕심을 내는 것은 도둑의 마음이라고 여기셨기 때문이다. 또한 음식에 대한 욕심은 게으름을 부르기 때문에 그 유혹을 조심하셨다.
Tóm lại, chế độ ăn uống của nhà sư Seongcheol là ăn ít và ăn để giảm bớt lòng tham. Ông ăn lá, thân và quả cây nhưng giới hạn số lượng để không có cảm giác no đến mức người ta tự hỏi liệu với lượng thực phẩm ở chừng mực đấy thì có đảm bảo duy trì được sức khỏe hay không. Ông xem mỗi bữa ăn chỉ là liều thuốc để thực hành tâm linh và chỉ ăn vừa đủ để duy trì thể chất. Đó là bởi vì ông cho rằng ham muốn thức ăn là tâm tính của một tên trộm. Hơn nữa, ham muốn thức ăn dẫn đến sự lười biếng nên ông cảnh giác với sự cám dỗ.
절로 들어가는 입구에는 대개 “이 절의 문 안으로 들어올 때에는 알고 있는 것을 버려라”라는 글귀가 기둥에 씌어 있다. 세상에서 살면서 갖게 된 분별하는 마음과 잘난 체하는 마음, 뒤바뀐 마음 등을 버리라는 가르침이다. 한국에서 절이란 공간은 마음을 닦는 공간에 다름 아니다. 그렇다면 마음을 닦아서 어떤 마음으로 돌아가려는 것일까. 거꾸로 뒤바뀐 마음을 어떤 마음으로 바로 세우려는 것일까. 그것은 너그럽고, 맑고, 거짓이 없고, 다른 생명을 위하고, 베풀고, 욕심이 없는 마음을 가리킨다. 그리고 이러한 마음에 이르기 위해서 먹고, 자고, 입는 것들을 모두 간소하게 해야 한다. 이러한 한국 불교의 전통은 아주 오랜 세월 동안 유지되어 왔고, 이러한 전통이 느슨해지고 무너지려고 할 때마다 뜻을 모은 스님들이 들고 일어났다. 수행 공동체가 청정한 상태로 회복될 수 있도록 자정 운동을 펼쳐왔던 것이다. 특히 물을 긷고, 땔나무를 하고, 밭에 씨를 뿌리는 노동을 통해 절의 살림을 자급자족하는 일은 자정 운동에서 매우 중요한 실천 항목이었다.
Tại lối vào hầu hết các chùa đều khắc trên cột dòng chữ “Khi bước vào cửa chùa, hãy vứt bỏ những gì bạn biết” trên cột. Đó là lời giáo huấn hãy từ bỏ lòng dạ phân biệt đối xử, tâm địa kiêu căng, tâm trạng đảo lộn rối bời phát sinh trong đời sống. Ở Hàn Quốc, không gian chùa chiền chẳng khác nào là nơi gột rửa tâm hồn. Nếu vậy, bạn muốn quay lại tâm trí nào sau khi gột rửa nó? Tâm trí đảo lộn rối bời sẽ được thiết lập lại thành loại tâm trí nào? Đó là kiểu tâm trí bao dung, trong sáng, không dối trá, tôn trọng các sinh mạng khác, hào phóng và không có lòng tham. Để đạt được một tâm trí như vậy, chúng ta phải đơn giản hóa mọi thứ chúng ta ăn, ngủ và mặc. Truyền thống này của Phật giáo Hàn Quốc đã và đang được duy trì trong một thời gian rất dài, khi truyền thống bị buông lỏng và sắp sụp đổ thì các nhà sư nhất loạt đồng lòng đứng lên. Để khôi phục cộng đồng đồng tu về trạng thái thanh tịnh, họ đã mở ra phong trào tự thanh lọc. Hoạt động sinh kế tự cung tự cấp trong chùa qua (lao động như gánh nước, đốn củi, gieo hạt trên đồng…) là nhiệm vụ thực tiễn quan trọng trong phong trào tự thanh lọc.
겨울의 추운 기운이 몸을 매섭게 둘러싸는 아침에 적은 가짓수의 반찬으로 잡담을 하지 않고 말없이 먹기만 할 때 나는 음식을 씹고 받아들이는 나의 맨몸과 맑은 정신을 보았다. Một buổi sáng với tiết lạnh mùa đông buốt giá quanh người, khi ăn cơm với một ít món ăn kèm trong sự lặng im hoàn toàn, không nói chuyện phiếm, tôi thấy thân thể và tinh thần tươi tỉnh của bản thân tôi – người đang nhai và tiếp nhận thức ăn.
식사의 규범 – Chuẩn mực ăn uống
재료를 가리고 소식을 하는 절에서의 식사에는 또 다른 규범들이 있다. 식사를 할 때에는 묵언을 해야 하기 때문에 잡담을 하지 않고 오로지 먹는 행위에만 집중해야 한다. 그런 점에서 강원도 월정사나 전라남도 화엄사에서 겨울날에 했던 아침 공양의 경험은 내게 각별했다. 겨울의 추운 기운이 몸을 매섭게 둘러싸는 아침에 적은 가짓수의 반찬으로 잡담을 하지 않고 말없이 먹기만 할 때 나는 음식을 씹고 받아들이는 나의 맨몸과 맑은 정신을 보았다. 그리고 문득 ‘내가 이 세상에 태어나서 사는 일은 무엇인가?’라는 생각이 들어 눈물이 핑 돌기까지 했다.
Có những chuẩn mực khác đối với việc ăn uống tại chùa nơi chọn lọc nguyên liệu thực phẩm kỹ càng và lượng thức ăn ít. Khi ăn phải im lặng nên chúng ta tập trung vào việc ăn mà không được trò chuyện. Về điểm này, tôi đã có trải nghiệm đặc biệt ăn sáng vào một ngày mùa đông tại chùa Woljeong ở tỉnh Gangwon và chùa Hwaeom ở tỉnh Nam Jeolla. Một buổi sáng với tiết lạnh mùa đông buốt giá quanh người, khi ăn cơm với một ít món ăn kèm trong sự lặng im hoàn toàn, không nói chuyện phiếm, tôi thấy thân thể và tinh thần tươi tỉnh của bản thân tôi – người đang nhai và tiếp nhận thức ăn. Và đột nhiên tôi nghĩ, “Việc mình sinh ra và lớn lên trên thế gian này có ý nghĩa gì nhỉ?”, thế rồi nước mắt tôi trào ra.
『계초심학인문』(誡初心學人文)은 고려 시대의 승려 지눌(1158∼1210)이 스님들의 수도 생활을 위해 지은 책으로 식사에 관한 예절도 담겨 있다. “Giới sơ tâm học nhân văn” (Gye chosim haginmun), một quyển sách do nhà sư Jinul (1158–1210) thời Goryeo biên soạn, nói về cuộc sống tu hành, có đề cập đến các lễ nghi liên quan việc ăn uống.
“식사를 할 때는 마시고 씹을 때 소리를 내지 말고, 집고 놓을 때는 반드시 조심해서 하고, 얼굴을 들고 돌아보지 말며, 맛있고 맛없는 음식을 좋아하거나 싫어하지 말며, 묵묵히, 말하지 말고, 잡념이 생기지 않도록 먹으며, 음식을 받아서 먹는 것이 다만 몸이 마르는 것을 막고 깨달음을 이루기 위함에 있는 줄을 알아야 한다.”
“Khi ăn, uống và nhai không được phát ra tiếng động; khi gắp và để thức ăn xuống nhất định phải cẩn trọng; đừng ngẩng mặt lên nhìn xung quanh; đừng thích hay ghét thức ăn dù ngon hay dở; giữ im lặng, đừng nói chuyện; đừng để nảy sinh tạp niệm khi ăn; hãy nhớ rằng việc ăn uống chỉ là phương thức ngăn chặn cơ thể gầy ốm và giúp ta đạt được giác ngộ.”
누가 먹든지 절에서의 식사는 오로지 마음 수행을 위한 일일 뿐이다. 절에서는 스님들을 위해 가끔씩 특별한 음식이 준비될 때도 있다. 나도 절에서 별식을 먹는 행운이 몇 차례 있었다. 무더운 날에는 감자 수제비나 국수, 찹쌀밥 등이 나오는데 특히 절에서는 국수가 인기가 많다. 국수라는 말만 들어도 스님들의 얼굴에 미소가 번질 정도다.
Bất kể người ăn là ai, bữa ăn chốn thiền môn chỉ là hành động hướng đến rèn luyện tâm trí. Thỉnh thoảng, thức ăn đặc biệt được chuẩn bị cho các nhà sư trong chùa. Tôi đã mấy lần may mắn được nếm những món đặc biệt. Vào những ngày hè oi bức, súp bột khoai tây (gamja sujebi), mì, cơm nếp… được phục vụ. Mì đặc biệt phổ biến trong các ngôi chùa đến mức chỉ cần nghe từ mì là nụ cười lan tỏa trên khuôn mặt các nhà sư.
내가 먹었던 절의 음식 가운데 특별히 기억하는 것이 있다. 가령 가을에 무를 짜게 소금으로 절였던 것을 여름날에 찬물을 조금 부어서 먹었던 짠지, 서리 맞기 전에 딴 호박잎을 쌀뜨물에 된장을 풀어 끓인 호박잎 된장국, 무청을 말린 우거지를 이용한 반찬들, 조림이나 튀김으로 먹었던 연근과 우엉 등이 그것들이다. 또한 절에서 얻어와 집에서 끓여 먹었던 누룽지의 맛은 지금도 기억에 또렷하다.
Trong số các món ăn nhà chùa tôi từng ăn, tôi đặc biệt nhớ đến một số thứ. Chẳng hạn như món củ cải muối (jjanji) được ướp muối thật mặn vào mùa thu rồi chan nước lạnh ăn vào ngày hè, món canh đậu tương lá bí ngô (hobangnip doenjang guk) nấu bằng lá bí ngô hái trước khi bị ướt sương giá với đậu tương trong nước vo gạo, các món ăn phụ làm từ ngọn củ cải trắng hay bẹ bắp cải khô, củ sen hay cây ngưu bàng làm thành món sốt nước tương hoặc món chiên giòn… Ngoài ra, hương vị món cơm cháy (nurungji) được nhận từ chùa, đem về nhà nấu ăn, cho đến giờ tôi vẫn còn nhớ như in.
음식에 담긴 정신 – Tinh thần chất chứa trong món ăn
절집에서 먹었던 것 중 스님들께서 내주시던 차도 나는 좋았다. 특히 전라북도 남원에 있는 실상사에 들렀을 때 밭에서 일하던 스님께서 반갑게 맞아 주시며, 녹차 위에 작은 매화 봉오리 하나를 띄워 주셨던 봄날 오후의 차는 여전히 향기가 남아 있다.
Trong số những thứ dùng tại chùa, tôi cũng thích trà mà các nhà sư pha cho. Đặc biệt, khi tôi ghé thăm chùa Silsang ở Namwon, tỉnh Bắc Jeolla, một nhà sư đang làm việc trên đồng chào đón tôi nồng nhiệt và mời tôi một tách trà với nụ hoa mai nhỏ nổi trên mặt. Mùi hương của tách trà chiều xuân vẫn còn đọng lại nơi tôi.
요즈음 절 음식이 많은 사람들에게 인기를 끌고 있다. 너무나 빈번하게 먹고, 가공한 음식을 탐식하는 식생활 습관으로부터 벗어나려는 추세가 우리 사회에 점점 번지고 있는 일은 긍정적인 현상이라고 하겠다. 그리고 도시의 한가운데에 절의 음식을 만들어 파는 음식점들이 들어서고 있고, 또 절의 음식을 만드는 방법을 배우고 실습해서 각자의 가정에서 그대로 적용하려는 움직임도 매우 바람직해 보인다.
Dạo gần đây, ẩm thực nhà chùa thu hút sự quan tâm của nhiều người. Xu thế thoát khỏi thói quen ăn uống ăn quá nhiều lần và thèm ăn thực phẩm chế biến đang dần lan rộng trong xã hội chúng ta có thể nói là một hiện tượng tích cực. Trân quý thay khi các quán ăn phục vụ những món ăn trong chùa đang dần xuất hiện giữa lòng thành phố, hay nhiều người học và thực hành cách nấu những món ăn chốn thiền môn sau đó áp dụng tại nhà mình.
기본적으로 절에서의 식사는 다른 것으로부터 식재료를 얻어 음식을 장만하되, 다른 것을 최대한 해치지 않으려는 식사이다. 육식을 금하는 이유도 여기에 있다. “모든 흙과 물은 나의 옛 몸이고, 불과 바람은 나의 본체이다”라고 경전에서 얘기하고 있으니 우리가 취하는 음식을 불교에서 어떻게 바라보고 있는지를 이로써 짐작할 수 있다.
Về cơ bản, bữa ăn tại chùa được chuẩn bị với các nguyên liệu được lấy từ những cá thể khác nhưng theo cách ít làm hại chúng nhất có thể. Đó cũng là lý do tại sao thịt bị cấm. Dựa vào việc kinh điển nhà Phật có chép, “Tất cả đất và nước là thân trước của ta, tất cả lửa và gió đều là bản thể của ta”, ta có thể phỏng đoán được quan điểm của Phật giáo về thực phẩm chúng ta đang ăn.
나는 매일매일을 살면서 나의 내면이 마치 먼지가 잔뜩 덮인 거울처럼 느껴질 때, 만족을 모르고 내가 욕망하는 것이 너무나 커져 있을 때 산속의 절에 가 기도와 명상을 한다. 또한 간소하고 소박한 한 끼의 식사를 내 앞에 놓고 넝쿨처럼 뻗어 있는, 나의 욕망하는 세속의 마음을 반성적으로 돌아본다. 절의 깨끗한 곳에 앉아 담담하게 사유함으로써 욕망의 격렬함을 버리게 되는 것이다.
Ngày qua ngày, khi tôi cảm thấy rằng nội tâm của mình giống như một chiếc gương phủ đầy bụi, khi tôi không biết thỏa mãn và điều mình ham muốn đang dần lớn lên, tôi đến một ngôi chùa trên núi để cầu nguyện và thiền định. Đồng thời, với một bữa ăn đơn sơ và đạm bạc đặt trước mặt, tôi thức tỉnh nhìn lại tâm trí trần tục đầy ham muốn của mình đang lan ra như dây thường xuân. Bằng cách ngồi ở một nơi sạch sẽ trong chùa và tịnh tâm suy nghĩ, tôi đã gạt bỏ được tham vọng nặng nề.
문태준(Mun Tae-jun 文泰俊) 시인
Mun Tae-jun, Nhà thơ
Ảnh: Ahn Hong-beom
Dịch: Nguyễn Trung Hiệp