Tham quan Bảo tàng Chiến tranh Hàn Quốc tại Seoul (The War Memorial of Korea)

0
346
Tham quan Bảo tàng Chiến tranh Hàn Quốc tại Seoul (The War Memorial of Korea)
Mặt trước của Bảo tàng Chiến tranh Hàn Quốc được trang trí bởi quốc kỳ của những quốc gia khác nhau trên thế giới. Hai bên khu vực cửa vào của Bảo tàng là 16 tấm bia ghi tên những chiến sĩ Hàn Quốc và Liên Hợp Quốc đã hy sinh trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) để giành lại nền hòa bình cho Hàn Quốc. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)

Tọa lạc tại thủ đô Seoul, cũng là một trong những điểm đến tham quan lịch sử quan trọng, Bảo tàng Chiến tranh Hàn Quốc (The War Memorial of Korea) luôn thu hút khá nhiều khách du lịch khi đặt chân đến đất nước xinh đẹp này. Được xây dựng và khai trương vào năm 1994, cho đến nay bảo tàng này vẫn luôn được coi là một trong những công trình kiến trúc lịch sử khổng lồ trên thế giới.

Bài viết liên quan  정조를 따라 화성을 걷다 Theo chân vua Jeongjo đến thành Hwaseong

Với khối kiến trúc đồ sộ và uy nghi, nơi đây để lại cho mình ấn tượng rất mạnh mẽ. Tòa nhà chính có bảy phòng trưng bày triển lãm lớn với những chủ đề khác nhau. Trong không gian ấy, khách tham quan sẽ được trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, từ những giây phút lắng đọng đầy xúc động ở khu Tưởng niệm đến những tranh, ảnh và hiện vật thú vị trong các phòng Lịch sử Chiến tranh, đến những thước phim hào hùng khơi gợi lại những ký ức đau đớn ngày xưa cũ tại Phòng Chiến tranh. Bảo tàng được xây dựng với tổng 6 tầng, 2 tầng hầm và 4 tầng trên mặt đất trên diện tích mặt bằng hơn 116 nghìn m².

Trên quảng trường phía trước của Bảo tàng Chiến tranh Hàn Quốc có một bia được khắc một thông điệp rất đặc biệt: “Nếu ta muốn Hòa bình, hãy ghi nhớ Chiến tranh”. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)
Trên quảng trường phía trước của Bảo tàng Chiến tranh Hàn Quốc có một bia được khắc một thông điệp rất đặc biệt: “Nếu ta muốn Hòa bình, hãy ghi nhớ Chiến tranh”. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)
Bức tường được treo kín những bức ảnh về chiến sĩ Liên Hợp Quốc đã tham gia bảo vệ Hàn Quốc cùng gia đình của họ. Chiến tranh đem đến sự chia cắt, đau đớn và mất mát, từ cha mẹ, vợ con đến anh em, trong đó những chiến sĩ ấy đã gói gọn niềm thương nhớ ấy để ra đi, đem lại hòa bình cho một quốc gia, một dân tộc. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)
Bức tường được treo kín những bức ảnh về chiến sĩ Liên Hợp Quốc đã tham gia bảo vệ Hàn Quốc cùng gia đình của họ. Chiến tranh đem đến sự chia cắt, đau đớn và mất mát, từ cha mẹ, vợ con đến anh em, trong đó những chiến sĩ ấy đã gói gọn niềm thương nhớ ấy để ra đi, đem lại hòa bình cho một quốc gia, một dân tộc. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)
Trong không gian thiêng liêng ấy, mình rất ấn tượng với mô hình này. Tượng nhìn rất chân thật nhưng trên hết nó kể về những câu chuyện tình rất cảm động xuyên suốt chiến tranh. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)
Trong không gian thiêng liêng ấy, mình rất ấn tượng với mô hình này. Tượng nhìn rất chân thật nhưng trên hết nó kể về những câu chuyện tình rất cảm động xuyên suốt chiến tranh. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)
Vị tướng người Úc Kenneth John Hummerston tham gia Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) vào năm 34 tuổi và cũng mất vào tuổi này ngay sau lễ cưới của mình 3 tuần với bà Nancy Hummerston. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)
Vị tướng người Úc Kenneth John Hummerston tham gia Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) vào năm 34 tuổi và cũng mất vào tuổi này ngay sau lễ cưới của mình 3 tuần với bà Nancy Hummerston. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)

Câu chuyện tình vượt qua sự tàn khốc của chiến tranh, thời gian và không gian của vợ chồng tướng Kenneth John Hummerston như một bản tình ca cảm động và bi tráng được nhắc đến nhiều thế hệ sau. Gặp nhau tại Nhật Bản và kết hôn sau 3 năm hẹn hò, vị tướng ấy đã hy sinh trong một sự cố với mìn tại thành phố Daegu, Hàn Quốc. Nghe tin chồng hy sinh, bà Nancy đã về nước, nguyện không tái hôn và đã dành phần đời còn lại của mình để tình nguyện làm y tá cho một cơ sở phúc lợi. Bà qua đời vào năm 2008 với một mong ước được chôn cất cùng người chồng mà bà yêu cả đời tại Hàn Quốc. Cuối cùng vào năm 2010, sau 60 năm chia cắt, họ đã được trở về bên nhau và yên nghỉ tại Công viên Tưởng niệm Liên Hợp Quốc.

Những màn hình được lắp đặt rải rác Bảo tàng Chiến tranh Hàn QUốc, trong đó chứa những thước phim với thuyết minh và phụ đề khác nhau, phục vụ cho khách tham quan muốn tìm hiều về lịch sử. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)
Những màn hình được lắp đặt tại Bảo tàng Chiến tranh Hàn Quốc, trong đó chứa những thước phim với thuyết minh và phụ đề khác nhau, phục vụ cho khách tham quan muốn tìm hiều về lịch sử. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)
Phía trên logo UN có một chùm hình ảnh chân dung của những cá nhân binh sĩ đã đóng góp một phần không nhỏ trong trận chiến. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)
Phía trên logo Liên Hợp Quốc có một chùm hình ảnh chân dung của những chiến sĩ đã đóng góp một phần không nhỏ trong trận chiến. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)
Đây là một điểm mình khá ấn tượng khi được trực tiếp trải nghiệm kỹ thuật cảm ứng, cho phép hình ảnh hiển thị chính là hình của người đứng trước màn hình. Mình đã rất thích thú khi đắm chìm trong không gian này. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)
Đây là một điểm mình khá ấn tượng khi được trực tiếp trải nghiệm kỹ thuật cảm ứng, cho phép hình ảnh hiển thị chính là hình của người đứng trước màn hình. Mình đã rất thích thú khi đắm chìm trong không gian này. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)
Bức tường tái hiện lại cuộc hành trình biến đổi ngoạn mục của Hàn Quốc từ một quốc gia cần nhận sự giúp đỡ nay đã thành một quốc gia giàu có để cho đi. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)
Bức tường tái hiện lại cuộc hành trình biến đổi ngoạn mục của Hàn Quốc từ một quốc gia cần nhận sự giúp đỡ nay đã thành một quốc gia giàu có để cho đi. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)
Những con dấu quốc kỳ của các quốc gia được đặt trên 2 chiếc bàn lớn cho phép khách tham quan sử dụng và tự tạo cho mình một chiếc bookmark mang quốc kỳ đất nước họ yêu thích. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)
Những con dấu quốc kỳ của các quốc gia được đặt trên 2 chiếc bàn lớn cho phép khách tham quan sử dụng và tự tạo cho mình một chiếc bookmark mang quốc kỳ đất nước họ yêu thích. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)
Một câu nói khiến mình khá xúc động: “Cho đến khi anh trở về quê hương, Tổ Quốc sẽ không bao giờ quên anh”. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)
Một câu nói khiến mình khá xúc động: “Cho đến khi anh trở về quê hương, Tổ Quốc sẽ không bao giờ quên anh”. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)
Hài cốt của cố Trung sĩ Cho Eung-Seong. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)
Hài cốt của cố Trung sĩ Cho Eung-Seong. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)

Tại bảo tàng, một tác phẩm tái hiện lại hài cốt của cố Trung sĩ Cho Eung-Seong cũng được trưng bày trong triển lãm đặt biệt mang tên: “A Name Calling Again” về di tích của những người hy sinh trong Chiến tranh Triều Tiên. Trong những dấu vết còn sót lại, khi quan sát, trên chiếc mũ đội và trên hộp sọ của người quá cố ta có thể nhận ra nguyên nhân tử vong. Mình rất ấn tượng khi nhìn thấy hình ảnh tái hiện này. Nó quá đỗi chân thật và phản ánh rõ nét về sự hy sinh, sự mất mát và nỗi đau của những chiến sĩ đấu tranh cho nền hòa bình dân tộc.

Đây là bản sao tỷ lệ 1:2,5 của tàu rùa, một trong những chiến hạm của triều đại Joseon. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)
Đây là bản sao tỷ lệ 1:2,5 của tàu rùa, một trong những chiến hạm của triều đại Joseon. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)
Một khung cảnh đắt giá mà mình có cơ may được chiêm ngưỡng khi đứng trong Bảo tàng Chiến tranh Hàn Quốc nhìn ra ô cửa sổ, tháp Namsan đẹp lãng mạn trong ánh chiều tà. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)
Một khung cảnh đắt giá mà mình có cơ may được chiêm ngưỡng khi đứng trong Bảo tàng Chiến tranh Hàn Quốc nhìn ra ô cửa sổ, tháp Namsan đẹp lãng mạn trong ánh chiều tà. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)
Khung cảnh cổng chính của Bảo tảng nhìn từ trong ra ngoài. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)
Khung cảnh cổng chính của Bảo tảng nhìn từ trong ra ngoài. (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)

Kết thúc một chuyến đi đầy cảm xúc và rất đỗi ý nghĩa, cho đến tận khi trở về nhà, trong lòng mình vẫn mang rất nhiều cảm xúc về những trải nghiệm, những thứ mình đã quan sát và học hỏi được từ chuyến thăm Bảo tàng này. Nếu các bạn là một người đam mê lịch sử, ham học hỏi hay chỉ đơn giản là muốn tìm một điểm đến thú vị khi đến thăm thủ đô Seoul, Hàn Quốc thì đừng bỏ qua điểm đến vô cùng ý nghĩa này nhé. Bảo tàng mở cửa miễn phí tham quan các ngày trong tuần trừ Thứ Hai.

Bài viết liên quan  신안의 자연경관과 자원, 미래를 위한 유산 - Cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên của Sinan: Di sản cho tương lai

Bài viết từ Phóng viên danh dự Korea.net Nguyễn Phương Anh, hrhr@korea.kr

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here