남북한 사이의 군사분계선을 따라 한반도의 허리를 가로지르는 폭 약 4킬로미터, 길이 238km의 DMZ는 군사적 완충지대를 표방하는 이름과는 달리 지구상에서 가장 중무장된 냉전 유적이다. 정전 60년이 넘은 지금도 아직 분단과 대립의 상징으로 남아있는 이 역설의 공간이 통일을 이루어나갈 상상력의 인큐베이터가 되어야 한다.
Khu phi quân sự (DMZ) mang ý nghĩa là một vùng đệm quân sự, rộng 4 ki-lô-mét, dài 238 ki-lô-mét nằm giữa bán đảo Hàn, dọc hai bên giới tuyến quân sự Nam – Bắc Hàn. Tuy nhiên, khác với ý nghĩa của tên gọi, Khu phi quân sự lại là một di tích của Chiến tranh Lạnh, được vũ trang hạng nặng vào bậc nhất thế giới. Dù Hiệp định đình chiến đã được ký kết hơn 60 năm, nhưng vùng không gian đầy mâu thuẫn này vẫn đang tồn tại như một biểu tượng của sự chia cắt và đối lập. Nơi đây cần phải được trở thành vườn ươm của ước mơ vươn tới sự thống nhất.
그날 UN군사령부의 윌리엄 K. 해리슨 중장과 북한의 남일 대장은 정전협정서의 서명이 끝나자 각각 일어나 다른 문으로 나가버렸다. DMZ가 태어나던 역사적인 날, 그들은 아무런 말도 없이 악수도 하지 않고 돌아섰다. 1953년 7월 27일 오전 10시 12분 판문점, DMZ는 그렇게 증오와 불신이 낳은 사생아처럼 태어났다.
Ngày ấy, Trung Tướng William K. Harrison, đại diện phái đoàn Bộ chỉ huy Liên Hợp Quốc, và Tướng Nam Il của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã ký Hiệp định đình chiến. Khi vừa ký xong, lập tức họ đã rời đi bằng hai cửa riêng biệt. Vào ngày lịch sử ấy – ngày thành lập Khu phi quân sự – họ đã quay mặt đi mà không một lời chào, cũng không có lấy một cái bắt tay. Vào 10 giờ 12 phút sáng ngày 27 tháng 7 năm 1953, tại Panmunjom (Bàn Môn Điếm), Khu phi quân sự đã chính thức được ra đời như một đứa con hoang của sự phẫn nộ và bất tín.
전쟁도 평화도 없는 곳 – Không có chiến tranh, cũng chẳng có hòa bình
그 DMZ가 올해로 63년이 되었다. 사람의 나이로 따지면 살아온 세월보다 살아갈 세월이 짧은 중늙은이다. 그래서 많은 사람들이 DMZ에 대해 너그럽고 관대한 생각을 한다. 이를테면 오랜 세월 인간의 손때가 묻지 않은 자연에 야생동물들이 마음껏 뛰어 노는 장면을 상상하게 되었다. 남북 분단이라는 불행의 반사 이익으로 보물 같은 청정 자연을 얻었다고 믿고 싶은 것이다.
Năm nay đánh dấu kỷ niệm 63 năm thành lập Khu phi quân sự. Nếu tính theo tuổi tác của con người, thực thể này là đã là một người sắp bước vào độ tuổi cao niên, những năm tháng còn lại của cuộc đời còn ngắn hơn những năm tháng đã đi qua. Vì thế nhiều người có thái độ khoan dung và rộng lượng đối với Khu vực phi quân sự này. Ví dụ, Khu phi quân sự thường được liên tưởng như cảnh tượng các loài động vật hoang dã đang tự do nô đùa giữa thiên nhiên hoang sơ không bị bàn tay con người chạm đến trong một thời gian dài. Sự chia cắt Bắc – Nam được xem như một điều bất hạnh, nhưng mặt khác, điều này được xem là có lợi vì đã giữ được môi trường tự nhiên xanh sạch như báu vật.
그러나 DMZ는 결코 ‘기운 쇠한 노인’도 아니고 ‘생태의 보고’도 아니다. 산불이 거듭 휩쓸고 간 거친 벌판, 청산을 가르며 달려가는 남북한 군의 철책선, 능선을 향해 이리저리 파헤치며 올라가고 있는 교통호와 시멘트 계단, 좁고 가파른 군사도로, 여기저기 산비탈에 갈아 만든 북한군의 옥수수밭, 바짝 다가서 몸을 숨기고 가만히 이쪽을 응시하고 있는 북한군의 벙커, 그리고 이를 지켜 보는 한국군 전방초소…. 그곳이 전쟁터라고 할 수는 없겠지만, DMZ를 제대로 이해한다면 거기 평화가 있다고 믿을 사람도 없다.
Nhưng khu DMZ chắc chắn không phải là “một người già yếu” hay “nơi trú ẩn của hệ sinh thái”. Đất bị cháy sém bởi những vụ cháy rừng lặp đi lặp lại; những hàng rào dây thép gai chạy xuyên qua những ngọn núi xanh rì; những giao thông hào và những bậc thang xi măng uốn khúc dẫn lên đến đỉnh; những con đường quân sự chật hẹp và cheo leo; những cánh đồng ngô được trồng bởi quân lính CHDCND Triều Tiên trên những dốc núi; những boong-ke, nơi quân lính CHDCND Triều Tiên ẩn núp để quan sát tình hình phía Nam; và những đồn gác tiền tuyến của lính Hàn Quốc đang đứng gác suốt đêm… Không thể nói nơi này là chiến trường, nhưng những ai hiểu đúng về Khu phi quân sự này đều không tin rằng có hòa bình ở đó.
DMZ란 무엇인가? – Khu phi quân sự là gì?
정전협정 문서는 0001호 표지판이 박힌 서해안 임진강 하구에서 마지막 1292호 표지판이 박힌 동해안 명호리까지를 잇는 군사분계선에서 남북으로 각각 2㎞의 구역을 DMZ로 명시하고 있다. 엄밀한 의미의 DMZ는 한반도의 허리에 그렇게 동서로 뻗은 긴 띠이다.
한반도의 분단을 이야기할 때면 흔히 “휴전선155 마일 철책을 따라서”라는 표현을 쓴다. 정확한 표현일까? 이를 확인하기 위해 한 지리학자가 임진강 하구에서 동해안 초구까지 남방한계선을 따라 거리를 측정했다. 148 마일(238km)이었다. 또, 정확히 말하자면 휴전선은 실제로는 아무 구분도 없는, 단지 지도 위에 그려진 군사분계선일 뿐이다.
Văn bản Hiệp định đình chiến ghi rõ Khu phi quân sự là khu đất rộng hai ki-lô-mét về phía bắc và 2 ki-lô-mét về phía nam tính từ đường ranh giới quân sự, trải rộng từ cửa sông Imjin ở bờ biển phía tây, được đánh dấu bằng biển chỉ đường số 0001, đến Myeongho-ri ở bờ biển phía đông, được đánh dấu bằng biển chỉ đường số 1292. Theo đúng nghĩa của từ “Khu phi quân sự”, đây là một dải đất cắt ngang qua eo của bán đảo Hàn.
Khi nói đến việc chia cắt bán đảo Hàn, người ta thường dùng lối diễn đạt “dọc theo hàng rào dây thép gai dài 155 dặm trên giới tuyến đình chiến”. Lối diễn đạt này có chính xác không? Để xác nhận điều này, một chuyên gia địa lý học đã đo khoảng cách dọc theo đường ranh giới phía nam, từ cửa sông Imjin ở phía tây đến làng Chogu ở phía đông. Khoảng cách chính xác là 148 dặm (khoảng 238 ki-lô-mét). Nói một cách chính xác, giới tuyến đình chiến chỉ là một đường phân chia ranh giới quân sự giữa hai miền Nam – Bắc được vẽ trên bản đồ mà thôi, không hề có một sự phân biệt nào.
관광객들은 DMZ의 남측 철책선을 따라 곳곳에 설치된 전망대의 커다란 유리창을 통해 고요하고 평온한 DMZ를 바라보고 돌아와 그곳을 모든 것이 멈춰진 땅으로 기억한다. 그러나 그곳에서는 지금도 끊임없이 교묘한 전쟁이 벌어지고 있다. 이를테면 남북한 군은 해마다 2월 중순에서 5월 사이 시계(視界)와 사계(射界)를 방해하는 초목을 태워 없애는 작전을 벌인다. 고대 전법인 화공전이 DMZ에서는 아직도 요긴한 전법으로 쓰이고 있는 것이다.
Khu vực phi quân sự này được du khách quan sát từ xa qua những tấm kính cửa sổ rộng lớn trên các viễn vọng đài được lắp đặt dọc theo hàng rào dây thép gai ở phía Nam Hàn như một thực thể cô liêu, bình yên, và đi vào lòng du khách như một vùng đất, nơi mọi thứ đang ngừng chuyển động. Nhưng trên thực tế, ở nơi này, cho đến tận bây giờ, cuộc chiến tranh được che đậy một cách khéo léo vẫn đang tiếp diễn. Ví dụ, mỗi năm từ giữa tháng Hai đến tháng Năm, những binh lính sẽ tiến hành những chiến dịch đốt trụi những thực vật và cây cối cản trở phạm vi quan sát và đường bắn của họ. Chiến thuật hỏa công, một chiến thuật cổ đại, vẫn đang được sử dụng một cách khéo léo trong Khu vực phi quân sự.
군사분계선을 중심으로 2㎞씩 물러나 각각 남방한계선과 북방한계선을 긋고 그 선을 지킨다는 정전협정은 이미 오래 전에 무너졌다. 한 발짝, 한 발짝씩 철책선을 전진시키는 ‘땅뺏기 전쟁’이 일어났기 때문이다. 산불의 전쟁, 지뢰의 전쟁, 땅굴의 전쟁에 이어 최근엔 중단됐던 확성기 방송으로 소리의 전쟁이 재개됐다.
또 한가지 주목할 사실은 DMZ 접경지역 인구 통계는 실제 상주 인구보다 훨씬 적다는 점이다. 군인은 늘 ‘숨겨진 인구’이다. DMZ 에 접해 있는 강원도 화천군의 인구는 2015년 현재 27,000명 남짓이다. 그러나 ‘숨겨진 인구’가 그보다 더 많을지도 모른다.
Hiệp định đình chiến có quy định vẽ ra đường giới hạn phương Nam và đường giới hạn phương Bắc, mỗi đường đều cách đường ranh giới quân sự 2 ki-lô-mét, và hai bên Hàn Quốc cũng như CHDCND Triều Tiên đều phải tuân thủ đường các đường giới hạn này. Tuy nhiên, hiệp định đình chiến này đã bị vi phạm từ lâu. Bởi vì nơi này đã diễn ra “cuộc chiến tranh giành đất”, tức là, họ cho di chuyển hàng rào dây thép gai từng chút, từng chút một. Nối tiếp các cuộc chiến tranh thông qua việc đốt rừng, chiến tranh bằng mìn, chiến tranh bằng đường hầm là cuộc chiến dùng âm thanh, tức là việc nối lại những chương trình phát thanh tuyên truyền bằng loa phóng thanh trong thời gian gần đây, đã được triển khai.
Một điều cần lưu ý là con số thống kê dân số của khu vực tiếp giáp với Khu phi quân sự ít hơn nhiều so với con số thực tế. Quân nhân luôn là “dân số được che giấu”. Dân số của huyện Hwacheon tỉnh Gangwon giáp với Khu vực phi quân sự được cho là khoảng 27.000 người vào năm 2015. Nhưng “dân số được che giấu” chắc còn nhiều hơn con số này.
DMZ 생태의 비밀 – Bí mật sinh thái của Khu vực phi quân sự
요약해 말하자면 DMZ의 자연은 결코 자연스럽지 않다. 그곳 숲은 화공전법으로 불모화되고, 많은 ‘상주 인구’ 때문에 잘려나가고 오염되었다. 이미 오래 전부터 학자들은 DMZ 일원의 임목 축적량이 남한 평균의 절반에도 못 미치며, 훼손된 자연생태계의 복구가 시급하다고 조언해왔다. 그 가난하고 피폐한 숲의 동물들은 남북한 심리전 확성기의 소리 전쟁, 밤마다 철책선 주변을 밝히는 불빛 전쟁의 고통을 겪고 있으며, 더러는 지뢰를 밟아 희생된다.
Nói tóm gọn một câu, môi trường tự nhiên của Khu phi quân sự không còn tự nhiên chút nào. Rừng nơi này, lớp thì trở nên trơ trụi do chiến thuật hỏa công, lớp thì bị chặt phát bởi “dân số thường trú”, lớp thì bị ô nhiễm. Từ lâu các nhà khoa học đã lên tiếng mật độ cây cối của Khu phi quân sự chưa đạt đến một nửa so với mật độ cây cối bình quân của Hàn Quốc và khuyến cáo nên tiến hành khẩn cấp việc khôi phục hệ sinh thái đã bị phá hủy. Các loại động vật hoang dã sống trong khu rừng cằn cỗi và trơ trụi này còn phải chịu đựng nỗi thống khổ của chiến tranh tâm lý từ những âm thanh chát chúa của loa phóng thanh; nổi thống khổ của chiến tranh ánh đèn từ những luồng sáng của đèn pha rọi xung quanh hàng rào dây thép gai vào ban đêm. Và thậm chí chúng còn là nạn nhân bị hy sinh do đạp phải mìn.
그러나 DMZ 르포는 늘 그곳을 야생동물의 천국으로 세상에 소개하고 있다. 경쾌하게 내닫는 고라니떼, 높은 바위 위에 서서 어딘가 물끄러미 바라보고 있는 고고한 모습의 산양, 막사 주변을 어슬렁거리는 멧돼지 일가…. 그러나 카메라에 포즈를 취하는 야생동물은 없다. 큰 숲이 사라진 비정한 땅에서 그들의 은밀한 서식처가 노출되고 있을 뿐이다.
Những bài phóng sự ở khu quân sự thường miêu tả khu biên giới như một thiên đường cho những động vật hoang dã – những đàn hoẵng nô đùa trên các cánh đồng, một con dê đứng trên hòn đá cao nhìn chằm chằm vào hư không, hay một gia đình lợn rừng đi lang thang quanh doanh trại. Nhưng không có bất kỳ động vật hoang dã nào được ghi hình lại. Vùng đất hoang vắng lạnh lẽo này, nơi những cánh rừng lớn đã biến mất, chỉ còn là môi trường sống ẩn dật cho các loài động vật hoang dã.
금강산을 향해 다시 기차가 달릴 날을 기다린다 – CHỜ ĐỢI NGÀY TUYẾN TÀU LỬA ĐẾN NÚI KUMGANG HOẠT ĐỘNG TRỞ LẠI
강원도 철원군 김화읍 민들레 벌판은 대한민국 최북단 땅, 북한의 검은 산들이 늘 빤히 내려다보는 마음 편치 않은 땅이다. 그 벌판으로 DMZ가 지나간다. 녹슨 철교도 놓여 있다. 1926년 개통되어 철원에서 내금강 사이를 운행하다가 분단 뒤 영원히 멈춰선 금강산 전철이다. 교각엔 “끊어진 철길! 금강산 90km”라고 더 이상 가지 못하는 안타까움이 새겨져 있다.
Cánh đồng bồ công anh ở Gimhwa, huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon là vùng đất cực bắc của Nam Hàn, vùng đất đầy những lo âu với nhiều ngọn núi đen của Bắc Hàn đứng sừng sững như đang nhìn xuống. Khu phi quân sự bắt ngang qua cánh đồng này. Đường ray xe điện đã bị han rỉ cũng chạy qua đó. Đây là tuyến xe điện ngầm đi từ nhà ga Cheorwon và Naekumgang (lân cận Kumgang), bắt đầu hoạt động vào năm 1926 cho đến khi bán đảo Hàn bị chia cắt thì ngừng hẳn. Trên trụ cầu có bảng khắc dòng chữ “Đường sắt đã bị cắt! Núi Kumgang 90 km” thể hiện sự nuối tiếc vì không thể đi nữa.
70년대 초, 민통선 마을에서 농사짓던 총각 김영범 씨는 동네 처녀 김순희 씨에게 당시 유행하던 대중가요 <님과 함께>의 가사처럼 “저 푸른 민들레 벌판에 그림 같은 집을 짓고 한평생 함께 살지 않겠느냐”고 청혼했다. 마침 한탄강 가엔 영산홍이 흐드러지게 피어 있었다. 그녀는 고개를 끄떡이고 말았다.
아들 낳고 딸 낳고 행복하게 살아 가던 10여 년 후 정말 남편은 군청을 찾아가고 군 부대에 애원한 끝에 그 약속을 지켰다. 푸른 벌판 위에 그림 같은 집을 지은 것이다. 그리고 언젠가 끊어진 저 철길이 이어져 관광객을 가득 싣고 달리지 않겠느냐며 ‘전선휴게소’라는 간판을 내걸었다. 금강산 관광객은 올 리 없지만 그 집 안주인이 끓여 내는 메기매운탕이 보통 맛이 아니라는 소문이 알음알음 민통선 밖으로 퍼졌다. 그들의 소박한 러브스토리까지 알려져 이제 이곳은 민통선 안의 숨은 명소가 됐다. 관광객들은 DMZ의 남측 철책선을 따라 곳곳에 설치된 전망대의 커다란 유리창을 통해 고요하고 평온한 DMZ를 바라보고 돌아와 그곳을 모든 것이 멈춰진 땅으로 기억한다. 그러나 그곳에서는 지금도 끊임없이 교묘한 전쟁이 벌어지고 있다.
Vào đầu những năm 1970, một nông dân trẻ tên là Kim Yeongbeom, người sống ở ngôi làng trong vùng kiểm soát dân sự, đã cầu hôn với một người phụ nữ trẻ tên là Kim Sun-hui ở cùng làng bằng cách hát cho nàng nghe khúc nhạc pop đình đám lúc bấy giờ có nhan đề “Cùng với anh”: “Em sẽ không cùng anh xây dựng và chung sống trong một ngôi nhà đẹp như tranh bên cánh đồng bồ công anh xanh mướt kia sao?”. Cây đỗ quyên bên bờ sông Hantan cũng đã ra hoa. Nàng đã gật đầu đồng ý. Mười năm sau khi kết hôn, họ sống hạnh phúc với một cậu con trai và một cô con gái. Cuối cùng chàng họ Kim đã có thể giữ lời hứa của mình. Anh xin phép văn phòng huyện và các đơn vị quân đội đóng tại khu vực. Một ngôi nhà đẹp như tranh được xây trên cánh đồng bồ công anh xanh mướt ấy. Anh gắn tấm biển “Trạm dừng chân biên giới” với hy vọng rằng một ngày nào đó đường sắt sẽ được nối lại, mang theo những chuyến tàu chở đầy du khách. Mặc dù du khách đến núi Kumgang chưa có việc gì phải đến nơi này, nhưng tin đồn về vợ anh có tay nghề nấu món lẩu cá trê cay lan truyền, vượt ra khỏi làng kiểm soát dân sự, thu hút họ. Ngôi làng nổi tiếng với chuyện tình giản dị ấy giờ đây đã thành một điểm hấp dẫn khách du lịch trong khu vực kiểm soát dân sự.
DMZ의 다섯 얼굴 – Năm bộ mặt của Khu vực phi quân sự
DMZ를 막연히 평화와 생명의 땅 또는 거대한 분단의 상처라고 여겨왔다면 이젠 그런 틀에 박힌 관념을 버리고 진지해질 필요가 있다.
첫째, DMZ는 살아있는 전쟁박물관이다. 1950년 6월에 시작된 한국전쟁은 지구촌의 전쟁이었다. 60여 국가가 직간접으로 참전했으며 공산권 참전국도 10여 국에 이르는 국제 전쟁이었다. 그토록 다양한 민족, 많은 국가가 한곳에서 전쟁을 치른 경우는 인류 역사에 없다. DMZ는 동서각축의 증거이며, 냉전 다큐멘터리이다.
Đã đến lúc cần phải thay đổi nhận thức chung về Khu phi quân sự như là “vùng đất của hòa bình và sự sống”, hay “vết thương đau đớn của bi kịch chia cắt đất nước” và có cái nhìn rõ ràng hơn về bộ mặt thật sự của nó.
Đầu tiên, Khu vực phi quân sự là một bảo tàng chiến tranh sống. Chiến tranh liên Triều nổ ra vào tháng 6 năm 1950 là một cuộc chiến tranh thế giới với khoảng 60 quốc gia đã tham chiến trực tiếp hay gián tiếp. Trong đó cũng có 10 quốc gia Cộng Sản đã tham chiến. Trong lịch sử nhân loại, chưa từng có một cuộc chiến tranh nào xảy ra chỉ tại một nơi mà lại có nhiều thành phần dân tộc, nhiều quốc gia tham chiến như vậy. Khu vực phi quân sự là bằng chứng của cuộc đấu tranh quyền lực Đông – Tây, là bộ phim tài liệu về Chiến tranh Lạnh.
둘째, DMZ는 인류학과 한국사의 보고이다. 1978년 주한 미군병사 그레그 보웬(Greg Bowen)은 경기도 연천군 한탄강변에서 아슐리안형 주먹도끼를 발견한다. 30만 년 전 DMZ 일대에 현생 인류보다 더 오래된 인간이 살았다는 증거다. 한탄강변과 임진강변의 수많은 산성 등 고대 전쟁 유적들은 거기가 2,000년 전 고구려 백제 신라가 각축했던 곳임을 말해주고 있다. 후삼국 시대 인 901년 태봉국(泰封國)은 지금의 DMZ 한가운데 철원에서 건국했다. 918년에는 그 자리에서 고려가 건국했으며, 고려의 수도 개성에서 1392년 조선이 건국했다. DMZ는 한국사의 3개 왕조를 탄생시킨 땅이다.
Thứ hai, Khu vực phi quân sự là kho tàng của ngành Nhân loại học và Lịch sử Hàn Quốc. Năm 1978, Greg Bowen, một người lính Mỹ đóng quân ở Hàn Quốc, đã tìm thấy rìu đá tay thuộc thời kỳ đồ đá Acheulian gần sông Hantan ở huyện Yeoncheon, tỉnh Gyeonggi. Đây là bằng chứng cho thấy khoảng 300.000 năm trước, có loài người nhiều tuổi hơn so với loài người hiện sinh đã từng sinh sống tại Khu vực phi quân sự này. Có nhiều di tích của chiến tranh thời kỳ cổ đại như các sơn thành gần sông Hantan và sông Imjin cho thấy rằng khoảng 2.000 năm trước, thời Cổ đại, Tam Quốc gồm Goguryeo, Baekje và Silla đã thường xuyên chiến tranh với nhau. Năm 901, vào thời kỳ Hậu Tam Quốc, nước Taebong đã được thành lập tại một nơi gần Cheorwon ngày nay, ở giữa Khu vực phi quân sự. Năm 918, Goryeo đã kiến quốc tại đây, và đến năm 1392, triều đại Joseon cũng được thành lập tại nơi từng là thủ đô của Goryeo, tức Gaeseong (hay Kaesong), ở phía bắc Khu vực phi quân sự. Như vậy, Khu vực phi quân sự là mảnh đất sinh ra ba vương triều trong lịch sử Hàn Quốc.
셋째, DMZ는 근대문화유산의 보물창고이다. 철원평야의 폐허 도시 옛 철원은 1940년대 3만7천 명이 살던 곳이다. 일제의 계획도시로 건설된 철원읍(鐵原邑)은 한국전쟁 때 폭격으로 폐허가 되었다. 그러나 군청, 경찰서, 보통학교, 교회, 농산물검사소, 얼음창고, 금융조합, 기차역, 그리고 북한의 노동당사 등 무너진 채 서 있는 건물들이 옛 시가지를 증거하고 있다. 1945년 해방 뒤 정전협정 때까지 북한 땅이었던 철원에는 1948년 북한에서 설계한 승일교와 1996년 남한에서 놓은 한탄대교가 한탄강 여울목에 나란히 서있다.
Thứ ba, Khu vực phi quân sự là một kho tàng di sản văn hóa hiện đại. Thành phố đổ nát cũ của Cheorwon nằm trong vùng đồng bằng Cheorwon là nơi sinh sống của khoảng 37.000 dân trong những năm 1940. Ấp Cheorwon, được xây dựng thành đô thị quy hoạch trong thời kỳ Nhật Bản đô hộ, đã trở thành vùng hoang phế bởi pháo kích trong thời kỳ chiến tranh liên Triều. Tàn tích đổ nát của những tòa nhà của văn phòng quận, đồn cảnh sát, trường tiểu học, nhà thờ, trung tâm kiểm duyệt nông sản, kho chứa nước đá, tổ hợp tín dụng, ga xe lửa, và trụ sở chính của Đảng Lao động Bắc Triều Tiên ở quận Cheorwon – là những chứng tích lặng lẽ của thành phố một thời. Từ năm 1945, ngay sau khi bán đảo Hàn được giải phóng khỏi sự đô hộ của Nhật Bản, cho đến khi Hiệp định đình chiến được ký kết vào năm 1953, Cheorwon từng là một phần lãnh thổ của CHDCND Triều Tiên. Tại đây, cầu Seungil, bắc ngang qua sông Hantan, đã được xây dựng bởi Bắc Triều Tiên năm 1948. Tiếp đến là cầu Hantan đã được xây dựng bởi Hàn Quốc năm 1996. Hai cây cầu này đứng sừng sững bên nhau trên đoạn thác ghềnh của con sống Hantan.
넷째, DMZ는 멜팅 팟이다. 휴전 직후 DMZ 밖 민간인통제구역(Civilian Control Zone)에는 100여 개의 빈 마을이 있었다. 그 마을을 개척민들로 채우기 위해 이주정책이 추진됐다. 그 결과 민간인통제선(Civilian Control Line) 범위를 가장 넓게 적용하던 1983년, 민간인통제구역 81개 마을에는 총 8,799세대 3만 9,725명의 주민이 살고 있었다(그 뒤로 민통선이 북상하면서 많은 마을들이 통제에서 풀려났다). 그리고 이들이 독특한 민통선 문화를 만들어 냈다. 각기 다른 언어 습관과 사고, 풍속, 가족사, 그리고 다양한 이력을 가지고 있던 사람들의 이질적 문화에 군사문화까지 한데 뒤범벅이 되어 ‘제3지대’의 독특한 문화권을 빚어냈다.
Thứ tư, Khu vực phi quân sự là một “melting pot”, tức là nơi tụ cư của nhiều nhóm di dân từ nhiều nơi khác đến. Ngay sau khi đình chiến, vùng kiểm soát dân sự nằm bên ngoài Khu phi quân sự, có khoảng 100 ngôi làng bỏ hoang. Chính phủ đã xúc tiến chính sách di dân để thu hút người dân đến định cư và lập nghiệp ở các ngôi làng này. Kết quả là, năm 1983, khi vùng kiểm soát dân sự có phạm vi rộng nhất, có tổng cộng 39.725 cư dân trong 8.799 hộ gia đình đang sinh sống tại 81 ngôi làng nằm trong vùng kiểm soát dân sự. Sau đó, khi giới tuyến kiểm soát dân sự được di chuyển lên phía bắc, nhiều ngôi làng trong số đó bị loại trừ. Những cư dân sinh sống tại những ngôi làng này tạo nên một nền văn hóa độc đáo cho vùng kiểm soát dân sự. Đây là nơi pha trộn những nền văn hóa dị biệt và văn hóa quân sự của những con người có ngôn ngữ, tập quán, lối suy nghĩ, phong tục, lịch sử gia đình và lý lịch cá nhân khác nhau. Sự hỗn dung này đã hình thành nên vùng văn hóa độc đáo của “Khu vực thứ ba”.
끝으로, DMZ는 냉전자연생태계공원이다. 냉전 체제의 지독한 간섭으로 그곳의 자연생태계는 교과서대로 천이(遷移)가 진행되지 못했을 것이다. 그러나 포탄이 떨어진 웅덩이가 연못으로 변했고, 인간이 버리고 간 논밭이 늪지가 되었다. 그 늪의 수초들은 고라니의 서식처가 되었고, 곤충과 지렁이는 새와 짐승들을 불러모았다.
Cuối cùng, Khu phi quân sự là công viên sinh thái tự nhiên của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Các bước trong chuỗi phát triển kế tiếp của hệ sinh thái sẽ không thể diễn ra như trên lý thuyết do những can thiệp quá độc hại của Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, hố trũng được tạo ra do bom rơi đã trở thành ao sen. Những cánh đồng lúa bị bỏ hoang đã trở thành đầm lầy. Thực vật thủy sinh trong đầm lầy là nơi cung cấp thức ăn cho những con hoẵng. Còn côn trùng và giun đất thì thu hút các loài chim và thú vật.
남북한 군인들이 화공전을 벌여 온 벌판의 나무들은 곁가지를 포기하고 사는 것 같다. 멀쑥하게 키를 키워 그 밑으로 불길이 지나가게 하는 지혜를 발휘하는지 모른다. 산불이 지나간 후 새봄이면 다시 벌판이 녹색이 되는 것은 불길이 소모품이나 다름없는 1년 생 잎만 불태웠기 때문이다. 그러나 그런 벌판은 덩치 큰 멧돼지에게는 먹이가 충분치 않은 땅이다. 야생동물들은 지뢰나 부비트랩 같은 무기에 희생되기도 하고, 살아남아 군인들의 ‘잔밥’으로 연명하기도 한다. 향로봉 산맥의 깊은 골짜기에서는 폭설이 내리는 한겨울이면 군인들이 부식으로 받은 채소를 덜어 산양을 구제하기도 한다.
Cây cối trong vùng đất hoang tàn bởi chiến thuật hỏa công của quân nhân Nam – Bắc Hàn dường như đã từ bỏ những cành cây để sống vươn lên cao. Có lẽ chúng đã tích lũy được bài học kinh nghiệm là phải vươn thật cao để những ngọn lửa của chiến tranh chỉ có thể lẩn quẩn dưới chân chúng. Sau khi rừng đã bị cháy, vùng đất hoàng tàn kia lại trở nên xanh tốt trong mùa xuân kế tiếp. Bởi vì ngọn lửa chẳng khác nào thứ tiêu hao, chỉ có thể đốt cháy những tán lá non một năm tuổi mà thôi. Nhưng vùng đất xanh này cũng không thể cung cấp đủ thức ăn cho những con lợn rừng to lớn. Nhiều động vật hoang dã đã bị chết do bom mìn hay bẫy thú. Những con còn lại sống lay lắt nhờ vào “cơm nguội” của binh lính. Ở khe núi sâu trong dãy Hyangnobong, vào mùa đông tuyết rơi nhiều, trời lạnh giá, binh lính phải lấy bớt rau, phần thức ăn phụ của mình, để cứu đói cho sơn dương.
한편, 바이러스나 병원체 잠재성도 DMZ가 겪고 있는 독특한 자연현상이다. 한국전쟁 중 유엔군 3,000여 명이 감염됐던 신증후군출혈열이 아직도 발생하고, 광견병과 말라리아가 창궐하는 곳이 DMZ이다.
DMZ의 다섯 얼굴 모두가 지구촌 어디에도 없는 역사문화유산이다. 이는 20세기가 한국인들에게 남겨준 아주 값진 콘텐츠이다. 마치 분단의 아픈 시대를 살아온 이들에게 미래를 보상하기라도 하려는 듯. 이제 우리는 이 컨텐츠를 통일을 이루어나갈 상상력의 인큐베이터로 삼아야 한다.
Mặt khác, vi rút và mầm bệnh tiềm tàng là hiện tượng thiên nhiên khác mà khu phi quân sự đang đối mặt. Bệnh sốt xuất huyết với hội chứng thận, căn bệnh mà 3.000 binh lính Liên Hợp Quốc trong chiến tranh liên Triều đã mắc phải, vẫn còn phát sinh. Và những căn bệnh như bệnh dại và bệnh sốt rét đang lây lan tại khu vực này.
Những diện mạo này của Khu vực phi quân sự đã tạo thành một di sản lịch sử và văn hóa không thể tìm thấy được ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Đây là một di sản vô giá mà thế kỷ thứ 20 đã để lại cho người dân Hàn Quốc với ngụ ý bù đắp cho tương lai của những con người đã đi qua nỗi đau của thời đại chia cắt. Bây giờ đến lượt chúng ta phải sử dụng di sản độc đáo này để làm vườn ươm cho ước mơ vươn đến thống nhất.
함광복 (Ham Kwang-bok, 咸光福) 한국DMZ연구소장, DMZ 르포작가
Ham Kwang-bok: Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu DMZ Hàn Quốc, Ký giả phóng sự DMZ
Ảnh: Ahn Hong-beom, Lee Sang-youp
Dịch: Lưu Thụy Tố Lan