박물관은 한 나라의 역사와 문화가 살아 숨 쉬고 과거와 현재, 미래가 공존하는 특별한 공간이다. 그 나라의 문화의 힘을 확인할 수 있는 장소이기도 하다. 코리아넷이 대한민국의 지역별 국립박물관 6곳을 선정, 그곳에서 놓쳐선 안될 대표 소장품을 소개한다. 이번에는 경상남도 진주시 진주성 위치한 국립진주박물관을 방문했다. 국립진주박물관은 한국에서 유일한 임진왜란 특성화 박물관으로 임진왜란의 배경, 과정, 결과를 자세하게 살펴볼 수 있다.
Bảo tàng luôn được biết đến như một không gian chứa đựng hơi thở của quá khứ, hiện tại và tương lai về văn hóa và lịch sử của một quốc gia. Đồng thời cũng là nơi có thể kiểm chứng được sức mạnh mềm về văn hóa của một nước.
Korea.net đã chọn ra 6 bảo tàng quốc gia theo từng khu vực của Hàn Quốc, và giới thiệu những hiện vật, không gian,… mà khách tham quan không nên bỏ lỡ khi ghé thăm bảo tàng. Trong phần 5 của series bảo tàng, phóng viên Korea.net đã tìm đến Bảo tàng Quốc gia Jinju, nơi duy nhất chuyên về bối cảnh, quá trình và kết quả chiến tranh Nhật Bản – Triều Tiên.
1. 조선의 대표 화약무기 ‘중완구’ – “Jungwangu”, hỏa pháo tiêu biểu thời Joseon
임진왜란은 1592년 일본의 조선(한국) 침공으로 시작돼 1598년까지 7년간 이어진 전쟁이다. 두 차례 침략 중 1597년의 제2차 침략을 정유재란이라고 따로 부르기도 한다. 임진왜란은 조선, 일본, 명(중국) 등 세 나라가 참전했고 각 나라의 사회, 경제, 문화 등에 많은 영향을 미쳤다. 임진왜란실에 들어가면 임진왜란 흔적을 볼 수 있다. 그 가운데서도 특히 눈에 띄는 것은 전쟁 무기류다.
Imjinwaeran hay còn gọi là Chiến tranh Nhật Bản – Triều Tiên bắt đầu từ năm 1592 và kết thúc vào năm 1598. Cuộc chiến không chỉ riêng Nhật Bản xâm lược Triều Tiên (triều đại Joseon) mà còn có sự tham gia của nhà Minh (Trung Quốc), dẫn đến những tác động đáng kể đến xã hội, kinh tế và văn hóa của mỗi quốc gia lúc bấy giờ. Khi bước vào Phòng Chiến tranh Nhật Bản – Triều Tiên, bạn có thể nhìn thấy được những dấu vết của cuộc xâm lược Triều Tiên của Nhật Bản để lại, đặc biệt là vũ khí.
당시 사용한 화포들을 진열한 전시실. ‘중완구’가 눈길을 끈다. 조선 전기부터 후기까지 성을 공격하거나 수비하는데 주로 이용했다. 국립진주박물관의 ‘중완구’는 경남 하동군 정개산성에서 출토됐단다.
‘완구’는 조선시대에 만든 화포 중 하나다. ‘완구’는 크기에 따라 대·중·소·소소 네 종류로 구별된다. ‘중완구’는 일반적인 원통형 대포와 달리 총통 앞에 탄환을 장전하는 그릇 모양의 완(碗)이 달린 것이 특징이다. 유효사거리는 350보부터 500보(약 400~500m) 정도. 이곳 ‘중완구’엔 조선 1590년에 상주포에서 이물금이 주조했다는 명문이 새겨져 있다. 화포 제작에도 실명제를 도입한 셈이다.
Có khá nhiều loại hỏa pháo được sử dụng vào thời điểm đó, và “Jungwangu” được xem là hỏa pháo tiêu biểu nhất của triều đại Joseon. Nó được sử dụng để tấn công hoặc bảo vệ các thành trì từ đầu đến cuối triều đại Joseon. Vào tháng 12/1985, “Jungwangu” đã được một người leo núi vô tình phát hiện ở huyện Hadong-gun, tỉnh Gyeongsangnam-do. Theo như dòng chữ trên “Jungwangu”, nó được đúc bởi một người đàn ông tên Yi Mul-geum ở vùng tỉnh Hamgyeong-do vào tháng 9 âm lịch năm 1590 (năm thứ 23 dưới triều đại vua Seonjo), 2 năm trước cuộc xâm lược của Nhật Bản.
“Wangu” là một trong những hỏa pháo được chế tạo vào triều đại Joseon, và được chia theo bốn kích thước đại (lớn), trung (vừa), tiểu (nhỏ), tiểu tiểu (rất nhỏ). Không giống như những hỏa pháo hình trụ thông thường, “Jungwangu” có đặc điểm là một khẩu pháo hình bát úp ở phía trước nòng để nạp đạn. Phạm vi bay là khoảng 350 – 500 bước (tức khoảng 400 – 500m).
최유미 학예연구사는 “중완구가 조선 전기부터 후기까지 오랜 시간 사용되었으나 실물은 단 2점밖에 없다”며 “그중에서도 국립진주박물관 ‘중완구’ 제작 시기와 제작자를 알 수 있는 명문이 있어 더욱 중요하다”라고 했다.
Theo Choi Yumi – Giám tuyển Bảo tàng Quốc gia Jinju giải thích: “Mặc dù Jungwangu đã được sử dụng trong một thời gian dài từ đầu đến cuối triều đại Joseon, nhưng thực tế chỉ có 2 chiếc. Trong số đó, ‘Jungwangu’ của Bảo tàng Quốc gia Jinju rất quan trọng vì nó có dòng chữ thể hiện thời điểm và tên người chế tạo”.
2. 경남의 뛰어난 불교미술을 보여주는 국보 ‘산청 범학리 삼층석탑’ – “Tháp đá ba tầng ở Beomhak-ri, Sancheong”, bảo vật quốc gia thể hiện nghệ thuật Phật giáo nổi bật của Gyeongnam
국립진주박물관 건물 옆 야외 전시장에 우뚝 솟아 있는 석탑이 한 눈에 들어온다. 멀리서 봐도 웅장하다. 4.42m 높이의 ‘산청 범학리 삼층석탑’이다. 추녀 끝의 치켜올려진 정도가 날카로워 경쾌하다. 경남 지역 불교미술의 우수성을 잘 보여준다는 인상이다.
Tại khu vực triển lãm ngoài trời, có một ngọn tháp đá cao chót vót đứng sừng sững bên cạnh tòa nhà Bảo tàng Quốc gia Jinju. Được gọi là “Tháp đá ba tầng ở Beomhak-ri, Sancheong”, tượng trưng cho nghệ thuật Phật giáo khu vực Gyeongnam. Với độ cao 4,42m, nó trông vô cùng hùng vĩ ngay cả khi nhìn từ xa.
탑은 2단의 기단(基壇) 위에 3층의 탑신(塔身)을 올린 일반적인 모습이다. 전형적인 통일신라 양식이다. 아쉽게도 꼭대기 장식과 하층기단 덮개돌 아래는 남아 있지 않다. 한국에서는 유일하게 섬장암으로 제작했다.
Tháp bằng đá này là một phong cách Silla Thống nhất điển hình, có hình dáng của 3 tầng chồng lên nhau. Tuy nhiên, phần mái phủ phía trên đỉnh và phía dưới cùng đã không còn sót lại. Nó là tháp đá duy nhất ở Hàn Quốc được làm bằng đá syenit.
탑은 기단과 탑신의 1층 몸돌에 8부신중과 보살상이 화려하게 조각됐다. ‘장식탑’으로도 불려지는 이유다. 장식적인 표현으로 장중하고 소박한 맛은 좀 떨어지는 편이다. 그럼에도 통일신라 후기 석탑의 특징을 잘 나타내주는 우수한 작품으로 평가 받는다.
Phần bệ và thân của ngôi chùa ở tầng một được chạm khắc tinh xảo với tám vị đại thần và tượng Bồ Tát. Đây là lý do tại sao nó còn được gọi là ‘Tháp trang trí’. Mặc dù một chút thiếu đi vẻ trang trọng và tinh tế, nhưng nó vẫn được đánh giá là một công trình xuất sắc thể hiện rõ đặc điểm của những tháp đá cuối thời kỳ Silla thống nhất.
상층기단의 한 면에는 2개씩 총 8개의 신장상 부조가 새겨졌다. 신장상이 무력으로 불법을 수호하는 신이어서일까. 석탑에 조각된 신장상은 갑옷을 입고 무기를 든 모습이다.
Có tổng cộng 8 vị thần tướng được chạm khắc phù điêu trên phần thân của mỗi tầng (trừ tầng 1), mỗi bên 2 vị, cùng với 4 vị Bồ Tát ở tầng đầu tiên. Thần tướng là các vị thần dùng vũ lực để bảo vệ Phật pháp, các vị thần tướng được chạm khắc trên tháp đều thân mặc giáp, tay cầm binh khí.
최유미 학예연구사는 “1층 탑신의 4면에는 공양하는 보살상이 각각 조각되어 있는데 정면의 보살상만 앞을 바라보고 있다”며 “신장상과 보살상의 조합은 독특한 사례로 9세기 통일신라 석탑 양식의 중요한 지표이며 당대의 뛰어난 조각 기술과 불교미술의 높은 수준을 보여준다”라고 설명했다.
Giám tuyển Choi cho biết: “Bốn mặt của thân tháp ở tầng một được khắc từng bức tượng Bồ Tát cúng dường, nhưng chỉ có tượng Bồ Tát ở chính diện là nhìn về phía trước. Sự kết hợp giữa tượng thần và tượng Bồ Tát là một ví dụ độc đáo, là một chỉ số quan trọng của phong cách tháp đá Silla Thống nhất thế kỷ 9, cho thấy trình độ cao của nghệ thuật Phật giáo và kỹ thuật điêu khắc đương đại xuất sắc”.
3. 죽은 이의 영혼을 운반하는 ‘도기바퀴장식뿔잔’ – “Cốc sừng trang trí bánh xe ngựa”, vận chuyển linh hồn của người chết
이 뿔잔은 5세기경 아라가야 지역(경남 함안군 일대)에서 제작됐다. 당시 신라와 가야에선 수레, 집, 동물, 신발 등을 본뜬 토기를 많이 만들었다. 이른바 상형토기다. 상형토기는 주로 무덤에서 출토된다. 이런 연유로 죽은 이와 관련된 사람들의 행위나 절차와 관련된 그릇으로 추정된다.
Chiếc cốc sừng này được làm ở khu vực A La Già Da vào khoảng thế kỷ thứ 5 (ngày nay là huyện Haman-gun, tỉnh Gyeongsangnam-do). Vào thời điểm đó, Silla và Gaya đã làm rất nhiều đồ gốm theo mô hình xe kéo, nhà cửa, động vật, giày dép,… và được gọi là đồ gốm tượng hình. Vì đồ gốm tượng hình chủ yếu được khai quật từ các ngôi mộ, nên nó được cho là đồ vật liên quan đến những người đã chết.
토기는 제의를 행할 때 술과 같은 음료를 돌려 마신 그릇이자 죽은 사람의 영혼을 사후세계로 운반하는 의미를 담았던 것으로 보인다. 다른 뿔잔 모양 토기와 달리 수레바퀴, 고사리 모양으로 장식한 형태가 특이하다. 가야인의 상장례를 엿볼 수 있어 중요한 유물이다.
Chiếc cốc sừng này dường như đã được sử dụng như một vật đựng để uống đồ uống như rượu trong các nghi lễ, cũng như đưa linh hồn người chết sang thế giới bên kia. Không giống như các đồ gốm hình sừng khác, nó độc đáo ở chỗ nó được trang trí theo hình bánh xe hoặc cây dương xỉ, và là một di tích quan trọng vì nó cung cấp cái nhìn thoáng qua về nghi thức tang lễ của người Gaya.
# 국립진주박물관 더 즐기기 – Típ nhỏ khi đến Bảo tàng Quốc gia Jinju
국립진주박물관이 다양한 콘텐츠를 제작했다. 관람객이 전시된 유물뿐만 아니라 임진왜란을 더 쉽게 이해하도록 돕기 위해서다. Bảo tàng Quốc gia Jinju đã sản xuất nhiều nội dung đa dạng khác nhau. Điều này nhằm giúp du khách dễ hiểu hơn không chỉ những hiện vật được trưng bày mà còn cả cuộc xâm lược Triều Tiên của Nhật Bản.
– ‘승자총통, 대첩의 불꽃이 되다’ 실감체험관은 외국인을 비롯한 모든 관람객이 현장이나 박물관 누리집(https://jinju.museum.go.kr/, 한국어, 영어, 중국어, 일본어)에서 예약 후 이용할 수 있다. 이 실감체험관은 한국 최초의 C타입 충전식 ‘승자총통’을 활용한 확장현실(XR) 콘텐츠 체험실이다. 체험자는 조선 총통수로 변신해 한산도 대첩과 진주대첩에 참전한다. 역사적인 사건에 직접 참여함으로써 자연스럽게 임진왜란을 깊이 이해할 수 있다.
– Sau khi hòa mình vào những di tích cổ xưa, khách tham quan có thể thử trải nghiệm thực tế ảo khi hóa thân thành những binh sĩ thời Joseon và chiến đấu. Những người muốn tham gia có thể đăng ký trực tiếp tại hiện trường hoặc thông qua trang web của bảo tàng (https://jinju.museum.go.kr), cung cấp tiếng Hàn, Anh, Trung và Nhật.
– 국립진주박물관 공식 유튜브 채널 통해 ‘화력조선 연재영상’ (https://www.youtube.com/playlist?list=PL1qQ3tmkDHhQM1I5QdKobPWG1aV0i6HeJ) 등과 같은 임진왜란 온라인 콘텐츠를 확인할 수 있다. 국립진주박물관은 ‘화력조선 연재영상’의 영어, 중국어 등 외국어 자막을 제작 중이며 앞으로도 외국인 시청자를 위해 계속해 영상을 만들어갈 예정이다.
– Để có thể hiểu thêm về Chiến tranh Nhật Bản – Triều Tiên, khách tham quan có thể theo dõi những video được đăng tải lên kênh YouTube của Bảo tàng Quốc gia Jinju (https://youtu.be/Gk4UNtdenGk?si=bj4O3JHoSGFKXuwN)
진주 = 테레시아 마가렛, 최진우 기자 margareth@korea.kr
Bài viết từ Margareth Theresia và Choi Jin-woo, margareth@korea.kr