부여군: 낯익은 곳에서 발견하는 낯선 성찰 – Huyện Buyeo: Khám phá điều mới mẻ ở nơi quen thuộc

0
581

여행의 묘미는 어디에서 찾을 수 있을까? 새로운 풍광을 만끽하는 데 집중하는 이도 있을 테고, 온전한 휴식에서 의미를 찾는 이도 있을 것이다. 맛있는 음식이나 쇼핑도 빼놓을 수 없다. 그런데 이 모든 행위에는 공통점이 있다. 낯익다고 생각한 데서 낯선 가치를 발견할 때, 익숙하다고 여긴 대상에서 새로운 의미를 발견할 때 기쁨이 배가 된다는 것이다. 그런 면에서 충청남도 부여는 좋은 여행 목적지가 되어줄 것이다.

Niềm vui từ du lịch có thể tìm thấy ở đâu? Có người chọn thưởng ngoạn phong cảnh mới lạ, người khác lại tìm ý nghĩa trong sự thư giãn trọn vẹn. Tất nhiên, không thể bỏ qua các món ăn ngon và mua sắm. Tuy nhiên, mọi hoạt động trên đều có điểm chung. Khi ta phát hiện giá trị mới mẻ ở nơi ta cho rằng đã quen thuộc, hay khi ta tìm thấy ý nghĩa mới từ đối tượng ta nghĩ rằng đã quen thuộc, niềm vui sẽ tăng lên gấp bội. Huyện Buyeo tại tỉnh Chungcheongnam sẽ là điểm đến thích hợp với quan điểm này.

ⓒ 부여군 - Huyện BUYEO
ⓒ 부여군 – Huyện BUYEO

부여라고 하면 응당 ‘망국의 비애미’가 느껴지는 애달픈 고장으로 기억하는 이들이 적지 않다. 하지만 그게 전부일까? 알고 보면 찬란한 문화를 일궈냈던 백제의 마지막 수도가 부여다. 예상과 달리 부여의 진정한 보물들은 낯익고 익숙한 곳 속에 숨겨져 있다.

Nói đến Buyeo, không ít người nhớ ngay đến cụm từ “vẻ đẹp u buồn của một đất nước điêu tàn” vốn được mệnh danh cho cảm xúc mà nơi này mang lại. Nhưng liệu đó có phải là tất cả? Được biết, Buyeo là thủ đô cuối cùng của vương quốc Baekje, nơi từng sản sinh nên một nền văn hóa rực rỡ. Trái với dự đoán, báu vật thực sự của Buyeo được giấu ở nơi vừa quen thuộc vừa lạ lẫm.

세계와 교류하던 백제의 창구 – Cửa ngõ giao lưu với thế giới của Baekje

1993년 부여 능산리 고분군에서 출토된 백제 금동대향로는 1996년 5월 30일 국보로 지정되었다. 봉황 뚜껑 장식, 봉래산이 양각된 뚜껑, 연꽃잎으로 장식된 몸통, 용 받침으로 구성되었다. 백제의 예술적 감각과 독창성이 돋보인다. Lư hương bằng đồng mạ vàng Baekje được khai quật từ những ngôi mộ cổ ở Neungsan-ri, Buyeo năm 1993 được công nhận là bảo vật quốc gia của Hàn Quốc vào ngày 30 tháng 5 năm 1996. Lư hương gồm nắp trang trí hình phượng hoàng và chạm nổi núi Bongnae, thân trang trí cánh hoa sen và đế chạm khắc rồng. Lư hương cho thấy giá trị nghệ thuật và tính độc đáo của nền nghệ thuật Baekje.
1993년 부여 능산리 고분군에서 출토된 백제 금동대향로는 1996년 5월 30일 국보로 지정되었다. 봉황 뚜껑 장식, 봉래산이 양각된 뚜껑, 연꽃잎으로 장식된 몸통, 용 받침으로 구성되었다. 백제의 예술적 감각과 독창성이 돋보인다. Lư hương bằng đồng mạ vàng Baekje được khai quật từ những ngôi mộ cổ ở Neungsan-ri, Buyeo năm 1993 được công nhận là bảo vật quốc gia của Hàn Quốc vào ngày 30 tháng 5 năm 1996. Lư hương gồm nắp trang trí hình phượng hoàng và chạm nổi núi Bongnae, thân trang trí cánh hoa sen và đế chạm khắc rồng. Lư hương cho thấy giá trị nghệ thuật và tính độc đáo của nền nghệ thuật Baekje.

금강은 400km 남짓한 길이로 한국에서 3번째로 긴 강이다. 부여 사람들은 부여를 지나 흐르는 금강을 유독 백마강이라 부른다. 백마강은 ‘백제에서 가장 큰 강’이란 뜻으로, 부소산성을 중심으로 상〮하류 16km 구간을 가리킨다. 지금은 금강 하굿둑이 건설돼 유람선 외에는 선박 통행이 자유롭지 않지만, 조선왕조 말기까지도 크고 작은 배가 드나들었다. 심지어 약 70km 하류에 있는 황해 바다로부터도 배가 들어왔고 또 나갔다. 그 핵심 창구가 백마강과 부소산성 사이에 자리한 구드래 나루터다.

Sông Geum là con sông lớn thứ ba tại Hàn Quốc với chiều dài hơn 400 km. Người Buyeo gọi sông Geum chảy qua Buyeo là sông Baekma (Bạch Mã). Sông Baekma có nghĩa là “con sông lớn nhất tại Baekje”, chỉ khu vực thượng hạ nguồn dài 16 km với trung tâm là pháo đài Buso (Phù Tô sơn thành). Giờ đây, ngoài du thuyền, tàu bè không còn đi lại tự do như trước do việc xây dựng đập ở cửa sông Geum, nhưng đến cuối triều đại Joseon nhiều tàu lớn nhỏ vẫn qua lại tấp nập ở khu vực này. Thậm chí, có những con tàu đến từ biển Hoàng Hải, cách đó khoảng 70 km về phía hạ lưu. Cửa ngõ then chốt chính là bến phà Gudeurae nằm giữa sông Baekma và pháo đài Buso.

‘구드래’라는 어휘는 현재 한국말에서는 찾아보기 어렵고, 일본어에 흔적이 남아 있다. 구드래에 어원을 두고 있는 ‘구다라(Kudara)’는 ‘본국’, ‘큰 나라’, ‘섬기는 나라’ 등을 뜻한다. 그리고 동시에 백제라는 국가를 가리키는 낱말이기도 하다. Hiện khó tìm thấy từ “Gudeurae” trong tiếng Hàn mà chỉ có thể truy dấu tích của nó trong tiếng Nhật. Nguyên gốc của Gudeurae là “Kudara” có nghĩa là “tổ quốc”, “đất nước vĩ đại” và “đất nước chư hầu”. Đồng thời, nó cũng mang nghĩa “Baekje”.

즉 백제는 고구려나 신라와 때로 경쟁하며 때로 협력했고, 멀리 중국이나 일본과는 해상무역 등을 통해 교류했다. 그 과정에서 경제를 살찌웠으며 문화 발전을 도모해갔다. 무수한 무역선이 드나든 나루 이름이 국가 전체를 상징하는 용어가 되었을 정도로 말이다. 백제가 주변 국가들에 비해 국토 면적이 비교적 작고 대륙과 연결된 육로가 없었음에도 기원전 18년부터 서기 660년까지 무려 7세기에 가까운 역사를 이어갈 수 있던 원동력의 비밀이 거기에 있었다.

Điều này cho thấy Baekje đôi khi cạnh tranh, đôi khi hợp tác với Goguryeo và Silla, đồng thời cũng giao lưu với Trung Quốc và Nhật Bản xa xôi bằng giao thương đường biển. Quá trình này đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và văn hóa của vương quốc đến mức tên của hải cảng tấp nập tàu buôn ra vào đã trở thành tên gọi tượng trưng cho nơi này. So với các nước láng giềng, tuy Baekje có diện tích tương đối nhỏ và không có đường bộ nối liền với lục địa, nhưng bí mật về sức mạnh duy trì nền lịch sử gần bảy thế kỷ từ năm 18 TCN đến năm 660 lại nằm ở chính điều này.

Bài viết liên quan  한미, '원자력 수출· 협력 원칙 협약' 가서명 - Hàn Quốc và Mỹ ký MOU tạm thời về xuất khẩu và hợp tác trong ngành năng lượng hạt nhân

낙화암의 진실 – Sự thật về đá nakhwa

백화정은 부여 부소산성북쪽 금강 변의 험준한 바위 위에 육각형으로 지은 정자이다. 의자왕(재위 641~660년) 때 백제가 나당연합군의 침공으로 함락되자 궁녀 3천여 명이 이곳의 절벽 낙화암에서 떨어져 죽었다는 전설이 있다. Nhà hóng mát Baekhwa được xây dựng theo hình lục giác trên tảng đá hiểm trở trên sông Geum ở phía bắc pháo đài Buso tại Buyeo. Có giai thoại cho rằng vào triều đại vua Uija (trị vì 641-660), khi Baekje thất thủ trước cuộc xâm lược của liên quan Silla và nhà Đường, hơn 3.000 cung nữ đã nhảy xuống sông từ đá Nakhwa tuẫn tiết.
백화정은 부여 부소산성북쪽 금강 변의 험준한 바위 위에 육각형으로 지은 정자이다. 의자왕(재위 641~660년) 때 백제가 나당연합군의 침공으로 함락되자 궁녀 3천여 명이 이곳의 절벽 낙화암에서 떨어져 죽었다는 전설이 있다. Nhà hóng mát Baekhwa được xây dựng theo hình lục giác trên tảng đá hiểm trở trên sông Geum ở phía bắc pháo đài Buso tại Buyeo. Có giai thoại cho rằng vào triều đại vua Uija (trị vì 641-660), khi Baekje thất thủ trước cuộc xâm lược của liên quan Silla và nhà Đường, hơn 3.000 cung nữ đã nhảy xuống sông từ đá Nakhwa tuẫn tiết.

지금은 황포돛배를 본뜬 유람선이나 수륙양용 버스 등을 타고 백마강을 주유할 수 있다. 배에 몸을 실으면 30분이 채 안 걸려 고란사 선착장에 닿는데, 그곳에서부터 부소산성산책길이 시작된다. Giờ đây, bạn có thể du ngoạn sông Baekma bằng du thuyền mô phỏng thuyền buồm hwangpo hoặc xe buýt đường thủy. Chưa đầy 30 phút đi thuyền, bạn có thể đến bến chùa Goran (Cao Lan tự). Đây là điểm khởi đầu của con đường đi dạo quanh pháo đài Buso.

백제인들의 원혼을 추모하기 위해 창건했다는 고란사를 지나 산책길을 따라 올라가면 백마강을 시원하게 조망할 수 있는 백화정이라는 정자가 나온다. 백화정에서 내려다보이는 풍광이 일품이다. Chùa Goran được cho là được xây dựng để tưởng nhớ oan hồn của người Beakje. Đi qua chùa và hướng lên dọc theo con đường đi bộ, bạn sẽ đến nhà hóng mát có tên Baekhwa (Bách Hoa đình), nơi bạn có thể phóng tầm nhìn ra sông Baekma. Phong cảnh từ nhà hóng mát nhìn xuống thật tuyệt vời.

‘낙화암’은 바로 그 아래에 있다. 낙화암이라는 이름은 백제가 의자왕의 실정 때문에 멸망할 수밖에 없었고, 결국 3천 명의 궁녀들이 백마강으로 뛰어내려 자진한 곳이라며 부르기 시작한 명칭이다. 그러나 이는 역사적인 사실과는 상관없이 약 1천 년 뒤에 만들어진 이야기에 불과하다. 이긴 자에 의해 쓰여진 역사가 무릇 그러하듯, 승리자는 미화되고 패배자는 격하된 탓이다.

Đá “Nakhwa” nằm ngay phía dưới. Nakhwa bắt đầu được sử dụng khi vương quốc Baekje bị diệt vong vì những sai lầm trong cai trị của vua Uija, cuối cùng 3.000 cung nữ đã nhảy xuống sông Baekma tuẫn tiết. Tuy nhiên, đây chỉ là giai thoại được dựng lên khoảng 1.000 năm sau, không liên quan đến sự thật lịch sử. Người chiến thắng luôn được tôn vinh và kẻ thất bại luôn bị hạ thấp như trong câu “lịch sử được viết bởi những người chiến thắng”.

12세기 중반 고려시대에 쓰인 『삼국사기』에는, 의자왕은 “웅대하고 용맹했으며 담력이 크고 결단력이 있었다. … 어버이를 효로써 섬겼고 형제와는 우애가 깊어 당시 사람들이 해동증자라 불렀다(雄勇有膽决 … 事親以孝與兄弟以友時號海東曾子)”라고 기록되어 있다. 해동은 한반도를 가리키며, 증자는 공자의 제자로서 ‘동양의 오성’ 중 하나로 꼽히는 학자다. 즉 의자왕은 왕으로서의 품위뿐만 아니라 성현에 비견될 정도로 인품과 학식이 훌륭했다는 뜻이다.

Trong “Tam Quốc sử kí” được viết vào triều đại Goryeo giữa thế kỷ 12, vua Uija được miêu tả là người “oai phong, hùng dũng, dũng cảm và quyết đoán… Ông hiếu thảo với cha mẹ, hòa thuận yêu thương anh em nên được gọi là Haedongjeungja” (tạm dịch Tăng Tử của Bán đảo Triều Tiên). Haedong (Hải Đông) chỉ Bán đảo Triều Tiên, Jeungja (Tăng Tử) – đệ tử của Khổng Tử, là học giả được coi là một trong “ngũ thánh của Phương Đông”. Điều này cho thấy vua Uija không chỉ có phẩm giá của một vị vua mà còn có nhân cách đức độ và học thức uyên thâm đến mức có thể so sánh với một nhà hiền triết.

실제로 의자왕은 신라의 성 40여 개를 일거에 빼앗거나 외교술로 신라를 고립시키는 등, 탁월한 면모를 지닌 왕이었다. 다만 신라뿐만 아니라 중국 당나라까지 합세한 대군의 침략에는 버텨내지 못했던 것으로 보인다. 그럼에도 불구하고, 부여 함락과 의자왕의 중국 압송 이후에도 백제 부흥군은 의자왕의 아들인 풍왕(豊王 623~?)을 중심으로 무려 3년이나 나당 연합군에 항쟁을 이어갔다. 때론 사실과 진실은 일치하지 않는 법이다. 낙화암이라는 비애미 넘치는 이름 뒤에는 이처럼 끝까지 용맹했던 백제의 모습이 숨겨져 있다.

Trên thực tế, vua Uija là vị vua có tài hơn người ở chỗ một lúc thôn tính 40 thành của Silla và dùng tài ngoại giao cô lập vương quốc này. Nhưng dường như ông không thể chống lại cuộc xâm lược của một đội quân liên minh không chỉ với Silla mà còn với cả nhà Đường của Trung Quốc. Tuy nhiên, ngay cả sau khi Buyeo thất thủ và vua Uija bị áp giải sang Trung Quốc, nghĩa quân phục hưng của Baekje dưới sự chỉ huy của vua Phong (623~?), con trai của Vua Uija, vẫn tiếp tục chống lại quân liên minh của Shilla và nhà Đường trong suốt ba năm. Đôi khi thực tế và sự thật không giống nhau. Cái tên mang nhiều nỗi buồn “Nakhwa” ẩn chứa sự dũng cảm đến cùng của vương quốc Baekje.

백제 문화의 정수 – Tinh hoa văn hóa Baekje

만수산 자락에 있는 무량사 극락전은 외부에서는 2층 구조이나 내부는 위아래 구분이 없는 통층 구조의 특징을 보이며, 오층석탑과 석등이 일렬로 늘어서서 장관을 이룬다. Điện Geungnak thuộc chùa Muryang (Vô Lượng) nằm ở rặng núi Mansu có cấu trúc đặc trưng với kiến trúc hai tầng nhìn từ bên ngoài, nhưng lại trọn vẹn thông tầng mà không có sự phân chia giữa tầng trên và tầng dưới ở bên trong. Cảnh quan của chùa được hoàn thiện bởi tháp đá năm tầng và đèn đá.
만수산 자락에 있는 무량사 극락전은 외부에서는 2층 구조이나 내부는 위아래 구분이 없는 통층 구조의 특징을 보이며, 오층석탑과 석등이 일렬로 늘어서서 장관을 이룬다. Điện Geungnak thuộc chùa Muryang (Vô Lượng) nằm ở rặng núi Mansu có cấu trúc đặc trưng với kiến trúc hai tầng nhìn từ bên ngoài, nhưng lại trọn vẹn thông tầng mà không có sự phân chia giữa tầng trên và tầng dưới ở bên trong. Cảnh quan của chùa được hoàn thiện bởi tháp đá năm tầng và đèn đá.

융성했던 백제의 모습은 어디에서 확인할 수 있을까? 부소산성에서 가장 높은 곳에 자리한 누각인 사자루를 지나, 군용 창고와 막사 터, 그리고 계백(階伯 ?~660)과 성충(成忠 ?~656), 흥수(興首 ?~?) 등 백제의 마지막 세 충신(忠臣)을 기리기 위한 사당인 ‘삼충사’를 지나 부소산성 밖으로 나오면, 멀지 않은 곳에 국립부여박물관이 있다.

Chúng ta có thể tìm thấy sự hưng thịnh của Baekje ở đâu? Lần lượt đi qua Sajaru (lầu Tứ Thử), lầu các đặt tại nơi cao nhất của pháo đài Buso, kho, doanh trại quân đội và từ đường Samchung (Tam Trung từ) vốn là nhà thờ được lập nên để thờ ba vị trung thần cuối cùng của triều đại Baekje là Gyebaek (Giai Bách, ?~660), Seongchung (Thành Trung, ?~656), và Heungsu (Hưng Thủ, ?~?); sau đó ra khỏi pháo đài Buso, bạn sẽ thấy cách đó không xa là Bảo tàng Buyeo Quốc gia.

박물관의 규모는 그다지 크지 않다. 그러나 박물관이 소장하고 있는 문화유산의 깊이와 너비는 실로 깊고 또 넓다. 지금으로부터 30년 전인 지난 1993년 12월 12일 해가 뉘엿뉘엿 지던 오후 4시 반쯤, 능산리 고분군 발굴작업이 어느덧 마무리될 즈음이었다. 약 1.20m 깊이의 진흙 구덩이 속에서 그동안 경험하지 못했던, 높이가 60cm가 넘고 무게가 12kg에 가까운 대형 향로가 한 기 출토되었다. 출토 이후 채 3년도 안 돼 그 미학적 가치와 역사적 의미를 인정받아 국보로 지정된 백제금동대향로였다.

Quy mô của bảo tàng không lớn. Tuy nhiên, độ sâu và rộng của những di sản văn hóa đang được bảo tàng lưu giữ thực sự rất sâu và rộng. 30 năm trước vào ngày 12 tháng 12 năm 1993, khoảng 4 giờ 30 phút chiều khi mặt trời sắp lặn, công tác khai quật các ngôi mộ cổ ở Neungsan-ri chuẩn bị hoàn tất. Một lư hương lớn cao hơn 60cm, nặng gần 12kg chưa từng tìm thấy trước đó đã được phát hiện tại hố bùn sâu khoảng 1,20m. Đó là chiếc lư hương bằng đồng mạ vàng của triều đại Baekje, với giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa lịch sử đặc biệt, nó đã được chỉ định là bảo vật quốc gia không đầy ba năm sau khi được phát hiện.

초기에는 그저 중국산 향로가 발굴된 것 아니냐는 의견도 있었다. 기본적으로 중국에서 만들어지곤 했던 스타일의 향로라는 점, 백제는 불교 왕국이었으나 정작 향로에는 도교적 색채가 강하게 표출되고 있다는 점 등이 이유였다. 그러나 그것은 백제에서 만들어진 향로임이 분명했다. 큰 틀에서의 모양은 비슷할 수 있으나 능산리 고분군에 딸린 대장간 터에서 발굴된 데다 중국의 향로들과는 달리 금동으로 제작되었기 때문이다. 특히 한반도에서 유래한 현악기인 거문고(거문고는 순우리말로, 한자로는 현학금(玄鶴琴) 또는 현금(玄琴)이라고도 한다) 등이 조각되어 있었기 때문이다. 중국산 향로와 백제금동대향로는 모양 면에서 유사한 점이 있을지언정 기본적으로 달랐다.

Ban đầu, có ý kiến nghi ngờ rằng liệu đó có phải là lư hương được làm tại Trung Quốc hay không. Cơ bản vì nó có phong cách như lư hương được làm tại Trung Quốc, thêm vào đó, Baekje là đất nước Phật giáo nhưng thực tế trên lư hương màu sắc Đạo giáo lại được thể hiện rõ nét. Tuy nhiên, rõ ràng nó là chiếc lư hương được làm tại Baekje. Tổng quan hình dạng có thể trông tương tự với lư hương Trung Quốc, nhưng nó được khai quật từ khu lò rèn liền kề các ngôi mộ cổ ở Neungsan-ri và khác với lư hương Trung Quốc, nó được làm bằng đồng mạ vàng. Đặc biệt, trên lư hương còn chạm khắc hình ảnh nhạc cụ có dây có nguồn gốc từ Bán đảo Triều Tiên có tên geomungo (geomungo là tên gọi bằng tiếng Hàn thuần túy, còn trong tiếng Hán nó được gọi là huyền hạc cầm hay huyền cầm). Tuy hình dạng của lư hương Trung Quốc và lư hương đồng mạ vàng Baekje có nét tương đồng nhưng về cơ bản, chúng khác nhau.

특기할만한 것은 향로의 뚜껑 부분에 조각된 거문고를 연주하는 악사 주변으로 서역에 기원을 두고 있는 종적(縱笛 피리의 일종)과 완함(阮咸 기타와 비슷한 악기)이 새겨져 있다는 점이다. 그에 더해 동남아시아에서 원형을 찾아볼 수 있는 항아리 모양의 북(鼓), 북방 유목민들의 관악기인 배소(排簫 팬플루트와 흡사) 등을 연주하는 악사들도 배치돼 있다.

Điểm đặc biệt là các loại nhạc cụ bên cạnh người biểu diễn eomungo được điêu khắc trên nắp lư hương gồm “jongjeok” (tên một loại sáo) và “wanham” (một loại nhạc cụ tương tự đàn ghi ta) có nguồn gốc từ phương Tây. Thêm vào đó, còn có người chơi trống hình tròn có hình dạng giống chiếc chum có thể tìm thấy ở Đông Nam Á và chơi “baeso” (tương tự như sáo quạt), một nhạc cụ ống của tộc người du mục phía bắc.

아랍을 비롯한 서역의 향(香) 문화와 중국식 향로 등 외래문화와 전통문화, 불교사상과 신선사상 등을 조화롭게 융합시킨 모습도 엿보인다. 이는 백제가 뛰어난 것은 더욱 살리고 한계가 있는 것은 세계와의 교류와 수용을 통해 극복하는 현지화 혹은 자기화에 능했음을 보여준다. 백제금동대향로에 서려 있는 예술적 감각과 독창성을 통해 백제의 문화 및 경제 발전의 원동력이 어디에 있었는지 가늠해볼 수 있는 이유이다.

Bài viết liên quan  명태, 버릴 것 하나 없는 생선 Cá minh thái - thơm ngon bổ dưỡng từ trong ra ngoài

Chúng ta có thể thấy sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống và văn hóa ngoại lai như văn hóa thắp hương của phương Tây bắt nguồn từ Ả Rập và lư hương theo phong cách Trung Quốc; giữa tư tưởng Phật giáo và tư tưởng Đạo giáo. Điều này cho thấy Baekje đã rất tài tình trong việc nội địa hóa hay tự phát triển những điểm còn hạn chế của đất nước qua việc giao lưu với thế giới và tiếp nhận những điều mới mẻ, bên cạnh việc giữ gìn những tinh hoa văn hóa của đất nước. Đó là lý do chúng ta có thể suy ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và văn hóa của Baekje qua giá trị nghệ thuật và tính độc đáo của chiếc lư hương bằng đồng mạ vàng có một không hai này.

백마강은 ‘백제의 큰 강’이란 뜻을 담고 있다. 백제 시대고증을 거쳐 건조한 황포돛배와 한국 최초로 운행하는 수륙양용 버스 투어를 통해 부여의 풍광을 만끽할 수 있다. Tên sông Baekma có nghĩa là “sông lớn của Baekje”. Du khách có thể thưởng ngoạn phong cảnh của Buyeo bằng thuyền buồm Hwangpo được phục dựng qua nghiên cứu lịch sử từ thời Baekje hoặc xe buýt đường thủy lần đầu tiên được vận hành tại Hàn Quốc.
백마강은 ‘백제의 큰 강’이란 뜻을 담고 있다. 백제 시대고증을 거쳐 건조한 황포돛배와 한국 최초로 운행하는 수륙양용 버스 투어를 통해 부여의 풍광을 만끽할 수 있다. Tên sông Baekma có nghĩa là “sông lớn của Baekje”. Du khách có thể thưởng ngoạn phong cảnh của Buyeo bằng thuyền buồm Hwangpo được phục dựng qua nghiên cứu lịch sử từ thời Baekje hoặc xe buýt đường thủy lần đầu tiên được vận hành tại Hàn Quốc.
백제문화단지는 백제 왕궁을 재현한 곳이다. 백제 왕궁인 사비궁과 사찰인 능사, 계층별 주거문화를 볼 수 있는 생활문화마을 등 역사와 문화를 한눈에 살펴볼 수 있다. Khu phức hợp văn hóa Baekje là nơi tái hiện cung điện vua chúa triều đại Baekje. Du khách có thể chiêm ngưỡng lịch sử và văn hóa Baekje qua cung điện vua chúa Sabi, chùa Neungsa và làng văn hóa sinh hoạt tái hiện không gian sống của các tầng lớp xã hội thời bấy giờ. ⓒ 부여군
백제문화단지는 백제 왕궁을 재현한 곳이다. 백제 왕궁인 사비궁과 사찰인 능사, 계층별 주거문화를 볼 수 있는 생활문화마을 등 역사와 문화를 한눈에 살펴볼 수 있다. Khu phức hợp văn hóa Baekje là nơi tái hiện cung điện vua chúa triều đại Baekje. Du khách có thể chiêm ngưỡng lịch sử và văn hóa Baekje qua cung điện vua chúa Sabi, chùa Neungsa và làng văn hóa sinh hoạt tái hiện không gian sống của các tầng lớp xã hội thời bấy giờ. ⓒ 부여군

신동엽 생가와 문학관 – Nhà lúc sinh thời và Bảo tàng Văn học nhà văn Shin Dong-yeop

1960년대 한국 현대시를 대표하는 민족시인 신동엽을 기리고자 만든 신동엽 문학관. 시인의 생애와 문학성을 연구하고 신동엽 문학상을 제정하여 작가들을 지원하고 있다. Bảo tàng Văn học Shin Dong-yeop được thành lập để tôn vinh nhà thơ Shin Dong-yeop, nhà thơ yêu nước tiêu biểu cho nền thơ ca hiện đại Hàn Quốc giai đoạn những năm 1960. Nơi đây nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ, đồng thời thành lập “Giải thưởng văn học Shin Dong-yeop” để hỗ trợ các nhà văn kế tục lí tưởng của ông.
1960년대 한국 현대시를 대표하는 민족시인 신동엽을 기리고자 만든 신동엽 문학관. 시인의 생애와 문학성을 연구하고 신동엽 문학상을 제정하여 작가들을 지원하고 있다. Bảo tàng Văn học Shin Dong-yeop được thành lập để tôn vinh nhà thơ Shin Dong-yeop, nhà thơ yêu nước tiêu biểu cho nền thơ ca hiện đại Hàn Quốc giai đoạn những năm 1960. Nơi đây nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ, đồng thời thành lập “Giải thưởng văn học Shin Dong-yeop” để hỗ trợ các nhà văn kế tục lí tưởng của ông.

백제는 천수백 년 전 과거의 공간으로서만 의미가 있는 고장이 아니다. 국립부여박물관에서 북서쪽으로 약 800미터 떨어진 곳에 시인 신동엽(1930~1969)의 생가와 그의 이름을 딴 문학관이 있다. Baekje không chỉ là địa danh chỉ không gian có từ hàng trăm hàng ngàn năm trước. Cách Bảo tàng Buyeo Quốc gia khoảng 800m về phía tây bắc là ngôi nhà nơi sinh thời của nhà thơ Shin Dong-yeop (1930-1969) và Bảo tàng Văn học mang tên ông.

1959년에 등단한 신동엽은 10년을 활동하다 39세의 젊은 나이에 요절했다. 하지만 그가 한국 문단에 남긴 족적은 뚜렷했다. 현대 한국 최초의 민주주의 혁명이었던 1960년 ‘4.19’의 한복판을 온몸으로 관통하며 남긴 작품들은 이후 세대들에게 독재를 뛰어넘는 대안적 상상력을 키워내게 하는 데 도움을 주었다. 예를 들어 아직은 이루지 못한 꿈이나 언젠가는 이뤄내야 할 과제인 남북통일을 이야기했으며, 당시 한국 사회를 휘감고 있던 권위주의와 기회주의를 비판하는 동시에 민주주의를 옹호했다.

Shin Dong-yeop bắt đầu tham gia văn đàn vào năm 1959. Ông qua đời ở tuổi 39 sau 10 năm hoạt động sáng tác. Tuy nhiên, dấu ấn ông để lại trên văn đàn Hàn Quốc rất rõ nét. Các phẩm ông để lại sau khi trực tiếp trải qua giai đoạn đỉnh điểm của phong trào 19 tháng 4 năm 1960, cuộc cách mạng dân chủ đầu tiên ở Hàn Quốc trong lịch sử hiện đại, đã giúp thế hệ sau mở rộng tưởng tượng về những phương án thay thế để vượt qua chế độ độc tài. Đơn cử ông nói về một giấc mơ chưa thể đạt được hay là vấn đề sẽ được giải quyết vào một ngày nào đó là thống nhất của hai miền Nam Bắc Triều Tiên. Đồng thời, ông cũng ủng hộ chủ nghĩa dân chủ và phê phán chủ nghĩa quyền uy và chủ nghĩa cơ hội bao trùm xã hội Hàn Quốc thời bấy giờ.

시인은 요절했지만, 그의 뜻은 이어져야 했다. 유족과 출판사 창비가 기금을 마련하여 아직 독재의 기운이 도사리고 있던 1982년에 탄압을 무릅쓰고 ‘신동엽문학상’을 제정한 것이다. 일반적인 문학상들과는 달리 시와 소설 어느 장르에도 국한하지 않고 시인 신동엽의 올곧은 정신을 창조적으로 계승한 작가들을 지원하고 격려하기 위한 상이었다. 한 해도 거르지 않고 수상자를 선정해온 결과, 2023년 3월 현재 제40회 수상자까지 배출해냈다.

Nhà thơ mất khi còn trẻ tuổi, nhưng lý tưởng của ông cần được kế thừa. Năm 1982, khi bầu không khí của chế độ độc tài vẫn còn bao trùm, bất chấp bị đàn áp, gia đình và nhà xuất bản Changbi đã gây quỹ thành lập “Giải thưởng Văn học Shin Dong-yeop”. Khác với giải thưởng văn học thông thường, đây là giải thưởng nhằm hỗ trợ và khuyến khích các nhà văn kế thừa một cách sáng tạo tinh thần chính trực của nhà thơ Shin Dong-yeop, không giới hạn ở mảng thơ hay tiểu thuyết. Không bỏ lỡ năm nào, giải thưởng đã được trao cho 40 nhà văn, nhà thơ tính đến tháng 3 năm 2023.

이런 그의 정신, 즉 오늘을 살아가는 사람들 그리고 사회가 더 나아지게 하는 데 문학이 도움을 주어야 한다는 시인의 생각이 응축되어 있는 곳이 신동엽문학관이다. 그렇기에 문학관은 유미주의에 빠져있는 한국 문단의 한계를 넘어 실천적이며 참여적인 예술가의 모습을 보여준 시인 신동엽에 대한 헌사에 가깝다.

Tư tưởng văn học phải giúp con người và xã hội mà họ đang sống trở nên tốt đẹp hơn vốn là lí tưởng của nhà thơ Shin Dong-yeop, được đúc kết trong Bảo tàng Văn học mang tên ông. Do đó, nơi này như sự tôn vinh dành cho nhà thơ, người đã thể hiện rõ nét hình ảnh một nghệ sĩ với tinh thần thực tiễn và ý thức tham gia vượt ra khỏi giới hạn của văn đàn Hàn Quốc vốn lấn sâu vào tư tưởng của chủ nghĩa duy mĩ (aestheticism).

고즈넉한 고도의 멋 – Tuyệt mĩ tĩnh lặng

규암 나루터 일대에 조성된 자온길에는 문화예술인들이 운영하는 작은 서점, 공방, 식당과 카페 등이 늘어섰다. 과거 물류가 활발했던 시절을 떠올리며 다시 온기가 가득한 마을이 되고자 자온(自溫)이라 이름 지었다. Trên đường Jaon nằm ở khu vực bến tàu Gyuam san sát các cửa hàng sách nhỏ, xưởng chế tác, nhà hàng và quán cà phê do các nghệ sĩ điều hành. Quang cảnh này gợi nhớ thời điểm ngành vận tải phát triển ở khu vực này trong quá khứ, tên gọi “Jaon” chứa đựng mong muốn tìm lại ngôi làng đầy ắp sự ấm áp.
규암 나루터 일대에 조성된 자온길에는 문화예술인들이 운영하는 작은 서점, 공방, 식당과 카페 등이 늘어섰다. 과거 물류가 활발했던 시절을 떠올리며 다시 온기가 가득한 마을이 되고자 자온(自溫)이라 이름 지었다. Trên đường Jaon nằm ở khu vực bến tàu Gyuam san sát các cửa hàng sách nhỏ, xưởng chế tác, nhà hàng và quán cà phê do các nghệ sĩ điều hành. Quang cảnh này gợi nhớ thời điểm ngành vận tải phát triển ở khu vực này trong quá khứ, tên gọi “Jaon” chứa đựng mong muốn tìm lại ngôi làng đầy ắp sự ấm áp.

백마강 너머 규암 나루터 일대에 있는 자온(自溫)길은 부여 여행의 막바지에 방문하기 좋다. 규암마을은 백마강을 통한 물류가 활발했던 시절 흥했던 마을로, 도시화로 쇠락하면서 빈집이 많아졌다. 자온은 다시 온기가 가득한 마을로 재생하고자 하는 의지가 담겨 있는 이름이다.

Đường Jaon bắc qua sông Baekma, nằm ở khu vực bến tàu Gyuam, là nơi thích hợp làm điểm kết thúc cho chuyến thăm Buyeo. Làng Gyuam từng là ngôi làng giàu có và trù phú khi hoạt động vận tải qua sông Baekma diễn ra sôi nổi, nhưng quá trình đô thị hóa đã khiến làng suy yếu, nhiều ngôi nhà bị bỏ hoang. Jaon là tên gọi mang ý định tái sinh nơi này thành ngôi làng tràn đầy sự ấm áp.

길을 걷다 보면 신동엽의 뒤를 잇는 문화예술인들이 운영하는 작은 서점과 각종 용품을 만드는 크고 작은 공방들, 로컬 식재료를 이용한 식당과 카페 등을 만날 수 있다. 부여라는 고장이 지닌 여유로운 정서와 푸근하고 편안한 풍경까지…. 자온길을 걷고 있노라면 어느새 백제의 찬란했던 영화로움이 떠오를 것이고, 낯익은 것을 낯설게 바라보는 시각 전환의 의미에 눈 뜨는 자신을 발견하게 될 것이다.

Tản bộ xuống phố, bạn có thể bắt gặp những hiệu sách nhỏ, các phòng sáng tác lớn nhỏ chế tác nhiều vật dụng, nhiều nhà hàng và quán cà phê sử dụng nguyên liệu tại địa phương do các nghệ sĩ kế tục nhà thơ Shin Dong-yeop điều hành. Và cả cảm giác thư thái, khung cảnh ấm áp, thảnh thơi vốn có của vùng đất Buyeo…Đi dạo men theo đường Jaon, chẳng mấy chốc bạn sẽ nhớ đến sự huy hoàng rực rỡ của vương quốc Baekje và cảm thấy mở rộng tầm mắt trước việc phát hiện ra nhiều điều mới mẻ trong những thứ tưởng chừng rất đỗi quen thuộc.

권기봉(KWON Ki-bong 權奇鳯) 작가
Kwon Ki-bong, Nhà văn
이민희(Lee Min-hee 李民熙) 사진작가
Ảnh, Lee Min-hee
Dịch, Hoàng Thị Trang

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here