해외에서 돌아온 문화유산들 – Hành trình hồi hương của Di sản văn hóa

0
247

현재 해외에 소재한 한국의 문화재들은 22만 9천여 점(2023년 1월 기준)에 이르는 것으로 추정된다. 그 가운데 국외소재문화재재단이 설립 이후 지금까지 기증과 매입 등을 통해 환수한 문화재는 1,200여 건(2023년 8월 기준)이며, 그중 가치가 높은 유물들은 보물로 지정되고 있다.

Có khoảng 229.000 di sản văn hóa Hàn Quốc đang thất tán ở nước ngoài (tính đến tháng 1 năm 2023). Trong số đó, kể từ khi thành lập (tính đến tháng 8 năm 2023), Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài đã thu hồi được 1.200 cổ vật thông qua hình thức hiến tặng, đấu giá. Trong số đó, nhiều cổ vật có giá trị được công nhận là bảo vật quốc gia.

< 묘법연화경 권제6(妙法蓮華經 卷第6) > . 14세기 제작 추정. 감지에 금·은니 필사. 27.6 × 9.5 ㎝(접었을 때), 27.6 × 1,070 ㎝(펼쳤을 때), 두께 1.65 ㎝. Kinh Diệu pháp liên hoa, quyển 6. Ước tính được chế tác vào thế kỷ XIV. Được chép tay nạm vàng và bạc trên giấy dó. Kích cỡ 27,6 × 9,5cm (khi gấp), 27,6 × 1.070cm (khi mở), độ dày 1,65cm. ⓒ Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc
< 묘법연화경 권제6(妙法蓮華經 卷第6) > . 14세기 제작 추정. 감지에 금·은니 필사. 27.6 × 9.5 ㎝(접었을 때), 27.6 × 1,070 ㎝(펼쳤을 때), 두께 1.65 ㎝. Kinh Diệu pháp liên hoa, quyển 6. Ước tính được chế tác vào thế kỷ XIV. Được chép tay nạm vàng và bạc trên giấy dó. Kích cỡ 27,6 × 9,5cm (khi gấp), 27,6 × 1.070cm (khi mở), độ dày 1,65cm. ⓒ 국립고궁박물관 – Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc

< 묘법연화경 권제6 > 은 올해 3월 일본에서 환수한 고려 사경(寫經)으로, 경전의 주요 내용을 그린 변상도(變相圖)와 경문(經文)으로 구성돼 있다. 사경이란 불교 경전을 옮겨 적은 것을 말한다.< 묘법연화경 > 은 부처가 되는 길이 누구에게나 열려 있음을 설파하는 경전으로, 한국의 불교 사상이 확립되는 데 큰 영향을 끼쳤다.

< “Kinh Diệu pháp liên hoa, quyển 6” là tả kinh Goryeo được thu hồi từ Nhật Bản vào tháng 3 năm 2023, gồm “Biện tương đồ” và “Kinh văn” ghi lại nội dung chính của kinh Phật. Tả kinh là việc biên chép lại kinh điển Phật giáo. “Kinh Diệu pháp liên hoa” là cuốn kinh thuyết giảng rằng con đường trở thành Phật luôn mở ra cho mọi người, nó có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tư tưởng Phật giáo ở Hàn Quốc.

국외소재문화재재단은 지난 7월 미국인 민티어 부부(Gary Edward Mintier & Mary Ann Mintier)에게 한국 근현대 미술품들과 직접 촬영한 사진 등 총 1,516점의 소장품을 기증받았다. 이 기증품들은 이들 부부가 1969년부터 1975년까지 서울과 부산에 거주하면서 한국 문화에 매료돼 수집하고 촬영했던 것들이다.

Tháng 7 vừa qua, Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài (OKCHF) đã nhận được khoản đóng góp tổng cộng là 1.516 cổ vật bao gồm các tác phẩm nghệ thuật hiện đại và đương đại, cùng những bức ảnh do chính cặp vợ chồng người Mỹ là Gary Edward Mintier và Mary Ann Mintier chụp lại. Các cổ vật này được hai vợ chồng sưu tầm, ghi lại bằng hình ảnh về một nền văn hóa Hàn Quốc mê hoặc trong quá trình sinh sống tại Seoul và Busan từ năm 1969 đến năm 1975.

이 중에는 근대기 회화의 다양성을 살펴볼 수 있는 유물을 비롯해 희소 가치가 높은 자료들도 포함되어 있었다. 특히 1970년대 부산의 풍경과 생활사를 촬영한 사진들은 우리 현대사의 생생한 한 장면을 보여 주는 귀한 자료였다. 부산박물관은 이를 기념하여 한 달 동안< 1970년 부산, 평범한 일상 특별한 시선 > 이라는 제목의 특별 전시를 개최하기도 했다.

Trong số đó có cả những cổ vật giúp chúng ta khám phá sự đa dạng của hội họa thời kỳ hiện đại, kèm những tư liệu vô cùng quý hiếm còn sót lại đến ngày nay. Đặc biệt, những tấm ảnh ghi lại sinh hoạt đời thường và phong cảnh của Busan vào những năm 1970 là tư liệu quý, tái hiện bức tranh sinh động của lịch sử hiện đại Hàn Quốc. Để kỷ niệm điều này, Bảo tàng Busan đã tổ chức cuộc triển lãm đặc biệt trong một tháng mang tên “Busan năm 1970, góc nhìn đặc biệt trong cuộc sống đời thường”.

< 대동여지도 > . 19세기. 30 × 20 cm(각 첩), 약 6.7 × 약 4 m(펼쳤을 때). Đại đông dư địa đồ. Thế kỷ XIX. Kích cỡ 30 × 20cm (mỗi cuốn), khoảng 6.7 ×4m (khi mở). ⓒ Cục Di sản Văn hóa - 문화재청 제공
< 대동여지도 > . 19세기. 30 × 20 cm(각 첩), 약 6.7 × 약 4 m(펼쳤을 때). Đại đông dư địa đồ. Thế kỷ XIX. Kích cỡ 30 × 20cm (mỗi cuốn), khoảng 6.7 ×4m (khi mở). ⓒ Cục Di sản Văn hóa – 문화재청 제공

< 대동여지도 > 는 조선의 지리학자인 김정호(金正浩)가 1861년 처음 제작하여 간행하고, 내용 일부를 수정해 3년 후 다시 발행한 22첩의 전국 지도이다. 이번에 환수된 지도는 1864년 판본에 김정호가 제작한 또 다른 전국 지도인< 동여도(東輿圖) > 의 내용이 추가되어 보다 상세한 지리 정보를 제공하는 것이 특징이다. 목록을 포함해 총 23첩으로 구성되어 있다.

“Đại đông dư địa đồ” là bản đồ toàn lãnh thổ gồm 22 cuốn, do Kim Jeong-ho – nhà địa lý thời Joseon chế tác và xuất bản lần đầu tiên vào năm 1861, sau đó được ông chỉnh sửa một phần nội dung, tái bản lại vào ba năm sau. Bản đồ thu hồi lần này có đặc điểm là cung cấp thông tin địa lý chi tiết hơn bằng cách thêm nội dung “Đông dư đồ” – một bản đồ toàn lãnh thổ khác cũng do Kim Jeong-ho chế tác vào năm 1864. Tính cả phần mục lục thì nó có tổng cộng 23 cuốn.

Bài viết liên quan  [한식] Văn hóa ẩm thực đặc trưng Hàn Quốc

선의의 기증 – Hiến tặng tự nguyện

2012년 설립된 국외소재문화재재단은 오래 기간에 걸쳐 여러 가지 이유로 인해 해외에 유출된 국내 문화유산 실태를 조사하고, 현지 박물관이나 미술관에서 유물이 더 잘 보존, 관리, 연구, 활용될 수 있도록 지원하는 한편 기증이나 매입 등의 방식으로 문화유산을 환수하는 일을 담당한다. 이 기관에 의하면 해외에 있는 우리 문화유산은 2023년 1월 기준으로 27개국 22만 9,655점에 이른다. 국가별로는 일본에 가장 많은 9만 5천여 점이 있고, 미국에도 6만 5천여 점이 있는 것으로 확인된다.

Được thành lập vào năm 2012, Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài tiến hành điều tra thực trạng di sản văn hóa Hàn Quốc bị lưu lạc ra nước ngoài trong một thời gian dài vì nhiều lý do khác nhau, đồng thời hỗ trợ các bảo tàng hoặc phòng trưng bày nghệ thuật địa phương trong công tác bảo tồn, quản lý, nghiên cứu và sử dụng cổ vật được tốt hơn. Mặt khác, cơ quan này có trách nhiệm thu hồi di sản văn hóa thông qua nhiều phương thức như kêu gọi đóng góp, đấu giá. Theo Quỹ, tính đến tháng một năm 2023, di sản văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài lên đến 229.655 cổ vật tại 27 quốc gia. Trong đó, Nhật Bản được xem quốc gia đang nắm giữ số lượng di sản văn hóa Hàn Quốc nhiều nhất với 95.000 cổ vật, Mỹ có khoảng 65.000 cổ vật.

해외 소재의 문화유산을 환수하는 과정은 매우 복잡하고 어렵다. 유물을 소유한 개인이나 기관, 국가가 돌려주기를 거부하면 방법이 극히 제한된다. 불법적으로 유출된 경우라 하더라도 현재의 국제법을 감안하면 환수가 어려운 건 마찬가지이다. 그래서 환수는 주로 개인이나 기관·국가의 자발적 기증, 외교적 협의에 따른 반환, 경매나 개인적 거래를 통한 구입, 장기 임대 형식을 띤 사실상의 반환 등으로 이뤄진다. 그중 소장자의 선의에 따른 기증 형식의 환수가 가장 많다. 국외소재문화재재단이 설립된 이후 지금까지 환수된 문화유산은 2023년 8월 기준 1,204건 2,482점이며 그중 상당수가 기증을 통해 돌아왔다. 자신의 돈과 시간, 노력을 들여 애써 수집한 재산을 공공 자산화한다는 것은 숭고하고 위대한 행위이다.

Quá trình thu hồi di sản văn hóa ở nước ngoài rất phức tạp và khó khăn. Nếu một cá nhân, tổ chức hay quốc gia nước ngoài đang sở hữu hiện vật từ chối việc trả lại thì khả năng thu hồi thấp. Ngay cả khi cổ vật bị đưa ra nước ngoài bất hợp pháp vẫn rất khó để thu hồi nếu xét đến Luật pháp quốc tế hiện hành. Vì vậy, hình thức thu hồi cổ vật chủ yếu được thực hiện thông qua sự hiến tặng tự nguyện của các cá nhân, tổ chức hoặc quốc gia; hoặc được trao trả theo thỏa thuận ngoại giao; mua trong phiên đấu giá hoặc giao dịch cá nhân; trao trả trên thực tế dưới hình thức cho thuê dài hạn. Trong số đó, cách thu hồi di sản theo hình thức hiến tặng nhờ vào thiện chí của chủ sở hữu là phổ biến nhất. Kể từ khi thành lập, tính đến tháng 8 năm 2023, Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài đã thực hiện 1.204 chuyến hồi hương di sản văn hóa, thu hồi 2.482 cổ vật, phần lớn trong số đó được trở về nhờ vào hiến tặng. Việc đem tài sản do bản thân lao tốn tiền bạc, thời gian và công sức sưu tầm biến thành tài sản công là một nghĩa cử cao đẹp.

이렇게 기증받은 문화유산 중에는 역사적·학술적·예술적 가치를 인정받아 국가지정문화재가 되는 경우들도 있다. 2018년 보물로 지정된 분청사기 상감 ‘경태5년명’ 이선제 묘지(粉靑沙器 象嵌 ‘景泰5年銘’ 李先齊 墓誌)가 대표적이다. 이는 조선 시대 학문 연구 기관인 집현전에서 활동했던 학자 이선제의 묘지(죽은 사람의 이름, 신분, 행적 따위를 기록한 글)로, 당시 묘지석의 특징을 잘 보여주는 것으로 평가되어 보물로 지정되었다. 이 유물은 일본인 미술품 수집가인 남편 도도로키 다타시(等々力孝志) 타계 후 아내 도도로키 구니에(等々力邦枝)가 2017년 무상 기증의 뜻을 밝혀 우리나라로 돌아오게 되었다.

Trong số di sản văn hóa được hiến tặng như vậy, có những cổ vật được công nhận giá trị lịch sử, học thuật, nghệ thuật và trở thành di sản văn hóa quốc gia. Một trường hợp tiêu biểu là tấm bia sứ Buncheong của Yi Seon-je có khảm dòng chữ “năm Cảnh Thái thứ 5”, được chỉ định là bảo vật quốc gia vào năm 2018. Đây là tấm bia mộ (ghi lại tên, thân phận, công lao của người đã khuất) của Yi Seon-je, một học giả nghiên cứu tại Jiphyeonjeon – cơ quan nghiên cứu học thuật thời Joseon. Cổ vật này được công nhận là bảo vật của quốc gia do được đánh giá là thể hiện được nét đặc trưng bia đá thời bấy giờ. Cổ vật này đã trở về Hàn Quốc vào năm 2017, khi người vợ Todoroki Kunie bày tỏ ý muốn hiến tặng sau sự ra đi của người chồng Todoroki Tatashi – một nhà sưu tầm tác phẩm nghệ thuật người Nhật.

Bài viết liên quan  국립중앙박물관 - Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc (Phần 1)
< 일영원구(日影圓球) > . 1890. 동, 철. 높이 23.8 cm, 구체 지름 11.2 cm. Nhật ảnh viên cầu. 1890. Đồng, sắt. Cao 23,8cm, đường kính hình cầu 11,2cm. ⓒ Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc - 국립고궁박물관
< 일영원구(日影圓球) > . 1890. 동, 철. 높이 23.8 cm, 구체 지름 11.2 cm. Nhật ảnh viên cầu. 1890. Đồng, sắt. Cao 23,8cm, đường kính hình cầu 11,2cm. ⓒ Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc – 국립고궁박물관

조선 시대의 일반적인 해시계가 반구(半球) 형태인 것과 달리 일영원구는 꽃잎형 받침 위에 기둥을 세우고 그 위에 원구를 올렸다. 당시 과학 기술의 발전 수준을 가늠할 수 있다는 점에서 중요한 유물이다. 2022년 3월 미국 경매를 통해 매입한 문화재이다.

Không giống với những đồng hồ mặt trời thời Joseon thường có hình bán cầu, “Nhật ảnh viên cầu” có cột trụ dựng trên chiếc đế hình cánh hoa, bên trên đặt quả cầu hình tròn. Đây là cổ vật quan trọng thể hiện trình độ phát triển khoa học công nghệ thời bấy giờ. Di sản văn hóa này được mua lại thông qua phiên đấu giá ở Mỹ vào tháng 3 năm 2022.

희소성 높은 유물들 – Những cổ vật quý hiếm

올해 돌아온 유산 중에서 특히 눈에 띄는 것은 조선(1392~1910) 후기에 제작된 한반도 지도인< 대동여지도(大東輿地圖) > 와 고려 시대(918~1392) 유물인 『묘법연화경 권제6(妙法蓮華經 卷第6)』이다.

Trong số các di sản hồi hương năm nay, đáng chú ý nhất là “Đại đông dư địa đồ” – bản đồ bán đảo Triều Tiên được chế tác vào cuối thời Joseon (1392 – 1910) và “Kinh Diệu pháp liên hoa, quyển 6” – di vật từ thời Goryeo (918-1392).

이번에 환수한< 대동여지도 > 는 기존에 국내 기관들이 소장하고 있던< 대동여지도 > 와 구성과 내용이 달라 더 의미가 깊었다. 조선 시대 지리학자이자 지도 제작자인 김정호(金正浩, 1804 추정~1866 추정)가 1864년 목판에 지도를 새기고 이를 인쇄한 가로 3.3m, 세로 6.7m 크기의 지도이다. 일본인 소장자가 판매에 나서면서 그 존재가 확인됐고, 국외소재문화재재단이 구입해 환수했다.

“Đại đông dư địa đồ” là bản đồ toàn lãnh thổ được chế tác lần đầu tiên bởi Kim Jeong-ho (Kim Chính Hạo, 1804?-1866?), một nhà địa lý đồng thời cũng là người chuyên vẽ bản đồ thời Joseon, bằng cách khắc lên mộc bản vào năm 1861 và được chỉnh sửa lại một phần nội dung vào ba năm sau đó. “Đại đông dư địa đồ” được thu hồi về lần này là bản sửa đổi từ bản in khắc gỗ năm 1864 của Kim Jeong-ho, có kèm thêm thông tin từ một bản đồ khác của ông là “Đông dư đồ”. Nó càng mang ý nghĩa đặc biệt khi có phần bố cục và nội dung khác với “Đại đông dư địa đồ” thuộc sở hữu của các tổ chức tại Hàn Quốc. Sự hiện diện của tấm bản đồ này đã được xác nhận khi một nhà sưu tầm người Nhật đem nó rao bán, còn Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài đã thu hồi thông qua đấu giá.

『묘법연화경 권제6』은 불교 경전인 『묘법연화경』 일부를 종이 위에 필사한 것이다. 경전을 정성스럽게 종이에 베껴 쓰고 또 고급스럽게 꾸민 유물을 사경(寫經)이라 한다. 이 사경은 한국의 전통 천연 염색 재료로 지금도 이용되는 쪽물을 닥종이에 물들인 후 그 위에 금가루와 은가루를 전통 접착제인 아교에 개어 글자를 쓰고 그림을 그렸다. 희귀한 이 유물은 일본인 소장자가 국외소재문화재재단에 매도 의사를 밝혀 한국으로 돌아왔다.

“Kinh Diệu pháp liên hoa, quyển 6” là bản biên chép một phần “Kinh Diệu pháp liên hoa” trên giấy. Kinh điển được chép lại cẩn thận trên giấy, trang trí trang trọng, được gọi là “tả kinh” (biên chép kinh Phật). Tả kinh này được tạo ra bằng cách nhuộm giấy dó với màu nước chàm – một nguyên liệu nhuộm màu tự nhiên truyền thống của Hàn Quốc vẫn được sử dụng cho đến ngày nay, sau đó phết thêm một lớp keo dán truyền thống để viết chữ, vẽ tranh bằng bột vàng và bột bạc lên trên. Cổ vật quý hiếm này được trả về Hàn Quốc khi nhà sưu tập người Nhật bày tỏ muốn bán lại cho Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài.

Bài viết liên quan  [Văn hóa] Các ngày lễ ở Hàn Quốc

지난해인 2022년에는 모두 10점이 환수됐는데, 그 중에서 19세기 휴대용 해시계인 ‘일영원구(日影圓球)’가 크게 주목받았다. 이 유물은 국내에서 처음으로 확인된 구형(球形) 휴대용 해시계로, 조선 시대 과학 기술의 높은 수준을 보여 준다. 개인 소장자가 미국 경매에 내놓은 것을 국외소재문화재재단이 낙찰받아 국내로 들여오는 데 성공했다.

Năm 2022 vừa qua có tổng cộng 10 hiện vật được thu hồi về, trong số đó, “Nhật ảnh viên cầu” – một chiếc đồng hồ mặt trời cầm tay vào thế kỷ XIX, đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Cổ vật này là đồng hồ mặt trời hình cầu dạng cầm tay được xác nhận đầu tiên ở Hàn Quốc, thể hiện trình độ công nghệ khoa học cao của thời Joseon. Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài đã thành công đưa cổ vật này về Hàn Quốc sau khi một nhà sưu tập tư nhân đem nó ra đấu giá tại Hoa Kỳ.

국가지정문화재 – Di sản văn hóa quốc gia

최근 국외소재문화재재단이 환수한 문화유산 중에서 16세기 작품인< 독서당계회도(讀書堂契會圖) > 와 『문조비 신정왕후 왕세자빈책봉 죽책(文祖妃 神貞王后 王世子嬪冊封 竹冊)』이 올해 보물로 지정되었다. ‘계회도’는 회합 장면을 그리고, 참석자들의 인적 사항도 적어 넣은 그림을 말한다. 지난해 미국에서 환수된< 독서당계회도 > 는 1531년에 당시 현직 관료들이 자신들의 모임을 기념해 제작한 것으로 추정된다. 일본인 소장자가 미국 경매에 내놓은 것을 낙찰 받아 환수했다.

Trong số các di sản văn hóa được Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài thu hồi gần đây, “Độc thư đường khế hội đồ” – tác phẩm vào thế kỷ XVI và “Văn tổ phi thần trinh vương hậu vương thế tử tần sách phong trúc sách” (Trúc thư sắc phong hoàng hậu Shinjeong làm vợ thế tử Hyomyeong) đã được công nhật là bảo vật quốc gia vào năm 2023. “Khế hội đồ” là bức tranh mô tả cảnh họp mặt kèm thông tin của những người tham dự. “Độc thư đường khế hội đồ” được đem về từ nước Mỹ vào năm ngoái, bức tranh được cho là từ các quan thần vẽ lại vào năm 1531 để kỷ niệm cuộc hội ngộ của họ. Hiện vật này cũng được thu hồi thông qua phiên đấu giá tại Mỹ với chủ sở hữu là người Nhật.

한편 『문조비 신정왕후 왕세자빈책봉 죽책』은 프랑스의 개인 소장자가 경매에 내놓은 것을 2018년 국내 한 기업이 매입해 국외소재문화재재단에 기증했다. 죽책이란 왕세자, 왕세자빈, 왕세손 등을 책봉할 때 그에 관한 글을 대나무쪽에 새겨서 수여하는 문서이다. 이 죽책은 헌종(憲宗, 재위 1834∼1849)의 어머니인 신정왕후(神貞王后) 가 효명세자의 세자빈으로 책봉된 1819년에 제작된 것으로, 조선 왕실의 중요한 의례 상징물로 빼어난 예술성과 왕실 문화의 품격을 보여 준다. 특히 이 유물은 조선 왕실의 서적을 보관하던 강화도 외규장각(外奎章閣)에 있었던 것으로 1866년 병인양요 때 다른 서적들과 함께 불에 타 없어진 것으로 알려졌다가 다시 돌아와 주목을 받았다.

Trong khi đó, “Trúc thư sắc phong hoàng hậu Shinjeong làm vợ thế tử Hyomyeong” thuộc sở hữu của nhà sưu tập tư nhân người Pháp, đã được một doanh nghiệp Hàn Quốc mua trong phiên đấu giá vào năm 2018 rồi tặng lại cho Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài. Trúc thư là dạng văn kiện khắc lệnh vua lên các thẻ tre, dùng khi sắc phong hoàng thế tử, hoàng thế tử phi, hoàng thế tôn. Cuốn sách này được chế tác vào năm 1819, khi Hoàng hậu Shinjeong (Thần Trinh) – mẹ vua Heonjong (Hiến Tông, trị vì 1834-1849) được phong làm thế tử phi của thế tử Hyomyeong. Hiện vật này là biểu tượng cho nghi lễ quan trọng của hoàng gia Joseon, thể hiện tính nghệ thuật vượt trội và phẩm cách văn hóa hoàng gia. Đặc biệt, hiện vật này vốn nằm ở Oegyujanggak (Ngoại khuê chương các), đảo Ganghwa – nơi lưu giữ thư tịch của hoàng gia Joseon được cho là đã bị thiêu cháy cùng với các thư tịch khác trong cuộc Byeongin Yangyo (Bính Dần dương nhiễu) năm 1866, nên chuyến hồi hương của nó càng gây được tiếng vang.

다양한 방식으로 고향으로 돌아온 문화유산들은 전문가들의 조사, 연구와 과학적 보존 처리를 거쳐 박물관, 미술관 같은 전문 기관에 소장된다. 이후 보존과 관리를 받으며 연구와 전시, 교육을 위한 소중한 역사적, 문화적 자료로 활용된다.

Các di sản văn hóa trở về quê hương theo nhiều cách khác nhau, được lưu giữ trong các cơ quan chuyên ngành như bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật sau khi trải qua quá trình điều tra, nghiên cứu và bảo tồn khoa học của các chuyên gia. Từ đó, các cổ vật được bảo tồn, quản lý, sử dụng như một nguồn tư liệu lịch sử, văn hóa quý giá dành cho nghiên cứu, triển lãm và giáo dục.

< 문조비 신정왕후 왕세자빈책봉 죽책(文祖妃 神貞王后 王世子嬪冊封 竹冊) > . 1819. 대나무, 황동, 견. 25 × 102 cm. Trúc thư sắc phong hoàng hậu Shinjeong làm vợ thế tử Hyomyeong. 1819. Tre, đồng thau, lụa. 25 × 102cm. ⓒ Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc - 국립고궁박물관
< 문조비 신정왕후 왕세자빈책봉 죽책(文祖妃 神貞王后 王世子嬪冊封 竹冊) > . 1819. 대나무, 황동, 견. 25 × 102 cm. Trúc thư sắc phong hoàng hậu Shinjeong làm vợ thế tử Hyomyeong. 1819. Tre, đồng thau, lụa. 25 × 102cm. ⓒ Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc – 국립고궁박물관

신정왕후가 효명세자의 세자빈으로 책봉된 해에 제작된 것으로, 조선 왕실의 전형적인 죽책 형식을 엿볼 수 있으며 공예품으로도 뛰어난 예술성을 지녔다. 책봉 대상자의 인적 사항을 비롯해 착한 일은 권하고 나쁜 일은 금하는 당부가 적혀 있다.

Được chế tác vào năm Hoàng hậu Shinjeong được sắc phong làm thái tử phi của thế tử Hyomyeong, cổ vật cho thấy diện mạo một trúc thư điển hình của hoàng gia Joseon, cũng như tính nghệ thuật vượt trội của một sản phẩm thủ công. Hiện vật ghi lại thông tin cá nhân của người nhận sắc phong, kèm những lời răn khuyến khích làm việc tốt, tránh xa điều xấu.

임진영(Lim jin-young, 任鎭咏) 오픈하우스서울(OPENHOUSE Seoul) 대표
Doh Jae-kee – Phóng viên báo Kyunghyang
Dịch. Lê Thị Phương Thủy

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here