도장은 나무, 뼈, 뿔, 수정, 돌, 금 등에 글씨나 문양을 새겨 문서에 찍도록 만든 물건으로 인주나 잉크를 묻혀 날인하여 개인이나 단체를 증명하는 용도로 쓰인다. 한국에서 도장은 누구나 하나쯤은 가지고 있을 만큼 중요한 물건이다. 도장에 대해서는 잘 안다는 뜻인 ‘박인당(博印堂)’의 박호영 씨는 70여 년 동안 세상에 하나뿐인 도장을 만들고 있다.
Con dấu là vật dụng được làm ra để đóng lên giấy tờ, có khắc chữ hoặc hoa văn trên gỗ, xương, sừng, pha lê, đá hoặc vàng. Ở Hàn Quốc, con dấu là vật quan trọng mà ai cũng nên có ít nhất một cái. Ông Park Ho-young tại Bakindang, là nhân vật duy nhất trên thế giới gắn bó với nghề chạm khắc con dấu độc nhất vô nhị – điều mà ông đã làm trong suốt hơn 70 năm qua.
박호영(朴浩榮) 씨는 매일 아침 집을 나선다. 84세나 되었지만, 일 년 삼백육십오 일 쉬는 날은 없다. 손님과의 약속을 지켜야 하기 때문이다. 전철을 타고 그의 가게까지 가는 데 걸리는 시간은 한 시간 남짓. 서울특별시 종로구 청계천로에 있는 오래된 빌딩 3층에 8평 남짓한 박인당이 있다. 가게 입구와 벽면은 그가 지금까지 받아온 상장으로 빼곡하다. 근무 시간은 아침 열 시부터 저녁 여덟 시까지지만, 자리를 비울 때도 종종 있다. “나이가 드니까 병원에 자주 가야 해. 오후 세 시쯤엔 점심 먹으러 나갔다 오기도 하고.”
Ông Park Ho-young rời khỏi nhà mỗi sáng. Dù đã 84 tuổi nhưng ông không nghỉ một ngày nào trong 365 ngày trong năm. Vì ông phải giữ lời hứa với khách hàng của mình. Ông mất khoảng một giờ để đến cửa hàng của mình bằng tàu. Bakindang (Bác Ấn Đường) nằm trên tầng ba của một tòa nhà cũ ở đường Cheonggyecheon, quận Jongno, thủ đô Seoul. Lối vào và các bức tường của cửa hiệu đầy những bằng khen mà ông đã nhận được cho đến nay. Ông làm việc từ 10 giờ sáng đến 8 giờ tối nhưng cũng có lúc đi vắng. Ông chia sẻ: “Khi luống tuổi, tôi phải đến bệnh viện thường xuyên. Tôi còn ra ngoài ăn trưa và trở lại vào khoảng 3 giờ chiều”.
빌딩 밖에는 간판도 걸려 있지 않고, 운이 나쁘면 주인을 만날 수도 없다. 그래서야 운영이 제대로 될까 싶지만, 이곳을 찾는 손님들의 대부분은 오랜 단골 아니면 단골의 소개로 온 사람들이라 문제 되지 않는다. Không có bảng hiệu bên ngoài tòa nhà, và nếu không gặp may, bạn sẽ không thể gặp được chủ nhân cửa hiệu. Đa số khách ghé tới đều là khách quen lâu năm hoặc người được khách quen giới thiệu nên cũng không ảnh hưởng đến việc kinh doanh của cửa hiệu.
도장의 존재 이유 – Lý do tồn tại của con dấu
도장의 역사는 인류의 역사에 일찌감치 등장한다. 기원전 5,000년 경, 메소포타미아에서 사용된 것으로 추정되는 도장은 점토판으로 만들어졌다. 우리나라의 단군신화(최초의 국가인 고조선의 건국 신화)에는 ‘천부인(天符印)’이라는 것이 등장한다. ‘환인이 그 아들 환웅에게 천하를 다스리고 인간 세상을 구하게 함에 있어 천부인 세 개를 주어 보냈다’라는 기록이 고려 시대 때 일연이 쓴 『삼국유사』에 나와 있다. ‘천부인’이 무엇인지에 대해서는 여러 가지 설이 있는데, 여기에 도장‘인(印)’이 들어가는 것으로 미루어볼 때, 환웅이 환웅 천체(하늘의 신)의 아들이라는 것을 증명하는 증표이자 상징으로 추측된다. 도장의 존재 이유 또한 마찬가지다.
Con dấu xuất hiện khá sớm trong lịch sử nhân loại. Ở khu vực Lưỡng Hà từ khoảng 5.000 năm trước Công nguyên đã có con dấu được làm từ đất sét. Trong thần thoại Dangun của Hàn Quốc (thần thoại thành lập vương quốc đầu tiên Gojoseon – Cổ Triều Tiên), có một vật gọi là cheonbuin (thiên phù ấn). Trong “Tam quốc di sự” (chuyện kể từ thời kỳ Ba vương quốc) của nhà sư Ilyeon (Nhất Nhiên) sống ở triều đại Goryeo (Cao Ly) có đoạn chép rằng “Hwanin đã trao ba cheonbuin cho con trai mình là Hwanung, đồng thời cắt cử chàng đi cứu giúp thế giới loài người và cai quản thiên hạ”. Vậy cheonbuin là gì? Có nhiều giả thuyết khác nhau về điều này. Trong tên gọi của vật này có chữ buin (phù ấn), nghĩa là con dấu, thế nên có thể suy đoán rằng vật này là biểu tượng và cũng là minh chứng cho thấy Hwanung là con trai của thần linh trên trời. Đó cũng là căn nguyên về sự tồn tại của con dấu.
한때 도장은 한국인들에게 없어서는 안 될 물건이었다. 도장이 없으면 각종 계약서, 문서를 작성할 수 없었고 은행 거래도 할 수 없었다. 71년 전, 1〮4후퇴(한국전쟁이 일어나고 1951년 1월 4일 중공군의 공세에 따라 정부가 수도 서울에서 철수한 사건)로 인해 고향을 떠나 남쪽으로 내려온 피란민들에게도 도장은 필요했다.
Có một thời, con dấu là vật không thể thiếu đối với người Hàn Quốc. Không có con dấu, không thể viết các hợp đồng, giấy tờ và cũng như thực hiện các giao dịch ngân hàng. Cách đây 71 năm, do cuộc triệt thoái ngày 04 tháng 01 (sự kiện chính phủ rút lui khỏi thủ đô Seoul dưới sự tấn công của quân đội Trung Quốc vào ngày 04 tháng 01 năm 1951, kể từ sau khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra), những người tị nạn khi rời bỏ quê hương xuống khu vực phía nam cũng cần đến những con dấu.
피란 후 살기 위해 배운 일 – Học nghề để sinh tồn sau cuộc sơ tán
당시 박호영 씨는 함경남도 흥남시에 살고 있었다. 함경남도 신흥군에서 태어나 아버지가 돌아가신 후 흥남시에 살던 육촌 형님 집으로 가족들과 함께 옮겨갔다. 1〮4후퇴 때 흥남부두에서 배를 타고 피란하여 정착한 곳은 거제도(한국 남해에 있는 섬으로 지금은 다리로 육지와 연결되어 있다)였다. 박 씨는 쇠톱을 갈아서 도구를 만들고 직접 나무를 해서 도장을 새겨 사람들에게 팔았다. 돈이 없다고 하면 곡식으로 대신 받았다.
Vào thời điểm đó, ông Park Ho-young đang sống ở thành phố Heungnam, tỉnh Hamgyeongnam. Vốn sinh ra ở quận Sinheung, tỉnh Hamgyeongnam nhưng từ sau khi người cha qua đời, ông cùng gia đình chuyển đến nhà người anh họ ở thành phố Heungnam. Khi sự kiện ngày 04 tháng 01 diễn ra, cả nhà đã lên thuyền tại bến tàu Heungnam đi lánh nạn và lưu lại tại đảo Geoje (một hòn đảo ở bờ biển phía Nam của Hàn Quốc, hiện được nối với đất liền bằng một cây cầu). Với công cụ là cưa sắt tự mài, ông Park xẻ gỗ khắc con dấu rồi bán cho người dân. Nếu người dân không có tiền, ông sẽ nhận ngũ cốc để thay thế.
“거기서 3년을 살았어. 처음에는 1인당 3홉씩 배급식량을 주다가 점점 줄어들더니 결국 끊어졌어. 먹고 살 것이 없으니까 도시로 뿔뿔이 흩어졌지.” “Tôi đã sống ở đó ba năm. Lúc đầu, mỗi người được nhận ba khẩu phần ăn, nhưng dần bị giảm xuống và cuối cùng cắt hẳn khẩu phần. Vì không có gì để ăn nên người dân rải rác dạt vào thành phố.”
부산의 판자촌으로 주거지를 옮긴 지 6개월쯤 지났을 때, 흥남시에서 함께 살던 육촌 형님의 연락을 받았다.‘내 후배가 서울 신당동에서 인장 업을 하고 있는데, 그곳에서 일하면 어떻겠냐’는 제안이었다. 열여섯 살의 박 씨는 짐을 꾸려 서울로 올라왔다. Khoảng sáu tháng sau, khi chuyển đến một khu ổ chuột ở thành phố Busan, ông nhận được liên lạc từ người anh họ từng sống với ông ở thành phố Heungnam cùng lời đề nghị: “Một hậu bối của anh đang kinh doanh khắc con dấu ở phường Sindang-dong, Seoul, em có muốn làm việc ở đó không?”. Chàng trai họ Park 16 tuổi khi đó đã thu dọn đồ đạc và đến Seoul.
“그 집에서 10년 동안 일했어. 추사체 연구회 회원이었던 김두칠(金斗七) 선생이 나를 가르쳤어. 그분이 글씨를 써주면 나는 새기는 작업을 했는데, 낮에 일을 받아 오니 나는 주로 밤에 일을 했지. 그러면서 야간고등학교를 다니고. 바쁠 때는 하루 두 시간 자고. 글자 한 자 새기는 데 얼마, 하는 식으로 돈을 받았어. 24시간 동안 1,000자를 새길 때도 있었어.”
“Tôi đã làm việc trong cửa hiệu đó 10 năm. Thầy Kim Doo-chil, một thành viên của Hiệp hội Nghiên cứu Chusache (Thu Sử thể – phong cách thư pháp của Kim Jeong-hui, hiệu là Thu Sử) đã chỉ dạy cho tôi. Khi thầy ấy phác thảo chữ, tôi sẽ làm công việc chạm khắc, nhưng vì thầy ấy nhận công việc vào ban ngày nên tôi chủ yếu làm việc vào ban đêm. Do đồng thời theo học ở trường trung học vào ban đêm nên có lúc tôi chỉ ngủ hai tiếng mỗi ngày những khi bận rộn. Tôi được trả công tính trên số lượng chữ mình đã khắc. Có những lúc tôi đã khắc 1.000 ký tự trong 24 giờ.”
집중과 노력의 시간 – Thời gian của sự tập trung và nỗ lực
좌서(左書), 전서(篆書), 예서(隸書), 초서(草書) 등 한자의 서체와 서예도 이때 익혔다. 어린 시절 천자문(千字文 한문 학습 입문서로 널리 사용된 중국의 책)을 익힌 것이 도움이 되었다. 독립을 한 것은 스물여섯 살 때였다. 서울 을지로 5가에 있는 인쇄소 한쪽에 책상 하나를 놓고 손님을 받았다. 이후 이곳저곳 전전하다가 지금의 자리에 가게를 얻은 것이 11년 전이다.
Trong giai đoạn này, ông Park cũng học các kiểu chữ Hán và thư pháp Trung Quốc chẳng hạn như Tả thư (chữ viết đảo ngược trái và phải), Triện thư (một kiểu chữ Hán cổ, có hai loại Đại triện thời nhà Chu và Tiểu triện thời nhà Tần), Lệ thư (kiểu chữ được tạo ra vào thời nhà Tần và sau đó hoàn thiện vào thời nhà Hán), Thảo thư (kiểu chữ mang tính ứng dụng, được tạo ra vào thời nhà Hán). Thật sự hữu ích khi ông cũng đã học Thiên tự văn (một cuốn sách của Trung Quốc được sử dụng rộng rãi để học chữ Hán vỡ lòng). Ông bắt đầu tách ra riêng làm việc độc lập khi vừa 26 tuổi. Ông đặt một chiếc bàn ở bên cửa hàng in ấn trên đường Euljiro 5-ga ở Seoul và tiếp đón khách hàng. Sau đó, ông đã dời tiệm hết nơi này đế nơi khác. Mãi cho đến cách đây 11 năm, ông mới có một cửa hàng như địa điểm hiện tại.
도장을 새기는 데 필요한 건 집중력과 노력이라고 박 씨는 말한다. Ông Park nói rằng tất cả những gì cần thiết để khắc một con dấu là sự tập trung và nỗ lực.
“이제 손으로 직접 새겨서 하나하나 만드는 도장 가게는 거의 없어. 돈벌이도 안 되는 데다가 너무 힘이 들어. 배우려는 사람도 없고. 서체를 알아야 하고 서예도 배워야 하는데 젊을 때부터 익히지 않으면 힘들지.” “Bây giờ gần như không còn cửa hiệu nào khắc thủ công cho từng con dấu một. Công việc này không kiếm được tiền, vả lại còn mệt nhọc. Cũng không ai muốn học. Để làm tốt công việc này thì cần phải học thư pháp và phải biết kiểu chữ, nhưng thật khó nếu như không học từ khi còn nhỏ.”
동전보다 작은 인면(글자를 새기는 부분)에 최대 24자까지 새길 때도 있다. 그래서 ‘황반 변성’이라는 직업병도 얻었다. 황반은 망막 중심부에 있는 신경조직으로, 시세포 대부분이 존재하고 물체의 상이 맺히는 곳이다. 황반변성은 황반부의 후천적인 퇴행으로 변성이 일어나 시력장애를 일으키는 질환으로 실명을 초래할 수도 있는 질환이다. 글자나 직선이 휘어 보이고 글을 읽을 때 어느 한 부분이 보이지 않는 경우도 있다.
Đôi khi có đến 24 ký tự được khắc trên mặt dấu (phần khắc các chữ nhỏ hơn một đồng xu). Đó là lý do tại sao ông cũng mắc một căn bệnh nghề nghiệp gọi là “bệnh thoái hóa điểm vàng”. Điểm vàng là một mô thần kinh ở trung tâm của võng mạc, nơi tồn tại hầu hết các tế bào cảm quang và là nơi hình ảnh của vật thể được hình thành. Thoái hóa điểm vàng là căn bệnh xuất hiện do sự thoái hóa các tế bào điểm vàng, gây suy giảm thị lực và có thể dẫn đến mù lòa. Chữ cái hay đường thẳng bị biến cong nên cũng có trường hợp không nhìn rõ một phần chữ khi đọc.
“왼쪽 눈은 온전한데 오른쪽 눈이 그래. 벌써 20년쯤 되었어. 수술로도 치료가 안 되고. 그러니 일하다가 자주 쉬어야 해. 지금은 하루에 한 개 정도 만들어.” Ông tâm sự: “Mắt trái tuy còn khỏe nhưng mắt phải lại bị như vậy. Tình trạng này cũng được 20 năm rồi. Dù có phẫu thuật cũng không thể chữa khỏi. Vì vậy, tôi phải nghỉ giải lao thường xuyên trong lúc làm việc. Bây giờ tôi khắc được khoảng một con dấu mỗi ngày”.
세상에 단 하나밖에 없는 – Con dấu độc nhất vô nhị trên đời
도장이 필수품이던 시대는 이미 지나갔다. 1990년대 컴퓨터 프로그램과 기계가 보급되면서 빠르고 값싸게 만들 수 있을뿐더러, 서명 거래가 일반화되어 도장이 없어도 불편을 느끼지 못한다. 하지만 박 씨는 ‘세상에서 하나뿐인 도장’만드는 일을 멈출 생각이 없다. Đã qua rồi cái thời con dấu là một vật cần thiết. Khi chương trình vi tính và máy móc trở nên phổ biến vào những năm 1990, con dấu được sản xuất vừa nhanh vừa rẻ. Ngay cả khi không có con dấu, người ta cũng không còn thấy bất tiện nữa vì chữ ký tay ngày càng phổ biến trong giao dịch. Tuy nhiên, ông Park không có ý định ngừng công việc khắc “con dấu độc nhất vô nhị trên đời” này.
“한 번 새기면 평생 사용하는 게 도장이야. 내가 만드는 도장은 위조가 불가능해.” Ông nói: “Con dấu là thứ chỉ cần khắc một lần, có thể sử dụng được cả đời. Con dấu tôi khắc không thể làm giả được”.
손님과의 상담 시간은 그래서 중요하다. 먼저 도장의 재료를 정한다. 단단한 나무에서부터 값비싼 춘천옥(강원도 춘천에서 나는 옥돌)에 이르기까지 다양한 재료 중 하나를 선택한 후 이름의 획수를 계산하여 몇 자를 새길지 정한다. 한국인의 이름은 성을 포함하여 보통 세 글자인데, 한자 이름의 총 획수에 따라 길흉이 달라진다는 성명학의 수리론을 적용하여 이름 뒤에 복과 운을 불러오는 글자를 더하는 경우도 있다. 이어서 이름과 어울리는 서체를 정하고, 먼저 붓으로 인면에 쓴다. 그 후 고도의 집중력이 필요한 전각 작업이 시작된다.
Thời gian tư vấn khách hàng rất quan trọng. Đầu tiên là quyết định chất liệu của con dấu. Sau khi chọn một trong nhiều loại chất liệu, từ gỗ cứng đến ngọc Chuncheon đắt tiền (một loại ngọc đá từ Chuncheon, tỉnh Gangwon), cho đến việc tính toán số nét để xác định số chữ cần khắc. Tên Hàn Quốc thường có ba chữ, bao gồm cả họ. Cũng có một số trường hợp áp dụng học thuyết Tính danh học (một cách tính vận mệnh tốt xấu theo tổng số nét của tên chữ Hán) để thêm các chữ mang lại may mắn và tài lộc vào cuối tên. Bước kế tiếp là quyết định kiểu chữ viết phù hợp với tên rồi viết lên phần mặt dấu bằng bút lông trước. Sau đó, công việc chạm khắc đòi hỏi sự tập trung cao độ bắt đầu.
“조금이라도 빗나가면 처음부터 다시 해야 해. 집중하다 보면 시간이 금세 지나가지. 눈 때문에 자주 쉬어야 하지만.” 박 씨는 4,700명의 이름과 연락처, 인영(도장을 찍은 형적) 등이 기록된 고객 명부를 갖고 있다. 2001년, 청계천이 범람하여 당시 반지하에 있던 가게가 수해를 입었는데, 그 후 컴퓨터로 명부를 정리하기 시작했다. 60이 넘은 나이였지만 컴퓨터를 구입하여 차근차근 독학으로 배워나갔고 명부 정리는 물론 포토샵까지 할 수 있게 되었다.
“Nếu bạn khắc sai dù chỉ một chút, bạn phải bắt đầu lại từ đầu. Cứ mãi tập trung vào khắc thì thời gian cũng trôi vèo đi thôi. Tuy chốc chốc tôi lại phải nghỉ ngơi vì mắt yếu.”Ông Park có một danh sách khách hàng gồm thông tin liên hệ, ấn ảnh (sổ lưu con dấu) và tên của 4.700 người. Năm 2001, suối Cheonggyecheon bị ngập lụt và cửa hàng ở tầng bán hầm vào thời điểm đó đã bị thiệt hại, từ đó ông đã bắt đầu lưu trữ thông tin danh sách bằng máy vi tính. Dù đã ngoài 60 tuổi nhưng ông đã mua máy tính và tự học từng bước một, không chỉ biết lưu trữ thông tin mà còn sử dụng được cả Photoshop (phần mềm chỉnh sửa ảnh).
‘혹시 도장을 늘 가지고 다니느냐’고 묻자 그는 주머니를 뒤져 두 개의 도장을 꺼내 보여주었다. 손으로 직접 뜬 도장 주머니는 젊은 시절, 아내가 만들어준 것이다.
“아내는 할 만큼 했으니 쉬라고 말하지. 그런데 나는 싫어. 내 나이에 일하는 사람, 내 주위에 한 명도 없어. 일이 없으니 먹고 자는 것밖에 할 게 없잖아. 머리도 몸도 퇴화하는 거야. 나도 그렇게 될까 봐 일을 못 놓는 거지.”
Tôi hỏi: “Ông có luôn mang theo con dấu bên mình không?”. Ông lục túi và lấy ra hai con dấu đưa tôi xem. Đó là chiếc túi đựng con dấu do vợ ông đan thủ công khi còn trẻ.Ông chia sẻ: “Vợ tôi bảo tôi hãy nghỉ ngơi vì tôi đã làm đủ rồi. Nhưng tôi ghét việc nghỉ ngơi. Ở tuổi này, không ai xung quanh tôi còn làm việc cả. Mọi người không có việc gì làm ngoài ăn và ngủ. Cả trí óc và thân thể đều dần thoái hóa. Tôi không thể buông bỏ công việc này vì tôi sợ mình cũng sẽ như vậy”.
소원을 묻자 박 씨는 가볍게 웃으며 머리를 흔든다. Khi được hỏi về mong muốn của mình, ông Park chỉ cười nhẹ và lắc đầu.
“소원? 없어. 인생 말년에 무슨 소원이 있겠어. 죽을 때까지 건강하게 살다 가는 것 말고는.” “Mong muốn ư? Làm gì có! Liệu còn mong ước gì nữa ở cái tuổi xế chiều này cơ chứ? Ngoại trừ việc sống một cuộc sống khỏe mạnh cho đến khi chết.”
‘사람은 죽어 이름을 남긴다’는 말이 있다. 한 사람의 이름 안에는 그가 행한 일, 그가 걸어간 일, 그가 뿌린 씨앗과 거두어들인 모든 것이 들어 있다. 박호영 씨가 새겨온 또 새겨갈 이름의 무게는 결코 가볍지 않다. 오랜 세월이 흐른 후에도 그가 만든 도장은 ‘세상에 단 하나밖에 없는’ 한 사람의 삶을 증명해 줄 것이다.
Có câu “Người chết để lại tên”. Tên của một người chứa đựng mọi điều người đó đã làm, những gì đã trải qua, những hạt giống đã gieo và những điều gặt hái được. Sức nặng của những cái tên đã và đang được ông Park Ho-young khắc không hề bị xem nhẹ. Cho dù nhiều năm đã trôi qua, con dấu do ông khắc sẽ minh chứng cho cuộc đời của một con người “độc nhất vô nhị” trên cõi đời này.
황경신(Hwang Kyung-shin 黃景信)작가
한정현(Han Jung-hyun 韓鼎鉉) 사진가(Photographer)
Dịch. Phùng Thị Thanh Xuân
cám ơn ad đã ra những bài luyện dịch hay và bổ ích.mong web ngày càng phát triển va ra nhiều bài dịch hay thú vị giúp đỡ mọi ng nhiều hơn ạ